1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Có cái bài ai cũng biết mà lại quên tịt mất em ạ... Em biết bài gì không? "Chú voi con ở bản Đôn"!
    Chú voi con ở bản Đôn
    Chưa có ngà nên còn trẻ con...
    Ai đó viết tiếp hộ bài này cái....
    Hôm nay mới phát hiện ra một chương trình ca nhạc cho thiếu nhi trên VOV, một chương trình dành hẳn để nói về các bạn nhỏ Tây Nguyên. Vui dã man. Để hôm nào rỗi rãi ngồi post lên đây ít nữa, mấy bài trẻ con.
    Chi ri ra buôn ra buôn prong...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    hic... chán như con gián, dữ liệu các trang trước bị mix hết cả lên rồi Dobby ơi.
    Không kiếm được tài liệu về đàn Goong, Dob đọc tạm chuyện về đàn Chapi cho đỡ buồn đi:
    Đàn Chapi của người Raglay
    Lê Nguyễn
    http://www.cinet.vnnews.com/nghethuat/0000/0001/00000004.htm

    Đồng bào dân tộc Raglai ở Ninh Thuận có đàn đá Bác Ái, một loại nhạc cụ độc đáo từ cổ xưa để lại, trong các lễ hội dân gian người ta còn dùng Mã La để phụ họa cho múa, cho hát, nhưng có lẽ độc đáo hơn cả là đàn Cha Py, một loại nhạc cụ bằng ống bương (tre) được các nghệ nhân người Raglai chế tác và chơi trong các lễ hội dân gian, nhất là trong các ngày lễ tết của đồng bào dân tộc như: lễ bỏ mả, lễ lúa mới, lễ xuống đồng, Tết Nguyên Đán... Các cụ già Raglai kể cha Py là loại đàn của người nghèo, vì lẽ một chiếc đàn Mã La cổ loại tốt phải đổi bằng một con trâu hoặc hai con bò, một bộ Mã La hoàn chỉnh phải từ 9 đến 12 chiếc, còm Cha Py thì ngược lại, chỉ một ngày đi rừng tìm tre to về làm là hôm sau có thể chơi được rồi mà chẳng khác nào một bộ Mã thu nhỏ.
    Đàn Cha Py của đồng bào Raglai độc đáo ở chỗ khi nghệ nhân đàn lên ta nghe như có suối chảy róc rách, như có tiếng đàn Tơ Rưng, nghe kỹ như là đàn đá, nhắm mắt lại ta mường tượng như 8, 9 thanh niên đang chơi Mã La vậy.
    Hình thù đàn Cha Py đơn giản chỉ là một ống tre to, người nghệ nhân tách vỏ tre lên là dây, sau đó họ vót miếng tre thật nhẵn nhét vào giữa hai sợ dây song song, cứ như thế người ta làm từ 5 đến 8 miếng tre, tùy theo vùng, ở Bác Aỏi thì có 8 miếng. Khi chơi người nghệ nhân áp một đầu ống vào bụng, dùng hai hai vừa nâng đàn vừa lấy các ngón tay bật vào các miếng tre, miếng tre rung lên trên hai sợi vỏ tre phát thành tiếng nhạc độc đáo. Ơở Bác Aái (Ninh Thuật) đồng bào Raglai thường dùng vào các ngày lễ, ngày tết, hầu hết đồng bào đều biết chơi đàn này. Ngày nay, đàn Cha Py không còn bó gọn trong cộng đồng người Raglai nữa mà tiếng vang của nó đã lan ra toàn quốc và quốc tế.
    Mùa xuân năm 1993, để chuẩn bị cho chuyến lưu diễn ở Bắc Âu của Nhóm Du ca đồng nội, Đoàn nhạc sĩ Tp. Hồ Chí Minh về điền dã tại Bác Aái gồm có Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, đặc biệt có Trần Tiến, trưởng nhóm Du ca. Mục đích của chuyến đi này của Trần Tiến là tìm bằng được chiếc tù và Tây Nguyên. Tôi (tác giả) được cử đi sưu tầm, đến xóm Đá, xã Trà Co Bác Aái, nghỉ chân bên đường, tôi phát hiện trong nhà một đồng bào có một ống tre đặc biệt, chúng tôi yêu cầu chủ nhà đàn cho nghe thử một bài, qua máy ghi âm phát ra tiếng rất hay, không ai cho đó là tiếng một ống tre... Do sự độc đáo của cây đàn, nghệ sĩ Trần Tiến đã mua lại cây đàn. Vài ngày sau anh về thành phố, anh đã tập cho nhóm du ca và đem đi diễn ở các nước Bắc Âu, đàn ống tre Việt Nam đã được bạn bè quốc tế hoan nghênh, Đoàn Ca múa Ninh Thuận đã dàn dựng tiết mục múa hát Tình yêu Cha Py do Trần Tiến sáng tác, được hội diễn toàn quốc đánh gia cao. Đàn Cha Py đã được chuyên nghiệp hóa nhờ âm thanh điện tử.
