1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Rất tiếc trước quyết định của bạn SWNMeGai, vì kiến thức bạn ấy về lời nhạc rộng mênh mông và đã giúp đỡ nhiều người tìm lời nhạc ở đây. T đã tìm cách làm thay đổi bạn ấy nhưng không được. Hết cách.
    Loạt bài đó bị xoá vì vi phạm quy định của TTVN Online. Bài của người khiêu khích bạn cũng bị xoá, bài của bạn, và cả những người trả lời nữa.
    Như đã pm đến bạn, T không muốn có những cuộc tranh luận về những vấn đề nhạy cảm và với những từ không đẹp, để dẫn đến việc bị Admin xoá cả topic, như trường hợp về VCD Duy Khánh như vừa rồi. Mong bạn thông cảm.
    Sorry, Lys, làm Lys mất một "mối", sẽ cố gắng bồi thường cho Lys vậy.
    Mà SWNMeGai là nam hay nữ vậy, có vẻ vui tính đó. Được à.
    Tính tình T cũng phóng khoáng lắm, rồi bạn sẽ biết.
    Cảm ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui, từ mỗi lẻ loi
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Thơ:
    NƠI ẤY TÔI YÊU
    Nơiấy hoa rừng gửi hương về làng
    Nơi ấy chim Triêng cõng nhau cùng bạn
    Nơi ấy lúa ngô chín vàng theo nắng
    Vui người tuốt gùi đầy ắp nhà rông
    Nơi ấy ché xưa: môi ngọt rượu cần
    Nơi ấy suối trong non ngàn soi bóng
    Nơi ấy gửi tình theo cùng năm tháng
    Làng dưới bản trên chiêng mãi gọi cồng
    Khói bếp quyện mây gió gọi xôn xang
    Ngọt ngào hương thơm cúng Giàng cơm mới
    Điệu múa Càtu rung rinh viền váy
    Làng bản bên nhau cười nói rộn ràng
    Nơi ấy lối xưa đường đã thênh thang
    Lễ hội giao duyên dịu dàng tiếng hát
    Hoa đậu làn môi, trăng hiền nơi mắt
    Nơi ấy người yêu nhìn ta ngọt ngào!
    BCoong Mọc
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Thơ:
    NƠI ẤY TÔI YÊU
    Nơiấy hoa rừng gửi hương về làng
    Nơi ấy chim Triêng cõng nhau cùng bạn
    Nơi ấy lúa ngô chín vàng theo nắng
    Vui người tuốt gùi đầy ắp nhà rông
    Nơi ấy ché xưa: môi ngọt rượu cần
    Nơi ấy suối trong non ngàn soi bóng
    Nơi ấy gửi tình theo cùng năm tháng
    Làng dưới bản trên chiêng mãi gọi cồng
    Khói bếp quyện mây gió gọi xôn xang
    Ngọt ngào hương thơm cúng Giàng cơm mới
    Điệu múa Càtu rung rinh viền váy
    Làng bản bên nhau cười nói rộn ràng
    Nơi ấy lối xưa đường đã thênh thang
    Lễ hội giao duyên dịu dàng tiếng hát
    Hoa đậu làn môi, trăng hiền nơi mắt
    Nơi ấy người yêu nhìn ta ngọt ngào!
    BCoong Mọc
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  4. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Có lẽ cùng với hai cha con Trần Văn Khê, Trần Quang Hải, ông Nguyễn Thuyết Phong nổi tiếng như 1 người nghiên cứu nhạc dân tộc.
    Trang web của ông : http://www.phong-nguyen.com/
    Mới đây, T đọc được 1 bài viết của ông, đăng trên báo multimedia online Hồn Quê (http://www.honque.com/HQ002/bKhao_ntPhong002a.htm), viết về nhạc Trường Sơn, tiếc là chỉ có phần 1, phần còn tiếp tìm chưa ra, bao giờ ra sẽ đăng tiếp vậy.
    Đọc, cũng hiểu thêm về nhạc tây nguyên. Thích nhất là download MP3 Ba Bói ở đây, chưa "pha chế", còn đậm chất Tây Nguyên nhé, không pha lẫn vào đâu được.
    NHỮNG NGÀY KHÔNG QUÊN
    1. TRƯỜNG SƠN CAO NGUYÊN:

    Nguyễn Thuyết Phong
    Hồi ký âm nhạc

    Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong hiện đang dạy tại trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, USA. Đây là một trong những bài trích ra từ cuốn Hồi Ký Âm Nhạc, gồm những bài viết về kinh nghiệm bản thân cùng cảm tưởng trong suốt quá trình đi đó đây, lên núi xuống biển, từ Bắc chí Nam của ông để sưu tầm về nhạc dân tộc.
    Đọc thêm về ông : http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2001/05/3B9B0D58/ , http://www.vnn.vn/443/2003/4/8745/
    --oOo--
    Trường Sơn là một dải núi trùng điệp, sừng sững giữa trời, đối diện với Biển Đông như một thách thức, đùa giỡn tự ngàn năm. Có khi vững vàng chống đỡ ở phía tây, nơi biên giới Lào Miên. Có lúc nghiêng mình thoai thoải trải dài vềø phía đông ra tiếp giáp với biển, tạo thành một vùng cao nguyên rộng lớn. Nơi đây ẩn chứa một huyền thoại to lớn không những đối với dân Việt mà còn ngay cả đối với nhiều sắc dân cư ngụ nơi đó từ bốn ngàn năm qua.
    Bên nầy hay bên kia những dãy núi xếp hàng uốn khúc, chen lấn nhau, có những dân tộc nói nhiều ngôn ngữ khác nhau; dù cùng một ngữ hệ hay không, vẫn không thể hiểu nhau hết. Dân tộc kinh (tức người Việt) sống hòa lẫn nơi đó cùng họ từ thế kỷ 15 trở đi trong qúa trình nam tiến. Phần lớn Trường Sơn Cao Nguyên được gọi là Trấn Nam kể từ đó. Triều đình Đại Việt tiến hành chính sách "dân tộc hòa đồng" hoặc "tri hành hiệp nhất" đối với người thượng, dưới sự quản trị của các quan viên triều đình nổi tiếng như Võ Tá Hân (th.k. 16), Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Cư Trinh (th.k. 18) v.v. Hiện nay, số người kinh hầu hết sống ở những thị trấn, tỉnh lỵ, hoặc dọc theo các quốc lộ hơn là nông thôn.
    Qua nhiều năm tháng, nhiều chuyến viếng thăm và nghiên cứu, tôi vẫn còn hoài nghi. Hoài nghi kiến thức của tôi về Trường Sơn Cao Nguyên, về những vấn đề then chốt của văn hóa và âm nhạc các dân tộc hết sức đa dạng mà các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn chưa hoàn tất với cái nhìn toàn diện về vùng đất nầy. Riêng đối với thế giới bên ngoài, phần lãnh thổ nầy của nước Việt Nam rất còn xa lạ, thường chỉ được hiểu qua các sách vở thư mục của thời thực dân Pháp, của các cố đạo truyền giáo phương tây, hay của những báo cáo chính trị và quân sự sau các trận chiến đẫm máu, ác liệt.
    Tôi đi giữa thanh bình sau những ngày ấy. Trong làn gió nhẹ đưa qua nắng ấm, tôi thấy một niềm vui khôn tả đang đi trên con đường hết rồi những ngày chiến tranh đau khổ. Cũng con đường nầy, ngày xưa báo chí quốc tế thường gọi tên "đường mòn Hồ Chí Minh" đầy huyền thoại và khủng khiếp.
    Tuy nhiên, hậu qủa của chiến tranh không sớm tan biến. Những vết đạn bom vẫn còn hằng trên vách núi, trên những đồi hoang. Từ sông Hương hiền hòa thơ mộng, tiến lên A Sao, A Lưới, tôi ngậm ngùi, xúc động không ít khi đi ngang qua nơi gọi là Suối Máu. Nhìn quanh tôi còn thấy những lỗ bom đục sâu vào sườn đồi, cỏ cây không thể mọc sau nhiều thập kỷ.
