1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0

    Những người "giữ lửa" ở Tây Nguyên



    (VietNamNet) - Đêm đã rất khuya. Lửa bắt đầu tàn nhưng củi vẫn được chất thêm vào lò, lại bùng lên soi rõ mặt người. Lại thịt rừng. Lại núi rừng nghiêng ngả trong chếnh choáng men rừng. Con trăng cuối mùa treo lơ lửng giữa trời. Và nơi đây, bếp lửa người Lạch không bao giờ tắt!
    Lửa trong đêm
    Đêm buông. Đỉnh Langbian mờ ảo trong sương. Núi rừng tĩnh phắc.... ?oHãy nổi lửa lên!? - già làng Krajăn Plin, trưởng nhóm ?oNhững người bạn Langbian?, phát lệnh. Lửa rực hồng. Rượu cần tuôn chảy. Mùi thịt nướng ngậy chân răng. Và cồng chiêng. Tiếng cồng trầm ngân rung dội vào vách đá. Tiếng chiêng vút cao bay lên tận đỉnh núi mẹ Langbian...

    [​IMG]Già làng Krajăn Plin (bên phải) và các bạn trẻ trong nhóm "Những người bạn Langbian"
    Du khách ngồi quanh đống lửa. Lửa làm ấm lòng người giữa đêm rừng Tây Nguyên buốt giá. Mùi thịt nướng quyến rũ. Hai ché rượu cần được khui ra. Krajăn Plin (già làng trẻ nhất trong các già làng) đứng lên tiến hành nghi thức đón khách. Già làng đọc lời cầu khấn thần linh phù trợ cho buôn làng và mọi người. Giọng ông ngân dài: ?oBo krong? Chau go! Cau lec mur? lec mac? hat mong, dhau yô, chau joh?!? - ?oHỡi thần linh! Đến uống đi! Đến uống nào! Hãy đến vui cùng buôn làng chúng tôi! Đến uống rượu cần làm từ hạt lúa mẹ, từ dòng suối nguồn ngọt ngào! Hãy đến và phù trợ cho mùa màng tươi tốt, cho người người ấm no và cầm tay nhau vây quanh bếp hồng!??. Tiếng chiêng nổi lên: ?oTiếng chiêng chào mừng khách quý?, ?oTiếng chiêng Proh gọi bầy?, ?oTiếng chiêng Dênh gọi mưa?, ?oTiếng chiêng mừng ngày hội?? Đó cũng là những tiết mục mở đầu cho một ?osô? diễn của nhóm Những người bạn Langbian.
    Đêm càng vào sâu, tiếng chiêng càng thổn thức, ngân rung. Rượu cần nghiêng ngả đêm rừng. Giữa vòng lửa, không còn phân biệt đâu là chủ, đâu là khách khi Krajăn Plin lên tiếng: ?oMời các bạn vào vòng cùng múa hát với những chàng trai và những cô gái của núi rừng chúng tôi!?. Những Tuấn, Thanh, Hùng, Thiện, Hồng, Linh? đang ?ovào vòng? cùng với những Cill Sra, Dagout Gli, Cill Dalin, Krajăn Pheny, Krajăn Sick, Păngting Pling, Krajăn Doal? Nhịp chân xoay tròn. Vòng tay xoay tròn. Dòng người xoay tròn quanh đống lửa. Và Krajăn Plin cất lên tiếng hát: ?oDẫu có bão giông thác lũ thét gào/ Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng/ Dẫu nắng chói chang đốt cháy đôi vai trần/ Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng??.
    Đó là lời của ca khúc ?oBan tam cah is? (Giữ ấm bếp hồng) do chính Krajăn Plin viết và trình bày. Cùng với ?oBan tam cah is?, cũng trong đêm lửa rừng của ?oNhững người bạn Langbian?, du khách còn được nghe ?oĐi tìm lời ru mặt trời? của Yphôn Ksor, ?oNhịp sống Cao nguyên? của Krajăn Dick, ?oKuê rơi? (Gọi bạn) của Krajăn Plin, ?oJôh Yàng kuê? (Mừng lúa mới) của Păngting Tưr? Đêm càng vào sâu, núi rừng càng buốt nhưng lửa càng nồng, nhịp múa càng dẻo và giọng hát càng vang. Những khuôn mặt đỏ bừng vì men rừng, đỏ bừng vì lửa thiêng. Tôi nhìn về phía đỉnh Langbian và thầm nghĩ: Có lẽ chàng Lang và nàng Bian trong kho tàng cổ tích người Lạch cũng thức trong đêm nay và cũng đang chung vui với những đứa con trai, con gái của núi rừng quanh bếp hồng này!
    Trong ánh sáng bập bùng của ngọn lửa, tôi còn nhận ra đêm nay là đêm rừng thiêng như lời gửi gắm của Krajăn Plin trong ca khúc ?oBan tam cah is? mang âm hưởng của núi rừng, rằng: ?oDẫu có bão giông thác lũ thét gào/Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng/Dẫu nắng chói chang đốt cháy đôi vai trần/Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng??.
    Vai trần, chân đất

    [​IMG]Ngày làm rẫy, đêm hóa thân vào lời ca điệu múa.
    Họ là những đứa con trai, con gái của núi mẹ Langbian - biểu tượng từ ngàn đời nay của bộ tộc Lạch ở Lâm Đồng. Điểm chung nhất giữa họ là yêu âm nhạc, với mong muốn là giữ gìn và phát huy những tinh túy vốn văn hóa truyền thống dân tộc Lạch, một trong những bộ tộc chủ nhân cao nguyên Langbian - Đà Lạt. ?oNhững người bạn Langbian? ra đời từ đó, với vị ?othủ lĩnh? là Krajăn Plin. Krajăn Plin vốn là một y tá, nguyên là cán bộ của Điện lực Lâm Đồng và là một tài xế taxi. Nhưng xem ra, sự ra đời của nhóm ?oNhững người bạn Langbian? lại chẳng có mối quan hệ gì với những thứ nghề như y tá, thợ điện hay tài xế tắc xi của ?othủ lĩnh? Plin. Còn các thành viên trong nhóm thì gồm những người là vợ con hoặc bà con hàng xóm của Plin với đúng nghĩa những chàng trai cô gái vai trần chân đất ban ngày lên nương rẫy, tối về nhà ?olàm văn nghệ?.
    Vốn có nhiều năm đi về vùng đất dân tộc Lạch dưới chân núi Langbian nên ít nhiều tôi cũng hiểu về sự ra đời của nhóm ?oNhững người bạn Langbian? của Krajăn Plin: Khởi nguồn của nhóm bắt đầu từ ngôi nhà bố vợ Plin với dàn nhạc điện tử khá hiện đại được trang bị từ trước 1995. Điều đáng nói là ngay từ lúc đó, nhóm nhạc ?onhà vườn? hoàn toàn tự phát này cũng đã ý thức được vấn đề văn hóa dân tộc, nhất là âm nhạc dân tộc thiểu số Tây nguyên, đặc biệt là dân tộc Lạch. Dưới ?ongọn cờ? Krajăn Plin, nhóm ?oNhững người bạn Langbian? đã đưa những bài bản có âm hưởng núi rừng vào chương trình để tập dợt với mục đích duy nhất là ?ogóp vui? cho các đám cưới trong làng. Vì đây là đám cưới của người dân tộc thiểu số - người Lạch - nên những bài bản mang âm hưởng núi rừng ấy xem ra khá ?oăn khách?. Chính điều này đã gợi ý cho nhạc sĩ Krajăn Dick, người hoạt động chuyên nghiệp trên lĩnh vực nghệ thuật (hiện anh là Phó đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng) và là người bà con của Krajăn Pin, phải ?ovào cuộc?.
    Dưới sự dẫn dắt của Krajăn Dick, nhóm nhạc ?onhà vườn? của Plin được tổ chức lại và chính thức ra đời vào năm 1995 với tên gọi ?oNhững người bạn Langbian? (tên gọi này do một nhà báo ?otặng? cho nhóm). Ngay từ khi ra đời, ?oNhững người bạn Langbian? đã gây được ấn tượng mạnh mẽ nhờ cái hồn dân tộc của nó. Chương trình cứng của nhóm được định hình: Cồng chiêng đón khách (bài bản xưa), giới thiệu các điệu chiêng khác (người Lạch có đến 36 điệu chiêng, ?oĐón khách? là 1 trong 36 bài bản đó), độc tấu khèn bầu (kơm buốt), hát đối đáp dêh kô, dêh lờng, dêh reng? Về phương tiện biểu diễn, ngoài một vài trang thiết bị điện tử, nhóm cũng đã tự trang bị cho mình những nhạc cụ truyền thống của người thiểu số Nam Tây Nguyên như ching droòng, kơm buốt, rơ kèl, pơnưng, sơgơr, kơwào? Đặc biệt là những sáng tác mới dựa trên âm hưởng núi rừng của Krajăn Dick, Krajăn Plin, Yphôn Ksor? được đưa vào chương trình và trở thành một ?ođiểm nhấn? có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là những ca khúc Langbian sning (Tự sự Langbian), Mhiu (Mưa), Ban tam cah is (Giữ ấm bếp hồng), Mang kabi (Đêm nhớ)? của Krajăn Plin; là những Drôh pnu (Những chàng trai, cô gái), Sim Kring (Chim Kring), Da mat khê (Giọt lệ trăng), Ngac lă yơ koh bơnơm (Tạm biệt suối nguồn)? của Krajăn Dick và cả Jôh Yàng kuê (Mừng lúa mới) của Păng ting Tưr.
    Tôi may mắn được nghe Plin hát khi anh vừa viết xong: ?oMênh mang vơi đầy/Khúc hát xưa vọng về?? ?" giai điệu như lời tự sự của một khúc yal yau, một thể loại dân ca phổ biến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Còn đây là một phần lời trong một bài dân ca dân tộc Lạch: ?oTih dà hồp mi bòng an bòng?? (bài Drôh pnu) đã được Krajăn Dick phát triển thành: ?oDà hồp mi bòng an bòng/Dà kròng mi re an re/? - Dòng suối mát lấp lánh vì sao/Vầng trăng lên sáng buôn làng ta/Lời anh hát vang khắp rừng xanh/Cùng em múa dưới ánh trăng vàng/Tiếng cồng chiêng ngân vang núi đồi/Nồng ché trnơm cho buôn làng vui?.

