1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Folklore Tây Nguyên:
    Độc đáo và giàu có - còn chăng?

    H?TLinh Niê
    Tây Nguyên, mảnh đất hùng vĩ dọc suốt một dải miền Trung đất Việt. Đất đỏ bazan ấp ủ trong lòng đại ngàn cả một khát vọng sống, khát vọng vươn lên cháy bỏng của những ngưòi thượng võ, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình và đặc biệt giàu có đến vô biên trong một kho tàng văn hóa dân gian cổ truyền, không giống bất cứ một tộc người nào trên hành tinh này.
    Từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, nếu có dịp bạn hãy đi suốt từ cực Bắc đến Nam Tây Nguyên. Tới đâu cũng sẽ được mời dự các lễ cúng của gia đình, lễ hội của một buôn, hay của cả một vùng. Mùa "ăn năm uống tháng" đấy!... Ngất ngư bên ché rượu cần sậm màu, thả hồn lâng lâng nếm vị đắng ngọt đến lạ của men lá rừng. uống hết một cứ rượu sừng trâu, một cái bầu hoặc một gáo lồ ô... là bạn đã làm thỏa mãn lòng mến khách của gia chủ nhiều lắm đấy. Gặp những đêm trăng sáng, hãy nín lặng mà nghe điệu nỉ non của cây đàn kni đang nói đầu sàn lời yêu thương của chàng trai Gia Rai. Nghe tiếng thủ thỉ mơ hồ của sáu phụ nữ Êđê với sáu ống nứa của đàn đinh tút, tiếng ân cần gọi vợ giã gạo buổi sáng của cây mbuôt Mnông. Xa hơn, theo tiếng đinh năm quấn quít bước chân người nữ đi trước lên rẫy, bạn sẽ nghe tiếng T'rưng nứa ngoài suối nước, tiếng đinh côk, tlung tlơ gỗ cột trong lều, tiếng kloong put, gong reng tre, đinh buốt bằng cọng bí cọng rạ lóc bóc, rỉ rả reo vui, xua tan cái mệt mỏi của mặt trời cao nguyên gay gắt. Thư thả hơn hãy dự những lễ cầu mưa, đón lúa, chúc phúc, cúng voi hay bỏ mả... để nghe âm điệu trầm hùng độc đáo của những dàn chiêng đồng: tuyệt đẹp là giai điệu chiêng Arap Giarai; ngân nga bổng trầm là tiếng chiêng Bahnar; rộn ràng vui tươi là điệu chiêng Xêđăng, mạnh mẽ dữ dội chính là dàn chiêng Êđê; thủ thỉ âm u là lời chiêng Mnông, Mạ, K'ho... Mỗi dân tộc một tính cách, một tâm hồn, lột tả đầy đủ trong bề dày của tiếng nói những dàn chiêng. Bốc hơn nữa, hãy nắm tay các cô gái bầu ngực như cầu vồng, những chàng trai da nâu tóc xoăn,vóc dáng cường tráng, cùng bước vào vòng xoang, trong nhịp điệu thôi thúc của chiêng trống. Hoặc sà vào đám hát đối đáp, để rồi ngẩn ngơ không bước ra nổi trước lời trách móc của một đôi mắt nâu...
    Bao nhiêu vì sao đã chao trên mặt sông
    Bao nhiêu cánh ong, đã ghé lại kiếm tìm.
    Em chờ anh từ mùa hoa lơ tam
    Đến mùa hoa ktinh
    Nay ta mới gặp mình...

