1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mini Club - Ngoại Ngữ và Du Học

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi hilittlesunshine, 14/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hilittlesunshine

    hilittlesunshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    0
    Mini Club - Ngoại Ngữ và Du Học

    Hili có đọc trên box mình một vài bài post về các hội thảo du học ở thành phố Việt Trì. Chắc là mọi người nghĩ những cái đó không hữu ích cho lắm, Hili cũng nghĩ vậy. Có rất nhiều nơi mọi người có thể tìm hiểu về học bổng và cơ hội du học, đặc biệt là internet, mọi thứ đều free. Box "du học" có rất nhiều thông tin, ngoài ra một nơi mà Hili thấy phong trào du học rất mạnh là trang web của trường Ams. Họ có những gương mặt du học rất tiêu biểu nữa. Mọi người nếu muốn có thể vào diễn đàn du học của họ, Hili nghĩ là nó sẽ giúp cho mọi người rất nhiều.

    Tuy nhiên nếu mọi người muốn thì Hili vẫn có thể thỉnh thoảng post một số thông tin cơ bản lên đây, dựa vào những kinh nghiệm cá nhân của mình.


    I: Học bổng Chính Phủ-Đại Sứ Quán.
    (cái này Hili đã có lần post ở diễn đàn du học, lần này có type tỉ mỉ hơn một chút).


    Theo kinh nghiệm của riêng Hili, đi theo con đường của Đại Sứ Quán là an toàn nhất và được đáp ứng đầy đủ nhất. Năm nào cũng thế thôi, ĐSQ của các nước phát triển nào cũng cho vài suất học bổng toàn phần cho sinh viên Việt Nam (Anh , Singapore, Úc, Pháp, Tiệp, Tây Ban Nha, Hà Lan...) Họ là những nước rất phát triển và chương trình giáo dục không thể nói là không tốt.

    Thêm một đặc điểm nữa là hầu hết các học bổng cho bởi các nước ở Châu Âu đều không yêu cầu điểm tiếng Anh phải xuất chúng lắm, chỉ cần Toefl 550-600 là ổn. Thêm nữa thường những học bổng từ Chính Phủ và Đại Sứ Quán thường là toàn phần và không yêu cầu các khoản lệ phí xin học bổng, và cũng không đột xuất có những lệ phí phát sinh cho lắm. Đi theo con đường các công ty tư vấn trước hết là mất tiền cho họ, sau sang đó rồi phải một thân một mình lăn lộn. Những ngày Christmas trường không cho ở trong trừơng cả một tháng liền là lại phải đi tìm chỗ ở mới, rồi thì muôn vàn các khó khăn khác mà khó khăn nào cũng dính đến tiền cả. Nếu bị lừa đưa đến chỗ khỉ ho cò gáy thì .... Tiến không được mà lùi cũng không xong. Đi theo con đường ĐSQ, bạn được chu cấp đầy đủ về mọi thứ. Lại không phải lo lắng về tiền bạc. Vì ĐSQ nào cho học bổng cũng thường kèm theo khoản gọi là personal expenses. Và tất nhiên đi theo con đường ĐSQ thì không bị lừa rồi.

    Những ĐSQ cung cấp thông tin học bổng thường xuyên ở Việt Nam:
    1: Singapore (nằm trên đường Trần Phú)
    2: Nhật (đường Liễu Giai)
    3: Anh ( 40 Cát Linh)
    4: Úc (số 8 Đào Tấn)
    5: Hà Lan (Tầng 5- Khách Sạn Daewoo)
    6: Viện Giáo Dục quốc tế Mỹ ( Số 2 Ngô Quyền)
    7: Pháp (Đường Trần Hưng Đạo thì phải)
    ...........

    Các bạn nên trực tiếp đến thẳng các ĐSQ và hỏi. Khi vào ĐSQ thì nhớ mang theo chứng minh thư nhé. Hỏi phòng Giáo Dục, ở đó họ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi. Thường thì những cô làm nhiệm vụ tư vấn ở đó rất nhiệt tình. Có lẽ cũng có nhiều bạn đến British Council ở Cát Linh rồi, ở đó các bạn có thể học IELTS miễn phí, nghe băng và sử dụng tư liệu của họ cũng miễn phí. Các chị ở British Council rất nhẹ nhàng và tận tình. Tương tự với Đại Sứ Quán Úc, tuy nhiên Viện Giáo Dục Quốc Tế IIE ở Ngô Quyền thì nhân viên không được nhiệt tình nhẹ nhàng cho lắm.