    [​IMG]Già làng Plin cùng các bạn chuẩn bị đêm nhạc đón khách.
    Học nhạc ở buôn
    Quả thật là ngay như những người thường xuyên tiếp xúc với nhóm dân thiểu số Lạch như chúng tôi cũng tỏ ra rất ngạc nhiên khi biết rằng vùng đất ấy tại sao cùng lúc sinh ra lắm người tài: Họ không những đàn giỏi mà còn hát rất hay!
    Khi mới đến, trong lúc vừa chuẩn bị các nhạc cụ, Krajăn Plin vừa khoe với tôi: ?oHồi năm kia đi Hà Nội diễn cũng vui. Hôm cuối tháng tư mới đây xuống TP.HCM diễn cũng vui lắm. Nhóm của mình là một trong những nhóm gây được ấn tượng tại những lễ hội đó (được tổ chức tại Hà Nội hồi năm 2002 và TP.HCM cuối tháng 4 vừa qua. Với chuyến diễn ở Hà Nội, đó là lần đầu tiên cả nhóm về với Thủ đô nên ai cũng diễn hết mình. Với đợt diễn ở TP.HCM hôm rồi, cũng để lại được tiếng thơm. Mà, cái vốn quý về văn hóa cổ truyền của dân tộc Lạch mình ở dưới chân núi Langbian từ bấy đến giờ đâu có nhiều người biết đến. Bởi vậy, đó là những dịp để ?oNhững người bạn Langbian? giới thiệu nó ra với bên ngoài, nhất là đợt đi diễn ở Hà Nội năm ấy?. Krajăn Đoal, một trong những thành viên của nhóm được đi diễn ở Hà Nội dạo nọ kể: ?oMấy ngày diễn ở đó, thấy bọn em còn trẻ mà ai cũng cùng một lúc chơi được nhiều nhạc cụ của dân tộc mình nên nhiều người thích lắm. Có một bác lãnh đạo đến hỏi em rằng ?oHọc chơi nhạc ở đâu??, em trả lời ?oDạ, cháu học ở buôn làng cháu dưới chân núi Langbian?. Bác ấy lại nói: ?oBuôn làng dưới chân núi Langbian nổi tiếng thì bác có nghe nói đến, nhưng chơi một lúc được nhiều nhạc cụ dân tộc và đồng thời hát lại rất hay như các cháu thì đây là lần đầu tiên bác biết!?. Nói xong, bác ấy lại bên cạnh đoàn để chụp ảnh lưu niệm. Không biết bây giờ bức ảnh đó ở đâu vì hôm ấy có quá nhiều nhà báo!?.
    Mấy năm gần đây ở Lâm Đồng, khi tỉnh hoặc huyện (Lạc Dương) ?ocó chuyện? cũng đều gọi nhóm ?oNhững người bạn Langbian? đến phục vụ. Phó đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng Krajăn Dick, ?olinh hồn? của nhóm ?oNhững người bạn Langbian? từng lo ngại rằng: ?oSự thâm nhập đến thái quá của các loại hình văn hóa bên ngoài đã làm cho thanh niên người Lạch dường như ?ovô tư? với vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc để chạy theo mode tân thời. Bởi vậy, khi tổ chức lại nhóm ?oNhững người bạn Langbian?, tôi muốn làm một cái gì đó như lời tự sự của Krajăn Plin: ?oDẫu có bão giông thác lũ thét gào/Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng/Dẫu nắng chói chang đốt cháy đôi vai trần/Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng?. Việc làm đó chắc chắn là không sai!?.
    ?oMà, đến bây giờ ở xã Lát dưới chân núi Langbian này đâu chỉ có riêng một mình nhóm của mình? - Krajăn Plin vừa thử lại mấy chiếc chiêng và vừa nói. Tôi chợt ?ogiật mình?, bởi hiện tại, chỉ một vùng đất cỏn con bé tẻo tẹo dưới chân núi Langbian này nhưng đã có đến trên dưới mươi nhóm nhạc như nhóm ?oNhững người bạn Langbian? của Plin. Lý do đơn giản là: Langbian đã trở thành điểm du lịch dã ngoại lý thú. Ban ngày, du khách tha hồ leo núi và ngắm cảnh. Tối, xuống ngay chân núi để trước hết là hưởng thụ văn hóa ẩm thực, đặc biệt là rượu cần. Có ché rượu cần đặt giữa sàn nhà thì bắt buộc phải có bếp lửa và những nàng sơn nữ múa quanh trong nhịp chiêng, tiếng cồng! Còn đối với người thiểu số thì đó là dịp để họ giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình với du khách.
    Nói những nhóm nhạc dưới chân núi Langbian làm du lịch hẳn không sai. Có thể có lo ngại về một sự "xâm lấn" của thị trường du lịch vào nét văn hóa cổ truyền của những người Lạch ở đây, nhưng hãy hiểu về nó như lời bộc bạch của Păngting Muốt - trưởng nhóm một nhóm nhạc khác, người từng một thời là cán bộ Phòng VHTT huyện Lạc Dương - rằng: ?oBà con mình không lấy chuyện du lịch làm trọng đâu. Chủ yếu là vui thôi. Nhưng cái cốt lõi là sự bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình!?. Mà quả thực, chỉ có những chàng trai cô gái này mới bảo vệ và giữ gìn một cách tốt nhất truyền thống văn hóa dân tộc họ, và họ có quyền tự hào về điều ấy.
    Đêm đã rất khuya. Lửa bắt đầu tàn nhưng củi vẫn được chất thêm vào lò, lại bùng lên soi rõ mặt người. Lại thịt rừng. Lại núi rừng nghiêng ngả trong chếnh choáng men rừng. Con trăng cuối mùa treo lơ lửng giữa trời. Và nơi đây, bếp lửa người Lạch không bao giờ tắt!
    Bài và ảnh: Anh Vũ - 25/06/2004Nguồn http://www.vnn.vn/psks/nhanvat/2004/06/169617/
    bạn nghe thữ bài Langbiang S''Ning (Krajăn Dick, Krajăn Plin), bảo đảm bạn sẽ thích ngay mà : http://www.hubmfun.com/hubm/Madking/Tay_Nguyen/Langbiangsoning%20-%20Ban%20nhac%20Langbiang.mp3
     
     
     
  2. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    TỪ XA TÂY NGUYÊN
    ( Tản văn )
    Những vòng xoáy vô hình của cuộc sống thường làm mòn đi những sắc cạnh nhạy bén nhất nơi tâm hồn con người và bồi phủ thêm những lớp bụi văn minh, khiến con người càng trở nên chai lì, xa rời nguồn cội. Đó cũng là lí do mà rất nhiều người muốn tìm về huyền thoại, tìm về giấc mơ của lửa để khơi lại những khát vọng bỏng rát nhưng quặn hình trong những tán cây, lùm cỏ phủ rộng dài trên mảnh Tây Nguyên.
    Từ xa Tây Nguyên, xúc cảm con người dường như rất mơ hồ và ngôn từ cũng trở nên vay mượn để vẽ tô hình ảnh. Bao nhiêu sâu lắng bổng nhiên ồn ào lố bịch, đến như cả cái chất kiêu hùng hừng hực của lửa Khan cũng bị vay mượn cho sự tái hiện. Ôi, thề có Nữ Thần Mặt Trời, chẳng ai muốn vậy! Nhưng có lẽ là định mệnh và điều đó đã kiến giải mọi trở trăn thế tục.
    Từ xa Tây Nguyên, tôi đi tìm một Tây Nguyên đang trọ trong trái tim của các văn nghệ sĩ, trọ trong các tác phẩm văn chương, tác phẩm âm nhạc và cả những ngoại văn biên khảo sử. Tây Nguyên ấy thật khách sáo nhưng thánh thiện như một điều hư cấu. Đương nhiên là Tây Nguyên qua hình ảnh tái hiện chẳng thể khoả lấp hay xoa dịu những ước mơ đặt chân khám phá!
    Từ xa Tây Nguyên và từ trong cái chỗ trọ khiêm tốn ấy, lại mở ra một thế giới hợp-nhất-nhị-nguyên-luận cho những ai muốn tự mình dùng trí tuệ tiểu ngã, tách bạch những triết niệm rắc rối nhưng rất lôgíc của triết lí Tây Nguyên thực tế.
    Từ xa Tây Nguyên cảm tưởng như câu văn mình viết ra cũng thoi thóp như thiếu dưỡng khí của núi rừng. Những câu chữ đè nhau đến là ngột ngạt và tối tăm cạn nghĩa. Những thứ trần trụi nhất của ngôn từ lại được che đậy bở hào hoa danh lợi, khác hẳn với những điều mộc mạc mà rất đổi trữ tình nơi Tây Nguyên nắng gió.
    Từ xa Tây Nguyên sao tự dưng muốn xui mình học lại ca dao, để giấc mơ cuộn về với núi, rừng, ghềnh, suối..Để một ngày xa lặng nhìn ánh lửa ánh lửa đêm Khan không thấy lòng vướng bụi và không thấy xót xa cho hôm nay lo đời quên mất Đất-Tây-Nguyên!
  3. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    TỪ XA TÂY NGUYÊN
    ( Tản văn )
    Những vòng xoáy vô hình của cuộc sống thường làm mòn đi những sắc cạnh nhạy bén nhất nơi tâm hồn con người và bồi phủ thêm những lớp bụi văn minh, khiến con người càng trở nên chai lì, xa rời nguồn cội. Đó cũng là lí do mà rất nhiều người muốn tìm về huyền thoại, tìm về giấc mơ của lửa để khơi lại những khát vọng bỏng rát nhưng quặn hình trong những tán cây, lùm cỏ phủ rộng dài trên mảnh Tây Nguyên.
    Từ xa Tây Nguyên, xúc cảm con người dường như rất mơ hồ và ngôn từ cũng trở nên vay mượn để vẽ tô hình ảnh. Bao nhiêu sâu lắng bổng nhiên ồn ào lố bịch, đến như cả cái chất kiêu hùng hừng hực của lửa Khan cũng bị vay mượn cho sự tái hiện. Ôi, thề có Nữ Thần Mặt Trời, chẳng ai muốn vậy! Nhưng có lẽ là định mệnh và điều đó đã kiến giải mọi trở trăn thế tục.
    Từ xa Tây Nguyên, tôi đi tìm một Tây Nguyên đang trọ trong trái tim của các văn nghệ sĩ, trọ trong các tác phẩm văn chương, tác phẩm âm nhạc và cả những ngoại văn biên khảo sử. Tây Nguyên ấy thật khách sáo nhưng thánh thiện như một điều hư cấu. Đương nhiên là Tây Nguyên qua hình ảnh tái hiện chẳng thể khoả lấp hay xoa dịu những ước mơ đặt chân khám phá!
    Từ xa Tây Nguyên và từ trong cái chỗ trọ khiêm tốn ấy, lại mở ra một thế giới hợp-nhất-nhị-nguyên-luận cho những ai muốn tự mình dùng trí tuệ tiểu ngã, tách bạch những triết niệm rắc rối nhưng rất lôgíc của triết lí Tây Nguyên thực tế.
    Từ xa Tây Nguyên cảm tưởng như câu văn mình viết ra cũng thoi thóp như thiếu dưỡng khí của núi rừng. Những câu chữ đè nhau đến là ngột ngạt và tối tăm cạn nghĩa. Những thứ trần trụi nhất của ngôn từ lại được che đậy bở hào hoa danh lợi, khác hẳn với những điều mộc mạc mà rất đổi trữ tình nơi Tây Nguyên nắng gió.
    Từ xa Tây Nguyên sao tự dưng muốn xui mình học lại ca dao, để giấc mơ cuộn về với núi, rừng, ghềnh, suối..Để một ngày xa lặng nhìn ánh lửa ánh lửa đêm Khan không thấy lòng vướng bụi và không thấy xót xa cho hôm nay lo đời quên mất Đất-Tây-Nguyên!
  4. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG NGÀY KHÔNG QUÊN
    1. TRƯỜNG SƠN CAO NGUYÊN:
    (tiếp theo, phần 2)


    Nguyễn Thuyết Phong

    Hồi ký âm nhạc


    phần 1 : http://ttvnol.com/Nhac/59272/trang-20.ttvn , trang 20 mục này

    Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong hiện đang dạy tại trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, USA. Đây là một trong những bài trích ra từ cuốn Hồi Ký Âm Nhạc, gồm những bài  viết về kinh nghiệm bản thân cùng cảm tưởng trong suốt quá trình đi đó đây, lên núi xuống biển, từ Bắc chí Nam của ông để sưu tầm về nhạc dân tộc.
     
