1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn nhé !
  2. etopia

    etopia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Nhắn bạn DoigiobuiTT : Bài viết của bạn được chị Gà post qua trang web Tây Nguyên này nè, bạn ghé vào xem chơi nha 4rum TN đang trong quá trình xây dựng, bạn vào chơi, góp vui cửa vui nhà
    http://taynguyen.5.forumer.com/index.php?showtopic=14&st=0&#entry178
  3. etopia

    etopia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Nhắn bạn DoigiobuiTT : Bài viết của bạn được chị Gà post qua trang web Tây Nguyên này nè, bạn ghé vào xem chơi nha 4rum TN đang trong quá trình xây dựng, bạn vào chơi, góp vui cửa vui nhà
    http://taynguyen.5.forumer.com/index.php?showtopic=14&st=0&#entry178
  4. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Một mẹ trăm con
    Phạm Duy 1962 (theo dân ca Jarai)[​IMG]

    Anh em ta cùng mẹ cha Nhớ truyện cũ trong tích xưaKhi thế gian còn mù mờXưa khi xưa mẹ đẻ ra Trăm cái trứng, sinh lũ conTrăm đứa con cùng một dòngNăm mươi con vượt đồi nonPhá rừng núi, khai rẫy nươngXây đắp buôn, lập nhà sàn.Năm mươi con dọc Trường SơnÐi xứ Bắc, đi xứ NamXây núi sông, lập ruộng đồng.
    Hôm nay đây, rừng gặp mâyLá gặp núi, ta tới đâyTay nắm tay, mình gặp mìnhVui ca lên, Thượng và KinhNgười trong nước, anh với emEm với anh, cùng họ hàngKhua chiêng lên, đập cồng lênTiếng cồng đánh, qua mái tranhQua mái tre vào rừng giàCho con Hua, khỉ già HuaCho ma quái, cho lũ naiNgơ ngác say vì nhạc gồng.
     
    Người Jarai cũng có sự tích 1 mẹ trăm con gần giống người Kinh.
    Không có nhạc, nghe đở midi (hơi kém) : http://vyea.org/web/2001/Music/MMTC.mid
  5. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Một mẹ trăm con
    Phạm Duy 1962 (theo dân ca Jarai)[​IMG]

    Anh em ta cùng mẹ cha Nhớ truyện cũ trong tích xưaKhi thế gian còn mù mờXưa khi xưa mẹ đẻ ra Trăm cái trứng, sinh lũ conTrăm đứa con cùng một dòngNăm mươi con vượt đồi nonPhá rừng núi, khai rẫy nươngXây đắp buôn, lập nhà sàn.Năm mươi con dọc Trường SơnÐi xứ Bắc, đi xứ NamXây núi sông, lập ruộng đồng.
    Hôm nay đây, rừng gặp mâyLá gặp núi, ta tới đâyTay nắm tay, mình gặp mìnhVui ca lên, Thượng và KinhNgười trong nước, anh với emEm với anh, cùng họ hàngKhua chiêng lên, đập cồng lênTiếng cồng đánh, qua mái tranhQua mái tre vào rừng giàCho con Hua, khỉ già HuaCho ma quái, cho lũ naiNgơ ngác say vì nhạc gồng.
     
    Người Jarai cũng có sự tích 1 mẹ trăm con gần giống người Kinh.
    Không có nhạc, nghe đở midi (hơi kém) : http://vyea.org/web/2001/Music/MMTC.mid
  6. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0

    Trống tại vùng cao
    trích đoạn từ Biên khảo về trống của NS Phạm Duy (phần 2)




    [​IMG]click : Nhạc Vùng Cao
    Ngoài trống đồng đã nói trước. Có thể nói mọi dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có trống bịt mặt đa. Do đó hình dáng và chủng loại rất phong phú, kể ra là mấy chục loại. Nếu lấy thước làm căn cứ ta có :Trống rất lớnTrống lớnTrống nhỡTrống nhỏ.
    Nếu lấy hình dáng làm căn cứ ta có :Trống viên trụ trònTrống hình trứng cắt phẳng hai đầu (hay còn gọi là viên trụ khum)Trống thắt eo cổ bồngTrống dàiTrống ngắnTrống mỏngTrống dày.
    Nếu lấy chất liệu và phương pháp chế tạo, trống có :Tang gỗ khoétTang gỗ tiệnTang gỗ ghép Tang bằng sànhTang trống có mặt da đóng đinh cố địnhTang trống có mặt da căng bằng dây (để có thể lên dây trống).
    Lại có cả :Trống một mặt daTrống hai mặt da.
    Tất cả các loại trống đều thuộc về họ nhạc cụ màng rung thuộc chi gõ (membranophone).
    Thủ Pháp :Đâm trốngXoa trống Đánh bằng dùi trần, dùi bọc vảiĐánh bằng nắm tay, lòng bàn tay và ngón tay.
     tiếng chiêng + trống người Ê Đê : http://http://www.phamduy.com/document/tambour/TrongDong/rafiles/trongEde.ra
    Trống Rất Lớn và Trống Lớn
    Khi gọi là trống lớn là nói đến những cái trống đường kính mặt da khoảng từ 50-60 cm trở lên, và điều quan trọng nhất là trống phải phát ra những âm thanh trầm, vang xa. Những thông số về đường kính mặt da và chiều cao tang trống nói trên có thể xem như số trung bình của trống. Vì loại trống có kích thước như vậy phổ biến ở hầu hết các dân tộc.
    [​IMG]Trống lớn nhất ở vùng Cao Nguyên có lẽ là một cái trống của người Thái vùng Yên Châu, tỉnh Sơn La, có chiều dài thân trống đến 287cm và mặt trống có đường kính 117 cm. Tang trống là một đoạn thân cây gỗ cứng, được khoét rỗng bằng lửa. Mỗi mặt trống là cả một tấm da trâu lớn còn sót lại nhiều lông. Tiếng trống rất trầm, vang xa đến vài kilômét. Trống lớn có hai mặt da và hầu hết tang trống có hình viên trụ khum.
    Vì kích thước lớn nên khi đánh phải treo trống theo thế nằm ngang. Dùi trống gọt bằng gỗ, phần lớn để trần, âm thanh nghe rất nặng và rất đanh. Ở nhiều dân tộc, chỉ chủ làng mới có quyền đánh trống, Ở một số đân tộc khác như Thái, Mường, KhơMú không có quy định này.

