1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Tặng bài viết của Temely 5*... một trò hơi trẻ con so với những gì Temely đã làm được...
    Cảm ơn công phu của Temely về 2 bài vừa đăng. Chắc sẽ còn được cảm ơn Temely nhiều nữa đấy...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tượng Mồ
    Nhạc Sĩ: Văn Công Hùng

    Chiều như lửa đốt lòng nhau
    Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người
    Đã đành hồn sẽ rong chơi
    Đã đành xác đã tơi bời gió sương
    Mà còn đây nỗi vấn vương
    Mà còn đây nhớ với thương một đời
    Nỗi đau khóc chẳng thành lời
    Lặn vào thớ gỗ ru người, người ơi
    Hoang sơ
    Chiều rót tràn vai
    Ché và chiêng
    Và đầy vơi rượu cần
    Nằm đây một nắm xương tàn
    Đứng đây tượng hát một ngàn lời yêu
    Chiều ơi chiều
    Chiều ơi chiều
    Cho tôi cùng hát tình yêu một đời

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tượng Mồ
    Nhạc Sĩ: Văn Công Hùng

    Chiều như lửa đốt lòng nhau
    Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người
    Đã đành hồn sẽ rong chơi
    Đã đành xác đã tơi bời gió sương
    Mà còn đây nỗi vấn vương
    Mà còn đây nhớ với thương một đời
    Nỗi đau khóc chẳng thành lời
    Lặn vào thớ gỗ ru người, người ơi
    Hoang sơ
    Chiều rót tràn vai
    Ché và chiêng
    Và đầy vơi rượu cần
    Nằm đây một nắm xương tàn
    Đứng đây tượng hát một ngàn lời yêu
    Chiều ơi chiều
    Chiều ơi chiều
    Cho tôi cùng hát tình yêu một đời

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đôi Mắt Pleiku ( Lời 2 )
    Nhạc Sĩ: Nguyễn Cường

    Xin được hát theo con tim
    Giấc mơ đẹp nhất tôi đi tìm
    Mơ đắm chìm vào đôi mắt ấy
    Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy.
    Những gì mê say đưa tôi tới đây
    Gió ngàn cao nguyên sương buông tóc mây
    Mắt em một chiều Pleiku xa xôi
    Vẫy gọi mặt trời cao nguyên lên ngôi...
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đôi Mắt Pleiku ( Lời 2 )
    Nhạc Sĩ: Nguyễn Cường

    Xin được hát theo con tim
    Giấc mơ đẹp nhất tôi đi tìm
    Mơ đắm chìm vào đôi mắt ấy
    Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy.
    Những gì mê say đưa tôi tới đây
    Gió ngàn cao nguyên sương buông tóc mây
    Mắt em một chiều Pleiku xa xôi
    Vẫy gọi mặt trời cao nguyên lên ngôi...
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đào Huy Quyền
    Tây Nguyên Đương Đại

    Nếu coi văn hóa vật chất của các dân cư Tây Nguyên là một thực tế của nền văn hóa lúa khô, nương rẫy cao nguyên, thì văn hóa tinh thần nói chung và âm nhạc nói riêng đang hoạt động một cách tích cực trong thực tế ấy. Âm nhạc như một yếu tố cấu thành, không thể thiếu được của cuộc sống trong suốt tiến trình lịch sử. Đặc biệt trong xã hội đương đại, nó vẫn là một nhu cầu như cơm ăn, nước uống của con người vậy. Có thể đưa ra một nhận xét rằng:
    Nhân loại sắp bước sang thế kỷ 21, nhưng các dân cư bản địa Tây Nguyên vẫn còn bảo lưu được một kho tàng âm nhạc (cả nhạc hát lẫn nhạc đàn) rất phong phú và nguyên sơ. Các nhà nghiên cứu đã xếp âm nhạc của họ vào loại âm nhạc thời khuyết sử.
    Ở lĩnh vực nhạc khí: Nghiên cứu kỹ chúng ta thấy chúng đã được con người sáng tạo nên theo tiến trình tiến hóa của lịch sử con người. Nhạc khí Tây Nguyên thuộc nhiều loại, nhiều nhóm và được chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau. Loại đầu tiên được chế tác hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên như: Tre, nứa, gỗ, đá, vỏ bầu, dây rừng, sừng trâu, bò...; loại thứ hai được chế tác kết hợp giữa chất liệu thiên nhiên với kim loại; loại thứ ba là hoàn toàn bằng kim loại như: đồng, gang, chì, sắt...