    --oOo--
    NGỌC LINH HÙNG VĨ
    Tôi cảm ơn đôi chân đã đưa tôi đến những dặïm đường xa, những nơi tôi chưa bao giờ biết. Tiếp tục những ngày đường vượt qua suối, sông, đèo trên vùng cao nguyên mênh mông tôi thường nhìn lên ngọn Ngọc Linh, lấy nó làm kim chỉ nam. Nếu có đi lạc, cố tìm cho được cái đỉnh núi nầy, sẽ an tâm. Ngọc Linh, cái tên nghe đẹp và tưởng chừng như nó là tiếng Việt, nhưng hỏi ra mới biết đó là tiếng của người dân tộc ở địa phương. Ngọc có nghiã là núi. Vì thế mới có những tên như Ngọc [núi] Linh, Ngọc Gơ-Le-Lang, Ngọc To-Ba, Ngọc Giơ-Lang, Ngọc B''Biêng, Ngọc Vin, Ngọc Kót, v.v. Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất ở phía Nam của đất nước với độ cao 2598 mét. Không lạ gì, những ngày trời trong nhiều nơi trong 3 tỉnh Kontum, Quãng Nam Đà Nẳng, và Quãng Ngãi đều có thể thấy "linh vật" nầy. Nó hùng vĩ làm sao!
    Đi qua những địa danh quanh núi Linh làm tôi rùng mình nhớ lại những ngày chinh chiến. Ai có nghe đến trận chiến Đắc Tô (Tân Cảnh) bao giờ? Và ấn tượng gì đối với bạn? Nhưng rồi chuyện cũ thoáng qua trong trí nhớ, cũng quên đi với bao nhiêu bận rộn trong cuộc săn đuổi âm nhạc.
    Trong cái không khí lành lạnh của buổi hoàng hôn, đến một nơi mang tên Dục Nông, cái tên nghe nửa Hán-Việt, nửa dân tộc thiểu số, khiến tôi có cảm giác là lạ. Những gì sẽ xảy ra? Lòng tôi vừa hồi hộp bồn chồn vừa nghi ngại. Nơi xứ lạ có ai hiểu những gì mình mong muốn? Liệu có gì trở ngại trong khi phong tục tập quán địa phương mình không biết? Bóng đêm xuống dần. Thêm một nỗi lo nữa: Tối nay ta sẽ ở đâu? Hẳn nhiên nơi đây làm gì có khách sạn hay phòng trọ. Nhưng phải tranh thủ ở nơi nào để có thể dễ dàng gặp nghệ nhân sáng mai như dự định.
    Tiếng dân tộc của tôi "không đầy lá mít" thì làm sao hiểu hết những gì đang diễn ra. Cùng đi trong chuyến nầy giúp tôi có nhạc sĩ Kpa Ylăng, người bạn đường, người thông dịch cho tôi. Anh là nhà nghiên cứu chuyên sâu về nhạc các dân tộc Tây Nguyên. Đi với anh tôi cảm thấy mình gần gũi với các dân tộc hơn. Tuy vậy, nghiên cứu điền dã về âm nhạc Trường Sơn Tây Nguyên không đơn giản như nhiều người thường nghĩ. Ngôn ngữ, phong tục tập quán, nơi ăn chốn ở, v.v. trong trường hợp nầy đòi hỏi nhiều thích nghi, nhanh nhẹn ứng xử. Trước hết về mặt ngôn ngữ, đôi khi anh cũng lúng túng, vì anh là người Bana - Chăm, nói một ngôn ngữ rất khác. Vùng dân tộc mà chúng tôi đang tiếp xúc là dân tộc Triêng. Hai dân tộc có nhiều gắn bó với nhau về ngữ hệ là Triêng và Gié. Vì thế các nhà nghiên cứu thường nói chung về văn hóa Gié - Triêng, hai dân tộc có số dân rất nhỏ.
    Duyên may đưa đẩy chúng tôi đến một gia đình tốt bụng, thấy chúng tôi không quen biết ai, cho nghỉ qua đêm. Đương nhiên họ không đòi hỏi tiền phòng, phần vì họ hiếu khách, phần vì chưa bị cuộc sống thương mãi thành thị ảnh hưởng. Để đáp lại lòng tốt của họ, tôi tặng một món qùa "thành thị" cho người chủ nhà: một thùng mì tôm (tức mì ăn liền với mùi vị tôm) và một can rượu đế. Càng đi tôi càng học hỏi được trong cách ứng xử. Khi tặng những món như gạo, muối, mì tôm, kẹo bánh, rượu đế, v.v. là những món có thể làm hài lòng nhiều người Tây Nguyên. Đặc biệt món rượu rất "hiệu quả" trong giao lưu với nghệ nhân, nghệ sĩ (không phải chỉ riêng ở vùng nào, phải không bạn?) Tôi muốn đề cập đến rượu ở đây không phải để nói về việc chè chén. Nhưng nó có "hiệu lực" cho tôi về cả hai khía cạnh. Thứ nhất, rượu đối với dân tộc thiểu số miền thượng (cũng như dân tộc "kinh" hay Việt) thường có tác dụng nghi lễ, kính trọng. Tôi tặng rượu trong ý nghĩa ấy. Thứ hai, với nồng độ của rượu, người ta cảm thấy "lên tinh thần" để biểu diễn. Tuy nhiên, phải nói ở đây rằng, tôi chưa bao giờ thấy các nghệ nhân "quá chén" cả. Điều nầy tôi muốn nêu ra một dẫn chứng có liên quan đến âm nhạc: âm nhạc Trường Sơn Tây Nguyên là âm nhạc mang tính cộng đồng, tức trong tập thể nhỏ nầy có người hướng dẫn (thông thường là một "già làng"), nên mọi cư xử trong lúc làm nhạc diễn ra có kỷ luật.
    Vị chủ nhà đi vắng, trong nhà chỉ có bà vợ và cô con gái tuổi vừa đôi tám. Ban đầu, trong đêm tối hơi có sự e ngại cho chúng tôi lẫn hai vị ấy. Nhưng ngay sau đó các người trong buôn (làng) kéo đến góp ý, không khí bỗng trở nên thân mật. Vì vậy e ngại sớm tan biến. Lại nữa, hiểu ra mới biết đây là nhà của một cựu "già làng"! Đó lại là niềm hân hạnh cho tôi để quan sát đời sống của một gia đình dân tộc tương đối mẫu mực. Vì chủ nhà là người có địa vị trong làng, nên tôi thấy ngôi nhà nầy khác với các nhà khác. Nó có hai gian (hay đúng hơn: hai nhà). Trong đêm tối không có ánh điện, tôi cũng thấy lờ mờ rằng dường như mỗi bên có nét riêng. Một bên là nhà sàn bằng gỗ, một bên là nhà trệt với nền nhà tráng xi-măng. Họ cho chúng tôi ở bên phía nhà trệt, có thể nghĩ rằng nó mới hơn, nó tiện nghi hơn, nó "hiện đại" hơn chăng? Có thể vì lý do họ quí khách hay chăng? Nhưng bắt đầu từ đây, tôi thấy một mẫu số chung của một số gia đình dân tộc ở Tây Nguyên khá giả. Họ giữ cái cũ nhưng cũng chuộng cái mới. Cái mới là cái thể diện bên ngoài, nhưng rồi không vì thế mà họ quên được nếp sống thân yêu ngàn năm trong ngôi nhà sàn truyền thống.
    Mới chỉ 8 giờ đêm mà bóng tối bao trùm dầy đặc nơi đây. Giờ nầy thông thường trong bà con làng bắt đầu đi ngủ để 5 giờ sáng là đã thức dậy rồi. Tôi cũng bắt đầu làm quen với giờ giấc như họ. Nhưng đêm nay, trong ngôi nhà nầy có khác. Bà con trong buôn đổ đến gặp chúng tôi; già làng cũng đến. Nói là "già" làng, nhưng thật ra ông ấy tuổi còn trẻ hơn tôi. Theo thủ tục, tôi phải chứng minh lý do đến đây. Tôi phải tỏ vẻ kính trọng ông ấy. Điểm nầy cho thấy có 2 xã hội trong một nước, theo "phép nước, lệ làng". Tôi đưa ra một lô những giấy phép của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh mà tôi phải nằm chờ ở thị xã Kontum năm ba hôm để nhận. Nhiều giấy phép mà trước đó phải mất mấy tháng để được cấp từ Bộ Văn Hoá Thông Tin, Đại Sứ Quán Việt Nam và các cơ quan trực thuộc trong nước. Việc nầy không dễ dàng và nhanh chóng đối với một người mang quốc tịch Mỹ. Lý do thứ hai, vì phải mất thêm thời gian để lấy giấy phép đặc biệt là vì tôi đang đi vào vùng biên giới mà trước đây thường có những biến động chính trị, quân sự ác liệt mang tính chiến lược vào những năm chiến tranh. Tôi hiểu thế và kiên nhẫn để được việc cho mình thôi.
    Nhớ lại câu nói của ông bà mình ngày xưa "nhập gia tùy tục, quá giang tùy khúc", tôi lấy đó làm bài học đi đường. Trong các buôn làng đương nhiên có những luật tục mà tôi phải theo. Trong thời gian nầy tôi cũng nghe có những cuộc hội họp, soạn thảo về luật tục dân tộc thiểu số để áp dụng luật pháp ngay trong buôn, đồng thời để có sự thông hiểu nhau giữa các dân tộc thiểu số cũng như giữa dân tộc đa số (Kinh hay Việt) với các dân tộc thiểu số. Tôi nghĩ việc nầy chứng tỏ một sự tiến bộ, một lợi ích thiết thực cho người dân địa phương khi có qúa nhiều dị biệt văn hóa, xã hội, ngôn ngữ.
    Có lẽ vì không thông tiếng Việt, nên già làng phải đọc giấy tờ hơi lâu. Vả lại, có quá nhiều loại giấy tờ để ông đọc. Tôi thấy hồi hộp theo từng nét nhăn trên mặt của ông. Đương nhiên, lý do tôi đến đây là "sưu tầm âm nhạc". Nhưng có ai từ nước ngoài đã đến đây làm một việc nầy hay chưa? Sưu tầm, ghi âm cái gì? để làm gì? Có thể ông ta nghĩ như thế, nhưng không thấy ông ta hỏi tôi. Tôi chỉ việc quan sát và chờ thôi. Chờ từng giây mà cảm thấy dài hằng năm. Trong lòng tôi cầu mong đừng có gì trở ngại. Chắc có vài đoạn ông không hiểu hoặc không thấy rõ dưới ánh đèn dầu, ông nhíu mày, nhăn mặt. Một người thăn cận với ông ta giúp đưa ngọn đèn đến gần trang giấy hơn và nói với ông ta bằng tiếng Triêng những gì tôi không hiểu. Bỗng ông ta gật đầu và nói gì đó. Người ngồi bên cạnh ông cho tôi biết "ở lại đây chơi vài hôm. Bà con trong buôn sẽ đàn hát cho mà nghe." Bao nhiêu nỗi lo âu của tôi chợt tan biến. Lòng mừng vô hạn. Tôi nhờ người thông dịch lại là tôi rất cảm ơn ông và bà con trong buôn; và hứa rằng nếu được nghe, được biết, tôi sẽ giới thiệu âm nhạc Triêng đến thế giới trong khi về lại Mỹ.
    Tôi đoán biết rằng ông ta mừng rỡ với câu hứa nầy. Nhưng "thế giới" là gì? Cái thế giới bên ngoài, đối với đồng bào Triêng, chắc họ không hiểu được nó rộng đến đâu. Nhưng nghe như tôi nói thế, già làng cũng vui. Tôi tưởng cuộc hội kiến và "điều tra" như thế là xong, vì đã hơn 9 giờ đêm rồi. Bỗng nghe tiếng nói của họ mỗi ngày một ồn ào ra như một cuộc tranh cãi. Tôi lại thấy bâng khuâng không biết việc gì xảy ra. Nhưng vài phút sau mới biết ra là họ bàn cãi trong lúc muốn sắp đặt ngay việc gọi nghệ nhân đến đàn hát cho tôi nghe ngay đêm nay. Ối chà, tôi cảm thấy một hồng phúc nào đó bất ngờ đến với tôi! Việc nầy đáng lẽ đến mấy hôm sau mới diễn ra, nhưng nay thực tế thời gian đã tiến quá nhanh làm tôi thấy vô cùng nao nức.
    Vài ba người, trẻ có, già có, đang đốt đuốc đi tìm nhà nghệ nhân. Biết ra, có người đang ngủ, có người đang ở nhà hàng xóm chè chén. Trong khi ấy tôi phải khẩn trương chuẩn bị máy móc ghi âm, ghi hình. Hoàn cảnh nầy đòi hỏi một ứng xử cấp tốc về mặt kỹ thuật. Lên phim cho hai máy ảnh (một trắng đen và một slide màu), lấp băng mới vào video camera 8 ly và máy DAT ghi âm. Tôi phải lấy tung hết quần áo chèn trong ba-lô ra mà nhanh nhẹn trong tư thế sẵn sàng để khi họ đến là thực hiện việc ghi thu ngay. Vấn đề ánh sáng vô cùng bất lợi. Không có điện, ánh đèn dầu không đủ để lấy được nhiều chi tiết. Ánh đèn nhỏ của video camera chỉ hiệu lực ở tầm gần thôi. Nhưng dù thế nào chăng nữa, tôi nghĩ cũng phải biến cái hoàn cảnh khó khăn nầy thành một kết quả, ít ra cũng là căn bản cho tư liệu nghiên cứu, nếu không thể đạt được mức độ "dramatic".
    Khoảng nửa giờ sau đó thì nghệ nhân lần lượt đến. Họ mang theo những nhạc cụ rất lạ, rất bất ngờ và thú vị hết sức. Nào cồng chiêng, đinh tút, khèn, v.v. Tiếng nhạc trổi lên trong đêm nay làm tôi thấy mình đi vào một thế giới vừa siêu hình, vừa lãng mạn. Ôi tiếng khèn của bác Phong Ngố và hai cây đàn ba dây (người Triêng chỉ gọi là "đờn" theo tiếng Việt) đệm theo nghe sao mà dịu dàng, miên man đến thế! Tôi rất quen thuộc với nhiều loại khèn như của người Lào, người Thái ở Đông Bắc Thái Lan, người Mông (Mèo) ở Việt Nam và ở Mỹ, nhưng tiếng khèn Triêng nghe ra rất hiền từ, dìu dịu. Nó phản ánh một phong cách sống êm đềm nào đó của họ.
    Tôi cũng được biết thêm rằng 2 dân tộc anh em là Gié và Triêng xuất phát từ địa bàn Trường Sơn thuộc địa phận Quãng Nam, Kontum. Họ di dân qua bên kia núi thuộc phần đất Lào khoảng một trăm năm trước. Cách đây vài chục năm vừa qua họ lại trở về quê hương bên nầy, hiện nay thuộc tỉnh Kontum. Trong lịch sử dân tộc Triêng không nghe nói về những trận ác chiến giữa họ với các sắc tộc khác. Họ có vẻ hòa quyện vào thiên nhiên nhiều. Âm nhạc họ chủ yếu là tre nứa, điệu múa họ diễn tả chim. Nếu có cồng chiêng, thì cũng có nhạc cụ bằng tre nứa pha vào, điều nầy tôi không thấy trong các dân tộc khác, như Giarai hay Bana.
    Rồi đến một nhóm 4 người đánh cồng chiêng và ống tút tích (từ "tút tích", cũng như các từ khác tôi dùng trong bài viết nầy, cần phát âm theo giọng Bắc trong tiếng Việt để nghe đúng hơn). Nhóm nhạc gồm 1 chiếc cồng và 2 chiêng có kích thuớc khác nhau và ống tút tích bằng nứa để đánh gõ. Giai điệu vui nhộn nghe ra như ngày hội làng.
    Sau đó tôi được nghe dàn sáo đinh tút gồm 6 ống tre nứa dài, không có lỗ bấm. Ống dài nhất đến gần 2 thước. Miệng ống nứa dạt nhọn ở giữa để vừa cho môi người thổi. Đặc biệt với dân tộc Triêng là khi thổi họ phải múa. Trang phục bằng một tấm vải quấn quanh người, có thêu hoa văn màu đỏ, trắng, và xanh lá cây trên nền đen. Họ quấn quanh người nhưng chừa cánh tay phải ra như hình đức Phật. Nhưng theo họ, đây là trang phục nữ. Khi múa thì họ ví mình là chim. Chi tiết nầy khá lý thú đối với tôi. Nếu trên trống đồng của người Việt có nhiều chạm trỗ hình chim biểu trưng cho Lạc Việt, thì nay chúng ta lại bắt gặp hình tượng chim tái hiện ở dân tộc Gié và Triêng. Họ nghiêng người theo điệu nhạc, có lúc nhảy vọt lên như chim tung cánh. Trong cái yên tĩnh của đêm cao nguyên nầy, tôi càng thấy giá trị sâu đậm của âm nhạc qua tiếng sáo dinh tút có lúc dịu dàng, có lúc sôi bổng. Về mặt âm giai, dàn đinh tút cho thấy một loại âm giai không dựa vào bát độ (octave) như hầu hết các loại nhạc chúng ta thường nghe.

