1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    Nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa và tiếng sáo chơi vơi




    [​IMG] Bấm vào đây để nghe hoặc download tiết mục phát thanh này hoặc ở đây (hơi chậm)
    [​IMG]
    Thưa quý vị, đêm thứ Bảy vừa qua (20-03-2004) tại vùng ngoại vi Hoa Thịnh Ðốn, bạn hữu của nghệ sĩ thổi sáo Nguyễn Ðình Nghĩa đã tổ chức một chương trình nhạc thính phòng để góp tiền trợ giúp ông đang lâm trọng bệnh.
    Buổi trình diễn đặc biệt này có sự góp mặt đầy tình nghệ sĩ của nữ danh ca Ý Lan và nhạc sĩ Hoàng Thi Thi nổi tiếng về ngón dương cầm.
    Trong tiết trời còn lạnh dù đã bước vào xuân, đồng hương trong vùng và những người hằng yêu mến tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa kéo đến tham dự rất đông. Quý vị cao niên và trung niên hẳn chưa quên hồi còn ở trong nước, đã bao lần lặng nghe tiếng sáo trầm bổng của Nguyễn Đình Nghĩa trong những chương trình thi ca.
    Tiếng sáo đượm tình dân tộc, đặc biệt là với những bản mang âm điệu núi rừng. Tiếng sáo có khi nghe đứt cả ruột gan như trong bài ?oĐoạn trường khúc?, có lúc mượt mà lướt thướt, có lúc thì như mưa rào, nhưng có lúc lại dữ dội như giông bão. Tiếng sáo mà nhạc sĩ Phạm Duy gọi là ?otiếng sáo thần?.
    ?oThần triều?... (audio clip)
    Quý vị đang nghe tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa trong bài ?oThần triều? do ông sáng tác.
    Nguyễn Đình Nghĩa sinh năm 1940 tại Saigon. Từ nhỏ đã thích sáo nên tự học. Năm 20 tuổi, đã sáng tác một số nhạc bản. Bước vào sinh hoạt âm nhạc là tại phòng trà Anh Vũ. Kế đến, cộng tác với đài phát thanh trong các chương trình thi ca.
    Sau đó, vào Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương và bắt đầu đi trình diễn trên khắp bốn vùng chiến thuật. Cũng được đi các nước như Thái Lan, Mã Lai, Philippin, Pháp trình diễn trong các nhóm nghệ sĩ đại diện quốc gia.
    Nguyễn Đình Nghĩa còn xuất bản cuốn dạy thổi sáo, tái bản cả chục lần. Dịch hai quyển "Tự học Harmonica? của Pháp ra tiếng Việt. Đến năm gần 30 tuổi thì đóng phim "Đời võ sĩ" và phim "Đời phóng viên". Rồi phát hành băng nhạc, sản xuất sáo trúc... . Vào các năm đầu thập niên 1970 thì dạy Quốc Nhạc tại Đại Học Vạn Hạnh.
    Sau đây, mời quý vị nghe Nguyễn Đình Nghĩa độc tấu sáo trúc trong bài ?oLý qua đèo?
    ?oLý qua đèo? ...(audio clip)
    Tiêu sĩ Nguyễn Đình Nghĩa cũng dùng những nốt láy luyến để thể hiện tiếng chim Bongkle, loài chim trong vùng thượng du nước ta - mời quý vị nghe tiếng sáo tiểu, tức sáo Piccolo.
    ?oChim Bongkle? ...(audio clip)
    Trong những chuyến lên vùng cao nguyên trình diễn, tiếng đàn T?Trưng của sắc dân thiểu số đã lôi cuốn người nhạc sĩ này. Để tâm nghiên cứu, Nguyễn Đình Nghĩa sáng tác ra một số nhạc bản với âm điệu miền núi rừng như bài ?oNgày hội lập buôn? sau đây do hai con gái của ông là Đoan Trang và Nam Phương song tấu đàn T?Trưng.
    ?oNgày hội lập buôn?? (audio clip)
    Sau mười năm nghiên cứu, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa đã biến chiếc đàn T?Trưng thô sơ của dân cao nguyên, thành cây đàn T?Trưng với 52 ống tre, tức là có âm vực lớn, với những nốt trầm có khả năng trình bày nhạc cổ điển tây phương.
    Ông cũng cải tiến cây sáo 6 lỗ thành 11 hay 16 lỗ, có thể thổi được các bản nhạc cổ điển phương tây. Mời quý vị nghe bản ?oSerenade? của Schubert do Nguyễn Đình Nghĩa độc tấu đàn T?Trưng.
    ?oSerenade? ... (audio clip)
    Nguyễn Đình Nghĩa cũng tìm tòi trong kho âm nhạc xứ Nhật và biến chế cây sáo Insen của họ cho gọn nhỏ lại. Sau đây là bản ?oSakura? do Nguyễn Đình Nghĩa trình bày, một tay thổi sáo Insen, tay kia đánh đàn T?Trưng.
    ?oSakura? ... (audio clip)
    Sau biến cố năm 1975, Nguyễn Đình Nghĩa quay sang nghiên cứu về nhạc cụ. Tới tháng 7 năm 1984 thì ông cùng vợ con sang Hoa Kỳ, định cư tại tiểu bang Maryland. Đàn con 5 đứa đã khôn lớn và theo gót cha để trở nên các nhạc sĩ tài hoa.