    Các loại nhạc khí được chế tác bằng chất liệu của thiên nhiên chắc chắn đã có lịch sử lâu đời, bởi khi con người còn sống phụ thuộc vào thiên nhiên hoang sơ, các nhạc khí thô sơ ấy cũng có thể lấy từ thiên nhiên. Những nhạc khí này bắt nguồn từ lao động nguyên thủy như: săn bắt, đào củ rừng, mò tôm cá ở sông suối... nói cách khác, do nhu cầu của cuộc sống phải lao động để sinh tồn, đã ra đời một số nhạc cụ để phục vụ lao động. Những dụng cụ ấy dần dần trở thành nhạc khí, ví dụ: Khi đi gieo hạt, hạt giống được bỏ vào ống nứa khi hạt giống hết người ta dốc ngược ống đổ xuống đất để các hạt còn sót lại rơi ra. Động tác tự nhiên này tạo nên một âm thanh ấm áp và dần dần trở thành nhạc khí như: Goong tốc lốc, Goong teng leng; nhiều loại nhạc khí khác như: T?Trưng, Kông Pút... cũng nhờ vào kinh nghiệm tương tự mà ra đời. Khi đi săn thú rừng, người thợ săn cần những tiếng động lạ để làm tín hiệu thúc giục chó săn tấn công vào đối phương, đồng bào đã dùng sừng bò, sừng dê rừng để làm kèn phục vụ cho việc săn bắt. Ngày nay gọi là kèn sừng bò, kèn kêu thú... Đặc biệt, hiện nay đàn Khinh Khung là một thứ nhạc cụ cổ sơ nhất còn bảo lưu được đầy đủ những yếu tố của nhạc rừng. Đàn Khing Khung ban đầu là những mảnh đá hay ống tre, nứa, lò ô... treo lơ lửng trên nương rẫy, bên bờ suối để đuổi chim thú phá hoại mùa màng, nhờ vào sức nước. Những âm thanh phát ra từ những vật treo lơ lửng nói trên là cha đẻ của đàn Khing Khung, mà các nhà nghiên cứu âm nhạc đã gọi là "Dàn nhạc nước". Chính đàn Khing Khung là cơ sở cho việc ra đời đàn "Thạch cầm" (đàn đá) và được các nhà nghiên cứu nhạc học xếp vào loại các nhạc cụ thời khuyết sử. Nó là khởi sự của loài người khi biết biểu lộ tình cảm bằng âm thanh (âm nhạc).
    Các loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên có nhiều loại và nhiều nhóm khác nhau, căn cứ vào chất lượng chế tác, màu âm, hình thức và phương pháp diễn tấu... có thể phân chia các loại nhạc khí Tây Nguyên được chế tác bằng chất liệu thiên nhiên làm các nhóm sau:
    a. Nhóm nhạc khí gõ: Goong teng leng, Goong tốc lốc, Tol Alao, T?Trưng, Khing Khung, Trống (đùng đong, đăng...)
    b. Nhóm nhạc khí thổi hơi: Kèn lá, Kèn kêu thú, Sáo Ala, Kèn Tơ nốt, Kèn Tơdiép, Kèn Alát, Klông Pút, Sáo Hol, Đinh Pi, Đinh Năm, Đinh Tút, Kèn Avơng, Sáo Pi, Tơ Pơl..
    c. Nhóm nhạc khí dây: Goong Đe
    Các nhạc khí được chế tác kết hợp giữa chất liệu của thiên nhiên với kim loại như sắt, đồng gồm có: Brõh, Kơ Ni, Tinh ninh (goong).