    Cứ tết đến, mùa xuân về, bên bếp lửa hồng, người già uống rượu cần, con trai đánh đà Cha Py, con gái múa sanh tiền, cùng với Mã La phụ họa tạo nên một không khí hội hè vui tươi đến thâu canh suốt sáng. Cứ mỗi dịp như thế, con trai bắt được vợ, con gái bắt được chồng, bởi tiếng đàng Cha Py của người con trai làm bối rối người con gái, điệu múa của người con gái làm xiêu lòng người con trai... Cứ như thế, mùa xuân ngày tết ở buôn (làng) người Raglai kéo dài bất tận như tiếng đàn Cha Py vậy.

    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    hic... chán như con gián, dữ liệu các trang trước bị mix hết cả lên rồi Dobby ơi.
    Không kiếm được tài liệu về đàn Goong, Dob đọc tạm chuyện về đàn Chapi cho đỡ buồn đi:
    Đàn Chapi của người Raglay
    Lê Nguyễn
    http://www.cinet.vnnews.com/nghethuat/0000/0001/00000004.htm

    Đồng bào dân tộc Raglai ở Ninh Thuận có đàn đá Bác Ái, một loại nhạc cụ độc đáo từ cổ xưa để lại, trong các lễ hội dân gian người ta còn dùng Mã La để phụ họa cho múa, cho hát, nhưng có lẽ độc đáo hơn cả là đàn Cha Py, một loại nhạc cụ bằng ống bương (tre) được các nghệ nhân người Raglai chế tác và chơi trong các lễ hội dân gian, nhất là trong các ngày lễ tết của đồng bào dân tộc như: lễ bỏ mả, lễ lúa mới, lễ xuống đồng, Tết Nguyên Đán... Các cụ già Raglai kể cha Py là loại đàn của người nghèo, vì lẽ một chiếc đàn Mã La cổ loại tốt phải đổi bằng một con trâu hoặc hai con bò, một bộ Mã La hoàn chỉnh phải từ 9 đến 12 chiếc, còm Cha Py thì ngược lại, chỉ một ngày đi rừng tìm tre to về làm là hôm sau có thể chơi được rồi mà chẳng khác nào một bộ Mã thu nhỏ.
    Đàn Cha Py của đồng bào Raglai độc đáo ở chỗ khi nghệ nhân đàn lên ta nghe như có suối chảy róc rách, như có tiếng đàn Tơ Rưng, nghe kỹ như là đàn đá, nhắm mắt lại ta mường tượng như 8, 9 thanh niên đang chơi Mã La vậy.
    Hình thù đàn Cha Py đơn giản chỉ là một ống tre to, người nghệ nhân tách vỏ tre lên là dây, sau đó họ vót miếng tre thật nhẵn nhét vào giữa hai sợ dây song song, cứ như thế người ta làm từ 5 đến 8 miếng tre, tùy theo vùng, ở Bác Aỏi thì có 8 miếng. Khi chơi người nghệ nhân áp một đầu ống vào bụng, dùng hai hai vừa nâng đàn vừa lấy các ngón tay bật vào các miếng tre, miếng tre rung lên trên hai sợi vỏ tre phát thành tiếng nhạc độc đáo. Ơở Bác Aái (Ninh Thuật) đồng bào Raglai thường dùng vào các ngày lễ, ngày tết, hầu hết đồng bào đều biết chơi đàn này. Ngày nay, đàn Cha Py không còn bó gọn trong cộng đồng người Raglai nữa mà tiếng vang của nó đã lan ra toàn quốc và quốc tế.