    Là người trầm mặc, mời bạn ghé một bếp lửa nhà Rông, hay nhà dài, lắng nghe người nghệ nhân già khuôn mặt hằn sâu những đường khắc của thời gian, trầm bổng kể "hết ngày dài lại đêm thâu" những trường ca Đam San, Đam Bri... với bao tù trưởng dũng mãnh "đầu đội khăn kép vai mang túi da", lừng danh muôn thuở của những tộc người Tây Nguyên.
    Giàu có và độc đáo, đó là hai đặc điểm nổi bật của Folkore Tây Nguyên. Chắc chắn chưa có ai tổng kết được xem có bao nhiêu làn điệu dân ca, bao nhiêu nhạc cụ dân gian của các dân tộc ở bốn tỉnh Tây Nguyên, chưa nói gì đến suốt một dọc Trường Sơn. Sơ sơ trong Ngày hội Văn hóa Thể thao Dân tộc tháng 3-1990 ở Gia Lai Kon Tum (cũ), có tới hai nhăm loại nhạc cụ khác nhau của 9/11 dân tộc anh em có mặt tại hội thao. ở Lâm Đồng, tháng 4-1990 hai dân tộc K'ho, Mạ giới thiệu mười nhạc cụ dân gian. Ở liên hoan Văn hóa dân gian Đăk lăk thagn 11-1991 cũng có hai mươi ba nhạc cụ biểu diễn. Tại Sơn Ca năm 1991 ở Đà Lạt, hai mươi dân tộc anh em khu vực phía Nam, dã đưa về ba mươi ba nhạc cụ, sáu mươi lăm làn điệu dân ca. Và ở Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương tháng 12-1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dàn chiêng Êđê, tiêu biểu cho các dàn chiêng, đã góp ba tiết mục và điệu hát eirei vào kho tàng âm nhạc dân gian xuất sắc của khu vực.
    Đó mới chỉ là một phần kho tàng quí báu khai thác được mười bảy năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Những gì còn tiềm ẩn trong dân gian, chắc chắn còn giành cho chúng ta nhiều điều thú vị,
    Những điều nêu ra trên đây, nhiều ngừơi đã biết. Có những nhà sưu tầm ăn dầm nằm dề tại các buôn làng, hiểu rất nhiều những phong tục tập quán, nền văn hóa cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên. Nhưng chắc chắn không ai dám tự xưng mình đã hiểu và biết rõ, biết hết kho tàng bí ẩn như huyền thoại ấy. Chỉ sơ sơ nhất như những cây đàn đá ở bảo tàng Paris, ở Khánh Sơn, Phú Yên... đã có nhiều phỏng đoán chưa có câu trả lời chính xác về xuát xứ, phương pháp chế tác, cách trình tấu âm điệu... huống gì mỗi dân tộc có hàng chục làn điệu dân ca, hàng chục nhạc cụ dân gian, hàng trăm động tác múa...
    Bạn có được tham dự Sơn Ca '91, Hội diễn Ca múa nhạc Dân tộc '92 ở Hà Nôi, thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Lạt, hoặc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Ban Mê '93 không? Nếu không, thật đáng tiếc cho bạn. Bởi vì nếu thực sự là khán giả, bạn sẽ cảm nhận hết được vẻ đẹp diệu kỳ của nghệ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam đồ sộ và phong phú. Lắng mà nghe âm thanh cây đàn thuyền và đàn cồng Khơmer đến xao xuyến cuốn hút, khiến ta muốn bwớc ào vòng múa lăm thôn, với đôi tay bạn gái mềm mại uốn mời. Tiếng trống gi-năng bập bùng huyền ảo, như