    Nói đến nhạc khí có chất liệu hoàn toàn bằng kim loại, có lẽ không ở đâu trên đất nước ta có nhiều và đa dạng như ở Tây Nguyên. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk là những vùng văn hóa còn lưu lại một kho tàng nhạc khí được chế tác hoàn toàn bằng kim loại rất đồ sộ, đó là cồng chiêng. Bên cạnh cồng chiêng còn có lục lạc, chập chõa (Rang rai, Ha kam). Mỗi vùng mỗi dân tộc đều có các loại nhạc chiêng của dân tộc mình và đặc biệt khác nhau ở biên chế, phương pháp, mục đích và phạm vi sử dụng. Đó là các bộ chiêng: T?TRum, M?TNhum, So, Avơng, L Náring, Vang, Vâm, Hơđứk, Kaná, Lào, Mong meng, Tuk, K?TĐo, Sa... Kho tàng nhạc khí nói trên đã ra đời và tồn tại vượt xa điều kiện của cơ sử kinh tế xã hội đương thời. Ngoài chức năng là nhạc khí, cồng chiêng còn biểu hiện sự giàu có và niềm tự hào của mỗi gia đình và cộng đồng. Bởi âm thanh của chúng không đơn thuần chỉ là tín hiệu âm nhạc mà còn là "Ngôn ngữ" của con người dùng để giao tiếp với thế giới siêu nhiên. Thực tế cho thấy trong xã hội đương đại, các dân tộc Tây Nguyên thông qua nghệ thuật sử dụng cồng chiêng, qua độ vang tiết tấu và âm sắc của từng loại mà mọi người thêm hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết thương yêu nhau, cùng vượt qua những thử thách gian nan. Cồng chiêng biểu hiện niềm vui, nỗi buồn, lòng yêu thương, căm giận, tinh thần đoàn kết, bất khuất kiên cường và thượng võ - Đồng thời còn biểu hiện cho sự giàu có, sự hùng mạnh và chiến thắng của các dân tộc Tây Nguyên.

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đào Huy Quyền
    Tây Nguyên Đương Đại

    Nếu coi văn hóa vật chất của các dân cư Tây Nguyên là một thực tế của nền văn hóa lúa khô, nương rẫy cao nguyên, thì văn hóa tinh thần nói chung và âm nhạc nói riêng đang hoạt động một cách tích cực trong thực tế ấy. Âm nhạc như một yếu tố cấu thành, không thể thiếu được của cuộc sống trong suốt tiến trình lịch sử. Đặc biệt trong xã hội đương đại, nó vẫn là một nhu cầu như cơm ăn, nước uống của con người vậy. Có thể đưa ra một nhận xét rằng:
    Nhân loại sắp bước sang thế kỷ 21, nhưng các dân cư bản địa Tây Nguyên vẫn còn bảo lưu được một kho tàng âm nhạc (cả nhạc hát lẫn nhạc đàn) rất phong phú và nguyên sơ. Các nhà nghiên cứu đã xếp âm nhạc của họ vào loại âm nhạc thời khuyết sử.
    Ở lĩnh vực nhạc khí: Nghiên cứu kỹ chúng ta thấy chúng đã được con người sáng tạo nên theo tiến trình tiến hóa của lịch sử con người. Nhạc khí Tây Nguyên thuộc nhiều loại, nhiều nhóm và được chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau. Loại đầu tiên được chế tác hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên như: Tre, nứa, gỗ, đá, vỏ bầu, dây rừng, sừng trâu, bò...; loại thứ hai được chế tác kết hợp giữa chất liệu thiên nhiên với kim loại; loại thứ ba là hoàn toàn bằng kim loại như: đồng, gang, chì, sắt...
    Các loại nhạc khí được chế tác bằng chất liệu của thiên nhiên chắc chắn đã có lịch sử lâu đời, bởi khi con người còn sống phụ thuộc vào thiên nhiên hoang sơ, các nhạc khí thô sơ ấy cũng có thể lấy từ thiên nhiên. Những nhạc khí này bắt nguồn từ lao động nguyên thủy như: săn bắt, đào củ rừng, mò tôm cá ở sông suối... nói cách khác, do nhu cầu của cuộc sống phải lao động để sinh tồn, đã ra đời một số nhạc cụ để phục vụ lao động. Những dụng cụ ấy dần dần trở thành nhạc khí, ví dụ: Khi đi gieo hạt, hạt giống được bỏ vào ống nứa khi hạt giống hết người ta dốc ngược ống đổ xuống đất để các hạt còn sót lại rơi ra. Động tác tự nhiên này tạo nên một âm thanh ấm áp và dần dần trở thành nhạc khí như: Goong tốc lốc, Goong teng leng; nhiều loại nhạc khí khác như: T?Trưng, Kông Pút... cũng nhờ vào kinh nghiệm tương tự mà ra đời. Khi đi săn thú rừng, người thợ săn cần những tiếng động lạ để làm tín hiệu thúc giục chó săn tấn công vào đối phương, đồng bào đã dùng sừng bò, sừng dê rừng để làm kèn phục vụ cho việc săn bắt. Ngày nay gọi là kèn sừng bò, kèn kêu thú... Đặc biệt, hiện nay đàn Khinh Khung là một thứ nhạc cụ cổ sơ nhất còn bảo lưu được đầy đủ những yếu tố của nhạc rừng. Đàn Khing Khung ban đầu là những mảnh đá hay ống tre, nứa, lò ô... treo lơ lửng trên nương rẫy, bên bờ suối để đuổi chim thú phá hoại mùa màng, nhờ vào sức nước. Những âm thanh phát ra từ những vật treo lơ lửng nói trên là cha đẻ của đàn Khing Khung, mà các nhà nghiên cứu âm nhạc đã gọi là "Dàn nhạc nước". Chính đàn Khing Khung là cơ sở cho việc ra đời đàn "Thạch cầm" (đàn đá) và được các nhà nghiên cứu nhạc học xếp vào loại các nhạc cụ thời khuyết sử. Nó là khởi sự của loài người khi biết biểu lộ tình cảm bằng âm thanh (âm nhạc).