    Những vấn đề di dân, định cư, tập tục, đời sống hằng ngày đòi hỏi nhiều thích nghi khác thường ở một nhà dân tộc nhạc học. Có lúc hướng dẫn cả đoàn nghiên cứu Earthwatch gồm đến 10 - 15 người, nhưng có lúc tôi phải đi riêng. Buôn làng hẻo lánh không cho phép một đoàn người cồng kềnh từ nước ngoài đến, hoặc vì chưa hiểu phong tục tập quán của nhau trước, hoặc vì những lý do tế nhị khác thuộc về hệ qủa của chiến tranh. Tuy nhiên, điều gì nên làm, cần cấp phải làm trước khi những di sản hiếm qúi trên đất nước có thể sẽ biến mất: đi đến tận nơi, tìm tận chỗ, ghi chép, thu băng, lấy hình ảnh từ nhiều góc độ cuộc sống âm nhạc các dân tộc nầy. Quyết tâm trong công tác thời bình ấy có thể nhỏ đối với nhiều người, nhưng là một kế hoạch lớn đối với việc nghiên cứu trong đời tôi. Tôi chưa từng được đặt chân đến đây bao giờ. Trước kia sống gần nó mà không hiểu gì về nó. Thế hệ chúng tôi (những năm 60, 70) ở đại học mà không được hướng dẫn gì về các dân tộc thiểu số, không biết gì về âm nhạc thiểu số và cũng không có điều kiện để nghiên cứu. Ra đến nước ngoài, khi học âm nhạc thế giới mới có dịp quay lại nhìn quê hương mình, muốn tìm như tìm kho tàng vàng ngọc hiếm qúi sắp sửa mất. Vì thế. nay phải làm một cuộc hành trình thật xa (từ bên kia trái đất), với kinh phí rất tốn kém, và phải trải qua nhiều thủ tục để đi vào "vùng đất cấm." Phát biểu trong buổi tuyên dương chúng tôi (72 nhà khoa học điền dã) ở đại học Harvard (1992), tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng và sự nguy cấp của nghiên cứu về Việt Nam, một quốc gia sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá không những về mặt vật chất và sinh mạng mà còn cả một trơiø sáng tạo trí tuệ trong đó nghệ thuật âm nhạc phải được xem là một tổng hợp thi, văn, thính và thị giác.
    Trong chuyến đi nầy, có lúc chúng tôi chỉ ở cách có vài ba cây số biên giới Lào, Miên. Ví như mình có thể gọi to, bên kia người ta có thể nghe. Sườn núi hùng vĩ, sừng sững với màu xanh của lá như thành vách lâu đời, cũng là điểm an nghỉ của nhiều người. Tôi nghe như trong đá, trong cây, trong gió có tiếng ru, tiếng hát, tiếng reo mừng, và tiếng kêu than của nhiều thế hệ. Đó là những chuỗi đời người tiếp nối nhau trong thăng trầm của văn hóa và lịch sử. Đứng trên bình diện nhân loại, địa danh Trường Sơn Cao Nguyên rất đậm nét, rất giàu dữ kiện, thế mà ít ai quan tâm.
    --oOo--
    Vùng cao nguyên phía Tây (hay còn gọi là Tây Nguyên) của đất nước nầy giàu bản sắc với những nhà sàn, nhà trệt, nhà rông, những nghi lễ bỏ mã, những lễ hội cồng chiêng ăn trâu, những lễ cúng bến nước, lễ mừng cơm mới, những tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng hát, những điệu múa v.v. Các dân tộc tồn tại là nhờ những thứ đó, ngoài thực tế những bữa ăn hằng ngày. Từ Quãng Trị đến Sông Bé, những sinh hoạt âm nhạc dồi dào, phong phú ấy làm sao ai có thể ghi nhận được hết.
    A LƯỚI: NÚI KHÔNG THỂ NGĂN
    Đến thượng nguồn sông Hương, nước bắt đầu cạn dần. Xe bắt đầu lên dốc vất vả, chạy chậm. Nghiêng mình qua cửa sổ, tôi có thể có đủ giây phút nhìn thấy từng đóa hoa sim xinh đẹp vươn mình trong nắng sáng. Có lúc đường đèo cheo leo, chật hẹp. Chỉ cần lơ đễnh một giây cũng có thể đưa chúng tôi xuống thung lũng mù khơi, đi về bên kia thế giới! Lòng tôi bắt đầu lo. Từ mối lo tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào đến lòng phập phòng không biết mình có tìm được âm nhạc hay không. Không ai bảo ai, mọi người trên xe đều lặng im như dồn tất cả tâm trí hỗ trợ cho anh tài xế. Cùng đi trên xe có hai người bạn Huế làm hướng dẫn viên tình nguyện. Các anh ấy rành con đường nầy từ lúc còn nhỏ, và cũng muốn đi cùng, phần để hướng dẫn đường xá, phần để có dịp cùng tìm hiểu văn hóa các dân tộc miền núi A Lưới.
    Hơn nửa ngày đường mới đến nơi, dù khoảng cách chỉ có 65 cây số. A Lưới ở độ cao 1.250 mét. Đến đây bạn sẽ thấy một không gian trải rộng, một cảm giác mông mênh khi nhìn vào sườn núi một bên, bên nầy là vùng cao nguyên khoáng đạt. Không khí cũng bắt đầu thay đổi với nhiệt độ mát mẻ hơn miền kinh kỳ Huế.
    Cuộc lùng kiếm diễn ra một cách sôi động. Chúng tôi hỏi han nhiều người Kinh lẫn Thượng mới định vị trí thôn, xã trên bản đồ. Đâu là những gia đình, những người biết chơi nhạc. Họ có sẵn sàng cho chúng tôi gặp hay không? Nhưng họ là ai? Thuộc dân tộc gì? Những nhạc cụ ra sao? Có còn được gìn giữ hoặc tiếp tục chế tạo hay không? Thanh nhạc hay khí nhạc được xem trọng yếu trong đời sống của họ? Có còn được bao nhiêu người biết chơi nhạc theo truyền thống? Nhạc mới (tân nhạc) có ảnh hưởng gì đến họ hay không? Phong cách trình tấu nhạc ra sao? Âm nhạc của các dân tộc trong vùng có tính đồng nhất hay không? Những điểm giống và khác nhau ra sao? Ngôn ngữ có ảnh hưởng gì đến âm nhạc hay không? v.v. Đấy là một số những vấn đề đặt ra trong lúc nghiên cứu điền dã. Bảng liệt kê sẽ còn rất dài cho thời gian tìm hiểu tận chỗ (fieldwork) cũng như ở thời kỳ hậu nghiên cứu điền dã. Quan điểm nghiên cứu Dân Tộc Nhạc Học của tôi có phần khác với đa số các đồng nghiệp. Tôi chủ trương hòa huyện vào đời sống địa phương, ngoài mặt kỹ thuật và khoa học ra người nghiên cứu còn cần phải có tấm lòng gắn bó với địa phương đó. Bằng vào trái tim, bằng vào sự rung động tình cảm trong âm nhạc và "chất người" của nó sẽ giúp tránh được những định kiến về gía trị âm nhạc của mỗi dân tộc.
    Có ba ngữ hệ lưu truyền ở Trường Sơn Tây Nguyên: Mã Lai - Đa Đảo (Malayo-Polynesian), Môn-Miên (Mon-Khmer), và Nam Á (Austro-Asiatic), trong ấy Mã Lai - Đa Đảo và Môn-Miên là chính. Không biết các nhà ngữ học đã xác định hay chưa, nhưng tôi nghĩ rằng khu vực phía bắc Trường Sơn là địa bàn các dân tộc pha cả hai ngữ hệ Môn-Miên và Nam-Á. Tiếng nói hằng ngày của họ có phần nào gần với tiếng kinh (Việt) và Lào, một loại ngôn ngữ có dấu giọng (tonal language), nghe rất uyển chuyển. Trong lúc hát có nhiều luyến láy như người Việt. Nghe giọng hát của các nghệ nhân tôi có cảm tưởng có sự giao lưu, liên hệ nào đó với đồng bào Lào bên kia Trường Sơn. Tôi nghe như bên nầy hay bên kia, dù núi có cao, không thể ngăn những mạch âm điệu ngầm chảy ngang qua khe núi, khe suối.