    Ban nhạc gia đình Nguyễn đình Nghĩa từng trình diễn tại các viện âm nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, các trường đại học, trung tâm giáo dục, các cộng đồng, hội chợ quốc tế, và tại hàng trăm hí viện ở Mỹ và Canada.
    Tới đâu, lối trình tấu đặc thù của gia đình nghệ sĩ này cũng gây sự thích thú lẫn thán phục, và được khán giả tán thưởng nhiệt liệt.
    Nguyễn đình Nghĩa từng được giới chức bang Maryland trao tặng giải thưởng về trình tấu nhạc cụ dân tộc, vào các năm 1994, 1998, 2000 và 2002.
    Ngoài sáo và đàn T?Trưng, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa còn sử dụng đàn bầu, đàn tranh, và trống ta. Về sau này thì Nguyễn Đình Nghĩa sáng tác nhạc thiền và đã phát hành một cuốn CD trong đó có bản ?oCầu vòng và thác nước?. Lời cũng do ông viết và hát như sau
    ?oCầu vòng và thác nước? ... (audio clip)
    Vào ngày 11 tháng 5 năm ngoái (2003), trong khi trình diễn tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Hoa Kỳ (American History of Nature Museum) ở New York, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa bị đột quỵ rồi hôn mê suốt mấy tháng trời. Vợ ông phải nghỉ làm để túc trực bên giường bệnh.
    Nay, ông có các lúc tỉnh nhưng vẫn yếu lắm. Có lẽ không thể tiếp tục được các việc đang làm dở dang là cuốn CD thứ hai về Thiền, cây đàn T?Trưng cộng hưởng, và cái đàn đá. Nói chi đến thực hiện điều mà ông hằng ấp ủ là tạo chiếc đàn lửa. Tuy nhiên, các con ông sẽ không bỏ dở con đường âm nhạc mà ba chúng đã dẫn trước. Đến đây, chúng ta phải ghi nhận rằng nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa đã có công cải tiến nhạc cụ Việt Nam, phát huy nhạc dân tộc, nhất là nhạc cao nguyên, và đem ra giới thiệu với khán thính giả nước ngoài.
    ?oHẹn hò? (sáo mèo) ... (audio clip)
    Trở lại với buổi trình diễn vừa qua, vào cuối chương trình, hai con trai thứ của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa lên tiếng thay cho toàn thể gia đình, cám ơn lòng ưu ái của quý vị khán giả, cám ơn thiện ý của ban tổ chức và các nghệ sĩ.
    Mọi người ra về trong sự thương cảm, và thầm cầu mong người nhạc sĩ tài hoa chóng phục hồi sức khỏe để tiếng sáo ấy còn cất lên bên các con, cho người vợ hiền được nghe lại như hằng ước nguyện.
    ?oHẹn hò? ? (audio clip)
     
    Thy Nga (Radio RFA) phát thanh ngày 22-03-2004
     



    Và dưới đây là trích đoạn 1 bài viết của Phan Nhật Nam về NS Nguyễn Đình Nghĩa :
    ........... Và chuyện thần thoại được thực hiện lần thứ hai. ........ Ở miền núi, tiếp xúc với những người sắc tộc Bahnar, H''mong, Rhadé... Nghĩa dần khám phá ra khối lượng nhạc khí độc đáo, kỳ ảo của họ, với cây đàn T''rưng, nhạc khí gõ sơ khởi vỏn vẹn năm ống tre, đầu mắc vào cột, một người ngồi giữ giây, một người gõ. Người Bahnar (vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi chạy qua Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuộc xuống Bình Long, Nam bộ) chỉ vận dụng được một cung năm ngũ âm đơn giản để dùng trong việc liên lạc, mời gọi họp bạn hoặc các buổi tế lễ như hạ trâu, cưới xin, mở cửa mả. Năm 1978, có mặt trong buổi liên hoan âm nhạc đồng bào sắc tộc Việt Nam tại Nha Trang, Nghĩa nẩy ra ý nghĩ khi nghe đàn T''rưng cải tiến (từ một nhạc công người Nam đem ra Bắc năm 1954). Ðàn T''rưng cải tiến thành cung Mi trưởng, có đầy đủ một hợp âm bát độ giúp Nghĩa có so sánh: "Nếu chỉ với một ống sáo nhỏ bé anh đã tạo nên hằng hà âm giai, âm sắc biến hóa kỳ ảo, thì huống gì đây những năm ống tre, cũng từ tre, trúc mà ra thôi". Anh gọt không phải hằng chục, hằng trăm, hàng ngàn, mà hằng chục ngàn ống tre... Chọn lọc, nấu luộc, phơi nắng, cất giữ để có những ống tre tối ưu - Ðể buồng hơi (chambre à air) tạo nên âm thanh tuyệt đối thuần túy - Một cung cộng hưởng tối đa. Căn nhà của anh trở nên một rừng tre nhân tạo tua tủa những ống tre. Từng ngày với từng ống tre được gọt theo từng 1/5, 1/10 milimetre một... Năm 1981, Nghĩa hoàn tất chiếc đàn T''rưng đồ sộ gồm 27 ống có khả năng tiết tấu bốn bát độ. Ngoài ra, anh phải cậy đến một sáng kiến khác của người Nhật Watanabé, nhạc sĩ này đã tìm ra một "gam vô tình" cũng có thể gọi là "gam mềm" sau khi gắn vào thêm hai ống. Chiếc đàn 29 ống hoàn chỉnh. ..........Nguyễn Ðình Nghĩa được chính phủ Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chấp nhận Người nghệ sĩ Miền Nam này là một tài năng đích thực. Tài sản lớn của tất cả Việt Nam.........