    [​IMG]Cách thổi một ống đinh tút

    Mời nghe Trieng DinhTut Real Playermp3 (high quality)
    Tôi cũng được hân hạnh xem diễn lại cảnh hát giao duyên, đối đáp mà hiện nay không còn nữa. Hai người hát tuổi cũng đã gần 70. Họ dựng lại cho tôi xem cảnh mời rượu mà hồi còn thanh niên họ đã từng hát. Ông A Vương và bà Thị Lợi giọng hát vẫn còn hay. Thỉnh thoảng có vài chữ, vài câu bị quên, nhưng họ cố chỉnh đốn để hát lại cho đúng phong cách để tôi ghi âm. Giọng hát của 2 nghệ nhân nầy trong cách đối đáp nghe nồng nàn, tình tứ làm sao! Đặc biệt trong cách hát giao duyên nầy có sự hưởng ứng của nhiều người, biến thành thể đối đáp (reponsorial) nghe như một ban hợp xướng. Nói theo người Việt, loại hát nầy có dạng "xướng - xô" hoặc "xô" và "kể". Do đó, trong thể đối đáp nầy có cả 2 dạng: [1] xướng nam đối với xướng nữ và [2] xướng nam (hoặc xướng nữ) đối với dàn đồng ca. Bây giờ tôi lại cảm thấy có một cái gì gần gũi hơn qua nội dung những bài tình ca họ đang hát. Cũng nói về chuyện yêu nhau nhưng cha mẹ không cho lấy nhau, chuyện chia nhau miếng trầu, bát nước, v.v. mà trong hầu hết dân ca người Việt cũng có.
    Một buổi đàn hát chấm dứt vào giữa đêm. Tôi mang rượu, vài miếng bánh, miếng kẹo sẵn có ra mời. Trò chuyện thêm một hồi rồi mọi người ra về. Riêng tôi nằm thao thức, không ngủ được cho đến 4 giờ sáng. Trong óc tôi diễn ra một xung động dữ dội, sung sướng về những âm thanh mới lạ, huyền dịu ấy, mà trong đời tôi chưa từng được nghe trong bối cảnh căn nhà của đồng bào như một sự đãi ngộ bất ngờ. Sau cùng cơn mỏi mệt của cơ thể cũng phải tới. Tôi đi vào giấc ngủ vùi.
    (con tiep)
     
     
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 11/12/2004
  5. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG NGÀY KHÔNG QUÊN
    1. TRƯỜNG SƠN CAO NGUYÊN:
    (tiếp theo, phần 2)


    Nguyễn Thuyết Phong

    Hồi ký âm nhạc


    phần 1 : http://ttvnol.com/Nhac/59272/trang-20.ttvn , trang 20 mục này

    Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong hiện đang dạy tại trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, USA. Đây là một trong những bài trích ra từ cuốn Hồi Ký Âm Nhạc, gồm những bài  viết về kinh nghiệm bản thân cùng cảm tưởng trong suốt quá trình đi đó đây, lên núi xuống biển, từ Bắc chí Nam của ông để sưu tầm về nhạc dân tộc.
     