    [​IMG] [​IMG]
    Ở hầu hết các dân tộc, trống lớn luôn luôn có chức năng nghi lễ. Trống tham gia như một thành viên không thể thiếu trong các dàn cồng chiêng Tây Nguyên và Chàm vùng Khánh Hòa. Trống lớn cũng là biểu tượng quyền uy của các chủ làng.

    Hầu hết các đân tộc thiểu số dùng trống xưa kia đều tin rằng trống có sức mạnh thiêng. Truyền thuyết về nạn hồng thủy ở người H''Mông còn coi trống là ân nhân, vì hai anh em một trai một gái, cùng với những cặp gia súc, gia cầm và giống má, đều nhờ chui vào trống mà thoát chết, rồi tái tạo sự sống trên thế gian. Rất phổ biến một niềm tin cho rằng trống là hiện thân của Thần Sấm, tiếng trống lâ tiếng của thần gọi mưa, dồn mây, đuổi gió. Đó cũng là niềm tin của nhiều dân tộc nông nghiệp trong vùng Đông Nam Á. Vì thế, nhiều nơi trống được cất giữ cẩn thận, chỉ đem ra đánh vào ngày hội, ngày lễ, nhất là các ngày hội, ngày lễ nông nghiệp.
    Vì thế trong các dàn nhạc nghi lễ bao giờ cũng có trống như trong dàn chiêng cồng Tây Nguyên chẳng hạn. Ở người ÊĐê, trống lớn đặt ở cuối cái ghế dài KơPan (dài hàng chục mét) nơi dàn chiêng ngồi diễn tấu. Thông thường, trống lớn được đặt trên đầu hồi phía Đông của nhà người chủ làng hay trưởng họ. Chẳng phải chỉ vì treo ở đấy cho tiện việc dùng trống thông báo tin tức mà trong chiều sâu của quan niệm văn hóa dân tộc, chính là để tôn vinh sức mạnh và quyền uy của người lãnh đạo [​IMG]cộng đồng vì ông ta hay bà ta nắm giữ một "năng lượng thiêng" quan trọng bậc nhất cho sự thành bại của mùa màng. Vì trống là hiện thân của Thần Sấm.
    Cũng do được thần thánh hóa nên trong các dân tộc, trống được kính trọng, gọi tên là : Oong Plổng (Mường), Oong Coọng (Thái), Book SơGơr (Bahnar), v.v...Cần phải biết rằng trống SơGơr giống như trống bồng (trống cơm) của người miền xuôi.
    Trống Nhỡ, Trống Nhỏ
    Gọi là trống nhỡ những cái trống có đường kính mặt da khoảng 35 cm. Tang trống thông thường khoảng 50-60 cm. Tuy nhiên cũng có những tang trống dài hàng mét như trống Salam của người Khơ Me Nam bộ.
    Trống nhỡ rất đa dạng về hình thức và cấu tạo. Nhiều dân tộc có trống một mặt da như Jajam (Khơ Me Nam Bộ) và trống hai mặt da như trống SơGơr (Bahnar, RơnGao, SêDăng)...
    Người Chàm có trống đôi GhiNăng, trống một mặt da Parinăng.
    [​IMG]
    Trống GhiNăng cũng là loại trống như trống SơGơr hay trống bồng của người miền suôi, nhưng người Chàm không đeo trống trước bụng mà đặt lên một cái giá.
    [​IMG]Cách đánh Trống GhiNăng
    Còn khi họ đánh trống đôi, là khi họ muốn nói chuyện với nhau. Khi hai người song tấu, luôn luôn có một người nêu câu hỏi và người kia trả lời.