    (.......)
    Nhưng chuyện thần kỳ của Nguyễn Ðình Nghĩa không dừng lại ở đấy, ở Việt Nam. Anh đến Canada năm 1984; tháng Giêng 1987 nhân dịp Tết Việt Nam, anh xuất hiện ở phòng hòa tấu Ðại học Toronto và liên tục trình diễn qua các cơ sở văn hóa, giáo dục vùng Ðông-Bắc nước Mỹ. Anh không đứng trên sân khấu một mình. Sau lưng, và hai bên anh bây giờ đã có toàn thể khối lực hỗ trợ... Những Ðoan Trang, Nam Phương, Nguyễn Ðình Nghị, và tiếp theo, Nguyễn Ðình Hòa và Chiến. Ðây không còn là những đứa bé trèo lên vai, bám lên cổ anh ở hai mươi năm trước, mà đã là người thiếu nữ Việt Nam làm sống động âm thanh khắc khoải gờn gợn của Ðộc Huyền (Nam Phương); người dựng lại khối âm thanh rực rỡ của Thập Lục (Ðoan Trang), và những cây guitar điện kỳ ảo, sống động, giàn trống hào hùng với Nghị, Hòa, Chiến... Tất cả đã hòa nhịp cùng chiếc đàn T''rưng đồ sộ 29 ống của Nghĩa hiện thực nên điều - Âm nhạc với nhạc khí cổ truyền Dân Tộc Việt Nam là một thế giới kỳ diệu do từ nội dung sâu lắng, phong cách, kỹ thuật trình diễn điêu luyện tế vi.
    Buổi trình diễn ngày 2/6/1994, tại Thính Ðường Carnegie Hall, Ðại học Kỹ Thuật New York là một xác chứng về câu chuyện có vẻ không thực của một gia đình tên gọi Nguyễn Ðình Nghĩa. Vì sau gần trăm năm thành lập, phòng hòa âm ấy chỉ dành riêng để các bậc thầy trình diễn về các bậc thầy, những Beethoven, Mozart, Wagner... Nhưng nguồn sống động làm phấn khởi, thúc dục tôi viết nên bài này không phải là giải thưởng của Thống Ðốc Tiểu bang Maryland về "Nghệ Sĩ Ðộc Tấu Xuất Sắc" năm 1994 mà Nghĩa vừa nhận được hôm 12 tháng Sáu tại Baltimore. Có một điều gì cao quý và sâu xa hơn. Ðấy là dự định mà tôi tin chắc Nghĩa sẽ thực hiện được - Làm sống lại Beethoven, Tchaikovsky, Debussy... Bằng lửa. Với lửa. Nghĩa là Nghĩa sẽ tái cấu trúc, hoàn chỉnh lại cây "Ðàn Lửa" của người Vân Kiều (vùng núi Bạch Mã, Cầu Hai, Thừa Thiên), một loại đàn đã bị thất truyền và không người có khả năng khôi phục. Lửa sẽ được đốt lên (tất nhiên từ một hệ thống lò ga thay vì lửa trại, lửa rừng), chuyền hơi nóng qua những ống tre lớn, do Nghĩa đã nắm được cấu trúc từng tế bào tre, trúc. Và những hợp tấu khúc lớn của các bậc thầy sẽ được dựng nên, bừng dậy như ánh lửa chập chùng hằng cháy sáng từ ngày khai sinh sự sống trần gian.
    (........)
     
    Phan Nhật Nam (1994) (trích Câu Chuyện Bắt Đầu Từ Một Đêm Trăng)
    Nguồn : www.xuquang.com


    * bài viết khác về NS Nguyễn Đình Nghĩa : Nguyễn Đình Nghĩa : tiếng sáo đã hôn mê
    * Đọc bài nói chuyện của NS Nguyễn Đình Nghĩa với các bạn trẻ Việt tại Mỹ về chiếc đàn Trưng cải tiến : http://www.ivce.org/magazine/ns7/ns23.html
  2. Black_Hands

    Black_Hands Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    2.557
    Đã được thích:
    0
    Thông tin quan trọng: he he Tớ đã làm xong tạm 1 cái forum cho nhóm làm trang web tây nguyên. mời những bạn trong nhóm và những người tâm huyết có khả năng gì gì đó có thể giúp cho web site thì ghé qua http://taynguyen.999.org
  3. Black_Hands

    Black_Hands Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    2.557
    Đã được thích:
    0
    Thông tin quan trọng: he he Tớ đã làm xong tạm 1 cái forum cho nhóm làm trang web tây nguyên. mời những bạn trong nhóm và những người tâm huyết có khả năng gì gì đó có thể giúp cho web site thì ghé qua http://taynguyen.999.org
  4. longsea19

    longsea19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Bàn nà?o cò bà?i " Hoa mimoza " cù?a "TrĂ?n KiẮt Tươ?ng" dàng mp3 chì? cho mì?nh với ?