    Mùa xuân năm 1993, để chuẩn bị cho chuyến lưu diễn ở Bắc Âu của Nhóm Du ca đồng nội, Đoàn nhạc sĩ Tp. Hồ Chí Minh về điền dã tại Bác Aái gồm có Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, đặc biệt có Trần Tiến, trưởng nhóm Du ca. Mục đích của chuyến đi này của Trần Tiến là tìm bằng được chiếc tù và Tây Nguyên. Tôi (tác giả) được cử đi sưu tầm, đến xóm Đá, xã Trà Co Bác Aái, nghỉ chân bên đường, tôi phát hiện trong nhà một đồng bào có một ống tre đặc biệt, chúng tôi yêu cầu chủ nhà đàn cho nghe thử một bài, qua máy ghi âm phát ra tiếng rất hay, không ai cho đó là tiếng một ống tre... Do sự độc đáo của cây đàn, nghệ sĩ Trần Tiến đã mua lại cây đàn. Vài ngày sau anh về thành phố, anh đã tập cho nhóm du ca và đem đi diễn ở các nước Bắc Âu, đàn ống tre Việt Nam đã được bạn bè quốc tế hoan nghênh, Đoàn Ca múa Ninh Thuận đã dàn dựng tiết mục múa hát Tình yêu Cha Py do Trần Tiến sáng tác, được hội diễn toàn quốc đánh gia cao. Đàn Cha Py đã được chuyên nghiệp hóa nhờ âm thanh điện tử.
    Cứ tết đến, mùa xuân về, bên bếp lửa hồng, người già uống rượu cần, con trai đánh đà Cha Py, con gái múa sanh tiền, cùng với Mã La phụ họa tạo nên một không khí hội hè vui tươi đến thâu canh suốt sáng. Cứ mỗi dịp như thế, con trai bắt được vợ, con gái bắt được chồng, bởi tiếng đàng Cha Py của người con trai làm bối rối người con gái, điệu múa của người con gái làm xiêu lòng người con trai... Cứ như thế, mùa xuân ngày tết ở buôn (làng) người Raglai kéo dài bất tận như tiếng đàn Cha Py vậy.

    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Sử thi Tây Nguyên - phát hiện và các vấn đề
    http://www.vov.org.vn/2002_10_12/vietnamese/vanhoa1.htm#2
    Sau hơn một thập kỷ, đặc biệt từ khi triển khai dự án sử thi Tây Nguyên, một bức tranh rộng lớn về kho tàng sử thi Tây Nguyên đang dần dần lộ diện khiến không ít người kinh ngạc bởi sự phong phú, đa dạng, đồ sộ và giá trị to lớn của chúng. Trước nhất, chủ nhân của sử thi Tây Nguyên không còn là một vài dân tộc như Êđê, Ba na, mà đã mở rộng ra nhiều dân tộc, như Mnông, Gia rai, Xơ Đăng, Raglai, Xtiêng, Chăm Hroi và có khả năng ở cả người Mạ, K?THo, Chu ru.. nữa. Không chỉ 4 tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên phát hiện thấy sử thi, mà còn thấy, thậm chí với mật độ cao ở các tỉnh ven Tây Nguyên, như Bình Phước, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên và có thể ở cả Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam nữa. Số lượng tác phẩm đã sưu tầm được lên tới hàng trăm, vượt trội con số dự đoán ban đầu; bên cạnh các tác phẩm sử thi riêng rẽ, độ dài vừa phải, thì nay đã phát hiện thấy loại sử thi liên hoàn, gồm nhiều tác phẩm, liên quan với nhau về nhân vật, chủ thể, phong cách thể hiện, như sử thi Ot Ndrông của người Mnông, Đăm Giông của người Xơ Đăng với độ dài đồ sộ. Qua điều tra sưu tầm, chúng ta cũng thấy được những vùng cuộc sống mật độ sử thi khá đậm đặc, như vùng sông Hinh (sử thi Êđê), vùng giáp ranh giữa Đắc Lắc và Bình Phước (sử thi Mnông, Stiêng), vùng quanh thị xã Kon Tum (sử thi Xơ Đăng), khiến người ta nghĩ tới những trung tâm phát xuất sử thi của mỗi dân tộc. Bên cạnh đó, người sưu tầm còn tìm thấy các dị bản khác của sử thi đa được phát hiện và công bố từ mấy chục năm trước, như Xinh Nhã, Đăm Xăn, qua đó có thể làm thay đổi nhận thức của chúng ta về các tác phẩm sử thi mang tính "kinh điển" này.
    Như vậy, sau hơn 70 năm phát hiện và công bố sử thi Tây Nguyên, những nhà sưu tầm và nghiên cứu sử thi của Việt Nam đã phát hiện lại sử thi Tây Nguyên với phạm vi, tầm cỡ và ý nghĩa to lớn hơn nhiều, khiến không chỉ giới nghiên cứu trong nước vui mừng, phấn chấn mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và các tổ chức quốc tế.