    Các dân tộc nơi đây gồm có người Tà-ôi, K''tu, Pa-kô, Pa-hi, và Vân-Kiều. Được biết, người Pa-hi là một dân tộc với dân số nhỏ nhất: chỉ có khoảng 300 người kể cả già trẻ lớn bé, thường sống quanh vùng Bình Điền, Hương Trà. Nhưng họ cũng có âm nhạc và say mê âm nhạc. Các dân tộc ở đây sống qui tụ trong từng thôn riêng biệt. Tuy nhiên, trong những xã mới lập, họ có thể sống chung theo yêu cầu của cuộc sống mới. Dù sao, họ có rất nhiều những chia sẻ trong âm nhạc.
    Lắng nghe điệu tình ca ba bói hay tiếng khèn của dân tộc Pa-kô ta có thấy có một cái gì gần gũi với điệu hát lăm (hay mõ lăm) bên Lào. Về thanh nhạc, họ có hát đơn, hát đôi, hoặc hát đối đáp giữa các nhóm. Làn điệu trữ tình ba bói của người Pa-Kô được phổ biến rộng rãi ngay cả các dân tộc khác. Lời hát thường bày tỏ sự thủy chung chờ đợi của người con gái đến khi gia đình hai bên đồng ý cho lấy nhau. Ngoài ra còn những điệu cha-chấp để tỏ tình chung chung, điệu k''lơi dành cho những bài hát đối đáp nam nữ và điệu ra-roi, hát trong tang lễ. Trong khi ba-bói là thể đơn ca không nhạc đệm (a cappella) hoặc chỉ có tiếng cồng dùng để mở đầu hoặc chấm câu trong lúc hát, điệu k''''lơi và cha-chấp thường có khèn và cập chập chỏa nhỏ phụ họa. Tương tự như hát quan họ, nơi đây ta thấy tính đối ngẫu, sự hấp dẫn của việc trai và gái chọc ghẹo nhau. Tiếng khèn hổ trợ cho làn điệu và tiếng chập chỏa tăng cường, khơi dậy nhịp điệu. Hãy nghe tiếng hát ba-bói trong trẻo, nồng nàn tình cảm của Tazư Tươlr, người con gái Pa-kô duyên dáng, để thấy xúc động theo từng câu hát. Nghĩ rằng, nếu người ta đã yêu mà nghe như thế nầy thì làm sao bỏ cho đành! Dù năm tháng có dài, thì sự đợi chờ vẫn mãi là niềm chờ đợi, thủy chung, và ước mơ sẽ thành sự thật.
    Xin mời nghe bài Ba Bói
    Real Audio
    .mp3 (high quality)
    [​IMG]
    Tiếng đàn ta-lư của đồng bào K''tu ôi nghe sao mà trữ tình không kém tiếng hát. Tương tự như đàn nầy, người Tà-ôi gọi nó là ăm-prê. Chỉ có 2 dây, phím cạn, mà chị Avek Blem trưng bày tình cảm nồng ấm làm sao. Trông giản dị mà âm nhạc có khúc nhặt, khúc khoan, và dùng chuyển hệ (metabole) nghe không chán.
    Trong lúc hát ru (người Pa-kô hay Tà-ôi cũng gọi là "ru" như người Việt), người ta còn đệm một thứ nhạc cụ có âm lượng nhẹ nhàng, khe khẻ, với tiếng kéo cung (tôi gọi là loại âm thanh chảy). Nhạc cụ nầy người ta gọi là abel mà các dân tộc Trung và Nam Tây Nguyên gọi là k''ni (không phải là kơ-ni như nhiều người thường gọi sai. Âm "k" trong tiếng nói Tây Nguyên nghe khá nhẹ). Người Tà-ôi cũng "dụ" con ngủ bằng những hứa hẹn với mức độ khôn ngoan không kém người Kinh: "Ngủ, ngủ, hãy ngủ đi em. Mẹ đang đi làm rẫy và sẽ mang về nhiều bí, khoai; cha đang đi ra sông bắt cá, sẽ mang về nhiều cá cho em ăn ..." Buổi trưa hè trong gió thoảng đưa, tiếng hát nhè nhẹ, dịu dàng hòa lẫn tiếng đàn abel nghe sao mà thanh thoát. Tôi có dịp nghe nhiều bài hát ru trên thế giới trong lúc đi điền dã, nhưng sao cảm giác hôm nay cho thấy tiếng ru thế nầy trên đất nước Việt Nam nghe nó thoát tục, nó "thiền", nó mầu nhiệm làm sao. Quả tình âm nhạc tự nó có tác dụng vào đời sống con người. Chắc nó không cần nhà nghiên cứu như tôi phân tích rườm rà. Giữa cõi tĩnh và cỏi mê, câu hát ru có tác dụng thôi miên. Nó là cầu nối vừa để dụ (cho bí, cho khoai, cho cá, cho tôm v.v.), vừa để tiễn đưa sang bên kia (ngủ đi em), ở cõi hôn mê. Một phương pháp tâm lý hay vô cùng trong dân gian, không cần đòi hỏi ở một nhà Tâm Lý Học, một cố vấn (counselor) để làm việc ấy.
    Xin mời nghe bài Ngày Mùa
    Real Audio
    .mp3 (high quality)
    [​IMG]

    Có hôm rừng núi vang dậy tiếng kèn sừng dê (kalr-giọt agial), kèn sừng trâu (palr ngo), chập chỏa (sal), lục lạc tre (t''''ngát), cồng chiêng, v.v. với đoàn nhạc tồng hợp nhiều sắc dân. Tưng bừng những âm thanh hùng vĩ ấy không còn là biểu tượng của cao nguyên bằng phẳng nữa, mà là của Trường Sơn sừng sững, của vách đá chênh vênh, của một khuôn mặt khác con người mang tính tiến thủ. Nơi đây, Bắc Trường Sơn, những thế hệ cha ông truyền lại một nếp sống cho họ có cả hai mặt nhu và cương.
    Những ngày ấy in đậm nét trong tôi, vì tôi là lữ khách, là người ngoại cuộc đang học hỏi nơi họ nhiều điều rất mới, rất lạ, rất hay và cảm thấy mình hòa vào nhịp đập trái tim của quê hương Pa-kô, Pa-hi, Tà-ôi, K''''tu, và Vân-Kiều.
    (còn tiếp)
    Nguyễn Thuyết Phong
    Hồi ký âm nhạc


    Cảm ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui, từ mỗi lẻ loi

    Được Temely sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 07/09/2003
  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Có lẽ cùng với hai cha con Trần Văn Khê, Trần Quang Hải, ông Nguyễn Thuyết Phong nổi tiếng như 1 người nghiên cứu nhạc dân tộc.
    Trang web của ông : http://www.phong-nguyen.com/
    Mới đây, T đọc được 1 bài viết của ông, đăng trên báo multimedia online Hồn Quê (http://www.honque.com/HQ002/bKhao_ntPhong002a.htm), viết về nhạc Trường Sơn, tiếc là chỉ có phần 1, phần còn tiếp tìm chưa ra, bao giờ ra sẽ đăng tiếp vậy.
    Đọc, cũng hiểu thêm về nhạc tây nguyên. Thích nhất là download MP3 Ba Bói ở đây, chưa "pha chế", còn đậm chất Tây Nguyên nhé, không pha lẫn vào đâu được.