    Trươ?ng Hà?i
  5. longsea19

    longsea19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Bàn nà?o cò bà?i " Hoa mimoza " cù?a "TrĂ?n KiẮt Tươ?ng" dàng mp3 chì? cho mì?nh với ?
    Trươ?ng Hà?i
  6. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    MÃI MÃI LÀ NGƯỜI ĐƯA ĐÒ (H?TLinh Niê)
    Năm 1979, tốt nghiệp hạng ưu khóa huấn luyện cơ bản múa ballett ở Bugari về nước, Bộ Văn hóa thể thao cho phép anh được quyền lựa chọn một trong ba nơi: Trường Múa Việt Nam, Trường múa Thành phố Hồ Chí Minh và Trung cấp văn hóa Nghệ thuật Tây Nguyên (Trường nghệ thuật Gia Lai ngày nay). Không phải tổ chức dễ dàng gì, mà vì anh là một trong ba người ?" cùng với cố nghệ sĩ Ưu tú người dân tộc Mường Đinh Văn Phan và Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Công nhạc ?" Giám đốc nhà hát Vũ Kịch Việt Nam - thường được gọi là ?oKiềng ba chân? của lớp múa 7 năm khóa I - Trường Múa Việt Nam ?" và đã qua 9 năm là diễn viên múa solo của Đoàn ca múa Miền Nam ( Ngày nay là đoàn Bông Sen thành phố Hồ Chí Minh). Cuối cùng, theo nguyện vọng và để hợp lý hóa gia đình, anh được phân về Sở văn Hóa thể thao tỉnh DakLak, nhưng quyết định còn ?ochua? thêm: ?o Có nhiệm vụ tham gia giảng dạy tại Trường Văn Hóa Nghệ thuật Tây nguyên?. Có lẽ lúc đó những người làm công tác tổ chức của Bộ Văn hóa thể thao cũng không hình dung được rằng, gọi là Tây Nguyên nhưng DalLak và Gia Lai cách nhau tới 198 km. Chính vì vậy mà coi như anh không hòan thành nhiệm vụ được giao. Bù lại, ngoài việc tham gia biểu diễn và lên lớp cơ bản cho Diễn viên Đoàn ca múa DakLak, anh đã giảng dạy nhiều khóa học sinh múa cả cho đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp, phong trào văn nghệ quần chúng lẫn các lớp năng khiếu cho thiếu nhi. Hàng năm, đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, học sinh cũ, mới của anh từ các đoàn nghệ thuật , phòng văn hóa các huyện, các đơn vị xung quanh tỉnh?tìm về thăm thầy, đông vui và cảm động.
    Điều đặc biệt ở thầy giáo này là sự tận tụy với nghề. Là giáo viên của một trường nghệ thuật vùng dân tộc, anh đã từng đạp xe đi hàng mấy chục cây số, vào tận các buôn làng xa xôi, hẻo lánh tuyển cho được các học sinh dân tộc về học. Đã có những buổi vừa xuống lớp ở trường nghệ thuật, đã lên ngay xe, đạp 4km để đến dạy lớp năng khiếu cho thiếu nhi ở Buôn A Lê A. Chiều lại có lớp múa mùa hè miễn phí cho ngành giáo dục, hoặc học sinh lớp tình thương của Thị đoàn BMT. Diễn viên đoàn ca múa tập tiết mục múa mới, đạo diễn muốn nâng cao kỹ thuật của các động tác, anh kiên trì hướng dẫn quên cả thời gian (tiết mục đạt huy chương Vàng được đưa vào hàng những tác phẩm tiêu biểu của múa Tây Nguyên, là có giọt mồ hôi của người thầy lặng lẽ nhẫn nại đổ xuống). Đơn vị văn nghệ quần chúng của một cơ sở nào đó có đông diễn viên là người dân tộc, đến nhờ dàn dựng chuẩn bị cho một hội diễn, có thể yên tâm với sự giúp đỡ của anh. Ông Giám đốc trung tâm văn hóa tỉnh, chỉ thích mời anh tham gia hội đồng giám khảo các hội diễn, vì ?o Anh ấy không bao giờ thiên vị, chấm rất khách quan??.