    Những đặc điểm nghệ thuật của sử thi
    Trước hết, sử thi Tây Nguyên thuộc loại hình văn học truyền miệng, do vậy ngôn ngữ thể hiện bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ lời nói vần, tức hình thức trung gian giữa ngôn ngữ thường ngày và ngôn ngữ thơ ca. Cũng cần phải nói thêm rằng, lời nói vần không chỉ sử dụng trong sử thi mà trong nhiều hình thức văn học truyền miệng khác, kể cả trong giao tiếp thường ngày. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì với các tộc người chưa có chữ viết thì văn học truyền miệng thông qua phương thức lời nói vần là phương tiện dễ nhớ, dễ lưu truyền. Cấu tạo của những lời nói vần thường là đối âm, đối nhịp. Ngôn ngữ của sử thi là ngôn ngữ ví von, giầu hình ảnh, nhạc điệu, mượn hình ảnh cây cỏ, chim thú để nói về con người và tâm trạng của con người. Khan Êđê khi mô tả vẻ đẹp của các chàng trai, cô gái đều có cách ví von, diễn tả sinh động: "Anh đi trên đường cái thoăn thoắt như con rắn Prao huê. Anh đi trong đám cỏ tranh nhanh như rắn prao hơmát. Mỗi khi anh dẫm mạnh vào ngạch cửa làm nhà rung rinh bảy lần". Tính ngoa dụ, phóng đại là một trong những thủ pháp nghệ thuật của sử thi. Sử thi mô tả đàn "trâu bò đi lúc nhúc như bầy mối kiến", mô tả nô lệ tôi tớ của tù trưởng "tớ trai đi lại chen chúc nhau ngực sát ngực, tớ gái vú sát vú", mô tả nhà của các tù trưởng giầu có mái lợp bằng vàng, nền bằng bạc, cầu thang đúc bằng chì. Tính ngoa dụ, phóng đại này không làm cho người nghe, người đọc thấy phi lý, mà nó như hoà nhập một cách tự nhiên với sự kỳ vĩ, hào hứng của không khí sử thi.
    Tính kỳ vĩ là một thuộc tính của sử thi cua bất cứ một dân tộc nào. Trước nhất, nội dung của sử thi chứa đựng những biến cố to lớn của dân tộc, là một bức tranh toàn cảnh của cả một thời đại. Cũng có thể nói tới cách xây dựng nhân vật anh hùng trong sử thi. Tuy là những người anh hùng không hoàn toàn mang tính cá nhân, mà đại diện, biểu trưng cho cộng đồng, họ mang những dáng vóc, sức mạnh phi thường, mà ở đó cộng đồng ký thác những ước vọng vừa lãng mạn vừa kỳ vĩ của mình. Tuy nhiên, những người anh hùng như vậy vẫn có số phận, mang dáng vẻ và ít nhiều mang tính cách riêng. Đó là Đăm Xăn không chịu những ràng buộc của xã hội mẫu hệ, bằng những hành động phi thường, chống lại các thế lực thù địch hung bạo như Mtao Grứ, Mtao Mxây, thậm chí chinh phục cả Nữ thần Mặt Trời.
    Sử thi Tây Nguyên là sử thi "sống"
    Nét khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với nhiều tác phẩm sử thi cổ điển khác, như Iliat, Ôđitxê, Ramayna, Kalêvala là hiện nay chúng chỉ tồn tại chủ yếu trên sách vở hay đã bị biến dạng trong các hình thức nghệ thuật khác, thì sử thi Tây Nguyên vẫn được lưu truyền nguyên bản trong nhân dân, vẫn được nhân dân trình diễn trong các sinh hoạt cộng đồng, vẫn được các thế hệ học hỏi, lưu truyền và không loại trừ cả sáng tạo, hoàn thiện nữa. Như vây, sử thi Tây Nguyên vẫn sống đời sống riêng của nó trong lòng đời sống cộng đồng. Đó cũng là nét độc đáo, là vốn quý của Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên là dạng văn hoá phi vật thể, sáng tạo, lưu truyền thông qua truyền miệng, tiềm ẩn trong trí nhớ của người dân, chỉ khi nào có dịp như cưới xin, hội hè, mừng nhà mới, đón tiếp khách quý, mừng trẻ nhỏ đầy năm, đầy tháng thì nghệ nhân mới hát kể sử thi, lúc đó sử thi mới hiện hữu. Như vậy, sử thi gắn với nghệ nhân, gắn với sinh hoạt cộng đồng, tức là gắn với con người và xã hội con người.