dìu bứơc chân nàng vũ nữ bước ra từ những vách tháp cổ rêu phong khép kín. Âm điệu Katu, Kadong náo nức. Người Ê đê tự sự, câu ru Châuro buồn mênh mông; những điệu then, câu lượn véo von thánh thót. Từ bộ trang phục dẫu màu chàm hay màu đen, đỏ hay trắng, đến âm điệu rộn ràng hay mênh mang... đều chắt lọc từ tinh hoa của đất trời mà thành. Như người mẹ Ê đê hứng những giọt sương mai cho đứa trẻ lọt lòng uống trong lễ "Thổi tai", cầu cho con lớn lên trong sáng, hồn nhiên và mạnh mẽ như đất nước, ông bà.
    Ở những lễ hội dân gian ấy bạn sẽ không còn thấy sự mộc mạc đến đơn sơ của người dân miền núi ít giao thiệp, mà chỉ cảm nhận được những tâm hồn, nhữnng tính cách. Dù là cô gái Mnông, Khơmer hay chàng trai Kadong, ông già Mạ... cứ cất tiếng lên là khiến trái tim ta rung động, giọt nước mắt ứa ra cứ cay xè trên khoé.
    Cái hay, cái đẹp từ những gì chân chất nhất, nguyên sơ nhất của Văn hóa dân gian ai cũng cảm nhận thấy. Thế mà có một thời chúng ta đã lãng quên. Hàng trăm các nghệ nhân theo dòng thời gian lặng lẽ nằm xuống. Hàng trăm nghề truyền thống lụi tàn, hàng trăm cổ vật như có cánh bay. Hàng trăm công trình sưu tầm, công sức và tâm huyết của biết bao người bị mối xông thành đất. Ở một số vùngTây Nguyên hiện nay còn sắp mất hết cả những nét đặc trưng độc đáo nhất của văn hóa dân tộc. Tục uống rượ cần không còn, vì vả những chiếc ché cổ ba bốn đời của ông bà cũng bị đập vỡ. Chiêng Giarai, Ê đê, Banar chảy thành máu trong các lò nấu đồng. Tôi đã có một số cuộc đối thoại đau lòng, xin cất đi địa chỉ nhưng để nguyên tên thật.
    1/- Sao nhà mình không uống rượu cần nữa, Ama Lê?
    - Họ nói cái này mất vệ sinh, mất thời gian.
    - Không uống thì mình giữ cái ché của ông bà làm kỷ niệm, sao đập bỏ, uổng vậy?
    Ama Lê nhăn nhó, đôi tay vặn xoắn vào nhau:
    - Cũng tiếc đấy, nhưng họ nói có ma quỉ trong đó, giữ trong nhà không tốt đâu, phải đem ra rừng đập bể thôi.
    2/- Gặp H'Rít lảng xa khu vực sân khấu văn hoá quần chúng, mặt tái xám, tôi lo lắng:
    -Em đau sao?
    - Nghe chiêng đánh em nổi da gà. họ nói ma quỉ về đấy, sợ lắm.
    3/- Mấy năm trước nhà mình có bộ chiêng đâu rồi, Ama Toan?
    - Bán rồi, mua gạo ăn.
    - Hồi xưa ông bà đổi trâu bò mới có được bộ chiêng Lào hay vậy. Sao bây giờ lại bán?
    - Bán trâu bò còn mua được tôn lợp nhà. Bây giò không ai đem đổi chiêng đâu.
    - Người Kinh, người nước ngoài còn thích nghe chiêng, sao mình lại không nghe?
    - Hồi trước đánh chiêng là để gọi Giàng. Nhưng không có Giàng đâu, chỉ có Chúa thôi.
    Ama Toan quay mặt đi, mặt nghiêm lại không muốn nhìn tôi.
    4/- Chị mua chiêng hả? Em đưa đi, có hàng trăm chiếc, tha hồ chọn lựa.
    - Ở đâu nhiề vậy?
    - Đầu mối gom phế liêu mà...
    *
    * *​