    NHỮNG NGÀY KHÔNG QUÊN
    1. TRƯỜNG SƠN CAO NGUYÊN:

    Nguyễn Thuyết Phong
    Hồi ký âm nhạc

    Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong hiện đang dạy tại trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, USA. Đây là một trong những bài trích ra từ cuốn Hồi Ký Âm Nhạc, gồm những bài viết về kinh nghiệm bản thân cùng cảm tưởng trong suốt quá trình đi đó đây, lên núi xuống biển, từ Bắc chí Nam của ông để sưu tầm về nhạc dân tộc.
    Đọc thêm về ông : http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2001/05/3B9B0D58/ , http://www.vnn.vn/443/2003/4/8745/
    --oOo--
    Trường Sơn là một dải núi trùng điệp, sừng sững giữa trời, đối diện với Biển Đông như một thách thức, đùa giỡn tự ngàn năm. Có khi vững vàng chống đỡ ở phía tây, nơi biên giới Lào Miên. Có lúc nghiêng mình thoai thoải trải dài vềø phía đông ra tiếp giáp với biển, tạo thành một vùng cao nguyên rộng lớn. Nơi đây ẩn chứa một huyền thoại to lớn không những đối với dân Việt mà còn ngay cả đối với nhiều sắc dân cư ngụ nơi đó từ bốn ngàn năm qua.
    Bên nầy hay bên kia những dãy núi xếp hàng uốn khúc, chen lấn nhau, có những dân tộc nói nhiều ngôn ngữ khác nhau; dù cùng một ngữ hệ hay không, vẫn không thể hiểu nhau hết. Dân tộc kinh (tức người Việt) sống hòa lẫn nơi đó cùng họ từ thế kỷ 15 trở đi trong qúa trình nam tiến. Phần lớn Trường Sơn Cao Nguyên được gọi là Trấn Nam kể từ đó. Triều đình Đại Việt tiến hành chính sách "dân tộc hòa đồng" hoặc "tri hành hiệp nhất" đối với người thượng, dưới sự quản trị của các quan viên triều đình nổi tiếng như Võ Tá Hân (th.k. 16), Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Cư Trinh (th.k. 18) v.v. Hiện nay, số người kinh hầu hết sống ở những thị trấn, tỉnh lỵ, hoặc dọc theo các quốc lộ hơn là nông thôn.
    Qua nhiều năm tháng, nhiều chuyến viếng thăm và nghiên cứu, tôi vẫn còn hoài nghi. Hoài nghi kiến thức của tôi về Trường Sơn Cao Nguyên, về những vấn đề then chốt của văn hóa và âm nhạc các dân tộc hết sức đa dạng mà các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn chưa hoàn tất với cái nhìn toàn diện về vùng đất nầy. Riêng đối với thế giới bên ngoài, phần lãnh thổ nầy của nước Việt Nam rất còn xa lạ, thường chỉ được hiểu qua các sách vở thư mục của thời thực dân Pháp, của các cố đạo truyền giáo phương tây, hay của những báo cáo chính trị và quân sự sau các trận chiến đẫm máu, ác liệt.
    Tôi đi giữa thanh bình sau những ngày ấy. Trong làn gió nhẹ đưa qua nắng ấm, tôi thấy một niềm vui khôn tả đang đi trên con đường hết rồi những ngày chiến tranh đau khổ. Cũng con đường nầy, ngày xưa báo chí quốc tế thường gọi tên "đường mòn Hồ Chí Minh" đầy huyền thoại và khủng khiếp.
    Tuy nhiên, hậu qủa của chiến tranh không sớm tan biến. Những vết đạn bom vẫn còn hằng trên vách núi, trên những đồi hoang. Từ sông Hương hiền hòa thơ mộng, tiến lên A Sao, A Lưới, tôi ngậm ngùi, xúc động không ít khi đi ngang qua nơi gọi là Suối Máu. Nhìn quanh tôi còn thấy những lỗ bom đục sâu vào sườn đồi, cỏ cây không thể mọc sau nhiều thập kỷ.
    Những vấn đề di dân, định cư, tập tục, đời sống hằng ngày đòi hỏi nhiều thích nghi khác thường ở một nhà dân tộc nhạc học. Có lúc hướng dẫn cả đoàn nghiên cứu Earthwatch gồm đến 10 - 15 người, nhưng có lúc tôi phải đi riêng. Buôn làng hẻo lánh không cho phép một đoàn người cồng kềnh từ nước ngoài đến, hoặc vì chưa hiểu phong tục tập quán của nhau trước, hoặc vì những lý do tế nhị khác thuộc về hệ qủa của chiến tranh. Tuy nhiên, điều gì nên làm, cần cấp phải làm trước khi những di sản hiếm qúi trên đất nước có thể sẽ biến mất: đi đến tận nơi, tìm tận chỗ, ghi chép, thu băng, lấy hình ảnh từ nhiều góc độ cuộc sống âm nhạc các dân tộc nầy. Quyết tâm trong công tác thời bình ấy có thể nhỏ đối với nhiều người, nhưng là một kế hoạch lớn đối với việc nghiên cứu trong đời tôi. Tôi chưa từng được đặt chân đến đây bao giờ. Trước kia sống gần nó mà không hiểu gì về nó. Thế hệ chúng tôi (những năm 60, 70) ở đại học mà không được hướng dẫn gì về các dân tộc thiểu số, không biết gì về âm nhạc thiểu số và cũng không có điều kiện để nghiên cứu. Ra đến nước ngoài, khi học âm nhạc thế giới mới có dịp quay lại nhìn quê hương mình, muốn tìm như tìm kho tàng vàng ngọc hiếm qúi sắp sửa mất. Vì thế. nay phải làm một cuộc hành trình thật xa (từ bên kia trái đất), với kinh phí rất tốn kém, và phải trải qua nhiều thủ tục để đi vào "vùng đất cấm." Phát biểu trong buổi tuyên dương chúng tôi (72 nhà khoa học điền dã) ở đại học Harvard (1992), tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng và sự nguy cấp của nghiên cứu về Việt Nam, một quốc gia sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá không những về mặt vật chất và sinh mạng mà còn cả một trơiø sáng tạo trí tuệ trong đó nghệ thuật âm nhạc phải được xem là một tổng hợp thi, văn, thính và thị giác.
    Trong chuyến đi nầy, có lúc chúng tôi chỉ ở cách có vài ba cây số biên giới Lào, Miên. Ví như mình có thể gọi to, bên kia người ta có thể nghe. Sườn núi hùng vĩ, sừng sững với màu xanh của lá như thành vách lâu đời, cũng là điểm an nghỉ của nhiều người. Tôi nghe như trong đá, trong cây, trong gió có tiếng ru, tiếng hát, tiếng reo mừng, và tiếng kêu than của nhiều thế hệ. Đó là những chuỗi đời người tiếp nối nhau trong thăng trầm của văn hóa và lịch sử. Đứng trên bình diện nhân loại, địa danh Trường Sơn Cao Nguyên rất đậm nét, rất giàu dữ kiện, thế mà ít ai quan tâm.
    --oOo--
    Vùng cao nguyên phía Tây (hay còn gọi là Tây Nguyên) của đất nước nầy giàu bản sắc với những nhà sàn, nhà trệt, nhà rông, những nghi lễ bỏ mã, những lễ hội cồng chiêng ăn trâu, những lễ cúng bến nước, lễ mừng cơm mới, những tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng hát, những điệu múa v.v. Các dân tộc tồn tại là nhờ những thứ đó, ngoài thực tế những bữa ăn hằng ngày. Từ Quãng Trị đến Sông Bé, những sinh hoạt âm nhạc dồi dào, phong phú ấy làm sao ai có thể ghi nhận được hết.