    --oOo--
    NGỌC LINH HÙNG VĨ
    Tôi cảm ơn đôi chân đã đưa tôi đến những dặïm đường xa, những nơi tôi chưa bao giờ biết. Tiếp tục những ngày đường vượt qua suối, sông, đèo trên vùng cao nguyên mênh mông tôi thường nhìn lên ngọn Ngọc Linh, lấy nó làm kim chỉ nam. Nếu có đi lạc, cố tìm cho được cái đỉnh núi nầy, sẽ an tâm. Ngọc Linh, cái tên nghe đẹp và tưởng chừng như nó là tiếng Việt, nhưng hỏi ra mới biết đó là tiếng của người dân tộc ở địa phương. Ngọc có nghiã là núi. Vì thế mới có những tên như Ngọc [núi] Linh, Ngọc Gơ-Le-Lang, Ngọc To-Ba, Ngọc Giơ-Lang, Ngọc B''Biêng, Ngọc Vin, Ngọc Kót, v.v. Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất ở phía Nam của đất nước với độ cao 2598 mét. Không lạ gì, những ngày trời trong nhiều nơi trong 3 tỉnh Kontum, Quãng Nam Đà Nẳng, và Quãng Ngãi đều có thể thấy "linh vật" nầy. Nó hùng vĩ làm sao!
    Đi qua những địa danh quanh núi Linh làm tôi rùng mình nhớ lại những ngày chinh chiến. Ai có nghe đến trận chiến Đắc Tô (Tân Cảnh) bao giờ? Và ấn tượng gì đối với bạn? Nhưng rồi chuyện cũ thoáng qua trong trí nhớ, cũng quên đi với bao nhiêu bận rộn trong cuộc săn đuổi âm nhạc.
    Trong cái không khí lành lạnh của buổi hoàng hôn, đến một nơi mang tên Dục Nông, cái tên nghe nửa Hán-Việt, nửa dân tộc thiểu số, khiến tôi có cảm giác là lạ. Những gì sẽ xảy ra? Lòng tôi vừa hồi hộp bồn chồn vừa nghi ngại. Nơi xứ lạ có ai hiểu những gì mình mong muốn? Liệu có gì trở ngại trong khi phong tục tập quán địa phương mình không biết? Bóng đêm xuống dần. Thêm một nỗi lo nữa: Tối nay ta sẽ ở đâu? Hẳn nhiên nơi đây làm gì có khách sạn hay phòng trọ. Nhưng phải tranh thủ ở nơi nào để có thể dễ dàng gặp nghệ nhân sáng mai như dự định.
    Tiếng dân tộc của tôi "không đầy lá mít" thì làm sao hiểu hết những gì đang diễn ra. Cùng đi trong chuyến nầy giúp tôi có nhạc sĩ Kpa Ylăng, người bạn đường, người thông dịch cho tôi. Anh là nhà nghiên cứu chuyên sâu về nhạc các dân tộc Tây Nguyên. Đi với anh tôi cảm thấy mình gần gũi với các dân tộc hơn. Tuy vậy, nghiên cứu điền dã về âm nhạc Trường Sơn Tây Nguyên không đơn giản như nhiều người thường nghĩ. Ngôn ngữ, phong tục tập quán, nơi ăn chốn ở, v.v. trong trường hợp nầy đòi hỏi nhiều thích nghi, nhanh nhẹn ứng xử. Trước hết về mặt ngôn ngữ, đôi khi anh cũng lúng túng, vì anh là người Bana - Chăm, nói một ngôn ngữ rất khác. Vùng dân tộc mà chúng tôi đang tiếp xúc là dân tộc Triêng. Hai dân tộc có nhiều gắn bó với nhau về ngữ hệ là Triêng và Gié. Vì thế các nhà nghiên cứu thường nói chung về văn hóa Gié - Triêng, hai dân tộc có số dân rất nhỏ.
    Duyên may đưa đẩy chúng tôi đến một gia đình tốt bụng, thấy chúng tôi không quen biết ai, cho nghỉ qua đêm. Đương nhiên họ không đòi hỏi tiền phòng, phần vì họ hiếu khách, phần vì chưa bị cuộc sống thương mãi thành thị ảnh hưởng. Để đáp lại lòng tốt của họ, tôi tặng một món qùa "thành thị" cho người chủ nhà: một thùng mì tôm (tức mì ăn liền với mùi vị tôm) và một can rượu đế. Càng đi tôi càng học hỏi được trong cách ứng xử. Khi tặng những món như gạo, muối, mì tôm, kẹo bánh, rượu đế, v.v. là những món có thể làm hài lòng nhiều người Tây Nguyên. Đặc biệt món rượu rất "hiệu quả" trong giao lưu với nghệ nhân, nghệ sĩ (không phải chỉ riêng ở vùng nào, phải không bạn?) Tôi muốn đề cập đến rượu ở đây không phải để nói về việc chè chén. Nhưng nó có "hiệu lực" cho tôi về cả hai khía cạnh. Thứ nhất, rượu đối với dân tộc thiểu số miền thượng (cũng như dân tộc "kinh" hay Việt) thường có tác dụng nghi lễ, kính trọng. Tôi tặng rượu trong ý nghĩa ấy. Thứ hai, với nồng độ của rượu, người ta cảm thấy "lên tinh thần" để biểu diễn. Tuy nhiên, phải nói ở đây rằng, tôi chưa bao giờ thấy các nghệ nhân "quá chén" cả. Điều nầy tôi muốn nêu ra một dẫn chứng có liên quan đến âm nhạc: âm nhạc Trường Sơn Tây Nguyên là âm nhạc mang tính cộng đồng, tức trong tập thể nhỏ nầy có người hướng dẫn (thông thường là một "già làng"), nên mọi cư xử trong lúc làm nhạc diễn ra có kỷ luật.
    Vị chủ nhà đi vắng, trong nhà chỉ có bà vợ và cô con gái tuổi vừa đôi tám. Ban đầu, trong đêm tối hơi có sự e ngại cho chúng tôi lẫn hai vị ấy. Nhưng ngay sau đó các người trong buôn (làng) kéo đến góp ý, không khí bỗng trở nên thân mật. Vì vậy e ngại sớm tan biến. Lại nữa, hiểu ra mới biết đây là nhà của một cựu "già làng"! Đó lại là niềm hân hạnh cho tôi để quan sát đời sống của một gia đình dân tộc tương đối mẫu mực. Vì chủ nhà là người có địa vị trong làng, nên tôi thấy ngôi nhà nầy khác với các nhà khác. Nó có hai gian (hay đúng hơn: hai nhà). Trong đêm tối không có ánh điện, tôi cũng thấy lờ mờ rằng dường như mỗi bên có nét riêng. Một bên là nhà sàn bằng gỗ, một bên là nhà trệt với nền nhà tráng xi-măng. Họ cho chúng tôi ở bên phía nhà trệt, có thể nghĩ rằng nó mới hơn, nó tiện nghi hơn, nó "hiện đại" hơn chăng? Có thể vì lý do họ quí khách hay chăng? Nhưng bắt đầu từ đây, tôi thấy một mẫu số chung của một số gia đình dân tộc ở Tây Nguyên khá giả. Họ giữ cái cũ nhưng cũng chuộng cái mới. Cái mới là cái thể diện bên ngoài, nhưng rồi không vì thế mà họ quên được nếp sống thân yêu ngàn năm trong ngôi nhà sàn truyền thống.
    Mới chỉ 8 giờ đêm mà bóng tối bao trùm dầy đặc nơi đây. Giờ nầy thông thường trong bà con làng bắt đầu đi ngủ để 5 giờ sáng là đã thức dậy rồi. Tôi cũng bắt đầu làm quen với giờ giấc như họ. Nhưng đêm nay, trong ngôi nhà nầy có khác. Bà con trong buôn đổ đến gặp chúng tôi; già làng cũng đến. Nói là "già" làng, nhưng thật ra ông ấy tuổi còn trẻ hơn tôi. Theo thủ tục, tôi phải chứng minh lý do đến đây. Tôi phải tỏ vẻ kính trọng ông ấy. Điểm nầy cho thấy có 2 xã hội trong một nước, theo "phép nước, lệ làng". Tôi đưa ra một lô những giấy phép của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh mà tôi phải nằm chờ ở thị xã Kontum năm ba hôm để nhận. Nhiều giấy phép mà trước đó phải mất mấy tháng để được cấp từ Bộ Văn Hoá Thông Tin, Đại Sứ Quán Việt Nam và các cơ quan trực thuộc trong nước. Việc nầy không dễ dàng và nhanh chóng đối với một người mang quốc tịch Mỹ. Lý do thứ hai, vì phải mất thêm thời gian để lấy giấy phép đặc biệt là vì tôi đang đi vào vùng biên giới mà trước đây thường có những biến động chính trị, quân sự ác liệt mang tính chiến lược vào những năm chiến tranh. Tôi hiểu thế và kiên nhẫn để được việc cho mình thôi.
    Nhớ lại câu nói của ông bà mình ngày xưa "nhập gia tùy tục, quá giang tùy khúc", tôi lấy đó làm bài học đi đường. Trong các buôn làng đương nhiên có những luật tục mà tôi phải theo. Trong thời gian nầy tôi cũng nghe có những cuộc hội họp, soạn thảo về luật tục dân tộc thiểu số để áp dụng luật pháp ngay trong buôn, đồng thời để có sự thông hiểu nhau giữa các dân tộc thiểu số cũng như giữa dân tộc đa số (Kinh hay Việt) với các dân tộc thiểu số. Tôi nghĩ việc nầy chứng tỏ một sự tiến bộ, một lợi ích thiết thực cho người dân địa phương khi có qúa nhiều dị biệt văn hóa, xã hội, ngôn ngữ.
    Có lẽ vì không thông tiếng Việt, nên già làng phải đọc giấy tờ hơi lâu. Vả lại, có quá nhiều loại giấy tờ để ông đọc. Tôi thấy hồi hộp theo từng nét nhăn trên mặt của ông. Đương nhiên, lý do tôi đến đây là "sưu tầm âm nhạc". Nhưng có ai từ nước ngoài đã đến đây làm một việc nầy hay chưa? Sưu tầm, ghi âm cái gì? để làm gì? Có thể ông ta nghĩ như thế, nhưng không thấy ông ta hỏi tôi. Tôi chỉ việc quan sát và chờ thôi. Chờ từng giây mà cảm thấy dài hằng năm. Trong lòng tôi cầu mong đừng có gì trở ngại. Chắc có vài đoạn ông không hiểu hoặc không thấy rõ dưới ánh đèn dầu, ông nhíu mày, nhăn mặt. Một người thăn cận với ông ta giúp đưa ngọn đèn đến gần trang giấy hơn và nói với ông ta bằng tiếng Triêng những gì tôi không hiểu. Bỗng ông ta gật đầu và nói gì đó. Người ngồi bên cạnh ông cho tôi biết "ở lại đây chơi vài hôm. Bà con trong buôn sẽ đàn hát cho mà nghe." Bao nhiêu nỗi lo âu của tôi chợt tan biến. Lòng mừng vô hạn. Tôi nhờ người thông dịch lại là tôi rất cảm ơn ông và bà con trong buôn; và hứa rằng nếu được nghe, được biết, tôi sẽ giới thiệu âm nhạc Triêng đến thế giới trong khi về lại Mỹ.
    Tôi đoán biết rằng ông ta mừng rỡ với câu hứa nầy. Nhưng "thế giới" là gì? Cái thế giới bên ngoài, đối với đồng bào Triêng, chắc họ không hiểu được nó rộng đến đâu. Nhưng nghe như tôi nói thế, già làng cũng vui. Tôi tưởng cuộc hội kiến và "điều tra" như thế là xong, vì đã hơn 9 giờ đêm rồi. Bỗng nghe tiếng nói của họ mỗi ngày một ồn ào ra như một cuộc tranh cãi. Tôi lại thấy bâng khuâng không biết việc gì xảy ra. Nhưng vài phút sau mới biết ra là họ bàn cãi trong lúc muốn sắp đặt ngay việc gọi nghệ nhân đến đàn hát cho tôi nghe ngay đêm nay. Ối chà, tôi cảm thấy một hồng phúc nào đó bất ngờ đến với tôi! Việc nầy đáng lẽ đến mấy hôm sau mới diễn ra, nhưng nay thực tế thời gian đã tiến quá nhanh làm tôi thấy vô cùng nao nức.
    Vài ba người, trẻ có, già có, đang đốt đuốc đi tìm nhà nghệ nhân. Biết ra, có người đang ngủ, có người đang ở nhà hàng xóm chè chén. Trong khi ấy tôi phải khẩn trương chuẩn bị máy móc ghi âm, ghi hình. Hoàn cảnh nầy đòi hỏi một ứng xử cấp tốc về mặt kỹ thuật. Lên phim cho hai máy ảnh (một trắng đen và một slide màu), lấp băng mới vào video camera 8 ly và máy DAT ghi âm. Tôi phải lấy tung hết quần áo chèn trong ba-lô ra mà nhanh nhẹn trong tư thế sẵn sàng để khi họ đến là thực hiện việc ghi thu ngay. Vấn đề ánh sáng vô cùng bất lợi. Không có điện, ánh đèn dầu không đủ để lấy được nhiều chi tiết. Ánh đèn nhỏ của video camera chỉ hiệu lực ở tầm gần thôi. Nhưng dù thế nào chăng nữa, tôi nghĩ cũng phải biến cái hoàn cảnh khó khăn nầy thành một kết quả, ít ra cũng là căn bản cho tư liệu nghiên cứu, nếu không thể đạt được mức độ "dramatic".
    Khoảng nửa giờ sau đó thì nghệ nhân lần lượt đến. Họ mang theo những nhạc cụ rất lạ, rất bất ngờ và thú vị hết sức. Nào cồng chiêng, đinh tút, khèn, v.v. Tiếng nhạc trổi lên trong đêm nay làm tôi thấy mình đi vào một thế giới vừa siêu hình, vừa lãng mạn. Ôi tiếng khèn của bác Phong Ngố và hai cây đàn ba dây (người Triêng chỉ gọi là "đờn" theo tiếng Việt) đệm theo nghe sao mà dịu dàng, miên man đến thế! Tôi rất quen thuộc với nhiều loại khèn như của người Lào, người Thái ở Đông Bắc Thái Lan, người Mông (Mèo) ở Việt Nam và ở Mỹ, nhưng tiếng khèn Triêng nghe ra rất hiền từ, dìu dịu. Nó phản ánh một phong cách sống êm đềm nào đó của họ.
    Tôi cũng được biết thêm rằng 2 dân tộc anh em là Gié và Triêng xuất phát từ địa bàn Trường Sơn thuộc địa phận Quãng Nam, Kontum. Họ di dân qua bên kia núi thuộc phần đất Lào khoảng một trăm năm trước. Cách đây vài chục năm vừa qua họ lại trở về quê hương bên nầy, hiện nay thuộc tỉnh Kontum. Trong lịch sử dân tộc Triêng không nghe nói về những trận ác chiến giữa họ với các sắc tộc khác. Họ có vẻ hòa quyện vào thiên nhiên nhiều. Âm nhạc họ chủ yếu là tre nứa, điệu múa họ diễn tả chim. Nếu có cồng chiêng, thì cũng có nhạc cụ bằng tre nứa pha vào, điều nầy tôi không thấy trong các dân tộc khác, như Giarai hay Bana.
    Rồi đến một nhóm 4 người đánh cồng chiêng và ống tút tích (từ "tút tích", cũng như các từ khác tôi dùng trong bài viết nầy, cần phát âm theo giọng Bắc trong tiếng Việt để nghe đúng hơn). Nhóm nhạc gồm 1 chiếc cồng và 2 chiêng có kích thuớc khác nhau và ống tút tích bằng nứa để đánh gõ. Giai điệu vui nhộn nghe ra như ngày hội làng.
    Sau đó tôi được nghe dàn sáo đinh tút gồm 6 ống tre nứa dài, không có lỗ bấm. Ống dài nhất đến gần 2 thước. Miệng ống nứa dạt nhọn ở giữa để vừa cho môi người thổi. Đặc biệt với dân tộc Triêng là khi thổi họ phải múa. Trang phục bằng một tấm vải quấn quanh người, có thêu hoa văn màu đỏ, trắng, và xanh lá cây trên nền đen. Họ quấn quanh người nhưng chừa cánh tay phải ra như hình đức Phật. Nhưng theo họ, đây là trang phục nữ. Khi múa thì họ ví mình là chim. Chi tiết nầy khá lý thú đối với tôi. Nếu trên trống đồng của người Việt có nhiều chạm trỗ hình chim biểu trưng cho Lạc Việt, thì nay chúng ta lại bắt gặp hình tượng chim tái hiện ở dân tộc Gié và Triêng. Họ nghiêng người theo điệu nhạc, có lúc nhảy vọt lên như chim tung cánh. Trong cái yên tĩnh của đêm cao nguyên nầy, tôi càng thấy giá trị sâu đậm của âm nhạc qua tiếng sáo dinh tút có lúc dịu dàng, có lúc sôi bổng. Về mặt âm giai, dàn đinh tút cho thấy một loại âm giai không dựa vào bát độ (octave) như hầu hết các loại nhạc chúng ta thường nghe.