    Xin cho tôi làm thử một con tính tròn số cho dễ hiểu. Người Êđê Đăk Lăk có xấp xỉ 150.000 người. Cho rằng mỗi gia đình năm khẩu, ta có gần 50.000 hộ. Thời cổ, nghèo đến mấy cũng phải có bộ chiêng, nhà giàu còn có đủ loại chiêng Lào, chiêng Kur, chiêng Joăn... Vì mọi lễ nghi cúng bái sinh hoạt quan trọng đều cần đến tiếng chiêng. Nay tạm tính năm gia đình một bộ chiêng, ta phải có đến 6.000 bộ, nhưng theo thực tế khảo sát tháng 2 năm 1993, cả Đăk Lăk chỉ có 3.167 dàn chiêng của sáu dân tộc ít người: Êđê, Mnông, Mạ, Giarai, Xêđăng, Lào... Giả sử con số 3.167 đều là chiêng Êđê thì đã mất đi gần 4.000 bộ. Chiêng Ê đê một bộ gồm 10 chiếc, chiêng Giarai 12 đến 20 chiếc, chiêng Mnông sáu chiếc. Lấy mức trung bình là 9 chiếc, bình quân mỗi dàn 50kg đồng. Vậy là đã mất gần 127 tấn đồng. Con số 8 tấn chiêng Bộ giao thông vận tải giữ lại ở ở biên giới chuyển giao sang Bộ văn hóa thông tin có là bao so với những số trên?
    Hãy nghe tham luận của nghệ nhân Y Duê Niê ở buôn Ko' Sia thành phố Buôn Ma Thuột, nơi có dàn chiêng Knăn nổi tiếng: "Buôn có 265 bộ, trước giải phóng 75% số hộ dân có dàn chiêng. Nay cả buôn còn 19 dàn, chủ yếu do đồng bào thiếu ăn dùng chiêng để cầm hoặc đem bán." Vậy còn bao nhiêu bến nước của 20 dân tộc anh em trên dãy Trường Sơn? Ai tính được số lượng thực của dàn chiêng đã mất đi?
    Ôi những con số! Nó có biến thành lời buốt, lời đau vào tai vào mắt ai không?
    Nhưng chưa hết: Già K'Ngân ở Đăk Nông đã bước sang mùa mưa thứ tám ba, chưa biết trao cây đàn PRlet có tiếng ngân da diết vào bàn tay nào. Lớp người hơn bốn mươi mùa bẻ bắp có ai còn biết kể khan, kể hmon đâu để già A Tung Véh truyền dạy bài "khóc trâu" Katu khi ông năm nay đã bảy lăm lần rừng thay lá. Con trai khong biết thổi đinh năm. Con gái không hiểu lời yêu của kanis, nói gì đế biết hòa nhịp đinh tút với các bạn cùng trang lứa. Có phải tại cây đàn ghita có điệu hay hơn không? PRlet - ghita! Hai đứa mày ai có lỗi hơn ai?
    Bạn cũng chẳng tìm đâu thấy những tượng nhà mồ biết khóc, biết cười, biết trêu ghẹo , nhờ bàn tay tài hoa xoa chiếc xà gạc nhỏ tạo nên. Bởi chỉ còn những nghĩa địa chắc chắn, xây bằng ximăng, với những cây thánh giá đọ sức cùng nắng gió. Nhà dài "như một tiếng chiêng" hết rồi, còn chỗ nào để đặt chiếc kpan hình con thuyền độc mộc? Những tộc người có hàng chục bản trường ca như sử thi, bộ luật tục thành văn, bộ gia phả văn vần... mà con cháu lớn lên mù chính chữ mẹ đẻ cha sinh. Tôi ứa nước mắt tủi thân khi bạn đặt vào tay bản Hiến hom bằng chữ Thái.
    - Sơn La còn dạy chữ Thái không anh?
    - Lâu nay bỏ. Nhưng chắc chắn sắp tới sẽ dạy lại. Tây Nguyên bạn thế nào?
    - Không có kinh phí, cũng bỏ lâu rồi anh ạ. Lớp trẻ 8 đến 12 tuổi mù chữ dân tộc hết...