    Trong cộng động buôn làng các tộc người Tây Nguyên hiện nay, tuy thế hệ các nghệ nhân thuộc và biết hát kể sử thi cũng đã suy giảm đi nhiều, nhưng hầu như buôn làng nào cũng có người thuộc sử thi, ít thì một vài đoạn, nhiều thì một vài tác phẩm. Cá biệt, có những nghệ nhân thuộc từ 3 - 4 đến hàng chục tác phẩm sử thi./.
    Ngô Đức Thịnh
    (Tạp chí Văn hoá dân gian)

    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Sử thi Tây Nguyên - phát hiện và các vấn đề
    http://www.vov.org.vn/2002_10_12/vietnamese/vanhoa1.htm#2
    Sau hơn một thập kỷ, đặc biệt từ khi triển khai dự án sử thi Tây Nguyên, một bức tranh rộng lớn về kho tàng sử thi Tây Nguyên đang dần dần lộ diện khiến không ít người kinh ngạc bởi sự phong phú, đa dạng, đồ sộ và giá trị to lớn của chúng. Trước nhất, chủ nhân của sử thi Tây Nguyên không còn là một vài dân tộc như Êđê, Ba na, mà đã mở rộng ra nhiều dân tộc, như Mnông, Gia rai, Xơ Đăng, Raglai, Xtiêng, Chăm Hroi và có khả năng ở cả người Mạ, K?THo, Chu ru.. nữa. Không chỉ 4 tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên phát hiện thấy sử thi, mà còn thấy, thậm chí với mật độ cao ở các tỉnh ven Tây Nguyên, như Bình Phước, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên và có thể ở cả Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam nữa. Số lượng tác phẩm đã sưu tầm được lên tới hàng trăm, vượt trội con số dự đoán ban đầu; bên cạnh các tác phẩm sử thi riêng rẽ, độ dài vừa phải, thì nay đã phát hiện thấy loại sử thi liên hoàn, gồm nhiều tác phẩm, liên quan với nhau về nhân vật, chủ thể, phong cách thể hiện, như sử thi Ot Ndrông của người Mnông, Đăm Giông của người Xơ Đăng với độ dài đồ sộ. Qua điều tra sưu tầm, chúng ta cũng thấy được những vùng cuộc sống mật độ sử thi khá đậm đặc, như vùng sông Hinh (sử thi Êđê), vùng giáp ranh giữa Đắc Lắc và Bình Phước (sử thi Mnông, Stiêng), vùng quanh thị xã Kon Tum (sử thi Xơ Đăng), khiến người ta nghĩ tới những trung tâm phát xuất sử thi của mỗi dân tộc. Bên cạnh đó, người sưu tầm còn tìm thấy các dị bản khác của sử thi đa được phát hiện và công bố từ mấy chục năm trước, như Xinh Nhã, Đăm Xăn, qua đó có thể làm thay đổi nhận thức của chúng ta về các tác phẩm sử thi mang tính "kinh điển" này.
    Như vậy, sau hơn 70 năm phát hiện và công bố sử thi Tây Nguyên, những nhà sưu tầm và nghiên cứu sử thi của Việt Nam đã phát hiện lại sử thi Tây Nguyên với phạm vi, tầm cỡ và ý nghĩa to lớn hơn nhiều, khiến không chỉ giới nghiên cứu trong nước vui mừng, phấn chấn mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và các tổ chức quốc tế.
    Những đặc điểm nghệ thuật của sử thi
    Trước hết, sử thi Tây Nguyên thuộc loại hình văn học truyền miệng, do vậy ngôn ngữ thể hiện bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ lời nói vần, tức hình thức trung gian giữa ngôn ngữ thường ngày và ngôn ngữ thơ ca. Cũng cần phải nói thêm rằng, lời nói vần không chỉ sử dụng trong sử thi mà trong nhiều hình thức văn học truyền miệng khác, kể cả trong giao tiếp thường ngày. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì với các tộc người chưa có chữ viết thì văn học truyền miệng thông qua phương thức lời nói vần là phương tiện dễ nhớ, dễ lưu truyền. Cấu tạo của những lời nói vần thường là đối âm, đối nhịp. Ngôn ngữ của sử thi là ngôn ngữ ví von, giầu hình ảnh, nhạc điệu, mượn hình ảnh cây cỏ, chim thú để nói về con người và tâm trạng của con người. Khan Êđê khi mô tả vẻ đẹp của các chàng trai, cô gái đều có cách ví von, diễn tả sinh động: "Anh đi trên đường cái thoăn thoắt như con rắn Prao huê. Anh đi trong đám cỏ tranh nhanh như rắn prao hơmát. Mỗi khi anh dẫm mạnh vào ngạch cửa làm nhà rung rinh bảy lần". Tính ngoa dụ, phóng đại là một trong những thủ pháp nghệ thuật của sử thi. Sử thi mô tả đàn "trâu bò đi lúc nhúc như bầy mối kiến", mô tả nô lệ tôi tớ của tù trưởng "tớ trai đi lại chen chúc nhau ngực sát ngực, tớ gái vú sát vú", mô tả nhà của các tù trưởng giầu có mái lợp bằng vàng, nền bằng bạc, cầu thang đúc bằng chì. Tính ngoa dụ, phóng đại này không làm cho người nghe, người đọc thấy phi lý, mà nó như hoà nhập một cách tự nhiên với sự kỳ vĩ, hào hứng của không khí sử thi.