    Nhưng để có được học bổng toàn phần từ ba nơi Anh, Mỹ, Úc này thường bạn phải có thành tích học tập nổi bật ngay từ hồi cấp ba. Rồi thì điểm tốt nghiệp, thành tích ở năm đầu Đại Học, điểm TOEFL và IELTS, hay SAT phải cao.
    Năm ngoài lớp Hili ở chuyên Hùng Vương có một bạn xin được học bổng của Chính Phủ Úc và sang đó học 3 năm bằng undergraduate. Bạn ấy tên là Thuý, học rất chăm, và cũng rất có chí nữa. Hili rất khâm phục Thuý vì Thuý rất chỉn chu, chăm chỉ chứ không lông bông như Hili, chính vì thế Hili thấy học bổng đó là một phần thưởng rất xứng đáng cho cố gắng của Thuý. Học bổng có tên là AUSAID và các bạn nếu đến ĐSQ Úc sẽ thấy thông tin về nó khá nhiều. Học bổng này dành cho cả ĐH, Cao học và Tiến Sỹ.

    Các ĐSQ khác ngoài 3 nước trên cho học bổng nhưng yêu cầu không cao lắm. Singapore thì có học bổng dành cho các nước ASEAN, thường thì vào khoảng tháng 10, tháng 11 là các thông tin về tuyển sinh đã available rồi. Thường học bổng Sinh dành cho năm đầu, năm hai đại học.

    Nhật thường có học bổng chỉ cho các trường Kinh tế. Các bạn học Ngoại thương và Kinh Tế, Ngân Hàng chắc không lạ lắm với các loại học bổng truyền thống này vì chúng luôn được gửi về trường vào khoảng tháng 10, 11.

    Hà Lan thì chỉ có học bổng cao học và thường yêu cầu hai năm kinh nghiệm. Các anh chị đã đi làm có thể đến khách sạn Daewoo ở tầng năm hỏi trực tiếp, hoặc có thể vào đây http://www.nuffic.nl/

    Còn về những nước không nói tiếng anh thì hầu hết họ cũng cho học bổng cả. ĐSQ Trung Quốc (Phía gần Trần Phú với Đường Hoàng Diệu thì phải, Hili không nhớ rõ) cũng cho Việt Nam khá nhiều học bổng, yêu cầu của họ là chứng chỉ :HSK (Han yu Shui ping Kao shi, như là Toefl tiếng anh vậy).


    Tạm thời Hili chỉ nhớ được đến vậy, nếu các bạn thấy thông tin này hữu ích, Hili có thể post thêm.
  2. koibitoyo

    koibitoyo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    0
    Hili ơi, anh thấy những thông tin này bổ ích đấy, em cứ POST lên đi. Nhân đây anh cũng có ý định đi du học nhưng trình độ tiếng Anh của mình gần như Zore thì làm sao kiếm được 500 đến 600 điểm TOEFL nhỉ, híc. Giúp anh làm cách nào để học tiếng Anh giỏi được nhỉ hay là chỉ cần chăm chỉ thôi.
  3. hilittlesunshine

    hilittlesunshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Anh hay Ngoại Ngữ nào cũng vậy, giai đoạn đầu không phải chỉ là chăm chỉ. Giai đoạn đầu học ngoại ngữ cần nhất là phải đến lớp (hay đi học thêm nếu trường không dạy). Vì khi mình chưa có đủ một trình độ nào đó để tự học, thì cần phải đi học để môi trường tác động mình, buộc mình phải học, phải giao tiếp và thực hành. Còn sau này khi đã khá giỏi rồi thì tốt nhất lại là tự học, chăm chỉ lúc ấy mới phát huy tác dụng.
    Chuyện thi Toefl cũng tương tự, nếu để được 500 điểm, không khó. Thậm chí đến những trung tâm tiếng anh họ có thể chỉ trong hai, ba tháng đã giúp mình lên đến trình độ ấy một cách khá dễ dàng. Nhưng để từ 500 lên 570 và 600 thì đó lại không hề là chuyện đơn giản. Có khi cả năm cũng không lên được. Vì để đạt đến 600 thì nó đòi hỏi độ chính xác cao (90%), lơ đễnh một tí là xong luôn, chẳng còn gì nữa, mặc dù trình của mình ổn.
    Nói chung Hili vẫn nghĩ rằng nếu Toefl của mọi người đang ở mức 300-400 thì nên đi học thêm tiếng anh một cách kiên trì, rồi sau đó mới tính đến chuyện tự học và đạt điểm cao được. Tương tự với môn ngoại ngữ nào cũng vậy thôi.
  4. captain

