1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. QuanKhanhTrinh

    QuanKhanhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu ý bác gà madking muốn nói gì? Hắn chả hiểu tí ti nào hết. Làm ơn nói rõ ra xem nào? Chỗ hắn khúc mắc đang là cha-k-lay gì gì đó. Còn dân tộc Raglay là chính xác rồi. Khỏi phải bàn cãi gì nữa
  2. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Gà hoang, trêu chị hả? oánh chết chừ .
    Thống nhất thế này, cả hai ông đều đúng. Dân tộc Raglay và ơi Daklay ... là đỉnh núi đã được nói trong bài hát ( k phải cha-k-lay nhé).
    Nhân tiện chị chép lại bài về cây đàn cha phi ( đã có ở trên nhưng làm biếng kiếm trang để link )
    Đồng bào dân tộc Raglay ở Ninh Thuận có đàn đá Bác Ái, một loại nhạc cụ độc đáo từ cổ xưa để lại, trong các lễ hội dân gian người ta còn dùng Mã La để phụ họa cho múa, cho hát, nhưng có lẽ độc đáo hơn cả là đàn Cha Py, một loại nhạc cụ bằng ống bương (tre) được các nghệ nhân người Raglai chế tác và chơi trong các lễ hội dân gian, nhất là trong các ngày lễ tết của đồng bào dân tộc như: lễ bỏ mả, lễ lúa mới, lễ xuống đồng, Tết Nguyên Đán... Các cụ già Raglai kể cha Py là loại đàn của người nghèo, vì lẽ một chiếc đàn Mã La cổ loại tốt phải đổi bằng một con trâu hoặc hai con bò, một bộ Mã La hoàn chỉnh phải từ 9 đến 12 chiếc, còn Cha Py thì ngược lại, chỉ một ngày đi rừng tìm tre to về làm là hôm sau có thể chơi được rồi mà chẳng khác nào một bộ Mã thu nhỏ.
    Đàn Cha Py của đồng bào Raglay độc đáo ở chỗ khi nghệ nhân đàn lên ta nghe như có suối chảy róc rách, như có tiếng đàn Tơ Rưng, nghe kỹ như là đàn đá, nhắm mắt lại ta mường tượng như 8, 9 thanh niên đang chơi Mã La vậy.
    Hình thù đàn Cha Py đơn giản chỉ là một ống tre to, người nghệ nhân tách vỏ tre lên là dây, sau đó họ vót miếng tre thật nhẵn nhét vào giữa hai sợ dây song song, cứ như thế người ta làm từ 5 đến 8 miếng tre, tùy theo vùng, ở Bác ái thì có 8 miếng. Khi chơi người nghệ nhân áp một đầu ống vào bụng, dùng hai hai vừa nâng đàn vừa lấy các ngón tay bật vào các miếng tre, miếng tre rung lên trên hai sợi vỏ tre phát thành tiếng nhạc độc đáo. Ở Bác Ái (Ninh Thuật) đồng bào Raglay thường dùng vào các ngày lễ, ngày tết, hầu hết đồng bào đều biết chơi đàn này. Ngày nay, đàn Cha Py không còn bó gọn trong cộng đồng người Raglai nữa mà tiếng vang của nó đã lan ra toàn quốc và quốc tế.
    Mùa xuân năm 1993, để chuẩn bị cho chuyến lưu diễn ở Bắc Âu của Nhóm Du ca đồng nội, Đoàn nhạc sĩ Tp. Hồ Chí Minh về điền dã tại Bác Aái gồm có Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, đặc biệt có Trần Tiến, trưởng nhóm Du ca. Mục đích của chuyến đi này của Trần Tiến là tìm bằng được chiếc tù và Tây Nguyên. Tôi (tác giả) được cử đi sưu tầm, đến xóm Đá, xã Trà Cổ, Bác ái, nghỉ chân bên đường, tôi phát hiện trong nhà một đồng bào có một ống tre đặc biệt, chúng tôi yêu cầu chủ nhà đàn cho nghe thử một bài, qua máy ghi âm phát ra tiếng rất hay, không ai cho đó là tiếng một ống tre... Do sự độc đáo của cây đàn, nghệ sĩ Trần Tiến đã mua lại cây đàn. Vài ngày sau anh về thành phố, anh đã tập cho nhóm du ca và đem đi diễn ở các nước Bắc Âu, đàn ống tre Việt Nam đã được bạn bè quốc tế hoan nghênh, Đoàn Ca múa Ninh Thuận đã dàn dựng tiết mục múa hát Tình yêu Cha Py do Trần Tiến sáng tác, được hội diễn toàn quốc đánh gia cao. Đàn Cha Py đã được chuyên nghiệp hóa nhờ âm thanh điện tử.
    Cứ tết đến, mùa xuân về, bên bếp lửa hồng, người già uống rượu cần, con trai đánh đàn Cha Py, con gái múa sanh tiền, cùng với Mã La phụ họa tạo nên một không khí hội hè vui tươi đến thâu canh suốt sáng. Cứ mỗi dịp như thế, con trai bắt được vợ, con gái bắt được chồng, bởi tiếng đàng Cha Py của người con trai làm bối rối người con gái, điệu múa của người con gái làm xiêu lòng người con trai... Cứ như thế, mùa xuân ngày tết ở buôn (làng) người Raglay kéo dài bất tận như tiếng đàn Cha Py vậy...