    Có thể có người cho rằng anh ?ohâm?, bởi thường khôngnhận những lời chào mời đi dàn dựng múa cho các đơn vị để có thêm thu nhập, mà lại gọi học trò để các em làm thay. Đã có tới 3 huy chương ?oVì sự nghiệp nghệ thuật múa Việt Nam (Hội nghệ sĩ múa tặng)?, ?oVì sự nghiệp văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tặng)?, và ?oVì sự nghiệp văn hóa quần chúng Việt Nam (Bộ Văn hóa- Thông tin tặng). Nhưng việc phong nghệ sĩ Ưu tú cho anh, có người trong hội đồng nói ?oKhông biết trước đây anh hoạt động thế nào?? vì vậy mà còn treo đó, anh cũng không thắc mắc. Đã từng một thủa tung hoành trong các vai múa chính (của các tiết mục Ong bò vẽ, Bà mẹ Miền Nam, Một tấc không đi một ly không rời, Bù nhìn rơm, Nữ du kích đồng tháp, Tuần đuốc?.) trên khắp các sàn diễn quốc tế, từ châu Á, châu Âu cho đến châu Mỹ La tinh?.Lại cũng đã có lần sau những đêm vắt kiệt sức mình trên sàn diễn trong các tiết mục biểu diễn phục vụ bộ đội, đơn vị phải để anh nằm lại trạm xá chiến trường Nam Lào vì sốt rét ác tính không theo được tốc độ hành quân của đoàn, vậy mà sau đó chống gậy theo giao liên, anh dốc hết cơ số thuộc và thực phẩm được bồi dưỡng cho một đồng nghiệp bị thương phải cáng ra tuyến sau, anh cũng chưa hề kê khai để được khen thưởng thành tích tham gia chống Mỹ cứu nước. Tỉnh Đăklak ký quyết định bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường nghiệp vụ Văn hóa ?" Phát thanh ở cơ sở tận hai đầu thành phố, nghĩ khả năng mình khôngthể đảm nhận trách nhiệm, anh làm đơn xin được không nhận chức. Đã từng là Giám đốc nhà văn hóa trung tâm tỉnh, Phó phòng nghiệp vụ Sở Văn hoá ?" thông tin, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật DakLak. Cũng đã cặm cụi đi sưu tầm múa dân gian Tây Nguyên ở các Buôn làng Eđê, Mơ nông hay nghiên cứu múa dângian, múa cung đình Khơ Me ở tận thủ đô Ph?Tnôm Pênh. Nhưng anh vẫn thường hay nói ?otôi mãi mãi chỉ là người đưa con đò cho các em học sinh đến với nghệ thuật múa thôi?.
    Anh dự định, đến lúc nghỉ hưu sẽ tập trung để xây dựng hoàn chỉnh, bổ sung giáo trình giảng dạy một số động tác cơ bản múa dân gian Êđê và M?Tnông mà hàng chục năm nay đã sưu tầm được. Dí dỏm, tốt bụng và tận tụy với học trò, đó là tính cách của anh.
    Là người dân tộc Khơ me , quê ở Sóc Trăng, sau 9 năm tham gia biểu diễn trên sân khấu múa, thầy Lý Sol đã có gần 25 năm lặng lẽ và say mê gắn bó với nghề đưa đò trên con sông nghệ thuật múa Tây Nguyên.
  7. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    MÃI MÃI LÀ NGƯỜI ĐƯA ĐÒ (H?TLinh Niê)
    Năm 1979, tốt nghiệp hạng ưu khóa huấn luyện cơ bản múa ballett ở Bugari về nước, Bộ Văn hóa thể thao cho phép anh được quyền lựa chọn một trong ba nơi: Trường Múa Việt Nam, Trường múa Thành phố Hồ Chí Minh và Trung cấp văn hóa Nghệ thuật Tây Nguyên (Trường nghệ thuật Gia Lai ngày nay). Không phải tổ chức dễ dàng gì, mà vì anh là một trong ba người ?" cùng với cố nghệ sĩ Ưu tú người dân tộc Mường Đinh Văn Phan và Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Công nhạc ?" Giám đốc nhà hát Vũ Kịch Việt Nam - thường được gọi là ?oKiềng ba chân? của lớp múa 7 năm khóa I - Trường Múa Việt Nam ?" và đã qua 9 năm là diễn viên múa solo của Đoàn ca múa Miền Nam ( Ngày nay là đoàn Bông Sen thành phố Hồ Chí Minh). Cuối cùng, theo nguyện vọng và để hợp lý hóa gia đình, anh được phân về Sở văn Hóa thể thao tỉnh DakLak, nhưng quyết định còn ?ochua? thêm: ?o Có nhiệm vụ tham gia giảng dạy tại Trường Văn Hóa Nghệ thuật Tây nguyên?. Có lẽ lúc đó những người làm công tác tổ chức của Bộ Văn hóa thể thao cũng không hình dung được rằng, gọi là Tây Nguyên nhưng DalLak và Gia Lai cách nhau tới 198 km. Chính vì vậy mà coi như anh không hòan thành nhiệm vụ được giao. Bù lại, ngoài việc tham gia biểu diễn và lên lớp cơ bản cho Diễn viên Đoàn ca múa DakLak, anh đã giảng dạy nhiều khóa học sinh múa cả cho đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp, phong trào văn nghệ quần chúng lẫn các lớp năng khiếu cho thiếu nhi. Hàng năm, đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, học sinh cũ, mới của anh từ các đoàn nghệ thuật , phòng văn hóa các huyện, các đơn vị xung quanh tỉnh?tìm về thăm thầy, đông vui và cảm động.