    captain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2001
    Bài viết:
    2.746
    Đã được thích:
    0
    Để học tốt ngoại ngữ, kinh nghiệm của tôi là dịch thật nhiều. Nhưng không chỉ đơn thuần là dịch. Khi dịch, mọi người nên gạch chân những cấu trúc, những từ mà mình chưa hiểu, sau đó tìm hiểu những cái đó sử dụng như thế nào và tại sao. Đây là cách học tương đối academic và khó nhưng sẽ tiến bộ rất nhanh. Kinh nghiệm này tôi đã đúc rút qua hơn 10 năm học ngoại ngữ. Hy vọng rằng nó sẽ hữu ích cho các bạn.
    Nếu muốn du học Pháp thì đừng chần chừ nữa, hãy lấy hồ sơ và các thông tin tại www.ambafrance-vn.org. Tháng 1 là hết hạn rồi đó.
    Chúc các bạn thành công.
  5. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0

    Chị bảo là co học bổng toàn fần cua chính fủ CZ ( tiệp ) a ? Vậy thì chỉ bảo em với , sang năm em có ý định du học ở CZ nhưng mà hiện thời thì em chẳng săn đươc suất học bổng nào ở bên đó cả . Nhưng mà nếu thi đỗ trường công bên đó thì em cũng ko fải đóng học fí rồi . Nhưng dù sao có học bổng toàn fần vẫn hơn . Có gì chị bảo giúp em nhé ! Cảm ơn chi thật nhiều ạ ?

    Xin lỗi đã mess up bài của Tereda!
    Được hilittlesunshine sửa chữa / chuyển vào 19:09 ngày 15/12/2004
  6. hilittlesunshine

    hilittlesunshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    0
  7. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn chị rất nhiều về những thông tin chị share với em ạ ! Em cũng hay vào box Du học lắm và cũng hay search nhiều về scholarship nhưng mà tính đến thời điểm hiện nay thì chắc là do bất tài nên em chưa tìm được . Em biết địa chỉ của ĐSQ CZ nhưng chưa vào đó bao giờ , cũng không fải là em ngại nhưng mà em nghe nói là từ trước đến nay ng ta chỉ cấp học bổng cho SV VN đang học năm thứ nhất thứ hai thôi ạ . Em sẽ nghe lời chị hôm nào đến đó trực tiếp hỏi !
    Em cũng chưa bao giờ đến các ĐSQ khác để hỏi nhưng tại vì em chỉ " nhắm " CZ thui nên chưa hỏi , em cũng sẽ thử xem sao ! À , mà chị nói về làm thêm ạ ? Theo như em biết là làm thêm ở Nauy thì HSSV chỉ được trả bằng 1/2 so với người khác cũng làm công việc ấy ạ !
    À , chị ơi , chị cho em xin cái id yahoo để chị em mình tiện trao đổi được không ạ ! Em cũng xin chị id yahoo một lần ở ( hình như ở topic album ảnh hay sao ý ạ !) nhưng chẳng thấy chị trả lời . Nick của em ở Yahoo cũng là : Tereda_2010 , có gì chị add vào nhé !
    Cảm ơn chị nhiều nhiều !
  8. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Chị hili...... ơi ! !!!!!!!!!!!!!!!!!!
  9. JohnSteve

    JohnSteve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Cách tìm kiếm học bổng du học sau đại học (Master or Ph.D.)
    Bài này trước kia tớ viết cho box Canađa, nay tìm thấy box đồng hương này nên gửi lại sang đây & có sửa đổi một chút. Những điều tớ viết ở đây hoàn toàn là từ kinh nghiệm của bản thân. Bạn nào có gì mới xin bổ xung. Hy vọng ngày càng có thêm nhiều đồng hương Phú Thọ đi du học bốn phương. Bài này là giúp các bạn muốn tìm học bổng tự do, không thông qua bất kỳ một tổ chức/chính phủ nào.
    - Bài này cũng được đăng trên box Canada
    1. Sự chuẩn bị trong khi đang học ĐH, hoặc Master:

    - Tất nhiên, điều mà ai cũng biết là phải có bảng điểm đẹp, đây là điều kiện đầu tiên phải có. Cho nên, nếu bạn có hướng học tiếp lên cao thì ngay từ khi còn học ĐH nên chú ý đến điểm, càng cao càng tốt.
    - Tiếp đến, và không kém phần quan trọng là tiếng Anh/Pháp (tiếng Pháp cho các nước dùng tiếng Pháp). Điểm thi các chứng chỉ quốc tế cho các môn này cũng phải cao. Người Việt thường gặp khó khăn trong việc thi lấy điểm ngoại ngữ cao. Cái này có lẽ ta nên học các bạn bên Trung Quốc. Sinh viên trung quốc những người đi du học đều có điểm ngoại ngữ rất cao, thông thường TOEFL của họ không dưới 600, thường là từ 630 - 650 điểm (paper based test). Cái mà họ luyện là từ ngữ, ngữ pháp và kỹ năng thi cử (quan trọng đối với TOEFL).
    - Nếu bạn muốn xin học bổng sau ĐH ở Mỹ và nhiều trường ở Canađa, bạn phải có thêm GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test), trong đó GRE là cho khối khoa học, kỹ thuật còn GMAT là cho khối kinh tế, quản lý. Về GMAT tớ không rõ lắm. GRE là một kiểm tra tương đối tổng quát, bào gồm cả tư duy logic, toán học (cơ bản), tiếng Anh (phần từ ngữ) và khả năng phân tích và tổng hợp. Đặc biệt phần tiếng Anh của GRE thì khó hơn TOEFL rất nhiều. Có lẽ đây là một trở ngại lớn đối với sinh viên Việt chúng ta.
    2. Thời gian nên bắt đầu tìm kiếm học bổng:

    -  Đối với các bạn đang học ĐH, nên bắt đầu tìm kiếm HB từ đầu năm cuối của chương trình ĐH.
    -  Đối với các bạn đang học Master nên bắt đầu tìm kiếm sau khi bạn đã học xong courses và đã định hình được cái research proposal của mình.
    -  Tại sao lại không sớm hơn hay muộn hơn những mốc thời gian trên? Đơn giản là nếu bạn xin học bổng muộn quá thì bạn sẽ không thể đi ngay được sau khi hoc xong chương trình bạn đang học, nhưng đây không phải là chuyện lớn. Tuy nhiên, nếu bạn xin học bổng sớm quá thì bạn sẽ có ít tư liệu để chứng mình rằng bạn là giỏi. Vì đây là đi xin tiền, cho nên mình phải chứng tỏ rằng mình không tệ, cho nên khi đi xin thì trong tay phải có một kết quả tốt trong một quá trình dài học tập ở chương trình mình đang học. Vì vậy, nếu bạn mới học ĐH/Master được một thời gian thôi, thì mục tiêu của bạn nên là học cho thật tốt, đừng quá vội.
    3. Cách tìm kiếm học bổng:

    Theo tôi, bạn cần tìm học bổng, do vậy cũng không nên too selective trong vấn đề chọn trường. Bởi vì, có thể trường bạn thích thì bạn lại không tìm được học bổng & ngược lại. Làm Master, PhD thì tự bản thân mình là chính, trường nào không phải là yếu tố quan trọng nhất (tất nhiên là quan trọng về tiếng tăm, cơ sở vật chất). Để maximize cái chance được học bổng, bạn nên tìm ở rất nhiều trường khác nhau, ở nhiều nước khác nhau.
    Cách tìm là bạn liên lạc trực tiếp với những professor nào đang làm về cái mà bạn quan tâm (cái này bạn có thể tìm được trên web của các trường). Viết một cái CV dưới dạng text gửi kèm với email khi liên hệ để các prof. tiện xem luôn. Bạn nên chuẩn bị một cái CV thật tốt trước khi bắt đầu, vì nếu không thì sẽ không nhận được attention ngay từ đầu. Cái quan trọng nhất vẫn là bảng điểm & các thành tựu nghiên cứu mà bạn đã đạt được (đối với người tìm học bổng làm Ph.D. và đã làm xong Master vì bạn đã làm Master rồi nên phải có thành tựu nghiên cứu thông qua các bài báo khoa học mà bạn đã đăng hoặc đã gửi đi đăng -- liệt kê chúng trong CV ). Nếu không sẽ rất khó khăn. Trong mỗi trường, bạn chọn prof. nào nghiên cứu về những vấn đề gần với bạn nhất rồi gửi email cho hắn ta trước tiên, sau đó đợi trả lời. Vì các prof. rất bận và mỗi ngày nhận được rất nhiều email xin học bổng kiểu như vậy, cho nên cái chance mà bạn không nhận được reply không nhỏ. Do not panic! Be patient! Nếu như cái CV của bạn proves itself là top 5 trong số những email mà prof. đó nhận được mà hắn lại có funding thì hắn sẽ liên lạc với bạn. Sau một thời gian (khoảng vài tuần) mà prof. đó không reply trở lại, bạn sẽ tiếp tục contact prof. khác trong trường đó mà cũng có những hướng nghiên cứu mà bạn quan tâm. Ở các trường khác cũng làm như vậy. Không nên contact một lúc với nhiều prof. trong cùng một khoa vì rằng những prof. cùng làm về những thứ bạn thích tức là họ thuộc cùng một research group do vậy họ thường xuyên chia sẻ thông tin với nhau. Nếu bạn contact một lúc với nhiều ông với cùng một nội dung thì khả năng sẽ bị từ chối sẽ tăng lên rất cao. Đôi khi, prof. mà bạn contact không có funding để nhận SV mới thì hắn sẽ forward email của bạn cho những đồng nghiệp khác trong cùng research group. Sau vài tháng, bạn lại có thể contact lại prof. mà bạn đã contact trước kia nhưng lúc đó hắn không reply. Như tôi nói trên đây, mỗi ngày các prof. nhận được rất nhiều email xin học bổng, cho nên thông thường khi không có funding thì các email sẽ bị xoá đi. Khi người ta nhận được research grants mới thì có thể sẽ có chance cho bạn. Đó chính là lý do tại sao bạn có thể liên hệ lại với Prof. mà trước đó vài tháng hắn không hề trả lời email của bạn. Cũng có prof. sẽ gữi lại những outstanding CV để khi hắn có funding thì sẽ contact với những người tìm học bổng đó.
    Nếu bạn làm như vậy + với một cái CV đẹp (qua những thành tích về học tập & nghiên cứu) thì bạn sẽ tìm được học bổng. Vấn để chỉ là thời gian mà thôi, cần phải kiên trì. Nếu như được cấp học bổng thì thông thường là nó cover mọi thứ bào gồm học phí + living expenses. Cũng có trường hợp prof. chỉ có thể đóng học phí cho mình còn lại living expenses mình phải tự lo.
    Một số chú ý:
     + Một số trường ĐH ở Châu Âu, Úc có cơ chế cấp học bổng thông qua trường. Nếu bạn làm như trên tôi viết và prof. nào đó quan tâm đến CV của bạn, hắn sẽ cho bạn biết là phải apply học bổng như thế nào và có thể gửi luôn application forms cho bạn. Mặc dù phải apply học bổng trực tiếp qua trường nhưng liên lạc trước với prof. vẫn có lợi cho bạn. Ví dụ, bạn là một sinh viên suất sắc mà một prof. nào đó rất muốn nhận bạn, khi đó hắn sẽ chú ý đến application của bạn, nếu có gì bất chắc, hắn sẽ liên lạc ngay với bạn và nếu có thể làm gì được để tăng cái chance được HB của bạn thì hắn sẽ làm.
    + ở Bắc Mỹ thì việc cấp funding đa số là do Prof. trực tiếp cấp thông qua research funding của hắn ta. Nên việc liên hệ vởi prof. trực tiếp là điều phải làm.
    + Khi Viết CV, như tôi nói trên đây, các bạn nên để format của nó ở dạng plain text vì ở dạng này thì có thể xem luôn trong email ở bất kỳ hệ điều hành nào của máy tính. Nhiều bạn thích trang trí, dùng Microsoft Word để soạn CV rồi gửi đi cho các Prof. cho nó đẹp. Tuy nhiên, nếu người ta không dùng hệ điều hành Windows (cái này khá thông dụng) thì họ sẽ không xem được và mình mất ngay cơ hội nhận được sự chú ý của Prof. đó.
    4. Nếu bạn nhận được một positive reply:

    Nếu bạn nhận được một email khả quan từ Prof. nói rằng hắn muốn nhận bạn và có thể cấp học bổng cho bạn thì khả năng được chính thức sẽ rất lớn (hầu như chắc chắn). Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn phải vượt qua cửa Admission của khoa/trường đó. Có một số prof. sẵn sang can thiệp để nhận bạn thậm trí khi bạn không đủ hết các điều kiện của admission requirements. Nhưng, không phải prof. nào cũng willing làm việc đó đâu. Cho nên bạn vẫn phải chuận bị thủ tục formal application sau đó cho thật tốt. Trong formal application, bạn phải có ít nhất là 3 thư giới thiệu (reference letters, recommendation letters). Bạn nên xin từ những prof. trực tiếp biết quá trình học của bạn, nếu được người nổi tiếng thì càng tốt. Trong 3 thư giới thiệu, nhất thiết phải có một thư của thầy hướng dẫn tốt nghiệp ĐH/master của bạn. Những người còn lại nếu ngồi trong hội đồng bảo vệ luận án cũ của bạn là tốt nhất. Vì như vậy, những điều họ viết trong thư giới thiệu mới có nhiều ý nghĩa.
    Trong trường hợp bạn được prof. hứa cho học bổng nhưng bạn lại không đủ hết các tiêu chuẩn của admission (ví dụ, họ yêu cầu TOEFL 600 điểm, bạn chỉ được có 590 điểm) thì bạn nên liên lạc với thầy đã nhận mình qua email nhờ hắn tác động lên khoa/trường để bạn được nhận. Trong trường hợp học bổng là do thầy mình cấp thì tiếng nói của ông ta rất lớn (vì tiền của hắn) cho nên có rất nhiều trường hợp mà tớ biết thì thầy có thể giúp được. Nhưng, nếu tên prof. đó không giúp bạn thì cũng nên chẩn bị thi lại tiếng Anh (chẳng hạn) để đạt được yêu cẩu của admission.
    Nếu được, trong một lúc nên giữ nhiều mối, cho đến khi mình chắn chắn một nơi 100% rồi thì mới nên từ chối những nơi khác. Nhiều khi thầy hứa cho HB, nhưng mình không vượt qua được admission và thầy không giúp thì cơ hội đó vẫn có thể mất như chơi. Cho nên nếu cùng một lúc mình có khoảng 3, 4 nơi cho học bổng là tốt nhất. Tuy nhiên, đến lúc đã chắc chắn một chỗ nào đó rồi thì nên viết thư xin lỗi và từ chối những nơi khác để các prof. đó nhanh chóng có kế hoạch mới cho họ. Đừng có lẳng lặng bỏ đó vì những prof. sẽ chờ bạn. Sau này, khi bạn học xong rồi, có thể lại cần liên lạc lại với prof. ngày xưa cho mình học bổng nhưng mình không lấy, để làm việc khác (chẳng hạn xin làm Ph.D. với hắn (nếu trước đó bạn làm Master) hoặc làm Post Doctoral Research/Research Associate với hắn ta (nếu trước đó bạn làm Ph.D.) ).
    Chúc các bạn đồng hương thành công!
    Được johnsteve sửa chữa / chuyển vào 14:06 ngày 20/12/2004
  10. hilittlesunshine

    hilittlesunshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    0
    Terada thân mến, Hili đang phải đợi cô bạn Nauy của mình đi Washington DC về để hỏi rõ cái vụ làm thêm ở Nauy. Vì bạn của Hili toàn là dân gốc các nước đó, nên chắc những gì chúng nó biết thì chỉ nằm trong giới hạn của residents như bọn nó thôi. Thứ 2 này she về đây rồi, Hili sẽ hỏi lại cho.
    Hili xin lỗi chưa add nick của Tereda, Hili làm đây! hì hi!
    Bác John,
    Cám ơn bác nhiều về những thông tin thật hữu ích của bác. Hili cũng khoảng năm rưỡi nữa là lại ngập đầu trong các profile để xin học bổng cao học đây. Hili thấy cái phần liên hệ với thầy giáo ở trường nhờ ông ta giúp ấy rất hay! Đúng là bên này cứ có chuyện gì dù khó đến đâu mà lên gặp thầy giáo thì chuyện gì cũng xong, lại không bao giờ phải ....như bên mình.
    Chúc bác vui và Giáng Sinh ấm. Canada mùa này lạnh lắm bác nhỉ!

Chia sẻ trang này