    A LƯỚI: NÚI KHÔNG THỂ NGĂN
    Đến thượng nguồn sông Hương, nước bắt đầu cạn dần. Xe bắt đầu lên dốc vất vả, chạy chậm. Nghiêng mình qua cửa sổ, tôi có thể có đủ giây phút nhìn thấy từng đóa hoa sim xinh đẹp vươn mình trong nắng sáng. Có lúc đường đèo cheo leo, chật hẹp. Chỉ cần lơ đễnh một giây cũng có thể đưa chúng tôi xuống thung lũng mù khơi, đi về bên kia thế giới! Lòng tôi bắt đầu lo. Từ mối lo tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào đến lòng phập phòng không biết mình có tìm được âm nhạc hay không. Không ai bảo ai, mọi người trên xe đều lặng im như dồn tất cả tâm trí hỗ trợ cho anh tài xế. Cùng đi trên xe có hai người bạn Huế làm hướng dẫn viên tình nguyện. Các anh ấy rành con đường nầy từ lúc còn nhỏ, và cũng muốn đi cùng, phần để hướng dẫn đường xá, phần để có dịp cùng tìm hiểu văn hóa các dân tộc miền núi A Lưới.
    Hơn nửa ngày đường mới đến nơi, dù khoảng cách chỉ có 65 cây số. A Lưới ở độ cao 1.250 mét. Đến đây bạn sẽ thấy một không gian trải rộng, một cảm giác mông mênh khi nhìn vào sườn núi một bên, bên nầy là vùng cao nguyên khoáng đạt. Không khí cũng bắt đầu thay đổi với nhiệt độ mát mẻ hơn miền kinh kỳ Huế.
    Cuộc lùng kiếm diễn ra một cách sôi động. Chúng tôi hỏi han nhiều người Kinh lẫn Thượng mới định vị trí thôn, xã trên bản đồ. Đâu là những gia đình, những người biết chơi nhạc. Họ có sẵn sàng cho chúng tôi gặp hay không? Nhưng họ là ai? Thuộc dân tộc gì? Những nhạc cụ ra sao? Có còn được gìn giữ hoặc tiếp tục chế tạo hay không? Thanh nhạc hay khí nhạc được xem trọng yếu trong đời sống của họ? Có còn được bao nhiêu người biết chơi nhạc theo truyền thống? Nhạc mới (tân nhạc) có ảnh hưởng gì đến họ hay không? Phong cách trình tấu nhạc ra sao? Âm nhạc của các dân tộc trong vùng có tính đồng nhất hay không? Những điểm giống và khác nhau ra sao? Ngôn ngữ có ảnh hưởng gì đến âm nhạc hay không? v.v. Đấy là một số những vấn đề đặt ra trong lúc nghiên cứu điền dã. Bảng liệt kê sẽ còn rất dài cho thời gian tìm hiểu tận chỗ (fieldwork) cũng như ở thời kỳ hậu nghiên cứu điền dã. Quan điểm nghiên cứu Dân Tộc Nhạc Học của tôi có phần khác với đa số các đồng nghiệp. Tôi chủ trương hòa huyện vào đời sống địa phương, ngoài mặt kỹ thuật và khoa học ra người nghiên cứu còn cần phải có tấm lòng gắn bó với địa phương đó. Bằng vào trái tim, bằng vào sự rung động tình cảm trong âm nhạc và "chất người" của nó sẽ giúp tránh được những định kiến về gía trị âm nhạc của mỗi dân tộc.
    Có ba ngữ hệ lưu truyền ở Trường Sơn Tây Nguyên: Mã Lai - Đa Đảo (Malayo-Polynesian), Môn-Miên (Mon-Khmer), và Nam Á (Austro-Asiatic), trong ấy Mã Lai - Đa Đảo và Môn-Miên là chính. Không biết các nhà ngữ học đã xác định hay chưa, nhưng tôi nghĩ rằng khu vực phía bắc Trường Sơn là địa bàn các dân tộc pha cả hai ngữ hệ Môn-Miên và Nam-Á. Tiếng nói hằng ngày của họ có phần nào gần với tiếng kinh (Việt) và Lào, một loại ngôn ngữ có dấu giọng (tonal language), nghe rất uyển chuyển. Trong lúc hát có nhiều luyến láy như người Việt. Nghe giọng hát của các nghệ nhân tôi có cảm tưởng có sự giao lưu, liên hệ nào đó với đồng bào Lào bên kia Trường Sơn. Tôi nghe như bên nầy hay bên kia, dù núi có cao, không thể ngăn những mạch âm điệu ngầm chảy ngang qua khe núi, khe suối.
    Các dân tộc nơi đây gồm có người Tà-ôi, K''tu, Pa-kô, Pa-hi, và Vân-Kiều. Được biết, người Pa-hi là một dân tộc với dân số nhỏ nhất: chỉ có khoảng 300 người kể cả già trẻ lớn bé, thường sống quanh vùng Bình Điền, Hương Trà. Nhưng họ cũng có âm nhạc và say mê âm nhạc. Các dân tộc ở đây sống qui tụ trong từng thôn riêng biệt. Tuy nhiên, trong những xã mới lập, họ có thể sống chung theo yêu cầu của cuộc sống mới. Dù sao, họ có rất nhiều những chia sẻ trong âm nhạc.
    Lắng nghe điệu tình ca ba bói hay tiếng khèn của dân tộc Pa-kô ta có thấy có một cái gì gần gũi với điệu hát lăm (hay mõ lăm) bên Lào. Về thanh nhạc, họ có hát đơn, hát đôi, hoặc hát đối đáp giữa các nhóm. Làn điệu trữ tình ba bói của người Pa-Kô được phổ biến rộng rãi ngay cả các dân tộc khác. Lời hát thường bày tỏ sự thủy chung chờ đợi của người con gái đến khi gia đình hai bên đồng ý cho lấy nhau. Ngoài ra còn những điệu cha-chấp để tỏ tình chung chung, điệu k''lơi dành cho những bài hát đối đáp nam nữ và điệu ra-roi, hát trong tang lễ. Trong khi ba-bói là thể đơn ca không nhạc đệm (a cappella) hoặc chỉ có tiếng cồng dùng để mở đầu hoặc chấm câu trong lúc hát, điệu k''''lơi và cha-chấp thường có khèn và cập chập chỏa nhỏ phụ họa. Tương tự như hát quan họ, nơi đây ta thấy tính đối ngẫu, sự hấp dẫn của việc trai và gái chọc ghẹo nhau. Tiếng khèn hổ trợ cho làn điệu và tiếng chập chỏa tăng cường, khơi dậy nhịp điệu. Hãy nghe tiếng hát ba-bói trong trẻo, nồng nàn tình cảm của Tazư Tươlr, người con gái Pa-kô duyên dáng, để thấy xúc động theo từng câu hát. Nghĩ rằng, nếu người ta đã yêu mà nghe như thế nầy thì làm sao bỏ cho đành! Dù năm tháng có dài, thì sự đợi chờ vẫn mãi là niềm chờ đợi, thủy chung, và ước mơ sẽ thành sự thật.
    Xin mời nghe bài Ba Bói
    Real Audio
    .mp3 (high quality)
    [​IMG]
    Tiếng đàn ta-lư của đồng bào K''tu ôi nghe sao mà trữ tình không kém tiếng hát. Tương tự như đàn nầy, người Tà-ôi gọi nó là ăm-prê. Chỉ có 2 dây, phím cạn, mà chị Avek Blem trưng bày tình cảm nồng ấm làm sao. Trông giản dị mà âm nhạc có khúc nhặt, khúc khoan, và dùng chuyển hệ (metabole) nghe không chán.