    [​IMG]Cách thổi một ống đinh tút

    Mời nghe Trieng DinhTut Real Playermp3 (high quality)
    Tôi cũng được hân hạnh xem diễn lại cảnh hát giao duyên, đối đáp mà hiện nay không còn nữa. Hai người hát tuổi cũng đã gần 70. Họ dựng lại cho tôi xem cảnh mời rượu mà hồi còn thanh niên họ đã từng hát. Ông A Vương và bà Thị Lợi giọng hát vẫn còn hay. Thỉnh thoảng có vài chữ, vài câu bị quên, nhưng họ cố chỉnh đốn để hát lại cho đúng phong cách để tôi ghi âm. Giọng hát của 2 nghệ nhân nầy trong cách đối đáp nghe nồng nàn, tình tứ làm sao! Đặc biệt trong cách hát giao duyên nầy có sự hưởng ứng của nhiều người, biến thành thể đối đáp (reponsorial) nghe như một ban hợp xướng. Nói theo người Việt, loại hát nầy có dạng "xướng - xô" hoặc "xô" và "kể". Do đó, trong thể đối đáp nầy có cả 2 dạng: [1] xướng nam đối với xướng nữ và [2] xướng nam (hoặc xướng nữ) đối với dàn đồng ca. Bây giờ tôi lại cảm thấy có một cái gì gần gũi hơn qua nội dung những bài tình ca họ đang hát. Cũng nói về chuyện yêu nhau nhưng cha mẹ không cho lấy nhau, chuyện chia nhau miếng trầu, bát nước, v.v. mà trong hầu hết dân ca người Việt cũng có.
    Một buổi đàn hát chấm dứt vào giữa đêm. Tôi mang rượu, vài miếng bánh, miếng kẹo sẵn có ra mời. Trò chuyện thêm một hồi rồi mọi người ra về. Riêng tôi nằm thao thức, không ngủ được cho đến 4 giờ sáng. Trong óc tôi diễn ra một xung động dữ dội, sung sướng về những âm thanh mới lạ, huyền dịu ấy, mà trong đời tôi chưa từng được nghe trong bối cảnh căn nhà của đồng bào như một sự đãi ngộ bất ngờ. Sau cùng cơn mỏi mệt của cơ thể cũng phải tới. Tôi đi vào giấc ngủ vùi.
    (con tiep)
     
     
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 11/12/2004
  6. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Nhửng Ngày Không Quên (tiếp)
    Tiếng động bên gian nhà kế cận đánh thức tôi dậy. Bây giờ là 6 giờ sáng. Sau khi rửa mặt tôi đến chào hỏi bà chủ nhà. Lại thấy bác A Vương và một số các nghệ nhân hôm qua cũng có mặt ở đây thật sớm. Họ ngồi quanh bếp lửa trong nhà sàn trò chuyện thân mật và điểm tâm bằng ... rượu đế mà tối qua tôi mang tặng chủ nhà. Trong ánh sáng ban mai tôi nhận ra rõ hơn từng khuôn mặt. Thấy họ hiền từ, vô tư, và thân mật xem tôi như người trong gia tộc. Tôi trở vào nhà bên để lấy máy video thu hình ảnh dễ thương nầy: hình ảnh bếp lửa, nhà sàn, cảnh nấu rượu cần làm từ một loại ngủ cốc màu nâu đậm, y phục hằng ngày, v.v. Bước ra bên ngoài, ngọn Ngọc Linh và những dãi núi trùng điệp nối nhau. Nơi đây nó không là thành vách sừng sửng như ở A Lưới; trái lại, nó thoai thoải, nhè nhẹ như những lượn sóng tròn trịa bủa giăng khi ẩn khi hiện trong sương mù buổi sớm. Tiếng lục lạc của đàn bò đi ngang. Cô gái Triêng với chiếc gùi mang trên lưng trên đường ra rẫy. Những đám tre nứa mọc chen chúc nhau. Đó là những hình ảnh đẹp cần phải đưa vào ống kính.

    [​IMG]Chiêng của dân tộc Triêng

    Vì thấy ngoại cảnh đẹp quá, khi trở vào nhà tôi nẩy ra ý kiến, đề nghị các bác nghệ nhân thực hiện lại một vài bài nhạc đêm qua. May thay, các bác vui vẻ nhận lời và nói họ sẽ làm hết khả năng. Một giờ sau, họ triệu tập được hết và thực hiện đợt 2 với nhiều hứng khởi. Việc quay ngoại cảnh sẽ giúp cho sinh viên các lớp của tôi thấy được rõ hơn các chi tiết của nhạc cụ và trang phục.
    Vấn đề nghiên cưú điền dã (fieldwork) một mình không khỏi phức tạp vì thiếu người trợ giúp. Nếu có người có lòng tình nguyện giúp thì cũng không dễ gì có người biết sử dụng máy móc. Vì thế một mình tôi phải bận rộn đảm nhiệm về cả 3 mặt, ghi âm, lấy ảnh đứng (still pictures) và ảnh chuyển động (motion pictures). Có bài tôi phải yêu cầu các nghệ nhân làm lại vài ba lần cho các mục đích khác nhau.
    Buổi ghi thu diễn ra tốt đẹp nhờ vào điều kiện thời tiết tốt và các bác có nhiều kiên nhẫn. Xế chiều thì xong. Sau đó là phần học tiếng Triêng, một ngôn ngữ tương đối dễ phát âm, ngoại trừ vài trường hợp phải đánh lưỡi ở cuối của chữ, như âm "r" ở cuối chữ "sai malr" (cơm nếp). Chuyện nầy không hề có trong tiếng Kinh (Việt).
    [​IMG]Một buổi ghi âm tại hiện trường

    Mời nghe Trieng Khen Real Playermp3 (high quality)
    Mời nghe Trieng Song 1 Real Playermp3 (high quality)
    Công việc hoàn tất sớm hơn dự tính nên tôi từ giã Dục Nông để đi đến một buôn khác. Nhân đây cũng nói thêm về từ ngữ "buôn" hay "plei" [plây] thường dùng trong tiếng dân tộc ở Tây Nguyên với ý nghiã "làng". Ta thấy có địa danh "Buôn Ma Thuột", tức là "làng của cha [bố] của anh Thuột" mà vì lý do không hiểu nên người ta thường gọi lầm là "Ban Mê Thuột" (không có nghĩa gì hết!). Từ "ma" hay "ama" có nghĩa là cha. Đồng thời, cũng có những địa danh như Pleiku, Pleime, v.v. trong tiếng Giarai, "plei" cũng có ý nghĩa là làng.
    [​IMG]Dàn nhạc đinh tút của dân tộc Triêng