    Điều đặc biệt ở thầy giáo này là sự tận tụy với nghề. Là giáo viên của một trường nghệ thuật vùng dân tộc, anh đã từng đạp xe đi hàng mấy chục cây số, vào tận các buôn làng xa xôi, hẻo lánh tuyển cho được các học sinh dân tộc về học. Đã có những buổi vừa xuống lớp ở trường nghệ thuật, đã lên ngay xe, đạp 4km để đến dạy lớp năng khiếu cho thiếu nhi ở Buôn A Lê A. Chiều lại có lớp múa mùa hè miễn phí cho ngành giáo dục, hoặc học sinh lớp tình thương của Thị đoàn BMT. Diễn viên đoàn ca múa tập tiết mục múa mới, đạo diễn muốn nâng cao kỹ thuật của các động tác, anh kiên trì hướng dẫn quên cả thời gian (tiết mục đạt huy chương Vàng được đưa vào hàng những tác phẩm tiêu biểu của múa Tây Nguyên, là có giọt mồ hôi của người thầy lặng lẽ nhẫn nại đổ xuống). Đơn vị văn nghệ quần chúng của một cơ sở nào đó có đông diễn viên là người dân tộc, đến nhờ dàn dựng chuẩn bị cho một hội diễn, có thể yên tâm với sự giúp đỡ của anh. Ông Giám đốc trung tâm văn hóa tỉnh, chỉ thích mời anh tham gia hội đồng giám khảo các hội diễn, vì ?o Anh ấy không bao giờ thiên vị, chấm rất khách quan??.
    Có thể có người cho rằng anh ?ohâm?, bởi thường khôngnhận những lời chào mời đi dàn dựng múa cho các đơn vị để có thêm thu nhập, mà lại gọi học trò để các em làm thay. Đã có tới 3 huy chương ?oVì sự nghiệp nghệ thuật múa Việt Nam (Hội nghệ sĩ múa tặng)?, ?oVì sự nghiệp văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tặng)?, và ?oVì sự nghiệp văn hóa quần chúng Việt Nam (Bộ Văn hóa- Thông tin tặng). Nhưng việc phong nghệ sĩ Ưu tú cho anh, có người trong hội đồng nói ?oKhông biết trước đây anh hoạt động thế nào?? vì vậy mà còn treo đó, anh cũng không thắc mắc. Đã từng một thủa tung hoành trong các vai múa chính (của các tiết mục Ong bò vẽ, Bà mẹ Miền Nam, Một tấc không đi một ly không rời, Bù nhìn rơm, Nữ du kích đồng tháp, Tuần đuốc?.) trên khắp các sàn diễn quốc tế, từ châu Á, châu Âu cho đến châu Mỹ La tinh?.Lại cũng đã có lần sau những đêm vắt kiệt sức mình trên sàn diễn trong các tiết mục biểu diễn phục vụ bộ đội, đơn vị phải để anh nằm lại trạm xá chiến trường Nam Lào vì sốt rét ác tính không theo được tốc độ hành quân của đoàn, vậy mà sau đó chống gậy theo giao liên, anh dốc hết cơ số thuộc và thực phẩm được bồi dưỡng cho một đồng nghiệp bị thương phải cáng ra tuyến sau, anh cũng chưa hề kê khai để được khen thưởng thành tích tham gia chống Mỹ cứu nước. Tỉnh Đăklak ký quyết định bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường nghiệp vụ Văn hóa ?" Phát thanh ở cơ sở tận hai đầu thành phố, nghĩ khả năng mình khôngthể đảm nhận trách nhiệm, anh làm đơn xin được không nhận chức. Đã từng là Giám đốc nhà văn hóa trung tâm tỉnh, Phó phòng nghiệp vụ Sở Văn hoá ?" thông tin, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật DakLak. Cũng đã cặm cụi đi sưu tầm múa dân gian Tây Nguyên ở các Buôn làng Eđê, Mơ nông hay nghiên cứu múa dângian, múa cung đình Khơ Me ở tận thủ đô Ph?Tnôm Pênh. Nhưng anh vẫn thường hay nói ?otôi mãi mãi chỉ là người đưa con đò cho các em học sinh đến với nghệ thuật múa thôi?.
    Anh dự định, đến lúc nghỉ hưu sẽ tập trung để xây dựng hoàn chỉnh, bổ sung giáo trình giảng dạy một số động tác cơ bản múa dân gian Êđê và M?Tnông mà hàng chục năm nay đã sưu tầm được. Dí dỏm, tốt bụng và tận tụy với học trò, đó là tính cách của anh.
    Là người dân tộc Khơ me , quê ở Sóc Trăng, sau 9 năm tham gia biểu diễn trên sân khấu múa, thầy Lý Sol đã có gần 25 năm lặng lẽ và say mê gắn bó với nghề đưa đò trên con sông nghệ thuật múa Tây Nguyên.
  8. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    THƯ GỬI RỪNG
    Đêm nay, tôi rất muốn vu khống cho cái không gian dưới gầm trời Sài Gòn này là đêm đúng nghĩa, để có thể trọn vẹn sự yên bình, tĩnh lặng bên bàn viết. Con sư tử đá nhe răng nhìn tôi hẳn như muốn nói một điều gì đó như đồng tình và nó ngoan ngoãn làm cái vật chặn giấy, chờ đợi?