  3. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Gà hoang, trêu chị hả? oánh chết chừ .
    Thống nhất thế này, cả hai ông đều đúng. Dân tộc Raglay và ơi Daklay ... là đỉnh núi đã được nói trong bài hát ( k phải cha-k-lay nhé).
    Nhân tiện chị chép lại bài về cây đàn cha phi ( đã có ở trên nhưng làm biếng kiếm trang để link )
    Đồng bào dân tộc Raglay ở Ninh Thuận có đàn đá Bác Ái, một loại nhạc cụ độc đáo từ cổ xưa để lại, trong các lễ hội dân gian người ta còn dùng Mã La để phụ họa cho múa, cho hát, nhưng có lẽ độc đáo hơn cả là đàn Cha Py, một loại nhạc cụ bằng ống bương (tre) được các nghệ nhân người Raglai chế tác và chơi trong các lễ hội dân gian, nhất là trong các ngày lễ tết của đồng bào dân tộc như: lễ bỏ mả, lễ lúa mới, lễ xuống đồng, Tết Nguyên Đán... Các cụ già Raglai kể cha Py là loại đàn của người nghèo, vì lẽ một chiếc đàn Mã La cổ loại tốt phải đổi bằng một con trâu hoặc hai con bò, một bộ Mã La hoàn chỉnh phải từ 9 đến 12 chiếc, còn Cha Py thì ngược lại, chỉ một ngày đi rừng tìm tre to về làm là hôm sau có thể chơi được rồi mà chẳng khác nào một bộ Mã thu nhỏ.
    Đàn Cha Py của đồng bào Raglay độc đáo ở chỗ khi nghệ nhân đàn lên ta nghe như có suối chảy róc rách, như có tiếng đàn Tơ Rưng, nghe kỹ như là đàn đá, nhắm mắt lại ta mường tượng như 8, 9 thanh niên đang chơi Mã La vậy.
    Hình thù đàn Cha Py đơn giản chỉ là một ống tre to, người nghệ nhân tách vỏ tre lên là dây, sau đó họ vót miếng tre thật nhẵn nhét vào giữa hai sợ dây song song, cứ như thế người ta làm từ 5 đến 8 miếng tre, tùy theo vùng, ở Bác ái thì có 8 miếng. Khi chơi người nghệ nhân áp một đầu ống vào bụng, dùng hai hai vừa nâng đàn vừa lấy các ngón tay bật vào các miếng tre, miếng tre rung lên trên hai sợi vỏ tre phát thành tiếng nhạc độc đáo. Ở Bác Ái (Ninh Thuật) đồng bào Raglay thường dùng vào các ngày lễ, ngày tết, hầu hết đồng bào đều biết chơi đàn này. Ngày nay, đàn Cha Py không còn bó gọn trong cộng đồng người Raglai nữa mà tiếng vang của nó đã lan ra toàn quốc và quốc tế.
    Mùa xuân năm 1993, để chuẩn bị cho chuyến lưu diễn ở Bắc Âu của Nhóm Du ca đồng nội, Đoàn nhạc sĩ Tp. Hồ Chí Minh về điền dã tại Bác Aái gồm có Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, đặc biệt có Trần Tiến, trưởng nhóm Du ca. Mục đích của chuyến đi này của Trần Tiến là tìm bằng được chiếc tù và Tây Nguyên. Tôi (tác giả) được cử đi sưu tầm, đến xóm Đá, xã Trà Cổ, Bác ái, nghỉ chân bên đường, tôi phát hiện trong nhà một đồng bào có một ống tre đặc biệt, chúng tôi yêu cầu chủ nhà đàn cho nghe thử một bài, qua máy ghi âm phát ra tiếng rất hay, không ai cho đó là tiếng một ống tre... Do sự độc đáo của cây đàn, nghệ sĩ Trần Tiến đã mua lại cây đàn. Vài ngày sau anh về thành phố, anh đã tập cho nhóm du ca và đem đi diễn ở các nước Bắc Âu, đàn ống tre Việt Nam đã được bạn bè quốc tế hoan nghênh, Đoàn Ca múa Ninh Thuận đã dàn dựng tiết mục múa hát Tình yêu Cha Py do Trần Tiến sáng tác, được hội diễn toàn quốc đánh gia cao. Đàn Cha Py đã được chuyên nghiệp hóa nhờ âm thanh điện tử.
    Cứ tết đến, mùa xuân về, bên bếp lửa hồng, người già uống rượu cần, con trai đánh đàn Cha Py, con gái múa sanh tiền, cùng với Mã La phụ họa tạo nên một không khí hội hè vui tươi đến thâu canh suốt sáng. Cứ mỗi dịp như thế, con trai bắt được vợ, con gái bắt được chồng, bởi tiếng đàng Cha Py của người con trai làm bối rối người con gái, điệu múa của người con gái làm xiêu lòng người con trai... Cứ như thế, mùa xuân ngày tết ở buôn (làng) người Raglay kéo dài bất tận như tiếng đàn Cha Py vậy...