    Các loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên có nhiều loại và nhiều nhóm khác nhau, căn cứ vào chất lượng chế tác, màu âm, hình thức và phương pháp diễn tấu... có thể phân chia các loại nhạc khí Tây Nguyên được chế tác bằng chất liệu thiên nhiên làm các nhóm sau:
    a. Nhóm nhạc khí gõ: Goong teng leng, Goong tốc lốc, Tol Alao, T?Trưng, Khing Khung, Trống (đùng đong, đăng...)
    b. Nhóm nhạc khí thổi hơi: Kèn lá, Kèn kêu thú, Sáo Ala, Kèn Tơ nốt, Kèn Tơdiép, Kèn Alát, Klông Pút, Sáo Hol, Đinh Pi, Đinh Năm, Đinh Tút, Kèn Avơng, Sáo Pi, Tơ Pơl..
    c. Nhóm nhạc khí dây: Goong Đe
    Các nhạc khí được chế tác kết hợp giữa chất liệu của thiên nhiên với kim loại như sắt, đồng gồm có: Brõh, Kơ Ni, Tinh ninh (goong).
    Nói đến nhạc khí có chất liệu hoàn toàn bằng kim loại, có lẽ không ở đâu trên đất nước ta có nhiều và đa dạng như ở Tây Nguyên. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk là những vùng văn hóa còn lưu lại một kho tàng nhạc khí được chế tác hoàn toàn bằng kim loại rất đồ sộ, đó là cồng chiêng. Bên cạnh cồng chiêng còn có lục lạc, chập chõa (Rang rai, Ha kam). Mỗi vùng mỗi dân tộc đều có các loại nhạc chiêng của dân tộc mình và đặc biệt khác nhau ở biên chế, phương pháp, mục đích và phạm vi sử dụng. Đó là các bộ chiêng: T?TRum, M?TNhum, So, Avơng, L Náring, Vang, Vâm, Hơđứk, Kaná, Lào, Mong meng, Tuk, K?TĐo, Sa... Kho tàng nhạc khí nói trên đã ra đời và tồn tại vượt xa điều kiện của cơ sử kinh tế xã hội đương thời. Ngoài chức năng là nhạc khí, cồng chiêng còn biểu hiện sự giàu có và niềm tự hào của mỗi gia đình và cộng đồng. Bởi âm thanh của chúng không đơn thuần chỉ là tín hiệu âm nhạc mà còn là "Ngôn ngữ" của con người dùng để giao tiếp với thế giới siêu nhiên. Thực tế cho thấy trong xã hội đương đại, các dân tộc Tây Nguyên thông qua nghệ thuật sử dụng cồng chiêng, qua độ vang tiết tấu và âm sắc của từng loại mà mọi người thêm hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết thương yêu nhau, cùng vượt qua những thử thách gian nan. Cồng chiêng biểu hiện niềm vui, nỗi buồn, lòng yêu thương, căm giận, tinh thần đoàn kết, bất khuất kiên cường và thượng võ - Đồng thời còn biểu hiện cho sự giàu có, sự hùng mạnh và chiến thắng của các dân tộc Tây Nguyên.