    Tính kỳ vĩ là một thuộc tính của sử thi cua bất cứ một dân tộc nào. Trước nhất, nội dung của sử thi chứa đựng những biến cố to lớn của dân tộc, là một bức tranh toàn cảnh của cả một thời đại. Cũng có thể nói tới cách xây dựng nhân vật anh hùng trong sử thi. Tuy là những người anh hùng không hoàn toàn mang tính cá nhân, mà đại diện, biểu trưng cho cộng đồng, họ mang những dáng vóc, sức mạnh phi thường, mà ở đó cộng đồng ký thác những ước vọng vừa lãng mạn vừa kỳ vĩ của mình. Tuy nhiên, những người anh hùng như vậy vẫn có số phận, mang dáng vẻ và ít nhiều mang tính cách riêng. Đó là Đăm Xăn không chịu những ràng buộc của xã hội mẫu hệ, bằng những hành động phi thường, chống lại các thế lực thù địch hung bạo như Mtao Grứ, Mtao Mxây, thậm chí chinh phục cả Nữ thần Mặt Trời.
    Sử thi Tây Nguyên là sử thi "sống"
    Nét khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với nhiều tác phẩm sử thi cổ điển khác, như Iliat, Ôđitxê, Ramayna, Kalêvala là hiện nay chúng chỉ tồn tại chủ yếu trên sách vở hay đã bị biến dạng trong các hình thức nghệ thuật khác, thì sử thi Tây Nguyên vẫn được lưu truyền nguyên bản trong nhân dân, vẫn được nhân dân trình diễn trong các sinh hoạt cộng đồng, vẫn được các thế hệ học hỏi, lưu truyền và không loại trừ cả sáng tạo, hoàn thiện nữa. Như vây, sử thi Tây Nguyên vẫn sống đời sống riêng của nó trong lòng đời sống cộng đồng. Đó cũng là nét độc đáo, là vốn quý của Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên là dạng văn hoá phi vật thể, sáng tạo, lưu truyền thông qua truyền miệng, tiềm ẩn trong trí nhớ của người dân, chỉ khi nào có dịp như cưới xin, hội hè, mừng nhà mới, đón tiếp khách quý, mừng trẻ nhỏ đầy năm, đầy tháng thì nghệ nhân mới hát kể sử thi, lúc đó sử thi mới hiện hữu. Như vậy, sử thi gắn với nghệ nhân, gắn với sinh hoạt cộng đồng, tức là gắn với con người và xã hội con người.
    Trong cộng động buôn làng các tộc người Tây Nguyên hiện nay, tuy thế hệ các nghệ nhân thuộc và biết hát kể sử thi cũng đã suy giảm đi nhiều, nhưng hầu như buôn làng nào cũng có người thuộc sử thi, ít thì một vài đoạn, nhiều thì một vài tác phẩm. Cá biệt, có những nghệ nhân thuộc từ 3 - 4 đến hàng chục tác phẩm sử thi./.
    Ngô Đức Thịnh
    (Tạp chí Văn hoá dân gian)

    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  6. Madking

    Madking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.395
    Đã được thích:
    0
    Chú voi con
    Chú vui con ở bản Đôn
    Chưa có ngà nên còn trẻ con
    Từ rừng già chú đến với người
    rất ham ăn với lại ham chơi.....
    Voi con ơi, voi con ơi
    Mau lớn lên có đôi ngà to
    Có sức đi khắp nẻo đường xa
    Kéo gỗ cho buôn làng của ta
    II
    Chú voi con thật là khôn
    Quen rất nhiều người ở bản Đôn
    Từ rừng về,chú vẫy chiếc vòi...