    [​IMG](click :) Ban nhạc Chàm
    Họ bảo rằng hai người bạn ở xa, khi gặp nhau không cần nói gì cả, chỉ cần đánh trống độ vài giờ liền và như thế, họ hiểu một cách đầy đủ nhất, từ đời sống gia đình, con cái, sức khoẻ, tình cảm của nhau trong thời gian họ sống xa nhau.
    Trống một mặt da Parinăng của ngưòi Chàm thì được dùng để đệm cho người hát kể truyện ca Chiêm Thành.
    [​IMG](click : ) Trống Chàm Parinăng
    Hình Dáng và Chất Liệu
    Tang trống phần lớn hình viên trụ khum, thắt eo ở giữa, hai đầu phình ra. Do tỉ lệ giữa đường kính mặt da và chiều dài của tang trống nên loại trống này có hình dáng dài. Người Khơ Me Nam bộ có trống Salam. Người Thượng ở vùng Tuyên Quang thì có trống Cao Lan. Tang trống thường làm bằng gỗ, riêng trống Cao Lan thì được làm bằng sành, có tráng men bên ngoài. Trống Cao Lan có vòng sắt chụp khít ra ngoài tang trống. Dây mắc vào các khoen đính trên vòng sắt mà kéo, vừa kéo dây vừa lôi phía rìa mảnh đa, vừa điều chỉnh độ căng của mặt da.
    [​IMG]Trống Cao Lan
    Trống của người Dao và trống của người Giáy, Thái Trắng, Lào, Lự... có chiều cao tang trống nhỏ hơn đường kính mặt da 15/35 cm nên hình dáng trống trở nên bẹt. Những trống này được dùng trong dàn nhạc lễ .
    [​IMG] [​IMG] Trống của người Dao
    Da bịt trống thường đùng da dê thuộc, bào mỏng. Thỉnh thoảng mới gặp mặt trống da bò bào mỏng. Những trống có đường kính nhỏ khoảng 20 cm trở lại còn được bịt bằng da trâu. Phần lớn da được cố định vào mặt trống bằng đinh tre già, hơ lửa cho cứng. Một vài loại được cố định bằng các dây chằng. Dây này thường bằng da dê. Có hai cách mắc dây và căng da. Thông thường ngưỡi ta khoét một số lỗ xuống mặt da, nơi chờm ra ngoài mặt trống, xỏ dây vào để kéo. Dây mắc vào cả hai mặt da để điều chỉnh độ căng của cả hai mặt.
    Trống nhỡ được khai thác nhiều tính năng hơn với trống lớn về mặt thông tin cũng như âm nhạc. Trong lúc trống lớn chỉ dùng giữ nhịp cho múa đông người thì trống nhỡ như trống Dao, trống Chàm, trống SơGơr (Bâhnar) là nhạc cụ cho các điệu múa.
    Nhịp trống không còn là những mốc thời gian giữ cho các bước múa Nó trở thành môt bản nhạc nhịp điệu, không chỉ giữ vai đệm mà còn trở thành một bên đối thoại, một "nguời bạn đồng hành" với múa, hoàn thiện hình tượng của nghệ thuật múa.
    Trống SơGơr, trống Chàm (Ghi Nâng) hay trống Dao Cấp Sắc là thuộc loại này. Cao hơn bước nữa là các bài độc tấu hay song tấu trống như trống đôi của Chàm.Trống nhỡ chỉ dành cho nam giới chơi.
    [​IMG]Trống Skor của người KhơMe Nam Bộ [​IMG]Trống XaYam của người KhơMe Nam Bộ
    Trống nhỡ cũng phong phú về thủ pháp, về các ngón kỳ sảo diễn tấu, Hầu hết các dân tộc dùng trống đều dùng bàn tay và ngón tay vỗ trống. Cũng hầu như mọi điểm trên mặt da đã được sử dụng bởi các kỹ sảo riêng rẽ hay phối hợp. Nhờ đó âm thanh của trống rất giầu màu sắc. Việc dùng dùi đánh trống cũng có, nhưng chỉ dùng hạn chế trong một số đoạn hay bài nhac. Chẳng hạn như trống nhỡ của người Giáy dùng dùi khi họ tham gia vào dàn nhạc lễ, hòa tấu cùng với sáo Pi Lê và vài cái thanh la.

    [​IMG]Trống của người Nùng
    Các dân tộc thiểu số gần như không có loại trống kích thước nhỏ.
    ..........
    trích đoạn từ Biên khảo về trống của NS Phạm Duy
    Nguồn : http://www.phamduy.com/document/tambour/VungCao/VungCao.html
  7. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0

    Trống tại vùng cao
    trích đoạn từ Biên khảo về trống của NS Phạm Duy (phần 2)




    [​IMG]click : Nhạc Vùng Cao
    Ngoài trống đồng đã nói trước. Có thể nói mọi dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có trống bịt mặt đa. Do đó hình dáng và chủng loại rất phong phú, kể ra là mấy chục loại. Nếu lấy thước làm căn cứ ta có :Trống rất lớnTrống lớnTrống nhỡTrống nhỏ.
    Nếu lấy hình dáng làm căn cứ ta có :Trống viên trụ trònTrống hình trứng cắt phẳng hai đầu (hay còn gọi là viên trụ khum)Trống thắt eo cổ bồngTrống dàiTrống ngắnTrống mỏngTrống dày.
    Nếu lấy chất liệu và phương pháp chế tạo, trống có :Tang gỗ khoétTang gỗ tiệnTang gỗ ghép Tang bằng sànhTang trống có mặt da đóng đinh cố địnhTang trống có mặt da căng bằng dây (để có thể lên dây trống).
    Lại có cả :Trống một mặt daTrống hai mặt da.
    Tất cả các loại trống đều thuộc về họ nhạc cụ màng rung thuộc chi gõ (membranophone).
    Thủ Pháp :Đâm trốngXoa trống Đánh bằng dùi trần, dùi bọc vảiĐánh bằng nắm tay, lòng bàn tay và ngón tay.
     tiếng chiêng + trống người Ê Đê : http://http://www.phamduy.com/document/tambour/TrongDong/rafiles/trongEde.ra
    Trống Rất Lớn và Trống Lớn
    Khi gọi là trống lớn là nói đến những cái trống đường kính mặt da khoảng từ 50-60 cm trở lên, và điều quan trọng nhất là trống phải phát ra những âm thanh trầm, vang xa. Những thông số về đường kính mặt da và chiều cao tang trống nói trên có thể xem như số trung bình của trống. Vì loại trống có kích thước như vậy phổ biến ở hầu hết các dân tộc.
    [​IMG]Trống lớn nhất ở vùng Cao Nguyên có lẽ là một cái trống của người Thái vùng Yên Châu, tỉnh Sơn La, có chiều dài thân trống đến 287cm và mặt trống có đường kính 117 cm. Tang trống là một đoạn thân cây gỗ cứng, được khoét rỗng bằng lửa. Mỗi mặt trống là cả một tấm da trâu lớn còn sót lại nhiều lông. Tiếng trống rất trầm, vang xa đến vài kilômét. Trống lớn có hai mặt da và hầu hết tang trống có hình viên trụ khum.
    Vì kích thước lớn nên khi đánh phải treo trống theo thế nằm ngang. Dùi trống gọt bằng gỗ, phần lớn để trần, âm thanh nghe rất nặng và rất đanh. Ở nhiều dân tộc, chỉ chủ làng mới có quyền đánh trống, Ở một số đân tộc khác như Thái, Mường, KhơMú không có quy định này.