    Tôi có thể kể với bạn hàng bao nhiêu chuyện buồn như thế. Nhưng để truy tìm lỗi ở đâu, tại sao ư? Họa may con mắt thần của Tôn Ngộ Không mới tìm thấy chăng? Còn điều cần nói, cần làm hơn là : Làm gì để bảo tồn và phát triển truyền thống văn hóa tồn tại trong dân gian từ bao đời nay vẫn đang luôn bị đặt trước nguy cơ bị tàn lụi?
    Vài năm gần đây, Bộ Văn hóa thông tin tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân tộc như : Các tuần Văn hóa Thể thao Dân tộc, các Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng, các cuộc "Hò hẹn chín dòng sông", "Gặp gỡ Cao nguyên", hát ru cho văn nghệ quần chúng, ca múa nhạc dân tộc chuyên nghiệp, phong trào "Về nguồn" của thanh niên... Có khơi gợi, có thúc đẩy. Nhưng dường như vẫn chỉ ở bề nổi, còn thực trạng ở những vùng núi cao, sâu, xa, cái đói, cái nghèo vẫn ngự trị. Không giải quyết dứt điểm được nạn đói, thì không thể nói đến giữ gìn văn hóa. Vì đói nên phải đi tìm đất nuôi nhau để sống. Gần đỉnh núi nọ, cánh rừnng kia; xa tít tận biên giới phía Bắc, vào đến Đắk Lắk, Sông Bé. Lần tới nơi sống được, hành trang chỉ còn lại trong túi vài bộ đồ, cái bầu, hạt giống, và trái tim thổn thức trong ***g ngực. Bốn năm mùa phá rừng đốt rẫy qua đi, tạm đủ ăn rồi, nghĩ tới việc học cho con, thì có khi chính thầy cô cũng không biết cái chữ của ông bà, lời ca điệu nhạc của mẹ cha đã rơi lúc nào, ở đâu mà tìm nữa?
    Xin đứng ai trách tôi yêu đuối, phóng đại lo con bò trắng cái răng. Văn hóa dân tộc vẫn mất đi, mất đi từng ngày. Dẫn chứng ngay đây: Sau ngày bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng và Đua voi ở Buôn Ma Thuột vào tháng 4-1993 (cuộc liên hoan tốn gần một tỉ đồng nhằm khôi phục và gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc), có hai đoàn nghệ thuật đã phải bán cho hàng phế liệu bộ chiêng của mình với giá 14.000 đồng/kg để có 280.000 đồng và 320.000 đồng tiền đi đường trở về. Tin hay không tùy bạn, nhung sự thật như sông Sêrêpốc sinh ra sông mẹ (Krông Ana) và sông bố (Krông Nô).
    Ôi chiêng Arap, chiêng Knar, chiêng Banar, Kadong, Katu... Hãy đánh lên đi, cho tiếng chiêng "lọt qua tiếng sàn nhà tới tận đáy vực sâu, bay qua đỉnh núi đến với chín tầng trời", lan sang cả bốn phía đông tây nam bắc những hồi chiêng, những lời khẩn cầu cấp bách: SOS một vùng Folkolre độc đáo và giàu có.
    Tôi cứ mong mỏi rằng: Một chút nắng, một chút mưa và đầy ắp những âm thanh tuyệt đẹp của tâm hồn mười chín dân tộc anh em ở Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Đăk Lăk vừa qua sẽ là những kỷ niệm khó quên trong hành trang ký ức của các bạn, để bằng, dù chỉ một lời nói, một việc làm, bạn cũng sẽ giúp chúng tôi gìn giữ được kho báu ấy một cách vĩnh viễn. Thời gian nào có chờ một ai. Hãy giữ lấy bạn bè ơi, gíup chúng tôi giữ lấy.
    Nhịp của thiêng liêng núi rừng vọng lại
    Nhịp của cha ông bao đời để lại...