    Trong lúc hát ru (người Pa-kô hay Tà-ôi cũng gọi là "ru" như người Việt), người ta còn đệm một thứ nhạc cụ có âm lượng nhẹ nhàng, khe khẻ, với tiếng kéo cung (tôi gọi là loại âm thanh chảy). Nhạc cụ nầy người ta gọi là abel mà các dân tộc Trung và Nam Tây Nguyên gọi là k''ni (không phải là kơ-ni như nhiều người thường gọi sai. Âm "k" trong tiếng nói Tây Nguyên nghe khá nhẹ). Người Tà-ôi cũng "dụ" con ngủ bằng những hứa hẹn với mức độ khôn ngoan không kém người Kinh: "Ngủ, ngủ, hãy ngủ đi em. Mẹ đang đi làm rẫy và sẽ mang về nhiều bí, khoai; cha đang đi ra sông bắt cá, sẽ mang về nhiều cá cho em ăn ..." Buổi trưa hè trong gió thoảng đưa, tiếng hát nhè nhẹ, dịu dàng hòa lẫn tiếng đàn abel nghe sao mà thanh thoát. Tôi có dịp nghe nhiều bài hát ru trên thế giới trong lúc đi điền dã, nhưng sao cảm giác hôm nay cho thấy tiếng ru thế nầy trên đất nước Việt Nam nghe nó thoát tục, nó "thiền", nó mầu nhiệm làm sao. Quả tình âm nhạc tự nó có tác dụng vào đời sống con người. Chắc nó không cần nhà nghiên cứu như tôi phân tích rườm rà. Giữa cõi tĩnh và cỏi mê, câu hát ru có tác dụng thôi miên. Nó là cầu nối vừa để dụ (cho bí, cho khoai, cho cá, cho tôm v.v.), vừa để tiễn đưa sang bên kia (ngủ đi em), ở cõi hôn mê. Một phương pháp tâm lý hay vô cùng trong dân gian, không cần đòi hỏi ở một nhà Tâm Lý Học, một cố vấn (counselor) để làm việc ấy.
    Xin mời nghe bài Ngày Mùa
    Real Audio
    .mp3 (high quality)
    [​IMG]

    Có hôm rừng núi vang dậy tiếng kèn sừng dê (kalr-giọt agial), kèn sừng trâu (palr ngo), chập chỏa (sal), lục lạc tre (t''''ngát), cồng chiêng, v.v. với đoàn nhạc tồng hợp nhiều sắc dân. Tưng bừng những âm thanh hùng vĩ ấy không còn là biểu tượng của cao nguyên bằng phẳng nữa, mà là của Trường Sơn sừng sững, của vách đá chênh vênh, của một khuôn mặt khác con người mang tính tiến thủ. Nơi đây, Bắc Trường Sơn, những thế hệ cha ông truyền lại một nếp sống cho họ có cả hai mặt nhu và cương.
    Những ngày ấy in đậm nét trong tôi, vì tôi là lữ khách, là người ngoại cuộc đang học hỏi nơi họ nhiều điều rất mới, rất lạ, rất hay và cảm thấy mình hòa vào nhịp đập trái tim của quê hương Pa-kô, Pa-hi, Tà-ôi, K''''tu, và Vân-Kiều.
    (còn tiếp)
    Nguyễn Thuyết Phong
    Hồi ký âm nhạc


    Cảm ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui, từ mỗi lẻ loi

    Được Temely sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 07/09/2003
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Một bài viết khác của Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong về nhạc Tây Nguyên :
    Dọc đường Trường Sơn tìm thấy kho tàng âm nhạc
    ______ Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong
    Tựa lưng vào biên giới Lào, Miên, hướng nhìn ra biển cả, một dãy Trường Sơn sừng sửng uy nghi từ hằng nghìn năm nay. Một phần đất nước Việt Năm đấy. Nó trải dài trong tư thế bảo vệ đất nước và con người - con người thuộc nhiều thành phần dân tộc. Từ Quảng Bình đến Sông Bé, có nơi nó tiếp xúc ngay với biển cả, Trường Sơn là xương sống của Việt Nam, trãi ra thành một vùng cao nguyên rộng lớn đến khoảng 50 nghìn cây số vuông.
    Tôi đi dọc Trường Sơn, ngắm nhìn vẻ đẹp của núi và cao nguyên phảng phất trong nhiều bài dân ca các dân tộc. Tôi gặp những buôn làng mà tôi từng mơ ước ao được tiếp cận từ hơn bốn mươi năm nay. Lòng tôi nao nức, tâm trí tôi theo dõi từng lối hoa văn, kiến trúc trên các nhà rông, nhà sàn, nhà dài cùng với đời sống và tâm hồn người dân Trường Sơn - Tây Nguyên. Nơi đây họ có thể đã có mặt từ thời đại đồ đá đến nay quy tụ khoảng 20 sắc dân. Quả tình đây là một số lượng đáng kể trên đất nước Việt Nam. Họ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, tập trung trong hai hệ chính là Mã Lai Ða Ðảo (Malayo-Polynesian) và Môn-Miên (Moon-Khemer). Chính vì yếu tố ngữ hệ nầy mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Trường Sơn là nơi nương tựa an toàn cho các sắc dân từ hải đảo hoặc đất liền đến. Họ đến và tạo dựng một nếp sống, một nền văn hóa và âm nhạc hết sức đặc thù mà lâu nay chúng ta thường quên lãng.
    Ði qua những thung lũng sông Ba, sông Aun xinh đẹp khiến tôi nhớ đến những đêm chong đèn trên nhà sàn nghe nghệ nhân Y Yơn (dân tộc Jarai) hát về nó. Ði qua vùng cao nguyên Madrak trùng điệp, khiến tôi nhớ những bài hát của Y Moan (dân tộc Ê Ðê) trong lần gặp nhau ở Buôn Ma Thuộc. Vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ (ngọn núi cao đến 2598 m) bao quanh là những thôn (buôn, bon hay plei) êm ả hòa theo bài hát (kdor) của các cụ già đối đáp dưới dạng đồng ca, xướng xô, gợi nhớ thời kỳ vài trăm năm trước đây dân tộc Triêng từ Quảng Nam di dân sang Lào rồi trở về lại đất nước mình. Từ những bài hát nồng nàn của cô Ajư Tươi (dân tộc Pakô) vùng A Sao - A Lưới cho đến các nghệ nhân Mnông ở Ðắc Nhau, huyện Bù Ðăng, tất cả làm chấn động các tế bào âm nhạc trong tôi.
    Tuy nhiên, âm nhạc Trường Sơn - Tây Nguyên không chỉ có dân ca (dù có rất nhiều, không thể kể hết), cái hùng tráng và thấm thía nhất của nó còn là cồng chiêng và các nhạc cụ làm bằng tre nứa. Nó thể hiện trong các lễ hội kéo dài hằng ngày. Tiếng cồng chiêng không ngớt trong các lễ mời ông bà đi gieo hạt (samh jơmul), lễ được mùa ăn cơm mới (sa-mớt), lễ bỏ mả (pothi hay brư)... Những đêm quanh đống lửa nge cồng chiêng dân tộc Xtiêng ở Phước Long đến những sáng tinh sương ở E Hleo là nghe những nhịp đập nồng nàn của trái tim tôi hòa theo nó. Cồng chiêng không những của một vài dân tộc mà là của hầu hết các dân tộc cao nguyên và Trường Sơn. Từ những dàn cồng chiêng quy mô của dân tộc Jarai, Êđê, Banar, đến một dân tộc ít dân số nhất như Brâu, tỉnh Kontum. Dân tộc Brâu chỉ trọn vẹn có 253 người sống gần biên giới Lào. Tìm đến dân tộc Brâu tôi phải đi trên quốc lộ 14, ngang qua Ðắc Tô - Tân Cảnh, một địa danh máu lửa thời chiến tranh, làm tôi rùng mình nhớ những câu chuyện bom đạn tàn phá ác liệt. Xuống những thung lũng, lên những ngọn đồi tưởng chừng không thể vượt qua được vì đường xá bị vỡ chưa được tái thiết.