    [​IMG] [​IMG]
    Ở hầu hết các dân tộc, trống lớn luôn luôn có chức năng nghi lễ. Trống tham gia như một thành viên không thể thiếu trong các dàn cồng chiêng Tây Nguyên và Chàm vùng Khánh Hòa. Trống lớn cũng là biểu tượng quyền uy của các chủ làng.

    Hầu hết các đân tộc thiểu số dùng trống xưa kia đều tin rằng trống có sức mạnh thiêng. Truyền thuyết về nạn hồng thủy ở người H''Mông còn coi trống là ân nhân, vì hai anh em một trai một gái, cùng với những cặp gia súc, gia cầm và giống má, đều nhờ chui vào trống mà thoát chết, rồi tái tạo sự sống trên thế gian. Rất phổ biến một niềm tin cho rằng trống là hiện thân của Thần Sấm, tiếng trống lâ tiếng của thần gọi mưa, dồn mây, đuổi gió. Đó cũng là niềm tin của nhiều dân tộc nông nghiệp trong vùng Đông Nam Á. Vì thế, nhiều nơi trống được cất giữ cẩn thận, chỉ đem ra đánh vào ngày hội, ngày lễ, nhất là các ngày hội, ngày lễ nông nghiệp.
    Vì thế trong các dàn nhạc nghi lễ bao giờ cũng có trống như trong dàn chiêng cồng Tây Nguyên chẳng hạn. Ở người ÊĐê, trống lớn đặt ở cuối cái ghế dài KơPan (dài hàng chục mét) nơi dàn chiêng ngồi diễn tấu. Thông thường, trống lớn được đặt trên đầu hồi phía Đông của nhà người chủ làng hay trưởng họ. Chẳng phải chỉ vì treo ở đấy cho tiện việc dùng trống thông báo tin tức mà trong chiều sâu của quan niệm văn hóa dân tộc, chính là để tôn vinh sức mạnh và quyền uy của người lãnh đạo [​IMG]cộng đồng vì ông ta hay bà ta nắm giữ một "năng lượng thiêng" quan trọng bậc nhất cho sự thành bại của mùa màng. Vì trống là hiện thân của Thần Sấm.
    Cũng do được thần thánh hóa nên trong các dân tộc, trống được kính trọng, gọi tên là : Oong Plổng (Mường), Oong Coọng (Thái), Book SơGơr (Bahnar), v.v...Cần phải biết rằng trống SơGơr giống như trống bồng (trống cơm) của người miền xuôi.
    Trống Nhỡ, Trống Nhỏ
    Gọi là trống nhỡ những cái trống có đường kính mặt da khoảng 35 cm. Tang trống thông thường khoảng 50-60 cm. Tuy nhiên cũng có những tang trống dài hàng mét như trống Salam của người Khơ Me Nam bộ.
    Trống nhỡ rất đa dạng về hình thức và cấu tạo. Nhiều dân tộc có trống một mặt da như Jajam (Khơ Me Nam Bộ) và trống hai mặt da như trống SơGơr (Bahnar, RơnGao, SêDăng)...
    Người Chàm có trống đôi GhiNăng, trống một mặt da Parinăng.
    [​IMG]
    Trống GhiNăng cũng là loại trống như trống SơGơr hay trống bồng của người miền suôi, nhưng người Chàm không đeo trống trước bụng mà đặt lên một cái giá.
    [​IMG]Cách đánh Trống GhiNăng
    Còn khi họ đánh trống đôi, là khi họ muốn nói chuyện với nhau. Khi hai người song tấu, luôn luôn có một người nêu câu hỏi và người kia trả lời.

    [​IMG](click :) Ban nhạc Chàm
    Họ bảo rằng hai người bạn ở xa, khi gặp nhau không cần nói gì cả, chỉ cần đánh trống độ vài giờ liền và như thế, họ hiểu một cách đầy đủ nhất, từ đời sống gia đình, con cái, sức khoẻ, tình cảm của nhau trong thời gian họ sống xa nhau.
    Trống một mặt da Parinăng của ngưòi Chàm thì được dùng để đệm cho người hát kể truyện ca Chiêm Thành.
    [​IMG](click : ) Trống Chàm Parinăng
    Hình Dáng và Chất Liệu
    Tang trống phần lớn hình viên trụ khum, thắt eo ở giữa, hai đầu phình ra. Do tỉ lệ giữa đường kính mặt da và chiều dài của tang trống nên loại trống này có hình dáng dài. Người Khơ Me Nam bộ có trống Salam. Người Thượng ở vùng Tuyên Quang thì có trống Cao Lan. Tang trống thường làm bằng gỗ, riêng trống Cao Lan thì được làm bằng sành, có tráng men bên ngoài. Trống Cao Lan có vòng sắt chụp khít ra ngoài tang trống. Dây mắc vào các khoen đính trên vòng sắt mà kéo, vừa kéo dây vừa lôi phía rìa mảnh đa, vừa điều chỉnh độ căng của mặt da.
    [​IMG]Trống Cao Lan
    Trống của người Dao và trống của người Giáy, Thái Trắng, Lào, Lự... có chiều cao tang trống nhỏ hơn đường kính mặt da 15/35 cm nên hình dáng trống trở nên bẹt. Những trống này được dùng trong dàn nhạc lễ .
    [​IMG] [​IMG] Trống của người Dao
    Da bịt trống thường đùng da dê thuộc, bào mỏng. Thỉnh thoảng mới gặp mặt trống da bò bào mỏng. Những trống có đường kính nhỏ khoảng 20 cm trở lại còn được bịt bằng da trâu. Phần lớn da được cố định vào mặt trống bằng đinh tre già, hơ lửa cho cứng. Một vài loại được cố định bằng các dây chằng. Dây này thường bằng da dê. Có hai cách mắc dây và căng da. Thông thường ngưỡi ta khoét một số lỗ xuống mặt da, nơi chờm ra ngoài mặt trống, xỏ dây vào để kéo. Dây mắc vào cả hai mặt da để điều chỉnh độ căng của cả hai mặt.
    Trống nhỡ được khai thác nhiều tính năng hơn với trống lớn về mặt thông tin cũng như âm nhạc. Trong lúc trống lớn chỉ dùng giữ nhịp cho múa đông người thì trống nhỡ như trống Dao, trống Chàm, trống SơGơr (Bâhnar) là nhạc cụ cho các điệu múa.
    Nhịp trống không còn là những mốc thời gian giữ cho các bước múa Nó trở thành môt bản nhạc nhịp điệu, không chỉ giữ vai đệm mà còn trở thành một bên đối thoại, một "nguời bạn đồng hành" với múa, hoàn thiện hình tượng của nghệ thuật múa.
    Trống SơGơr, trống Chàm (Ghi Nâng) hay trống Dao Cấp Sắc là thuộc loại này. Cao hơn bước nữa là các bài độc tấu hay song tấu trống như trống đôi của Chàm.Trống nhỡ chỉ dành cho nam giới chơi.
    [​IMG]Trống Skor của người KhơMe Nam Bộ [​IMG]Trống XaYam của người KhơMe Nam Bộ
    Trống nhỡ cũng phong phú về thủ pháp, về các ngón kỳ sảo diễn tấu, Hầu hết các dân tộc dùng trống đều dùng bàn tay và ngón tay vỗ trống. Cũng hầu như mọi điểm trên mặt da đã được sử dụng bởi các kỹ sảo riêng rẽ hay phối hợp. Nhờ đó âm thanh của trống rất giầu màu sắc. Việc dùng dùi đánh trống cũng có, nhưng chỉ dùng hạn chế trong một số đoạn hay bài nhac. Chẳng hạn như trống nhỡ của người Giáy dùng dùi khi họ tham gia vào dàn nhạc lễ, hòa tấu cùng với sáo Pi Lê và vài cái thanh la.