  4. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    LỜI CÂY ĐÀN ĐÁ
    Nhạc: Linh Nga Niek Dam
    Phỏng thơ Lê Giang
    Tâm sự nào gửi đá chờ ai vỗ cánh ch''rao mềm khúc nhạc.
    Anh đưa em đi nghe lời đá hát.
    Tâm sự nào gửi đá chờ ai thay ta nói lời tình tự
    Cho em đi bên anh nói lời hạnh phúc
    Cho em đi bên anh hòa theo đá hát....
    Dạt dào là tiếng sóng xô
    mênh mông dìu dặt câu hò.
    Trầm hùng là tiếng nước non
    trong veo hai tiếng thủy chung đợi chờ.
    Rộn ràng là tiếng bé thơ
    bâng khuâng làn điệu dân ca
    vi vu mây núi bàng hoàng cỏ cây.
    Nỉ non đàn đá ngân nga tháng ngày.
    .......
    Cho em đi bên anh nghe lời đá bồn chồn
    nghe cội nguồn trầm bổng những hoàng hôn.
    T''tư............................T''rư.....................................
  5. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    LỜI CÂY ĐÀN ĐÁ
    Nhạc: Linh Nga Niek Dam
    Phỏng thơ Lê Giang
    Tâm sự nào gửi đá chờ ai vỗ cánh ch''rao mềm khúc nhạc.
    Anh đưa em đi nghe lời đá hát.
    Tâm sự nào gửi đá chờ ai thay ta nói lời tình tự
    Cho em đi bên anh nói lời hạnh phúc
    Cho em đi bên anh hòa theo đá hát....
    Dạt dào là tiếng sóng xô
    mênh mông dìu dặt câu hò.
    Trầm hùng là tiếng nước non
    trong veo hai tiếng thủy chung đợi chờ.
    Rộn ràng là tiếng bé thơ
    bâng khuâng làn điệu dân ca
    vi vu mây núi bàng hoàng cỏ cây.
    Nỉ non đàn đá ngân nga tháng ngày.
    .......
    Cho em đi bên anh nghe lời đá bồn chồn
    nghe cội nguồn trầm bổng những hoàng hôn.
    T''tư............................T''rư.....................................
  6. xitrum83

    xitrum83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Chà, Bác Ái ở ngay Bên bờ ao nhà mình mà đến giờ mới biết . Nghe chị kể về đàn Cha Py hay quá cơ, hôm nào em phải đi thực tế một chuyến để nghe tiếng đàn Cha Py và biết đâu nhờ vậy mà bắt được chồng nữa , hihi, chị đến Bác Ái lần nào chưa, khi nào có dịp đến Ninh Thuận đi nghe đàn Cha Py cùng em nha .
  7. xitrum83

    xitrum83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Chà, Bác Ái ở ngay Bên bờ ao nhà mình mà đến giờ mới biết . Nghe chị kể về đàn Cha Py hay quá cơ, hôm nào em phải đi thực tế một chuyến để nghe tiếng đàn Cha Py và biết đâu nhờ vậy mà bắt được chồng nữa , hihi, chị đến Bác Ái lần nào chưa, khi nào có dịp đến Ninh Thuận đi nghe đàn Cha Py cùng em nha .
  8. leanhtuan2108

    leanhtuan2108 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn tất cả các bác, chủ đề này hay cóa xá...
    Chả nhẽ lại khen 100 lần nữa cho bài vít mình dài ra, ngượng cóa
  9. leanhtuan2108

    leanhtuan2108 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn tất cả các bác, chủ đề này hay cóa xá...
    Chả nhẽ lại khen 100 lần nữa cho bài vít mình dài ra, ngượng cóa
  10. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Chà, Bác Ái ở ngay Bên bờ ao nhà mình mà đến giờ mới biết . Nghe chị kể về đàn Cha Py hay quá cơ, hôm nào em phải đi thực tế một chuyến để nghe tiếng đàn Cha Py và biết đâu nhờ vậy mà bắt được chồng nữa , hihi, chị đến Bác Ái lần nào chưa, khi nào có dịp đến Ninh Thuận đi nghe đàn Cha Py cùng em nha .
    [[/QUOTE]
    Chị sẽ đến Ninh Thuận nghe đàn ChaPy cùng em, rồi sẽ còn cùng em chân trần đi miên man trên bãi biển nữa bé Sóc nhé.

Chia sẻ trang này