    Lần giở những bài viết cuả H?TLinh Niê ra đọc. Những trang ký, những bài cảm nhận âm nhạc cùng những khám phá mới về mảnh đất và con người Tây Nguyên cuả bà đã giúp tôi thắng trong cuộc giằng xé với chính trái tim mình về những điều trăn trở. Tôi dạo qua khắp các tỉnh Tây Nguyên, đến từng buôn làng, đi qua các thác ghềnh, hồ, suối? ngồi uống rượu Cần và nghe Khan bên bếp lưả? qua những trang viết. Thật thú vị! Bất giác, tôi đã thoả hiệp với mình những ý định và những suy nghĩ về cuộc sống, để tập trung đọc, tập trung nghe, tập trung cảm xúc cho cái nơi gọi là ?omiền đất huyền ảo? ấy.
    Trước mắt tôi, cái màn đêm Sài Gòn lập lờ sáng tối trở nên đần độn và ngột ngạt. Hình ảnh cuả núi rừng đaị ngàn, cuả những thác ghềnh trắng xoá, và những tiếng nhạc đủ loại bỗng toả sáng và rền vang. Hình như có ai đó cầm tay tôi dẫn vào đêm hội, ngồi xuống bên ché rượu Cần. Không! Không! Tôi giật mình từ chối. Nhưng mọi thứ ngôn ngữ tôi đang nghe đã thuộc về rừng, những âm thù vang ngân cũng là những âm thù cuả rừng, và tất cả những cái khác nữa đã hiện hình quanh bếp lửa trong mắt của tôi. Tôi cảm giác thấy mình nhỏ bé và ngơ ngác trước mê ảnh có thật này. Ở đây, tôi nhận ra rằng con người đã cố vùng vẫy để thoát ly định mệnh và từ chối những điều giàng buộc của cuộc sống. Họ mơ những giấc mơ nằm ngoài Kinh Dịch, và họ hát bên những cây đàn với tiếng hát đầy khát khao như Thần Lửa, đàn những điệu đàn réo rằt như Thần Nước. Những định nghĩa về những gì thuộc về thế giới văn minh không nằm trong giấc mơ của họ. Đơn giản vì những điều đó không thuộc về họ, nói đúng hơn là họ mặc nhiên cho những điều ấy có hay không. Tôi chợt rùng mình và tự nhủ, hóa ra những chiêm nghiệm và triết luận nhân loại khởi nguồn tự những điều thật trái ngược với cái gọi là ?oxã hội tiến bộ?. Chỉ cần một ánh lửa đêm Khan cũng đủ để sợi dây lịch sử chùng lại ở bất cứ một đoạn nào! Người lạ như tôi sẽ dễ dàng lạc vào thế giới của Khan, và cũng dễ dàng quên thực tại như Từ Thức quên trần gian vậy.
    Tôi cho phép mình tự do trong thế giới tự do của lửa, để nhận ra mình và nhớ về những người bạn cùng học Đại học với tôi. Các bạn hỡi, đâu rồi những K?TSorTho, Zukitli Ngọc Bích, Sil?TKlavi? Các bạn sau khi chia tay cái lớp 2C ?" K25 - Ngữ văn thân yêu ngày đó, có về quê nhà dạy học hay không? Hay cũng như tôi cố bám lại Sài Gòn cho dòng đời nẹt bô vào chữ? Hay cũng như tôi vứt công sức của Mẹ Cha mười mấy năm ăn học, ngồi lại chợ người, đánh bóng chữ, mạ vàng chữ, hàng mã chữ? để đổi gạo qua ngày? Hay là, các bạn phải ở lại nơi đây vì một lý do nào đấy, ví như, tìm một cách gì về quê cho mát mặt gia phong? Các bạn ơi, nếu thế, cả tôi và các bạn đều lầm và đều là những người có lỗi với chính mình vì không đả động đến khả năng có thể cống hiến với quê hương, với mảnh đất vẫn từng ngày cần Thầy, cần chữ. Chúng ta có lỗi với từng con suối nhỏ, từng nhánh cây rừng; có lỗi với cả những ngọn lửa hồng mỗi đêm Khan từ khi chưa có chữ. Vì chúng ta đã khoanh tay nhìn chữ của mình mòn vữa dưới áo cơm. Các bạn hỡi, con chim Bongkle còn biết hát cho người nghe những tiếng của rừng. Các bạn là con của rừng, hậu duệ của các anh hùng ?ođầu đội khăn kép, vai mang túi da?? hãy về với quê hương và?cho tôi theo cùng các bạn!
    Đêm nay, cái bụng đã thương lượng xong với cái đầu khó trị. Thật là một đêm tròn vẹn! Tôi muốn hẹn với những chiếc lá non trên đỉnh núi Ngor Rinh Rua, hẹn với đống lửa sân trường tiểu học Ea Súp, hẹn với những giọt sương ngủ vùi trong cánh chim?lời hẹn của người đi xin lửa, thắp cho mùa đông chữ!
  9. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    THƯ GỬI RỪNG
    Đêm nay, tôi rất muốn vu khống cho cái không gian dưới gầm trời Sài Gòn này là đêm đúng nghĩa, để có thể trọn vẹn sự yên bình, tĩnh lặng bên bàn viết. Con sư tử đá nhe răng nhìn tôi hẳn như muốn nói một điều gì đó như đồng tình và nó ngoan ngoãn làm cái vật chặn giấy, chờ đợi?