    [​IMG]Trống của người Nùng
    Các dân tộc thiểu số gần như không có loại trống kích thước nhỏ.
    ..........
    trích đoạn từ Biên khảo về trống của NS Phạm Duy
    Nguồn : http://www.phamduy.com/document/tambour/VungCao/VungCao.html
  8. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0

    trích đoạn từ phần biên khảo nhạc sử cùa NS Phạm Duy (phần 2)
    Nhạc sử Thời Kỳ Mù MịtTừ thời thượng cổ đến thế kỷ X
     


    Nhạc sử của Việt Nam thời xa xưa rất mù mờ, ta chỉ biết nhạc Việt thời cổ xưa là : nhạc trống đồng, nhạc gồng, nhạc đàn đá và nhạc đàn tre giây nứa.... mang tính chất nhạc tiền sử, nhạc bộ lạc (pre-historic, tribal music). Trong đời sống âm nhạc của người Mường hồi đầu thế kỷ 20, một số nhạc cụ cổ xưa còn được dùng đến, như trống đồng chẳng hạn :

    [​IMG]Trống đồng
    Việt Nam có nhạc cụ thuộc loại cổ nhất thế giới là đàn đá. Vài bộ đàn đá đã được tìm thấy ở Cao Nguyên :
    [​IMG]Click để nghe Ðàn đá Khánh Sơn (có tiếng trống đệm theo)
    Nhạc cụ đương thời của người miền núi ở Cao Nguyên còn là đàn Tơ-Rưng tức là đàn võng, gồm nhiều ống nứa hay ống tre.
    [​IMG]Ðàn tre Tờ-Rưng
    Loại nhạc thổi thì có kèn làm bằng vỏ bầu gọi là nboat, là sáo tre bốn lỗ v.v...
    [​IMG]Khèn
    [​IMG]Sáo dọc (4 lỗ) của người Ê Đê
    Ngoài ra, người Thượng còn có những nhạc cụ khác như : Ðàn hơi ding but (hai bàn tay vỗ trước ống tre để tạo nhạc điệu, nhịp điệu), đàn tre giây nứa roding, đàn vỏ bầu brodung và giàn nhạc gồng với hai loại gồng phẳng và gồng bướu...

    [​IMG]Ðàn hơi ding but
    [​IMG]Nhạc Gồng
    [​IMG]
    .......
    Phạm Duy (trích đoạn từ biên khảo Nhạc Sử Khái Quát, phần 2)
     
    Nguồn : http://phamduy.com/document/nhacsu/nhacsu/index.html hoặc http://vietspace.com/PhamDuy/NhacSu/thoiky-0.html
  9. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0

    trích đoạn từ phần biên khảo nhạc sử cùa NS Phạm Duy (phần 2)
    Nhạc sử Thời Kỳ Mù MịtTừ thời thượng cổ đến thế kỷ X
     


    Nhạc sử của Việt Nam thời xa xưa rất mù mờ, ta chỉ biết nhạc Việt thời cổ xưa là : nhạc trống đồng, nhạc gồng, nhạc đàn đá và nhạc đàn tre giây nứa.... mang tính chất nhạc tiền sử, nhạc bộ lạc (pre-historic, tribal music). Trong đời sống âm nhạc của người Mường hồi đầu thế kỷ 20, một số nhạc cụ cổ xưa còn được dùng đến, như trống đồng chẳng hạn :

    [​IMG]Trống đồng
    Việt Nam có nhạc cụ thuộc loại cổ nhất thế giới là đàn đá. Vài bộ đàn đá đã được tìm thấy ở Cao Nguyên :
    [​IMG]Click để nghe Ðàn đá Khánh Sơn (có tiếng trống đệm theo)
    Nhạc cụ đương thời của người miền núi ở Cao Nguyên còn là đàn Tơ-Rưng tức là đàn võng, gồm nhiều ống nứa hay ống tre.
    [​IMG]Ðàn tre Tờ-Rưng
    Loại nhạc thổi thì có kèn làm bằng vỏ bầu gọi là nboat, là sáo tre bốn lỗ v.v...
    [​IMG]Khèn
    [​IMG]Sáo dọc (4 lỗ) của người Ê Đê
    Ngoài ra, người Thượng còn có những nhạc cụ khác như : Ðàn hơi ding but (hai bàn tay vỗ trước ống tre để tạo nhạc điệu, nhịp điệu), đàn tre giây nứa roding, đàn vỏ bầu brodung và giàn nhạc gồng với hai loại gồng phẳng và gồng bướu...