    Cho sống mãi ngàn năm, sáng mãi ngàn năm tâm hồn Cao Nguyên.
    Ban Mê, tháng 4 năm 1993
    (Giải ba bút ký Đài TNVN 1993)
    Source: Trăng Xí Thoại, H'Linh Niê, NXB Văn hoá dân tộc-Hội văn học nghệ thuật Đăk Lăk, 1999
    Cảm ơn Madking !!!!!

    lys
  2. HUNGYNNTD

    HUNGYNNTD Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    đương nhiên rùi madking. hy vọng là khi đó chúng ta se zui zẻ nhể.
    tui sẽ cố gắng mang hồn dân tộc, chất tây nguyên vào mảng văn nghệ của box giao thông. nhể.
    các bác thấy thế nào nếu tui với madking hợp sức làm một đêm trình diễn thời trang tây nguyên. những trang phục của núi rừng được trình diễn trên nền nhạc của nhạc sĩ nguyễn cường (đã được quang hưng và bạn bè biên soạn lại hê hê)
    madking trả lời nhé.
    bác tigerlily ủng hộ đi nhé.
    vote em cái nhể, lâu wá, ế ẩm wá
    hê hế
    Lequanghung
  3. HUNGYNNTD

    HUNGYNNTD Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    đương nhiên rùi madking. hy vọng là khi đó chúng ta se zui zẻ nhể.
    tui sẽ cố gắng mang hồn dân tộc, chất tây nguyên vào mảng văn nghệ của box giao thông. nhể.
    các bác thấy thế nào nếu tui với madking hợp sức làm một đêm trình diễn thời trang tây nguyên. những trang phục của núi rừng được trình diễn trên nền nhạc của nhạc sĩ nguyễn cường (đã được quang hưng và bạn bè biên soạn lại hê hê)
    madking trả lời nhé.
    bác tigerlily ủng hộ đi nhé.
    vote em cái nhể, lâu wá, ế ẩm wá
    hê hế
    Lequanghung
  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Thế em định hát bài gì?
    Thời trang TN nữa hả? Bác thấy có người kể dân TN nhiều người đâu có thèm áo xống gì, ... bác nghĩ mãi chưa ra...
    Mà sao chỉ có nhạc của NC thôi? Người sáng tác nhạc TN còn nhiều nữa chứ nhỉ? Bác biết bét ra là thêm 2 người nữa (hi`hi`..Madking nhỉ?) , còn trong danh sách những nhạc sỹ người TN thì đếm ra cũng kha khá... Đó là còn chưa kể nhiều người sáng tác một vài bài, có âm hưởng TN thôi, nhưng nghe cũng...TN lắm.

    lys
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Thế em định hát bài gì?
    Thời trang TN nữa hả? Bác thấy có người kể dân TN nhiều người đâu có thèm áo xống gì, ... bác nghĩ mãi chưa ra...
    Mà sao chỉ có nhạc của NC thôi? Người sáng tác nhạc TN còn nhiều nữa chứ nhỉ? Bác biết bét ra là thêm 2 người nữa (hi`hi`..Madking nhỉ?) , còn trong danh sách những nhạc sỹ người TN thì đếm ra cũng kha khá... Đó là còn chưa kể nhiều người sáng tác một vài bài, có âm hưởng TN thôi, nhưng nghe cũng...TN lắm.

    lys
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Madking ơi, chim Chơ-rao hay Chư Prao? Bác nghĩ là chim Chơ-rao đấy.
    Bác biết có câu thơ nhắc tới loài chim này, nên tin là như vậy:
    Bài hát cũ bây giờ ai hát nữa
    Con chim xanh ăn trái xoài vàng
    Nhớ da diết vị mùi chua ngọt
    Ta là con chim xanh luyến trái xoài vàng
    (Bài ca chim Chơ-rao <Thu Bồn>)
    Còn 3A hát câu này rất hay, nhất là Ngọc Anh, hát tiếng "Chơ-rao" rất rõ và..ấn tượng (mà ấn tượng thế nào thì bác không tả được).
    Em có biết gì về loài chim này không? Kể cho bác nghe với...