    Lần giở những bài viết cuả H?TLinh Niê ra đọc. Những trang ký, những bài cảm nhận âm nhạc cùng những khám phá mới về mảnh đất và con người Tây Nguyên cuả bà đã giúp tôi thắng trong cuộc giằng xé với chính trái tim mình về những điều trăn trở. Tôi dạo qua khắp các tỉnh Tây Nguyên, đến từng buôn làng, đi qua các thác ghềnh, hồ, suối? ngồi uống rượu Cần và nghe Khan bên bếp lưả? qua những trang viết. Thật thú vị! Bất giác, tôi đã thoả hiệp với mình những ý định và những suy nghĩ về cuộc sống, để tập trung đọc, tập trung nghe, tập trung cảm xúc cho cái nơi gọi là ?omiền đất huyền ảo? ấy.
    Trước mắt tôi, cái màn đêm Sài Gòn lập lờ sáng tối trở nên đần độn và ngột ngạt. Hình ảnh cuả núi rừng đaị ngàn, cuả những thác ghềnh trắng xoá, và những tiếng nhạc đủ loại bỗng toả sáng và rền vang. Hình như có ai đó cầm tay tôi dẫn vào đêm hội, ngồi xuống bên ché rượu Cần. Không! Không! Tôi giật mình từ chối. Nhưng mọi thứ ngôn ngữ tôi đang nghe đã thuộc về rừng, những âm thù vang ngân cũng là những âm thù cuả rừng, và tất cả những cái khác nữa đã hiện hình quanh bếp lửa trong mắt của tôi. Tôi cảm giác thấy mình nhỏ bé và ngơ ngác trước mê ảnh có thật này. Ở đây, tôi nhận ra rằng con người đã cố vùng vẫy để thoát ly định mệnh và từ chối những điều giàng buộc của cuộc sống. Họ mơ những giấc mơ nằm ngoài Kinh Dịch, và họ hát bên những cây đàn với tiếng hát đầy khát khao như Thần Lửa, đàn những điệu đàn réo rằt như Thần Nước. Những định nghĩa về những gì thuộc về thế giới văn minh không nằm trong giấc mơ của họ. Đơn giản vì những điều đó không thuộc về họ, nói đúng hơn là họ mặc nhiên cho những điều ấy có hay không. Tôi chợt rùng mình và tự nhủ, hóa ra những chiêm nghiệm và triết luận nhân loại khởi nguồn tự những điều thật trái ngược với cái gọi là ?oxã hội tiến bộ?. Chỉ cần một ánh lửa đêm Khan cũng đủ để sợi dây lịch sử chùng lại ở bất cứ một đoạn nào! Người lạ như tôi sẽ dễ dàng lạc vào thế giới của Khan, và cũng dễ dàng quên thực tại như Từ Thức quên trần gian vậy.
    Tôi cho phép mình tự do trong thế giới tự do của lửa, để nhận ra mình và nhớ về những người bạn cùng học Đại học với tôi. Các bạn hỡi, đâu rồi những K?TSorTho, Zukitli Ngọc Bích, Sil?TKlavi? Các bạn sau khi chia tay cái lớp 2C ?" K25 - Ngữ văn thân yêu ngày đó, có về quê nhà dạy học hay không? Hay cũng như tôi cố bám lại Sài Gòn cho dòng đời nẹt bô vào chữ? Hay cũng như tôi vứt công sức của Mẹ Cha mười mấy năm ăn học, ngồi lại chợ người, đánh bóng chữ, mạ vàng chữ, hàng mã chữ? để đổi gạo qua ngày? Hay là, các bạn phải ở lại nơi đây vì một lý do nào đấy, ví như, tìm một cách gì về quê cho mát mặt gia phong? Các bạn ơi, nếu thế, cả tôi và các bạn đều lầm và đều là những người có lỗi với chính mình vì không đả động đến khả năng có thể cống hiến với quê hương, với mảnh đất vẫn từng ngày cần Thầy, cần chữ. Chúng ta có lỗi với từng con suối nhỏ, từng nhánh cây rừng; có lỗi với cả những ngọn lửa hồng mỗi đêm Khan từ khi chưa có chữ. Vì chúng ta đã khoanh tay nhìn chữ của mình mòn vữa dưới áo cơm. Các bạn hỡi, con chim Bongkle còn biết hát cho người nghe những tiếng của rừng. Các bạn là con của rừng, hậu duệ của các anh hùng ?ođầu đội khăn kép, vai mang túi da?? hãy về với quê hương và?cho tôi theo cùng các bạn!
    Đêm nay, cái bụng đã thương lượng xong với cái đầu khó trị. Thật là một đêm tròn vẹn! Tôi muốn hẹn với những chiếc lá non trên đỉnh núi Ngor Rinh Rua, hẹn với đống lửa sân trường tiểu học Ea Súp, hẹn với những giọt sương ngủ vùi trong cánh chim?lời hẹn của người đi xin lửa, thắp cho mùa đông chữ!
  10. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn nhé !

Chia sẻ trang này