    [​IMG]Ðàn hơi ding but
    [​IMG]Nhạc Gồng
    [​IMG]
    .......
    Phạm Duy (trích đoạn từ biên khảo Nhạc Sử Khái Quát, phần 2)
     
    Nguồn : http://phamduy.com/document/nhacsu/nhacsu/index.html hoặc http://vietspace.com/PhamDuy/NhacSu/thoiky-0.html
  10. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0

    Những người "giữ lửa" ở Tây Nguyên



    (VietNamNet) - Đêm đã rất khuya. Lửa bắt đầu tàn nhưng củi vẫn được chất thêm vào lò, lại bùng lên soi rõ mặt người. Lại thịt rừng. Lại núi rừng nghiêng ngả trong chếnh choáng men rừng. Con trăng cuối mùa treo lơ lửng giữa trời. Và nơi đây, bếp lửa người Lạch không bao giờ tắt!
    Lửa trong đêm
    Đêm buông. Đỉnh Langbian mờ ảo trong sương. Núi rừng tĩnh phắc.... ?oHãy nổi lửa lên!? - già làng Krajăn Plin, trưởng nhóm ?oNhững người bạn Langbian?, phát lệnh. Lửa rực hồng. Rượu cần tuôn chảy. Mùi thịt nướng ngậy chân răng. Và cồng chiêng. Tiếng cồng trầm ngân rung dội vào vách đá. Tiếng chiêng vút cao bay lên tận đỉnh núi mẹ Langbian...

    [​IMG]Già làng Krajăn Plin (bên phải) và các bạn trẻ trong nhóm "Những người bạn Langbian"
    Du khách ngồi quanh đống lửa. Lửa làm ấm lòng người giữa đêm rừng Tây Nguyên buốt giá. Mùi thịt nướng quyến rũ. Hai ché rượu cần được khui ra. Krajăn Plin (già làng trẻ nhất trong các già làng) đứng lên tiến hành nghi thức đón khách. Già làng đọc lời cầu khấn thần linh phù trợ cho buôn làng và mọi người. Giọng ông ngân dài: ?oBo krong? Chau go! Cau lec mur? lec mac? hat mong, dhau yô, chau joh?!? - ?oHỡi thần linh! Đến uống đi! Đến uống nào! Hãy đến vui cùng buôn làng chúng tôi! Đến uống rượu cần làm từ hạt lúa mẹ, từ dòng suối nguồn ngọt ngào! Hãy đến và phù trợ cho mùa màng tươi tốt, cho người người ấm no và cầm tay nhau vây quanh bếp hồng!??. Tiếng chiêng nổi lên: ?oTiếng chiêng chào mừng khách quý?, ?oTiếng chiêng Proh gọi bầy?, ?oTiếng chiêng Dênh gọi mưa?, ?oTiếng chiêng mừng ngày hội?? Đó cũng là những tiết mục mở đầu cho một ?osô? diễn của nhóm Những người bạn Langbian.
    Đêm càng vào sâu, tiếng chiêng càng thổn thức, ngân rung. Rượu cần nghiêng ngả đêm rừng. Giữa vòng lửa, không còn phân biệt đâu là chủ, đâu là khách khi Krajăn Plin lên tiếng: ?oMời các bạn vào vòng cùng múa hát với những chàng trai và những cô gái của núi rừng chúng tôi!?. Những Tuấn, Thanh, Hùng, Thiện, Hồng, Linh? đang ?ovào vòng? cùng với những Cill Sra, Dagout Gli, Cill Dalin, Krajăn Pheny, Krajăn Sick, Păngting Pling, Krajăn Doal? Nhịp chân xoay tròn. Vòng tay xoay tròn. Dòng người xoay tròn quanh đống lửa. Và Krajăn Plin cất lên tiếng hát: ?oDẫu có bão giông thác lũ thét gào/ Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng/ Dẫu nắng chói chang đốt cháy đôi vai trần/ Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng??.
    Đó là lời của ca khúc ?oBan tam cah is? (Giữ ấm bếp hồng) do chính Krajăn Plin viết và trình bày. Cùng với ?oBan tam cah is?, cũng trong đêm lửa rừng của ?oNhững người bạn Langbian?, du khách còn được nghe ?oĐi tìm lời ru mặt trời? của Yphôn Ksor, ?oNhịp sống Cao nguyên? của Krajăn Dick, ?oKuê rơi? (Gọi bạn) của Krajăn Plin, ?oJôh Yàng kuê? (Mừng lúa mới) của Păngting Tưr? Đêm càng vào sâu, núi rừng càng buốt nhưng lửa càng nồng, nhịp múa càng dẻo và giọng hát càng vang. Những khuôn mặt đỏ bừng vì men rừng, đỏ bừng vì lửa thiêng. Tôi nhìn về phía đỉnh Langbian và thầm nghĩ: Có lẽ chàng Lang và nàng Bian trong kho tàng cổ tích người Lạch cũng thức trong đêm nay và cũng đang chung vui với những đứa con trai, con gái của núi rừng quanh bếp hồng này!
    Trong ánh sáng bập bùng của ngọn lửa, tôi còn nhận ra đêm nay là đêm rừng thiêng như lời gửi gắm của Krajăn Plin trong ca khúc ?oBan tam cah is? mang âm hưởng của núi rừng, rằng: ?oDẫu có bão giông thác lũ thét gào/Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng/Dẫu nắng chói chang đốt cháy đôi vai trần/Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng??.
    Vai trần, chân đất