    lys
  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Madking ơi, chim Chơ-rao hay Chư Prao? Bác nghĩ là chim Chơ-rao đấy.
    Bác biết có câu thơ nhắc tới loài chim này, nên tin là như vậy:
    Bài hát cũ bây giờ ai hát nữa
    Con chim xanh ăn trái xoài vàng
    Nhớ da diết vị mùi chua ngọt
    Ta là con chim xanh luyến trái xoài vàng
    (Bài ca chim Chơ-rao <Thu Bồn>)
    Còn 3A hát câu này rất hay, nhất là Ngọc Anh, hát tiếng "Chơ-rao" rất rõ và..ấn tượng (mà ấn tượng thế nào thì bác không tả được).
    Em có biết gì về loài chim này không? Kể cho bác nghe với...

    lys
  8. bmtzooz

    bmtzooz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Này mấy bác ơi, nói gì thì nói chứ tôi thấy cái Topic này cũng đói "meo râu" rùi, nếu không cho nó "ăn uống" đầy đủ thì nó sẽ bị "chết" đấy. Tôi cũng có một đề nghị thế này : Bác Tigerlily và bác Madking nên hợp tác với nhau thì hơn, gộp 2 cái topic của 2 bác lại thành một, và đặt cho nó một cái tên mới nghe kêu một tí, chứ lâu lâu tui vô mà tìm chẳng thấy cái Topic của bác Tigerlily đâu cả, may mà tôi đã kịp đánh dấu cái Topic của bác Madking chứ không thì tỏi hết. 2 bác thấy ý kiến nay thế nào, 1 người chuyên "bình loạn", con một người chuyên Post lời. À mà chú em lequanghung có lời mấy bài này bằng tiếng Ê đê không ? Post lên cho bà con xem với, tôi đang tìm mà chưa được. Thôi chào các bác nhé ! Tôi đi đây
  9. bmtzooz

    bmtzooz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Này mấy bác ơi, nói gì thì nói chứ tôi thấy cái Topic này cũng đói "meo râu" rùi, nếu không cho nó "ăn uống" đầy đủ thì nó sẽ bị "chết" đấy. Tôi cũng có một đề nghị thế này : Bác Tigerlily và bác Madking nên hợp tác với nhau thì hơn, gộp 2 cái topic của 2 bác lại thành một, và đặt cho nó một cái tên mới nghe kêu một tí, chứ lâu lâu tui vô mà tìm chẳng thấy cái Topic của bác Tigerlily đâu cả, may mà tôi đã kịp đánh dấu cái Topic của bác Madking chứ không thì tỏi hết. 2 bác thấy ý kiến nay thế nào, 1 người chuyên "bình loạn", con một người chuyên Post lời. À mà chú em lequanghung có lời mấy bài này bằng tiếng Ê đê không ? Post lên cho bà con xem với, tôi đang tìm mà chưa được. Thôi chào các bác nhé ! Tôi đi đây
  10. Madking

    Madking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.395
    Đã được thích:
    0
    Hoang sơ lời kể khan​
    Y Phon Ksor

    Thuở xa xưa, hàng cây đứng bên mặt trời
    Thuở xa xưa, dòng sông trôi theo rộng dài
    Một chiều dừng chân trên đồi cao
    Từng chiều đàn Goong mong chờ nhau
    Nhà sàng mông lung bên suối mát
    Rượu cần say men theo câu hát
    Ngọn lửa sáng lên, sáng lên bên suối dịu dàng, bên tóc mẹ già, mẹ kể chuyện hoang sơ
    Ngọn lửa sáng lên, sáng lên ánh trăng ngọt ngào, tiếng hát mẹ già, mẹ kể chuyện huyền thoại như th r ơ.

    Tối hôm qua VTV3 phát một chương trình hay dã man...... vừa nghe vừa xem Clip nữa..... đúng chất TN.... bao la đồng cỏ, suối ồ ồ...
    [​IMG]Một mình lang thang trên đất này. . .
    Được madking sửa chữa / chuyển vào 20:34 ngày 25/07/2002

Chia sẻ trang này