    (quên rồi)
    Voi con ơi, voi con ơi
    Mau lớn lên có thân mình to...(quên rồi)
    [​IMG]Một mình lang thang trên đất này. . .
  7. Madking

    Madking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.395
    Đã được thích:
    0
    Chú voi con
    Chú vui con ở bản Đôn
    Chưa có ngà nên còn trẻ con
    Từ rừng già chú đến với người
    rất ham ăn với lại ham chơi.....
    Voi con ơi, voi con ơi
    Mau lớn lên có đôi ngà to
    Có sức đi khắp nẻo đường xa
    Kéo gỗ cho buôn làng của ta
    II
    Chú voi con thật là khôn
    Quen rất nhiều người ở bản Đôn
    Từ rừng về,chú vẫy chiếc vòi...
    (quên rồi)
    Voi con ơi, voi con ơi
    Mau lớn lên có thân mình to...(quên rồi)
    [​IMG]Một mình lang thang trên đất này. . .
  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Y Vôn - giọng ca của núi rừng Tây Nguyên
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2002/10/3B9C15F1/
    Thứ năm, 17/10/2002, 08:41 (GMT+7)
    Quá trình 9 năm học piano đã trang bị cho Y Vôn vốn kiến thức kha khá để tiếp tục tự tin theo học khoa sáng tác của Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội. Ngoài ra, với gen bẩm sinh được thừa hưởng của người cha, ca sĩ Y Moan, Y Vôn đang trở thành một ca sĩ trẻ triển vọng trên sân khấu ca nhạc Hà Nội.
    - Có nhiều người nói rằng Y Vôn là bản sao của bố, anh nghĩ sao?
    - Điều đó cũng đúng thôi bởi Y Vôn là con của bố Y Moan, lại hát đúng thể loại nhạc mà bố đã hát rất thành công. Bố đã có hàng chục năm theo đuổi nghề ca hát nên có nhiều kinh nghiệm, chất giọng cũng được tôi luyện, dày dặn. Y Vôn đi hát mới chỉ mấy năm nay thôi nên làm cái bóng của bố là điều đương nhiên. Y Vôn chẳng những không buồn mà còn thấy tự hào. Có điều, ca sĩ trẻ như Y Vôn bây giờ thuận lợi hơn bố ngày xưa rất nhiều, có điều kiện tiếp xúc với các thể loại âm nhạc, nhiều cơ hội đến với khán giả nên Y Vôn phải biết cách làm mới mình.
    - Là một nam ca sĩ trẻ, có lợi thế cả về chất giọng lẫn ngoại hình, có khi nào Y Vôn cảm thấy tiếc khi lựa chọn con đường theo dòng nhạc Tây Nguyên, thứ nhạc không ăn khách trên thị trường hiện nay?
    - Là một ca sĩ, Y Vôn không nghĩ mình phải nhất định theo một thể loại nhạc cố định nào đó. Bản thân những ca khúc Tây Nguyên, có những ca khúc bốc lửa nhưng cũng có những ca khúc nhẹ nhàng, dịu êm. Y Vôn hát nhiều bài về Tây Nguyên nhưng vẫn thể hiện cả những bài nhạc trẻ như Tình ca thảo nguyên (Trần Tiến), Vậy thôi (Xuân Thuỷ), Những phút giây qua (Quốc Trường)...
    Đã bước chân vào con đường nghệ thuật, ai chẳng mong mình trở nên nổi tiếng. Hiện tại, có một công ty trong TP HCM đã đề nghị lăng xê nhưng Vôn cũng không thấy hào hứng gì lắm. Vôn muốn vươn lên bằng chính khả năng của mình. Ca sĩ được lăng xê dễ lên nhưng cũng dễ chìm. Sự nghiệp của những ca sĩ đi lên bằng khả năng thực sự như Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà... rất bền. Khi họ cất tiếng hát, có người thích người không, nhưng không ai dám phủ nhận việc họ hát rất hay. Vôn cũng muốn mình làm được điều đó.
    - Quyết tâm trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, sao Vôn không theo học thanh nhạc mà lại học sáng tác?