    [​IMG]Ngày làm rẫy, đêm hóa thân vào lời ca điệu múa.
    Họ là những đứa con trai, con gái của núi mẹ Langbian - biểu tượng từ ngàn đời nay của bộ tộc Lạch ở Lâm Đồng. Điểm chung nhất giữa họ là yêu âm nhạc, với mong muốn là giữ gìn và phát huy những tinh túy vốn văn hóa truyền thống dân tộc Lạch, một trong những bộ tộc chủ nhân cao nguyên Langbian - Đà Lạt. ?oNhững người bạn Langbian? ra đời từ đó, với vị ?othủ lĩnh? là Krajăn Plin. Krajăn Plin vốn là một y tá, nguyên là cán bộ của Điện lực Lâm Đồng và là một tài xế taxi. Nhưng xem ra, sự ra đời của nhóm ?oNhững người bạn Langbian? lại chẳng có mối quan hệ gì với những thứ nghề như y tá, thợ điện hay tài xế tắc xi của ?othủ lĩnh? Plin. Còn các thành viên trong nhóm thì gồm những người là vợ con hoặc bà con hàng xóm của Plin với đúng nghĩa những chàng trai cô gái vai trần chân đất ban ngày lên nương rẫy, tối về nhà ?olàm văn nghệ?.
    Vốn có nhiều năm đi về vùng đất dân tộc Lạch dưới chân núi Langbian nên ít nhiều tôi cũng hiểu về sự ra đời của nhóm ?oNhững người bạn Langbian? của Krajăn Plin: Khởi nguồn của nhóm bắt đầu từ ngôi nhà bố vợ Plin với dàn nhạc điện tử khá hiện đại được trang bị từ trước 1995. Điều đáng nói là ngay từ lúc đó, nhóm nhạc ?onhà vườn? hoàn toàn tự phát này cũng đã ý thức được vấn đề văn hóa dân tộc, nhất là âm nhạc dân tộc thiểu số Tây nguyên, đặc biệt là dân tộc Lạch. Dưới ?ongọn cờ? Krajăn Plin, nhóm ?oNhững người bạn Langbian? đã đưa những bài bản có âm hưởng núi rừng vào chương trình để tập dợt với mục đích duy nhất là ?ogóp vui? cho các đám cưới trong làng. Vì đây là đám cưới của người dân tộc thiểu số - người Lạch - nên những bài bản mang âm hưởng núi rừng ấy xem ra khá ?oăn khách?. Chính điều này đã gợi ý cho nhạc sĩ Krajăn Dick, người hoạt động chuyên nghiệp trên lĩnh vực nghệ thuật (hiện anh là Phó đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng) và là người bà con của Krajăn Pin, phải ?ovào cuộc?.
    Dưới sự dẫn dắt của Krajăn Dick, nhóm nhạc ?onhà vườn? của Plin được tổ chức lại và chính thức ra đời vào năm 1995 với tên gọi ?oNhững người bạn Langbian? (tên gọi này do một nhà báo ?otặng? cho nhóm). Ngay từ khi ra đời, ?oNhững người bạn Langbian? đã gây được ấn tượng mạnh mẽ nhờ cái hồn dân tộc của nó. Chương trình cứng của nhóm được định hình: Cồng chiêng đón khách (bài bản xưa), giới thiệu các điệu chiêng khác (người Lạch có đến 36 điệu chiêng, ?oĐón khách? là 1 trong 36 bài bản đó), độc tấu khèn bầu (kơm buốt), hát đối đáp dêh kô, dêh lờng, dêh reng? Về phương tiện biểu diễn, ngoài một vài trang thiết bị điện tử, nhóm cũng đã tự trang bị cho mình những nhạc cụ truyền thống của người thiểu số Nam Tây Nguyên như ching droòng, kơm buốt, rơ kèl, pơnưng, sơgơr, kơwào? Đặc biệt là những sáng tác mới dựa trên âm hưởng núi rừng của Krajăn Dick, Krajăn Plin, Yphôn Ksor? được đưa vào chương trình và trở thành một ?ođiểm nhấn? có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là những ca khúc Langbian sning (Tự sự Langbian), Mhiu (Mưa), Ban tam cah is (Giữ ấm bếp hồng), Mang kabi (Đêm nhớ)? của Krajăn Plin; là những Drôh pnu (Những chàng trai, cô gái), Sim Kring (Chim Kring), Da mat khê (Giọt lệ trăng), Ngac lă yơ koh bơnơm (Tạm biệt suối nguồn)? của Krajăn Dick và cả Jôh Yàng kuê (Mừng lúa mới) của Păng ting Tưr.
    Tôi may mắn được nghe Plin hát khi anh vừa viết xong: ?oMênh mang vơi đầy/Khúc hát xưa vọng về?? ?" giai điệu như lời tự sự của một khúc yal yau, một thể loại dân ca phổ biến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Còn đây là một phần lời trong một bài dân ca dân tộc Lạch: ?oTih dà hồp mi bòng an bòng?? (bài Drôh pnu) đã được Krajăn Dick phát triển thành: ?oDà hồp mi bòng an bòng/Dà kròng mi re an re/? - Dòng suối mát lấp lánh vì sao/Vầng trăng lên sáng buôn làng ta/Lời anh hát vang khắp rừng xanh/Cùng em múa dưới ánh trăng vàng/Tiếng cồng chiêng ngân vang núi đồi/Nồng ché trnơm cho buôn làng vui?.