    Tuy dân số ít oi, nhưng cồng chiêng không thể thiếu đối với đồng bào Brâu. Cách đánh chiêng (gọi là chiêng tha) cũng khác hơn tất cả các dân tộc khác ở Ðông Nam á. Hai nghệ nhân ngồi đối diện với nhau trên sàn nhà, hướng mặt về hai chiêng treo từ trần nhà xuống, một người cầm đôi dùi ngắn đánh vào mặt chính của chiêng, người kia cầm đôi dùi dài đến hơn 3 thước mang trên vai, chân đạp vào 2 chiêng khi đánh. Câu chuyện chiêng Brâu làm tôi nhớ mãi. Anh Thao Lăng, người đánh cồng chính, phải chạy bộ từ nhà anh đến nương rẫy bên kia núi trong hơn hai tiếng đồng hồ để mang chiêng về. Thông thường, đi bộ mất bốn tiếng. Theo thông lệ, cồng chiêng là của quí, thường được chôn dấu rất kỹ một nơi nào đó ở rẫy để khi nhàn rỗi, hứng thú mang ra đánh chơi. Lại nữa, thời gian ở rẫy thường kéo dài đến cả tháng, thì đây là phương tiện giải trí duy nhất.
    Trong khi ấy, những dàn cồng chiêng quy mô của dân tộc Jarai, Êđê, Banar... có những chiếc cồng, chiêng mang tên gọi và bài bản khác nhau theo một quy định rõ rệt, chặt chẽ trong cách đánh theo từng hoàn cảnh ứng dụng. Có chiếc trị giá bằng 20 con trâu (theo cách mua bán thời xưa). Dân tộc Êđê đánh cồng chiêng cũng treo từ trần nhà xuống như dân tộc Brâu, nhưng ngồi trên bộ phảng hẹp, dầy, và dài làm từ một thân cây. Cồng (có núm) và chiêng (mặt phẳng) được tựa lên đùi mà đánh. Dân tộc Jarai hay Banar thì thường diễn ngoài trời mang cồng chiêng lên vai và đánh theo điệu nhảy múa có khi hình vòng tròn. Một buổi diễn trong lễ hội thường có rượu cần làm nghi lễ cúng yang (trời) và môi giới cho sự hứng thú tấu nhạc. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên được cấu trúc theo nhóm, từng bè (như dạng polyphony trong nhạc cổ điển Tây phương). Nơi đây cũng có cồng chiêng. Theo thống kê, có khi ở một thôn có đến hơn trăm chiếc. Tiếng cồng chiêng là hơi thở là da thịt của các dân tộc cao nguyên.
    Các nhạc cụ khác hầu hết làm bằng tre nứa, nhưng khôn hạn chế bởi các nhạc cụ thổi (như sáo của dân tộc Kinh). Từ những ống nứa dài ngắn khác nhau trong dàn nhạc đinh tút (thổi vào đầu miệng ống) cho đến các ống klôngpút (vỗ bằng tay lùa hơi vào ống), đinh jơi (bè ống nứa tròn, thổi thẳng vào miệng ống), goong (đàn dây), hay T?Trưng (nhạc gõ)... tất cả là những sáng tạo độc đáo, những âm thanh huyền diệu của âm nhạc Trường Sơn. Tôi tìm thấy quan hệ của nó đối với các dân tộc lục địa và hải đảo Ðông Nam á cũng như Ðại Dương Châu một cách hết sức ngẫu nhiên, tình cờ, và lý thú.Dọc đường Trường Sơn là những ngày tháng lặn lội với ý tưởng sưu tầm vốn quý của các dân tộc hiện sống trên mảnh đất Việt Nam, quê hương tôi. Gần bốn tháng viễn du, mùa mưa lại đến. Ðường xá đi lại khó khăn, trơn trợt, hiểm trở trong lúc vượt suối, lên đồi. Có khi tưởng chừng tai nạn xe cộ có thể xảy ra bất cứ lúc nào hoặc khó có thể trở xuống miền xuôi. Mức độ ghi nhận điền dã có phần chậm lại. Nhưng cũng là dịp tốt để tôi quan sát thêm đồi sống đồng bào hằng ngày trong phạm vi gia đình. Những mẫu chuyện kể trong nhà -- và đặc biệt là nghe kể (khan) trường ca Ðansan và Ðandi - - nối liền quá khứ nghìn năm và hiện tại một cách hết sức sinh động.
    Nhà sàn, nhà đất, nhà rông (mái dẹp và cao vút), nhà dài, rượu cần âm nhạc cồng chiêng, múa, phong tục nghi lễ... là những kinh nghiệm sống và tư duy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nó hết sức quý báu cho riêng tâm hồn tôi và cho nghiên cứu Dân tộc nhạc thế giới. (*) Âm nhạc Trường Sơn - Tây Nguyên là một kho tàng lớn của đất nước Việt Nam mà mảnh ngày tháng của tôi trở nên quá nhỏ bé không thể sưu tầm hết.
    ____________
    (*) Nhà xuất bản âm nhạc White Cliffs Media vừa cho phát hành một đĩa compact sưu tập của tác giả trong chuyến nghiên cứu nầy trong bộ sưu tập 6 đĩa về nhạc Việt Nam mang tựa "Father Mountain & Mother Sea".
    http://www.ivce.org/magazine/ns2/ns6.html
    Cảm ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui, từ mỗi lẻ loi
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Một bài viết khác của Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong về nhạc Tây Nguyên :
    Dọc đường Trường Sơn tìm thấy kho tàng âm nhạc
    ______ Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong
    Tựa lưng vào biên giới Lào, Miên, hướng nhìn ra biển cả, một dãy Trường Sơn sừng sửng uy nghi từ hằng nghìn năm nay. Một phần đất nước Việt Năm đấy. Nó trải dài trong tư thế bảo vệ đất nước và con người - con người thuộc nhiều thành phần dân tộc. Từ Quảng Bình đến Sông Bé, có nơi nó tiếp xúc ngay với biển cả, Trường Sơn là xương sống của Việt Nam, trãi ra thành một vùng cao nguyên rộng lớn đến khoảng 50 nghìn cây số vuông.
    Tôi đi dọc Trường Sơn, ngắm nhìn vẻ đẹp của núi và cao nguyên phảng phất trong nhiều bài dân ca các dân tộc. Tôi gặp những buôn làng mà tôi từng mơ ước ao được tiếp cận từ hơn bốn mươi năm nay. Lòng tôi nao nức, tâm trí tôi theo dõi từng lối hoa văn, kiến trúc trên các nhà rông, nhà sàn, nhà dài cùng với đời sống và tâm hồn người dân Trường Sơn - Tây Nguyên. Nơi đây họ có thể đã có mặt từ thời đại đồ đá đến nay quy tụ khoảng 20 sắc dân. Quả tình đây là một số lượng đáng kể trên đất nước Việt Nam. Họ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, tập trung trong hai hệ chính là Mã Lai Ða Ðảo (Malayo-Polynesian) và Môn-Miên (Moon-Khemer). Chính vì yếu tố ngữ hệ nầy mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Trường Sơn là nơi nương tựa an toàn cho các sắc dân từ hải đảo hoặc đất liền đến. Họ đến và tạo dựng một nếp sống, một nền văn hóa và âm nhạc hết sức đặc thù mà lâu nay chúng ta thường quên lãng.
    Ði qua những thung lũng sông Ba, sông Aun xinh đẹp khiến tôi nhớ đến những đêm chong đèn trên nhà sàn nghe nghệ nhân Y Yơn (dân tộc Jarai) hát về nó. Ði qua vùng cao nguyên Madrak trùng điệp, khiến tôi nhớ những bài hát của Y Moan (dân tộc Ê Ðê) trong lần gặp nhau ở Buôn Ma Thuộc. Vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ (ngọn núi cao đến 2598 m) bao quanh là những thôn (buôn, bon hay plei) êm ả hòa theo bài hát (kdor) của các cụ già đối đáp dưới dạng đồng ca, xướng xô, gợi nhớ thời kỳ vài trăm năm trước đây dân tộc Triêng từ Quảng Nam di dân sang Lào rồi trở về lại đất nước mình. Từ những bài hát nồng nàn của cô Ajư Tươi (dân tộc Pakô) vùng A Sao - A Lưới cho đến các nghệ nhân Mnông ở Ðắc Nhau, huyện Bù Ðăng, tất cả làm chấn động các tế bào âm nhạc trong tôi.