    Mời nghe Trieng Song 2 Real Playermp3 (high quality)
    Hôm đến Bờ Y may là vào lúc ban ngày nên tôi chứng kiến được cảnh đốt rẫy làm nương. Theo thông lệ canh tác, người dân tộc đốt cây cỏ để phát quang (slash and burn) và sau đó trở thành sẽ trờ thành phân bón, một thứ phân bón tự nhiên, không độc hại như các chất hóa học. Ban đầu tôi lấy làm lo sợ khi thấy đám cháy, nhưng không thấy ai lo chữa cháy cả, và nhớ ra qua sách vở tôi mới biết rằng đấy là nghiệp vụ thường xuyên của đồng bào dân tộc. Họ cũng biết cách chận cháy, chữa cháy.
    Bờ Y nằm sát biên giới Lào. Trước khi vào làng tôi thấy tấm bảng ghi bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh "Khu vực biên giới - Frontier Area". Nơi đây cũng là vùng hạn chế người lạ đến. Tuy nhiên, giấy phép cầm trong tay tôi là "bửu bối" nên tôi thấy an tâm, khi cần thì phóng ra. Theo thủ tục, trước tiên phải trình qua phòng Văn Hoá Thông Tin ở huyện rồi đến xã, trước khi được tiếp xúc với nghệ nhân. Nếu ông Trưởng Phòng không có mặt ở đó thì phải chờ. Có hôm phải mất cả buổi mới thấy ông ta trở lại văn phòng. Đứng về mặt thói quen trong đời sống bên Mỹ, bạn có thể thấy khó chịu về sự chờ đợi. Nhưng rồi ra tôi cảm thấy quen dần với cái thời gian chầm chậm ấy sau mấy tháng đi nghiên cứu như thế, nên không sao. Cứ thong thả ngồi chờ ngoài quán cóc bên đường. Nhờ một em bé chạy báo tin khi ông Trưởng Phòng trở về. Sau đó cho em vài ngàn đồng (VN), ít ra cũng tạo được cho em một việc làm ngắn hạn (nghìn năm một thuở!). Trong lúc ấy tôi dùng thời gian để làm một cuộc "tiếp cận xã hội" với dân làng. Việc nầy cũng hợp lý để thu thập dữ kiện cần thiết cho kiến thức thôi. Quan sát, nghe ngóng về đời sống địa phương xem có lẽ hội, có hội diễn nghệ thuật, có ai biết đàn biết hát gần đây hay không, v.v.
    Đến giữa trưa thì thủ tục trình làng đã xong. Chúng tôi đi vào trong làng hỏi thăm nhiều người, ghé qua hết nhà nấy đến nhà khác, nhưng không gặp ai cả. Người biết đàn biết hát đều đi vắng. Già làng cũng đi vắng, nên thủ tục "trình làng" cũng không cần thiết nữa rồi. Trong nắng chói chang, bụng đói, định phải trở ra chợ xã tìm thức ăn. Nhưng có một chị từ trong nhà sàn bước ra bảo chờ, sẽ có thức ăn. Chị nói được tiếng Kinh bập bỏm, nhưng lúc nào cũng mỉm cười. Đầu tóc chị vấn lên cao, chị mặc chiếc váy có nhiều viền vàng, trông vẻ người cao ráo, qúi phái. Miệng chị ngậm ống điếu hút thuốc, chị mặc chiếc váy màu sặc sỡ, khiến tôi "chẩn mạch văn hóa" rằng có một cái gì gần gũi với người Lào (hay ít ra cũng có việc mua bán đổi chác với người Lào, vì đây là vùng biên giới). Đấy cũng là tín hiệu đầu tiên cho tôi biết chị thuộc một dân tộc khác với dân tộc Triêng mà tôi đã gặp trước đây. Nhưng ăn gì đây? Liệu có ăn được hay không? Phải tính toán sao để trả phí tổn cho chị đây? Dù có băn khoăn, lo ngại gì chăng nữa, bụng đã đói và ý muốn tìm hiểu về họ ăn cái gì thi mình phải chấp nhận. Hơi có một tí lo ngại là vì nghe nói người thượng ăn những món ăn lạ thường, dơ bẩn.
    Trong lúc chúng tôi bàn định ngoài sân thì bỗng có một người đàn ông xuất hiện. Anh bước ra và nói rằng anh biết chơi cồng chiêng. Tôi hỏi anh có thể cho tôi xem chiếc cồng hay chiêng của anh được hay không thì anh bảo rằng nó đang nằm ngoài rẫy. Tôi hỏi rẫy của anh ở đâu? Anh bảo ở bên kia núi, từ đây đến đó đi bộ khoảng 2 tiếng! Than ôi, vừa được tin mừng cũng là tin không may! Nếu như thế, 2 giờ đi và 2 giờ về là mất 4 tiếng. Mà bây giờ là khoảng 1 giờ trưa. Có nghĩa là đến 5 giờ chiều anh mới về tới, sau đó lại phải dàn dựng trước khi đánh chiêng. Rồi liệu anh không cần phải nghỉ trước khi chơi chiêng hay sao? Tôi không muốn bóc lột sức lao động của anh như thế. Nhưng tôi có việc phải trở lại thị xã Kontum tối nay! Lại nữa, nếu không thực hiện được việc ghi âm, ghi ảnh nầy là một thiếu sót lớn. Thời gian và sự việc quá bức bách.
    Trong lúc tôi và nhạc sĩ Y-Lăng đang còn do dự, thì anh ấy khẳng định là anh sẽ đi lấy chiêng ngay tức thì. Không hiểu sao tôi lại gặp được người tốt như thế. Vì anh khẳng định, tôi không thể cản ngăn. Chiêng, cồng là bảo vật đối với đồng bào cao nguyên. Nghe nói một chiếc cồng (có núm) hay chiêng (không có núm) hiếm quí có thể có giá trị bằng 30 con trâu. Của quí nầy, vì không có nơi cất giấu kỹ trong nhà, người ta thường chôn ngoài rẫy, ở một điểm nào đó không ai biết. Đây là ý nghĩ tài tình mà đồng bào thường áp dụng.
    Lúc anh ấy ra đi, chúng tôi bước vào bên trong nhà sàn thấy người vợ của anh đang ngồi trước bếp lửa. Tôi tự thắc mắc, vì không thấy chị nấu cơm canh gì cả. Nhưng sao lúc nãy chị nói rằng sẽ có thức ăn? Có lẽ vì bất đồng ngôn ngữ nên không hiểu nhau hay chăng? Tôi chỉ thấy chị thỉnh thoảng dúi những khúc củi tre vào đống lửa. Chị không nói gì thêm, mà chỉ mỉm cười coi như không có gì xảy ra cả. Trong lúc ấy chúng tôi thấy cơn đói trào dâng, mà chẳng lẽ phải hỏi chị "thức ăn ở đâu" hay "xin chị cho phép chúng tôi ra chợ xã tìm thức ăn" (?) Bổng chị cất tiếng lên bảo chúng tôi bước sang căn nhà trệt bên cạnh nằm nghỉ. Ối trời! Chưa có ăn mà chị lại bảo nằm nghỉ!!! Tôi cảm thấy đói cơm lẫn đói nhạc. Thật là một mê hồn trận rồi! Nhưng thôi đành phải vâng lời chủ nhà vậy.
    Khoảng không lâu sau đó chị đến phía chúng tôi đang ngồi âu sầu. Chị mang theo một con dao cầm bên tay mặt và một ống tre bên tay trái. Tức thì chị chặt một cách khéo léo, nhanh nhẹn mỗi khúc độ chừng một gang tay và tách ra. Một màn biểu diển cực nhanh, hấp dẫn, và tôi mới biết ra đây là cơm nếp nấu trong ống tre mà ngoài Bắc gọi là cơm lam! Thảo nào lúc nãy tôi thấy chị dúi mấy ống tre vào bếp lửa, tưởng là chị đang chụm củi. Chao ôi cơm dẻo và thơm ngon chưa từng thấy! Vì nằm chặc trong ống, mỗi đoạn tre chị phát cho trở thành một phần ăn thật no. Cơm nếp pha hương vị của ống tre còn xanh khiến hương vị thơm, tươi đặc biệt. Ngoài ra không còn gì khác để ăn; nhưng đã đủ no và đủ điều kiện để thưởng thức tuyệt đỉnh một món duy nhất, không pha lẫn với những gì khác. Tôi nói cảm ơn; chị vẫn lại mỉm cười--một nụ cười hiền từ, hồn nhiên mà kẻ ở thành thị hiếm có.
    Sau đó tôi bước ra xem khu vườn cà, vườn rau và giàn bầu nậm. Những quả bầu nậm có hình eo ở giữa, còn non xanh. Loại bầu nầy không thông dụng ở vùng đồng bằng, nhưng thỉnh thoảng tôi có gặp ở Mỹ (Ohio và Texas). Tôi nói về quả bầu nậm, ví nó có liên quan đến âm nhạc. Một số nhạc cụ các dân tộc ở Tây Nguyên như đàn goong, đàn brố, khèn đinh năm, v.v. đều dùng quả bầu khô làm thùng cộng hưởng, khuếch đại âm thanh. Trong nhạc Việt, cây đàn bầu ngày xưa xuất phát từ cách dùng nửa quả bầu khô ở vòi đàn để tăng âm độ; vì vậy ta gọi là đàn bầu. Thú vị hơn nữa, quảbầu cũng được dùng cho nhiều loại nhạc cụ trên thế giới, ở châu Á, châu Âu, cũng như châu Mỹ.
    (tiep)
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 11/12/2004
  7. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Nhửng Ngày Không Quên (tiếp)
    Tiếng động bên gian nhà kế cận đánh thức tôi dậy. Bây giờ là 6 giờ sáng. Sau khi rửa mặt tôi đến chào hỏi bà chủ nhà. Lại thấy bác A Vương và một số các nghệ nhân hôm qua cũng có mặt ở đây thật sớm. Họ ngồi quanh bếp lửa trong nhà sàn trò chuyện thân mật và điểm tâm bằng ... rượu đế mà tối qua tôi mang tặng chủ nhà. Trong ánh sáng ban mai tôi nhận ra rõ hơn từng khuôn mặt. Thấy họ hiền từ, vô tư, và thân mật xem tôi như người trong gia tộc. Tôi trở vào nhà bên để lấy máy video thu hình ảnh dễ thương nầy: hình ảnh bếp lửa, nhà sàn, cảnh nấu rượu cần làm từ một loại ngủ cốc màu nâu đậm, y phục hằng ngày, v.v. Bước ra bên ngoài, ngọn Ngọc Linh và những dãi núi trùng điệp nối nhau. Nơi đây nó không là thành vách sừng sửng như ở A Lưới; trái lại, nó thoai thoải, nhè nhẹ như những lượn sóng tròn trịa bủa giăng khi ẩn khi hiện trong sương mù buổi sớm. Tiếng lục lạc của đàn bò đi ngang. Cô gái Triêng với chiếc gùi mang trên lưng trên đường ra rẫy. Những đám tre nứa mọc chen chúc nhau. Đó là những hình ảnh đẹp cần phải đưa vào ống kính.

    [​IMG]Chiêng của dân tộc Triêng

    Vì thấy ngoại cảnh đẹp quá, khi trở vào nhà tôi nẩy ra ý kiến, đề nghị các bác nghệ nhân thực hiện lại một vài bài nhạc đêm qua. May thay, các bác vui vẻ nhận lời và nói họ sẽ làm hết khả năng. Một giờ sau, họ triệu tập được hết và thực hiện đợt 2 với nhiều hứng khởi. Việc quay ngoại cảnh sẽ giúp cho sinh viên các lớp của tôi thấy được rõ hơn các chi tiết của nhạc cụ và trang phục.
    Vấn đề nghiên cưú điền dã (fieldwork) một mình không khỏi phức tạp vì thiếu người trợ giúp. Nếu có người có lòng tình nguyện giúp thì cũng không dễ gì có người biết sử dụng máy móc. Vì thế một mình tôi phải bận rộn đảm nhiệm về cả 3 mặt, ghi âm, lấy ảnh đứng (still pictures) và ảnh chuyển động (motion pictures). Có bài tôi phải yêu cầu các nghệ nhân làm lại vài ba lần cho các mục đích khác nhau.
    Buổi ghi thu diễn ra tốt đẹp nhờ vào điều kiện thời tiết tốt và các bác có nhiều kiên nhẫn. Xế chiều thì xong. Sau đó là phần học tiếng Triêng, một ngôn ngữ tương đối dễ phát âm, ngoại trừ vài trường hợp phải đánh lưỡi ở cuối của chữ, như âm "r" ở cuối chữ "sai malr" (cơm nếp). Chuyện nầy không hề có trong tiếng Kinh (Việt).
    [​IMG]Một buổi ghi âm tại hiện trường

    Mời nghe Trieng Khen Real Playermp3 (high quality)
    Mời nghe Trieng Song 1 Real Playermp3 (high quality)
    Công việc hoàn tất sớm hơn dự tính nên tôi từ giã Dục Nông để đi đến một buôn khác. Nhân đây cũng nói thêm về từ ngữ "buôn" hay "plei" [plây] thường dùng trong tiếng dân tộc ở Tây Nguyên với ý nghiã "làng". Ta thấy có địa danh "Buôn Ma Thuột", tức là "làng của cha [bố] của anh Thuột" mà vì lý do không hiểu nên người ta thường gọi lầm là "Ban Mê Thuột" (không có nghĩa gì hết!). Từ "ma" hay "ama" có nghĩa là cha. Đồng thời, cũng có những địa danh như Pleiku, Pleime, v.v. trong tiếng Giarai, "plei" cũng có ý nghĩa là làng.
    [​IMG]Dàn nhạc đinh tút của dân tộc Triêng