    [​IMG]Già làng Plin cùng các bạn chuẩn bị đêm nhạc đón khách.
    Học nhạc ở buôn
    Quả thật là ngay như những người thường xuyên tiếp xúc với nhóm dân thiểu số Lạch như chúng tôi cũng tỏ ra rất ngạc nhiên khi biết rằng vùng đất ấy tại sao cùng lúc sinh ra lắm người tài: Họ không những đàn giỏi mà còn hát rất hay!
    Khi mới đến, trong lúc vừa chuẩn bị các nhạc cụ, Krajăn Plin vừa khoe với tôi: ?oHồi năm kia đi Hà Nội diễn cũng vui. Hôm cuối tháng tư mới đây xuống TP.HCM diễn cũng vui lắm. Nhóm của mình là một trong những nhóm gây được ấn tượng tại những lễ hội đó (được tổ chức tại Hà Nội hồi năm 2002 và TP.HCM cuối tháng 4 vừa qua. Với chuyến diễn ở Hà Nội, đó là lần đầu tiên cả nhóm về với Thủ đô nên ai cũng diễn hết mình. Với đợt diễn ở TP.HCM hôm rồi, cũng để lại được tiếng thơm. Mà, cái vốn quý về văn hóa cổ truyền của dân tộc Lạch mình ở dưới chân núi Langbian từ bấy đến giờ đâu có nhiều người biết đến. Bởi vậy, đó là những dịp để ?oNhững người bạn Langbian? giới thiệu nó ra với bên ngoài, nhất là đợt đi diễn ở Hà Nội năm ấy?. Krajăn Đoal, một trong những thành viên của nhóm được đi diễn ở Hà Nội dạo nọ kể: ?oMấy ngày diễn ở đó, thấy bọn em còn trẻ mà ai cũng cùng một lúc chơi được nhiều nhạc cụ của dân tộc mình nên nhiều người thích lắm. Có một bác lãnh đạo đến hỏi em rằng ?oHọc chơi nhạc ở đâu??, em trả lời ?oDạ, cháu học ở buôn làng cháu dưới chân núi Langbian?. Bác ấy lại nói: ?oBuôn làng dưới chân núi Langbian nổi tiếng thì bác có nghe nói đến, nhưng chơi một lúc được nhiều nhạc cụ dân tộc và đồng thời hát lại rất hay như các cháu thì đây là lần đầu tiên bác biết!?. Nói xong, bác ấy lại bên cạnh đoàn để chụp ảnh lưu niệm. Không biết bây giờ bức ảnh đó ở đâu vì hôm ấy có quá nhiều nhà báo!?.
    Mấy năm gần đây ở Lâm Đồng, khi tỉnh hoặc huyện (Lạc Dương) ?ocó chuyện? cũng đều gọi nhóm ?oNhững người bạn Langbian? đến phục vụ. Phó đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng Krajăn Dick, ?olinh hồn? của nhóm ?oNhững người bạn Langbian? từng lo ngại rằng: ?oSự thâm nhập đến thái quá của các loại hình văn hóa bên ngoài đã làm cho thanh niên người Lạch dường như ?ovô tư? với vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc để chạy theo mode tân thời. Bởi vậy, khi tổ chức lại nhóm ?oNhững người bạn Langbian?, tôi muốn làm một cái gì đó như lời tự sự của Krajăn Plin: ?oDẫu có bão giông thác lũ thét gào/Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng/Dẫu nắng chói chang đốt cháy đôi vai trần/Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng?. Việc làm đó chắc chắn là không sai!?.
    ?oMà, đến bây giờ ở xã Lát dưới chân núi Langbian này đâu chỉ có riêng một mình nhóm của mình? - Krajăn Plin vừa thử lại mấy chiếc chiêng và vừa nói. Tôi chợt ?ogiật mình?, bởi hiện tại, chỉ một vùng đất cỏn con bé tẻo tẹo dưới chân núi Langbian này nhưng đã có đến trên dưới mươi nhóm nhạc như nhóm ?oNhững người bạn Langbian? của Plin. Lý do đơn giản là: Langbian đã trở thành điểm du lịch dã ngoại lý thú. Ban ngày, du khách tha hồ leo núi và ngắm cảnh. Tối, xuống ngay chân núi để trước hết là hưởng thụ văn hóa ẩm thực, đặc biệt là rượu cần. Có ché rượu cần đặt giữa sàn nhà thì bắt buộc phải có bếp lửa và những nàng sơn nữ múa quanh trong nhịp chiêng, tiếng cồng! Còn đối với người thiểu số thì đó là dịp để họ giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình với du khách.
    Nói những nhóm nhạc dưới chân núi Langbian làm du lịch hẳn không sai. Có thể có lo ngại về một sự "xâm lấn" của thị trường du lịch vào nét văn hóa cổ truyền của những người Lạch ở đây, nhưng hãy hiểu về nó như lời bộc bạch của Păngting Muốt - trưởng nhóm một nhóm nhạc khác, người từng một thời là cán bộ Phòng VHTT huyện Lạc Dương - rằng: ?oBà con mình không lấy chuyện du lịch làm trọng đâu. Chủ yếu là vui thôi. Nhưng cái cốt lõi là sự bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình!?. Mà quả thực, chỉ có những chàng trai cô gái này mới bảo vệ và giữ gìn một cách tốt nhất truyền thống văn hóa dân tộc họ, và họ có quyền tự hào về điều ấy.
    Đêm đã rất khuya. Lửa bắt đầu tàn nhưng củi vẫn được chất thêm vào lò, lại bùng lên soi rõ mặt người. Lại thịt rừng. Lại núi rừng nghiêng ngả trong chếnh choáng men rừng. Con trăng cuối mùa treo lơ lửng giữa trời. Và nơi đây, bếp lửa người Lạch không bao giờ tắt!
    Bài và ảnh: Anh Vũ - 25/06/2004Nguồn http://www.vnn.vn/psks/nhanvat/2004/06/169617/
    bạn nghe thữ bài Langbiang S''Ning (Krajăn Dick, Krajăn Plin), bảo đảm bạn sẽ thích ngay mà : http://www.hubmfun.com/hubm/Madking/Tay_Nguyen/Langbiangsoning%20-%20Ban%20nhac%20Langbiang.mp3
     
     
     

Chia sẻ trang này