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ở lĩnh vực nhạc hát (dân ca) cũng đã thể hiện khá rõ nét sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật với cuộc sống, trải qua nhiều biến cố dồn dập của lịch sử nhưng nhiều loại dân ca vẫn ra đời và đi theo con người từ thế hệ này sang thế hệ khác, mặc dù lúc ấy đồng bào chưa có chữ để ghi chép lại thành văn. Cũng như văn học dân gian, dân ca đã mang theo trong hành trang giữa sự chuyển giao các thế hệ bằng hình thức truyền miệng, một nhà nghiên cứu âm nhạc Tây Nguyên đã nhận xét rằng: "Dân ca của các dân tộc Tây Nguyên là những điệu hát huyền thoại được kết dệt từ ngàn xưa và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó mô phỏng tiếng vang vọng của núi rừng, tiếng gió lách qua chòm lá, tiếng chim hót, tiếng suối reo, tiếng thác đổ ào ào... Vì vậy, âm điệu của những bài ca nghe thì thầm, nhè nhẹ như gió thoảng, lá rơi, như tiếng thì thầm của tâm hồn con người trên miền cao nguyên huyền thoại".
    Nếu xét về thang âm, điệu thức thì dân ca Tây Nguyên có đủ các thể từ thang 3 bậc âm đến 4, 5, 6 và 7 bậc âm. Tuy nhiên dân ca Tây Nguyên chủ yếu dùng điệu thức 5 bậc âm (có hoặc không có bản âm tùy theo từng dân tộc).
    Nếu xét về yếu tố nội dung trong dân ca của các dân tộc Jarai, Bahnar ta thấy mỗi bài hát là một trang sử sinh động ghi lại những tư tưởng, tình cảm của con người qua nhiều thế hệ - khi đánh giá về giá trị thể loại này, Lênin đã cho đó là "Một tài liệu nghiên cứu rất hay về nguyện vọng và ý muốn của nhân dân. Đó là một sáng tạo thực sự của nhân dân, sự sáng tạo ấy là rất quan trọng, rất cần thiết cho chúng ta nghiên cứu tâm lý nhân dân ngày nay" (Lênin nói về thơ ca).
    Nội dung dân ca chứa đựng rất nhiều yếu tố của cuộc sống đời thường như tình yêu đôi lứa, ca ngợi buôn làng, ca ngợi những chàng trai anh dũng, có sức khỏe phi thường chiến đấu chống lại cái ác để bảo vệ buôn làng, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp. Có bài còn dùng để khẩn cầu các thần linh làm cho mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, con người thoát khỏi bệnh dịch... Nội dung nói trên biểu hiện qua nhiều thể loại dân ca lao động, dân ca phong tục tập quán, dân ca nghi lễ tín ngưỡng, v.v... và v.v...
    Trong dân ca phần giai điệu, làn điệu, nét nhạc hoặc giọng cũng giữ một vai trò quan trọng - Nó thể hiện tình cảm của con người mà ngày xưa đã được chia ra làm 7 thứ tình cảm: vui mừng, tức giận, buồn rầu, thỏa thích, thương yêu, căm ghét và ước muốn.
    Dân ca Tây Nguyên có hai loại:
    1. Loại đơn giản mang tính chất hát như nói, ngân nga hoặc giai điệu tiến hành chỉ có 2 hoặc 3 âm. Loại âm này thường gặp ở những bài ca rất cổ.
    2. Loại phức tạp hơn, nó không còn mang tính sơ lược như trên mà đạt tới trình độ khá cao. Hình tượng âm nhạc, các quảng âm đã phong phú, đa dạng song vẫn giữ được mối quan hệ chặt chẽ, tính tương quan, sự hài hòa giữa lời ca và âm nhạc. Chắc rằng loại thứ hai đã ra đời sau và phát huy tính kế thừa của loại dân ca đơn giản ban đầu. Đa số những bài dân ca trong cả hai nhóm trên đều sử dụng nhịp 2/4; 2/2; 4/4 cho đến những nhịp phức tạp hơn như ắ; 3/8...
    Dân ca Tây Nguyên cũng có nhiều hình thức như: hát đơn, hát tập thể, hát kể chuyện trường ca (Khan của người Ê-Đê, Hơ-ri Jơrai, Hơ-mon Bahnar ), hát múa, hát đợi chờ, hát giao duyên (đối đáp), hát ru, hát đồng giao (hát trò chơi con trẻ), v.v...