    - Với Y Vôn, việc sáng tác và hát song song với nhau. Vôn muốn mình không chỉ biết hát mà còn cảm nhận, hiểu được cái hồn của ca khúc, mà muốn làm được điều đó thì không gì tốt hơn là tự sáng tác. Hơn nữa, về thanh nhạc, Y Vôn đã có hẳn một thầy giáo riêng rồi, đó chính là bố Y Moan. Vôn hát hoàn toàn theo bản năng, sai đâu bố chỉnh sửa đấy. Bố đã truyền dạy cho Vôn toàn bộ kỹ thuật căn bản, cả một phần cách xử lý ca khúc nữa.
    (Theo Màn Ảnh Sân Khấu)
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  9. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Y Vôn - giọng ca của núi rừng Tây Nguyên
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2002/10/3B9C15F1/
    Thứ năm, 17/10/2002, 08:41 (GMT+7)
    Quá trình 9 năm học piano đã trang bị cho Y Vôn vốn kiến thức kha khá để tiếp tục tự tin theo học khoa sáng tác của Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội. Ngoài ra, với gen bẩm sinh được thừa hưởng của người cha, ca sĩ Y Moan, Y Vôn đang trở thành một ca sĩ trẻ triển vọng trên sân khấu ca nhạc Hà Nội.
    - Có nhiều người nói rằng Y Vôn là bản sao của bố, anh nghĩ sao?
    - Điều đó cũng đúng thôi bởi Y Vôn là con của bố Y Moan, lại hát đúng thể loại nhạc mà bố đã hát rất thành công. Bố đã có hàng chục năm theo đuổi nghề ca hát nên có nhiều kinh nghiệm, chất giọng cũng được tôi luyện, dày dặn. Y Vôn đi hát mới chỉ mấy năm nay thôi nên làm cái bóng của bố là điều đương nhiên. Y Vôn chẳng những không buồn mà còn thấy tự hào. Có điều, ca sĩ trẻ như Y Vôn bây giờ thuận lợi hơn bố ngày xưa rất nhiều, có điều kiện tiếp xúc với các thể loại âm nhạc, nhiều cơ hội đến với khán giả nên Y Vôn phải biết cách làm mới mình.
    - Là một nam ca sĩ trẻ, có lợi thế cả về chất giọng lẫn ngoại hình, có khi nào Y Vôn cảm thấy tiếc khi lựa chọn con đường theo dòng nhạc Tây Nguyên, thứ nhạc không ăn khách trên thị trường hiện nay?
    - Là một ca sĩ, Y Vôn không nghĩ mình phải nhất định theo một thể loại nhạc cố định nào đó. Bản thân những ca khúc Tây Nguyên, có những ca khúc bốc lửa nhưng cũng có những ca khúc nhẹ nhàng, dịu êm. Y Vôn hát nhiều bài về Tây Nguyên nhưng vẫn thể hiện cả những bài nhạc trẻ như Tình ca thảo nguyên (Trần Tiến), Vậy thôi (Xuân Thuỷ), Những phút giây qua (Quốc Trường)...
    Đã bước chân vào con đường nghệ thuật, ai chẳng mong mình trở nên nổi tiếng. Hiện tại, có một công ty trong TP HCM đã đề nghị lăng xê nhưng Vôn cũng không thấy hào hứng gì lắm. Vôn muốn vươn lên bằng chính khả năng của mình. Ca sĩ được lăng xê dễ lên nhưng cũng dễ chìm. Sự nghiệp của những ca sĩ đi lên bằng khả năng thực sự như Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà... rất bền. Khi họ cất tiếng hát, có người thích người không, nhưng không ai dám phủ nhận việc họ hát rất hay. Vôn cũng muốn mình làm được điều đó.
    - Quyết tâm trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, sao Vôn không theo học thanh nhạc mà lại học sáng tác?
    - Với Y Vôn, việc sáng tác và hát song song với nhau. Vôn muốn mình không chỉ biết hát mà còn cảm nhận, hiểu được cái hồn của ca khúc, mà muốn làm được điều đó thì không gì tốt hơn là tự sáng tác. Hơn nữa, về thanh nhạc, Y Vôn đã có hẳn một thầy giáo riêng rồi, đó chính là bố Y Moan. Vôn hát hoàn toàn theo bản năng, sai đâu bố chỉnh sửa đấy. Bố đã truyền dạy cho Vôn toàn bộ kỹ thuật căn bản, cả một phần cách xử lý ca khúc nữa.
    (Theo Màn Ảnh Sân Khấu)
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  10. Madking

    Madking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.395
    Đã được thích:
    0
    Nói gì thì nói, hiện nay em thấy không ai có thể thay thế được giọng ca đặc biệt cua Y Moan đâu.
    Một mình lang thang trên đất này. . .

Chia sẻ trang này