    Tuy nhiên, âm nhạc Trường Sơn - Tây Nguyên không chỉ có dân ca (dù có rất nhiều, không thể kể hết), cái hùng tráng và thấm thía nhất của nó còn là cồng chiêng và các nhạc cụ làm bằng tre nứa. Nó thể hiện trong các lễ hội kéo dài hằng ngày. Tiếng cồng chiêng không ngớt trong các lễ mời ông bà đi gieo hạt (samh jơmul), lễ được mùa ăn cơm mới (sa-mớt), lễ bỏ mả (pothi hay brư)... Những đêm quanh đống lửa nge cồng chiêng dân tộc Xtiêng ở Phước Long đến những sáng tinh sương ở E Hleo là nghe những nhịp đập nồng nàn của trái tim tôi hòa theo nó. Cồng chiêng không những của một vài dân tộc mà là của hầu hết các dân tộc cao nguyên và Trường Sơn. Từ những dàn cồng chiêng quy mô của dân tộc Jarai, Êđê, Banar, đến một dân tộc ít dân số nhất như Brâu, tỉnh Kontum. Dân tộc Brâu chỉ trọn vẹn có 253 người sống gần biên giới Lào. Tìm đến dân tộc Brâu tôi phải đi trên quốc lộ 14, ngang qua Ðắc Tô - Tân Cảnh, một địa danh máu lửa thời chiến tranh, làm tôi rùng mình nhớ những câu chuyện bom đạn tàn phá ác liệt. Xuống những thung lũng, lên những ngọn đồi tưởng chừng không thể vượt qua được vì đường xá bị vỡ chưa được tái thiết.
    Tuy dân số ít oi, nhưng cồng chiêng không thể thiếu đối với đồng bào Brâu. Cách đánh chiêng (gọi là chiêng tha) cũng khác hơn tất cả các dân tộc khác ở Ðông Nam á. Hai nghệ nhân ngồi đối diện với nhau trên sàn nhà, hướng mặt về hai chiêng treo từ trần nhà xuống, một người cầm đôi dùi ngắn đánh vào mặt chính của chiêng, người kia cầm đôi dùi dài đến hơn 3 thước mang trên vai, chân đạp vào 2 chiêng khi đánh. Câu chuyện chiêng Brâu làm tôi nhớ mãi. Anh Thao Lăng, người đánh cồng chính, phải chạy bộ từ nhà anh đến nương rẫy bên kia núi trong hơn hai tiếng đồng hồ để mang chiêng về. Thông thường, đi bộ mất bốn tiếng. Theo thông lệ, cồng chiêng là của quí, thường được chôn dấu rất kỹ một nơi nào đó ở rẫy để khi nhàn rỗi, hứng thú mang ra đánh chơi. Lại nữa, thời gian ở rẫy thường kéo dài đến cả tháng, thì đây là phương tiện giải trí duy nhất.
    Trong khi ấy, những dàn cồng chiêng quy mô của dân tộc Jarai, Êđê, Banar... có những chiếc cồng, chiêng mang tên gọi và bài bản khác nhau theo một quy định rõ rệt, chặt chẽ trong cách đánh theo từng hoàn cảnh ứng dụng. Có chiếc trị giá bằng 20 con trâu (theo cách mua bán thời xưa). Dân tộc Êđê đánh cồng chiêng cũng treo từ trần nhà xuống như dân tộc Brâu, nhưng ngồi trên bộ phảng hẹp, dầy, và dài làm từ một thân cây. Cồng (có núm) và chiêng (mặt phẳng) được tựa lên đùi mà đánh. Dân tộc Jarai hay Banar thì thường diễn ngoài trời mang cồng chiêng lên vai và đánh theo điệu nhảy múa có khi hình vòng tròn. Một buổi diễn trong lễ hội thường có rượu cần làm nghi lễ cúng yang (trời) và môi giới cho sự hứng thú tấu nhạc. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên được cấu trúc theo nhóm, từng bè (như dạng polyphony trong nhạc cổ điển Tây phương). Nơi đây cũng có cồng chiêng. Theo thống kê, có khi ở một thôn có đến hơn trăm chiếc. Tiếng cồng chiêng là hơi thở là da thịt của các dân tộc cao nguyên.
    Các nhạc cụ khác hầu hết làm bằng tre nứa, nhưng khôn hạn chế bởi các nhạc cụ thổi (như sáo của dân tộc Kinh). Từ những ống nứa dài ngắn khác nhau trong dàn nhạc đinh tút (thổi vào đầu miệng ống) cho đến các ống klôngpút (vỗ bằng tay lùa hơi vào ống), đinh jơi (bè ống nứa tròn, thổi thẳng vào miệng ống), goong (đàn dây), hay T?Trưng (nhạc gõ)... tất cả là những sáng tạo độc đáo, những âm thanh huyền diệu của âm nhạc Trường Sơn. Tôi tìm thấy quan hệ của nó đối với các dân tộc lục địa và hải đảo Ðông Nam á cũng như Ðại Dương Châu một cách hết sức ngẫu nhiên, tình cờ, và lý thú.Dọc đường Trường Sơn là những ngày tháng lặn lội với ý tưởng sưu tầm vốn quý của các dân tộc hiện sống trên mảnh đất Việt Nam, quê hương tôi. Gần bốn tháng viễn du, mùa mưa lại đến. Ðường xá đi lại khó khăn, trơn trợt, hiểm trở trong lúc vượt suối, lên đồi. Có khi tưởng chừng tai nạn xe cộ có thể xảy ra bất cứ lúc nào hoặc khó có thể trở xuống miền xuôi. Mức độ ghi nhận điền dã có phần chậm lại. Nhưng cũng là dịp tốt để tôi quan sát thêm đồi sống đồng bào hằng ngày trong phạm vi gia đình. Những mẫu chuyện kể trong nhà -- và đặc biệt là nghe kể (khan) trường ca Ðansan và Ðandi - - nối liền quá khứ nghìn năm và hiện tại một cách hết sức sinh động.
    Nhà sàn, nhà đất, nhà rông (mái dẹp và cao vút), nhà dài, rượu cần âm nhạc cồng chiêng, múa, phong tục nghi lễ... là những kinh nghiệm sống và tư duy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nó hết sức quý báu cho riêng tâm hồn tôi và cho nghiên cứu Dân tộc nhạc thế giới. (*) Âm nhạc Trường Sơn - Tây Nguyên là một kho tàng lớn của đất nước Việt Nam mà mảnh ngày tháng của tôi trở nên quá nhỏ bé không thể sưu tầm hết.
    ____________
    (*) Nhà xuất bản âm nhạc White Cliffs Media vừa cho phát hành một đĩa compact sưu tập của tác giả trong chuyến nghiên cứu nầy trong bộ sưu tập 6 đĩa về nhạc Việt Nam mang tựa "Father Mountain & Mother Sea".
    http://www.ivce.org/magazine/ns2/ns6.html
    Cảm ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui, từ mỗi lẻ loi
  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bài này có trên website của Đài tiếng nói Việt Nam, tiếng hát của Thanh Lam những ngày xưa xửa xừa xưa, cũng thích ra phết... Giọng hát mộc mạc, đúng chuẩn từng nốt luôn. Tớ dạo này đang kết Thanh Lam nữa, nên tìm được bài này coi như lãi gấp đôi....
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  9. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bài này có trên website của Đài tiếng nói Việt Nam, tiếng hát của Thanh Lam những ngày xưa xửa xừa xưa, cũng thích ra phết... Giọng hát mộc mạc, đúng chuẩn từng nốt luôn. Tớ dạo này đang kết Thanh Lam nữa, nên tìm được bài này coi như lãi gấp đôi....
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  10. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Tặng bài viết của Temely 5*... một trò hơi trẻ con so với những gì Temely đã làm được...
    Cảm ơn công phu của Temely về 2 bài vừa đăng. Chắc sẽ còn được cảm ơn Temely nhiều nữa đấy...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

Chia sẻ trang này