    Như vậy các loại nhạc khí và dân ca nói trên có thể đại diện cho các tầng văn hóa. Mỗi tầng văn hóa ấy chứng minh cho sự tiến hóa của con người nơi đây. Có điều đáng lưu ý là các tầng văn hóa mới lại không làm lấp đi tầng văn hóa cũ - Tây Nguyên đương đại vẫn còn nguyên vẹn cả các tầng văn hóa xa xưa mà nhìn vào các nhạc cụ và những bài ca chúng ta có thể đoán tuổi của chúng, ít nhất cũng cách thời đại chúng ta khoảng 3-4 nghìn năm như: Đàn đá (Thạch cầm), Goong teng leng, Goong tốc lốc, Dinh tút, Cồng chiêng... sự hiện diện của kho tàng âm nhạc nói riêng và văn hóa tinh thần nói chung trong đời sống các cư dân bản địa tây Nguyên trong xã hội đương đại giữa sự bùng nổ thông tin và thời đại tin học phát triển là điều kiện chúng ta không khỏi quan tâm. Mặt khác, văn hóa ngoại lai vẫn như những đợt sóng vỗ vào bến bờ văn hóa các dân tộc chúng ta. Đặc biệt trong cơ chế thị trường, các tầng văn hóa cũ rất dễ bị lu mờ bởi sức mạnh và đặc thù cũng như phương tiện phổ cập hiện đại của nền văn hóa mới. Nhiều lúc văn hóa truyền thống bị tấn công chao đảo nhưng nó vẫn còn đó, rất riêng, rất bản sắc mà không dễ gì có thể hòa tan. Điều ấy chứng tỏ sự trường cửu của nghệ thuật dân gian Tây Nguyên. Âm nhạc Tây Nguyên đương đại mà vẫn hiện rõ quá khứ xa xưa. Đó là một tài sản vô cùng quí giá mà các thế hệ chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn..... âm nhạc Tây Nguyên đã và sẽ góp phần quan trọng làm phong phú thêm kho tàng âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
    Nhạc sĩ Đào Huy Quyền
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ở lĩnh vực nhạc hát (dân ca) cũng đã thể hiện khá rõ nét sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật với cuộc sống, trải qua nhiều biến cố dồn dập của lịch sử nhưng nhiều loại dân ca vẫn ra đời và đi theo con người từ thế hệ này sang thế hệ khác, mặc dù lúc ấy đồng bào chưa có chữ để ghi chép lại thành văn. Cũng như văn học dân gian, dân ca đã mang theo trong hành trang giữa sự chuyển giao các thế hệ bằng hình thức truyền miệng, một nhà nghiên cứu âm nhạc Tây Nguyên đã nhận xét rằng: "Dân ca của các dân tộc Tây Nguyên là những điệu hát huyền thoại được kết dệt từ ngàn xưa và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó mô phỏng tiếng vang vọng của núi rừng, tiếng gió lách qua chòm lá, tiếng chim hót, tiếng suối reo, tiếng thác đổ ào ào... Vì vậy, âm điệu của những bài ca nghe thì thầm, nhè nhẹ như gió thoảng, lá rơi, như tiếng thì thầm của tâm hồn con người trên miền cao nguyên huyền thoại".
    Nếu xét về thang âm, điệu thức thì dân ca Tây Nguyên có đủ các thể từ thang 3 bậc âm đến 4, 5, 6 và 7 bậc âm. Tuy nhiên dân ca Tây Nguyên chủ yếu dùng điệu thức 5 bậc âm (có hoặc không có bản âm tùy theo từng dân tộc).
    Nếu xét về yếu tố nội dung trong dân ca của các dân tộc Jarai, Bahnar ta thấy mỗi bài hát là một trang sử sinh động ghi lại những tư tưởng, tình cảm của con người qua nhiều thế hệ - khi đánh giá về giá trị thể loại này, Lênin đã cho đó là "Một tài liệu nghiên cứu rất hay về nguyện vọng và ý muốn của nhân dân. Đó là một sáng tạo thực sự của nhân dân, sự sáng tạo ấy là rất quan trọng, rất cần thiết cho chúng ta nghiên cứu tâm lý nhân dân ngày nay" (Lênin nói về thơ ca).
    Nội dung dân ca chứa đựng rất nhiều yếu tố của cuộc sống đời thường như tình yêu đôi lứa, ca ngợi buôn làng, ca ngợi những chàng trai anh dũng, có sức khỏe phi thường chiến đấu chống lại cái ác để bảo vệ buôn làng, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp. Có bài còn dùng để khẩn cầu các thần linh làm cho mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, con người thoát khỏi bệnh dịch... Nội dung nói trên biểu hiện qua nhiều thể loại dân ca lao động, dân ca phong tục tập quán, dân ca nghi lễ tín ngưỡng, v.v... và v.v...
    Trong dân ca phần giai điệu, làn điệu, nét nhạc hoặc giọng cũng giữ một vai trò quan trọng - Nó thể hiện tình cảm của con người mà ngày xưa đã được chia ra làm 7 thứ tình cảm: vui mừng, tức giận, buồn rầu, thỏa thích, thương yêu, căm ghét và ước muốn.
    Dân ca Tây Nguyên có hai loại:
    1. Loại đơn giản mang tính chất hát như nói, ngân nga hoặc giai điệu tiến hành chỉ có 2 hoặc 3 âm. Loại âm này thường gặp ở những bài ca rất cổ.
    2. Loại phức tạp hơn, nó không còn mang tính sơ lược như trên mà đạt tới trình độ khá cao. Hình tượng âm nhạc, các quảng âm đã phong phú, đa dạng song vẫn giữ được mối quan hệ chặt chẽ, tính tương quan, sự hài hòa giữa lời ca và âm nhạc. Chắc rằng loại thứ hai đã ra đời sau và phát huy tính kế thừa của loại dân ca đơn giản ban đầu. Đa số những bài dân ca trong cả hai nhóm trên đều sử dụng nhịp 2/4; 2/2; 4/4 cho đến những nhịp phức tạp hơn như ắ; 3/8...
    Dân ca Tây Nguyên cũng có nhiều hình thức như: hát đơn, hát tập thể, hát kể chuyện trường ca (Khan của người Ê-Đê, Hơ-ri Jơrai, Hơ-mon Bahnar ), hát múa, hát đợi chờ, hát giao duyên (đối đáp), hát ru, hát đồng giao (hát trò chơi con trẻ), v.v...
    Như vậy các loại nhạc khí và dân ca nói trên có thể đại diện cho các tầng văn hóa. Mỗi tầng văn hóa ấy chứng minh cho sự tiến hóa của con người nơi đây. Có điều đáng lưu ý là các tầng văn hóa mới lại không làm lấp đi tầng văn hóa cũ - Tây Nguyên đương đại vẫn còn nguyên vẹn cả các tầng văn hóa xa xưa mà nhìn vào các nhạc cụ và những bài ca chúng ta có thể đoán tuổi của chúng, ít nhất cũng cách thời đại chúng ta khoảng 3-4 nghìn năm như: Đàn đá (Thạch cầm), Goong teng leng, Goong tốc lốc, Dinh tút, Cồng chiêng... sự hiện diện của kho tàng âm nhạc nói riêng và văn hóa tinh thần nói chung trong đời sống các cư dân bản địa tây Nguyên trong xã hội đương đại giữa sự bùng nổ thông tin và thời đại tin học phát triển là điều kiện chúng ta không khỏi quan tâm. Mặt khác, văn hóa ngoại lai vẫn như những đợt sóng vỗ vào bến bờ văn hóa các dân tộc chúng ta. Đặc biệt trong cơ chế thị trường, các tầng văn hóa cũ rất dễ bị lu mờ bởi sức mạnh và đặc thù cũng như phương tiện phổ cập hiện đại của nền văn hóa mới. Nhiều lúc văn hóa truyền thống bị tấn công chao đảo nhưng nó vẫn còn đó, rất riêng, rất bản sắc mà không dễ gì có thể hòa tan. Điều ấy chứng tỏ sự trường cửu của nghệ thuật dân gian Tây Nguyên. Âm nhạc Tây Nguyên đương đại mà vẫn hiện rõ quá khứ xa xưa. Đó là một tài sản vô cùng quí giá mà các thế hệ chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn..... âm nhạc Tây Nguyên đã và sẽ góp phần quan trọng làm phong phú thêm kho tàng âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
    Nhạc sĩ Đào Huy Quyền
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này