    Mời nghe Trieng Song 2 Real Playermp3 (high quality)
    Hôm đến Bờ Y may là vào lúc ban ngày nên tôi chứng kiến được cảnh đốt rẫy làm nương. Theo thông lệ canh tác, người dân tộc đốt cây cỏ để phát quang (slash and burn) và sau đó trở thành sẽ trờ thành phân bón, một thứ phân bón tự nhiên, không độc hại như các chất hóa học. Ban đầu tôi lấy làm lo sợ khi thấy đám cháy, nhưng không thấy ai lo chữa cháy cả, và nhớ ra qua sách vở tôi mới biết rằng đấy là nghiệp vụ thường xuyên của đồng bào dân tộc. Họ cũng biết cách chận cháy, chữa cháy.
    Bờ Y nằm sát biên giới Lào. Trước khi vào làng tôi thấy tấm bảng ghi bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh "Khu vực biên giới - Frontier Area". Nơi đây cũng là vùng hạn chế người lạ đến. Tuy nhiên, giấy phép cầm trong tay tôi là "bửu bối" nên tôi thấy an tâm, khi cần thì phóng ra. Theo thủ tục, trước tiên phải trình qua phòng Văn Hoá Thông Tin ở huyện rồi đến xã, trước khi được tiếp xúc với nghệ nhân. Nếu ông Trưởng Phòng không có mặt ở đó thì phải chờ. Có hôm phải mất cả buổi mới thấy ông ta trở lại văn phòng. Đứng về mặt thói quen trong đời sống bên Mỹ, bạn có thể thấy khó chịu về sự chờ đợi. Nhưng rồi ra tôi cảm thấy quen dần với cái thời gian chầm chậm ấy sau mấy tháng đi nghiên cứu như thế, nên không sao. Cứ thong thả ngồi chờ ngoài quán cóc bên đường. Nhờ một em bé chạy báo tin khi ông Trưởng Phòng trở về. Sau đó cho em vài ngàn đồng (VN), ít ra cũng tạo được cho em một việc làm ngắn hạn (nghìn năm một thuở!). Trong lúc ấy tôi dùng thời gian để làm một cuộc "tiếp cận xã hội" với dân làng. Việc nầy cũng hợp lý để thu thập dữ kiện cần thiết cho kiến thức thôi. Quan sát, nghe ngóng về đời sống địa phương xem có lẽ hội, có hội diễn nghệ thuật, có ai biết đàn biết hát gần đây hay không, v.v.
    Đến giữa trưa thì thủ tục trình làng đã xong. Chúng tôi đi vào trong làng hỏi thăm nhiều người, ghé qua hết nhà nấy đến nhà khác, nhưng không gặp ai cả. Người biết đàn biết hát đều đi vắng. Già làng cũng đi vắng, nên thủ tục "trình làng" cũng không cần thiết nữa rồi. Trong nắng chói chang, bụng đói, định phải trở ra chợ xã tìm thức ăn. Nhưng có một chị từ trong nhà sàn bước ra bảo chờ, sẽ có thức ăn. Chị nói được tiếng Kinh bập bỏm, nhưng lúc nào cũng mỉm cười. Đầu tóc chị vấn lên cao, chị mặc chiếc váy có nhiều viền vàng, trông vẻ người cao ráo, qúi phái. Miệng chị ngậm ống điếu hút thuốc, chị mặc chiếc váy màu sặc sỡ, khiến tôi "chẩn mạch văn hóa" rằng có một cái gì gần gũi với người Lào (hay ít ra cũng có việc mua bán đổi chác với người Lào, vì đây là vùng biên giới). Đấy cũng là tín hiệu đầu tiên cho tôi biết chị thuộc một dân tộc khác với dân tộc Triêng mà tôi đã gặp trước đây. Nhưng ăn gì đây? Liệu có ăn được hay không? Phải tính toán sao để trả phí tổn cho chị đây? Dù có băn khoăn, lo ngại gì chăng nữa, bụng đã đói và ý muốn tìm hiểu về họ ăn cái gì thi mình phải chấp nhận. Hơi có một tí lo ngại là vì nghe nói người thượng ăn những món ăn lạ thường, dơ bẩn.
    Trong lúc chúng tôi bàn định ngoài sân thì bỗng có một người đàn ông xuất hiện. Anh bước ra và nói rằng anh biết chơi cồng chiêng. Tôi hỏi anh có thể cho tôi xem chiếc cồng hay chiêng của anh được hay không thì anh bảo rằng nó đang nằm ngoài rẫy. Tôi hỏi rẫy của anh ở đâu? Anh bảo ở bên kia núi, từ đây đến đó đi bộ khoảng 2 tiếng! Than ôi, vừa được tin mừng cũng là tin không may! Nếu như thế, 2 giờ đi và 2 giờ về là mất 4 tiếng. Mà bây giờ là khoảng 1 giờ trưa. Có nghĩa là đến 5 giờ chiều anh mới về tới, sau đó lại phải dàn dựng trước khi đánh chiêng. Rồi liệu anh không cần phải nghỉ trước khi chơi chiêng hay sao? Tôi không muốn bóc lột sức lao động của anh như thế. Nhưng tôi có việc phải trở lại thị xã Kontum tối nay! Lại nữa, nếu không thực hiện được việc ghi âm, ghi ảnh nầy là một thiếu sót lớn. Thời gian và sự việc quá bức bách.
    Trong lúc tôi và nhạc sĩ Y-Lăng đang còn do dự, thì anh ấy khẳng định là anh sẽ đi lấy chiêng ngay tức thì. Không hiểu sao tôi lại gặp được người tốt như thế. Vì anh khẳng định, tôi không thể cản ngăn. Chiêng, cồng là bảo vật đối với đồng bào cao nguyên. Nghe nói một chiếc cồng (có núm) hay chiêng (không có núm) hiếm quí có thể có giá trị bằng 30 con trâu. Của quí nầy, vì không có nơi cất giấu kỹ trong nhà, người ta thường chôn ngoài rẫy, ở một điểm nào đó không ai biết. Đây là ý nghĩ tài tình mà đồng bào thường áp dụng.
    Lúc anh ấy ra đi, chúng tôi bước vào bên trong nhà sàn thấy người vợ của anh đang ngồi trước bếp lửa. Tôi tự thắc mắc, vì không thấy chị nấu cơm canh gì cả. Nhưng sao lúc nãy chị nói rằng sẽ có thức ăn? Có lẽ vì bất đồng ngôn ngữ nên không hiểu nhau hay chăng? Tôi chỉ thấy chị thỉnh thoảng dúi những khúc củi tre vào đống lửa. Chị không nói gì thêm, mà chỉ mỉm cười coi như không có gì xảy ra cả. Trong lúc ấy chúng tôi thấy cơn đói trào dâng, mà chẳng lẽ phải hỏi chị "thức ăn ở đâu" hay "xin chị cho phép chúng tôi ra chợ xã tìm thức ăn" (?) Bổng chị cất tiếng lên bảo chúng tôi bước sang căn nhà trệt bên cạnh nằm nghỉ. Ối trời! Chưa có ăn mà chị lại bảo nằm nghỉ!!! Tôi cảm thấy đói cơm lẫn đói nhạc. Thật là một mê hồn trận rồi! Nhưng thôi đành phải vâng lời chủ nhà vậy.
    Khoảng không lâu sau đó chị đến phía chúng tôi đang ngồi âu sầu. Chị mang theo một con dao cầm bên tay mặt và một ống tre bên tay trái. Tức thì chị chặt một cách khéo léo, nhanh nhẹn mỗi khúc độ chừng một gang tay và tách ra. Một màn biểu diển cực nhanh, hấp dẫn, và tôi mới biết ra đây là cơm nếp nấu trong ống tre mà ngoài Bắc gọi là cơm lam! Thảo nào lúc nãy tôi thấy chị dúi mấy ống tre vào bếp lửa, tưởng là chị đang chụm củi. Chao ôi cơm dẻo và thơm ngon chưa từng thấy! Vì nằm chặc trong ống, mỗi đoạn tre chị phát cho trở thành một phần ăn thật no. Cơm nếp pha hương vị của ống tre còn xanh khiến hương vị thơm, tươi đặc biệt. Ngoài ra không còn gì khác để ăn; nhưng đã đủ no và đủ điều kiện để thưởng thức tuyệt đỉnh một món duy nhất, không pha lẫn với những gì khác. Tôi nói cảm ơn; chị vẫn lại mỉm cười--một nụ cười hiền từ, hồn nhiên mà kẻ ở thành thị hiếm có.
    Sau đó tôi bước ra xem khu vườn cà, vườn rau và giàn bầu nậm. Những quả bầu nậm có hình eo ở giữa, còn non xanh. Loại bầu nầy không thông dụng ở vùng đồng bằng, nhưng thỉnh thoảng tôi có gặp ở Mỹ (Ohio và Texas). Tôi nói về quả bầu nậm, ví nó có liên quan đến âm nhạc. Một số nhạc cụ các dân tộc ở Tây Nguyên như đàn goong, đàn brố, khèn đinh năm, v.v. đều dùng quả bầu khô làm thùng cộng hưởng, khuếch đại âm thanh. Trong nhạc Việt, cây đàn bầu ngày xưa xuất phát từ cách dùng nửa quả bầu khô ở vòi đàn để tăng âm độ; vì vậy ta gọi là đàn bầu. Thú vị hơn nữa, quảbầu cũng được dùng cho nhiều loại nhạc cụ trên thế giới, ở châu Á, châu Âu, cũng như châu Mỹ.
    (tiep)
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 11/12/2004
  8. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Nhừng Ngày Không Quên (tiếp theo)
     
    Đang đàm đạo về quả bầu nậm, bổng dưng tôi nghe tiếng ai chạy thình thịch một cách vội vã phía trước nhà. Tiếng động nghe càng lúc càng gần và dừng lại ngay trước nhà. Thì ra anh chủ nhà đã về đến. Mồi hôi nhễ nhại. Tôi thấy thương quí làm sao! Trên lưng anh quãi một giỏ tròn đựng một cập chiêng. Nhìn đồng hồ tôi thấy 2 giờ 43 phút. Một cuộc chạy đua với thời gian đạt kỷ lục! Thay vì phải mất 4 tiếng chờ đợi, bây giờ biết ra anh có bộ chiêng về đến nhà chỉ trong vòng ít hơn phân nửa thời gian dự tính. Tôi hết sức biết ơn anh và cảm kích vô cùng tấm lòng ấy của anh, vì anh hiểu chúng tôi không có nhiều thì giờ.
    Anh ngồi nghỉ vài phút rồi thay trang phục, trong lúc vài người trong làng đến tham gia dàn dựng cho buổi chơi nhạc. Đây là làng của dân tộc Brâu. Được biết đây là một dân tộc có thể có số dân nhỏ nhất ở nước Việt Nam: vỏn vẹn chỉ có 253 người già trẻ lớn bé. Vì thế chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế rất ưu đãi họ để bảo vệ dân số. Họ cấp nhà cho đồng bào, mỗi gia đình (hộ) được một căn nhà mới làm bằng gạch. Nhưng quan sát của tôi cho thấy, ban ngày họ rất ít khi ở đó. Họ quanh quẩn, ngồi chơi trong nhà sàn. Họ cảm thấy gần gũi, thân thương và thoải mái hơn. Khi tối ngủ, hoặc khi có khách thì họ mới dùng để làm phòng khách ngủ. Nhà sàn của dân tộc Brâu có kiến trúc khác với nhà sàn của dân tộc Triêng mà tôi vừa gặp. Nơi đây, sàn nhà cao ráo hơn. Sàn làm bằng tre thay vì làm bằng gỗ. Trước sàn nhà có khoảng lan can như balcon để đứng chơi, ngắm cảnh, khá thú vị. Đàn bà, con gái thường đứng chơi nơi đây và hút thuốc bằng ống điếu dài (pipe), xem ra duyên dáng lắm. Người già thường khoét lỗ tai rất rộng với bông tai to và nặng.


    [​IMG]Tác giả và hai nghệ nhân Brâu đang đánh chiêng

    Mời nghe Brau ChiengReal Playermp3 (high quality)


    [​IMG]Một cụ già Brâu

    Trước khi tấu nhạc cho chúng tôi nghe, họ có làm một nghi lễ cúng Trời (họ gọi là Yàng) với ché rượu cần, cột vào cây cột nhà, bên cạnh bộ chiêng. Người đánh chiêng chính cầm cần rượu và bịt một đầu bằng ngón tay cái để giử rượu trong ấy và mang đến nhỏ giọt bên trong chiêng trong lúc anh ta khấn vái. Tôi hết sức ngạc nhiên một cách thú vị khi thấy cặp chiêng treo lơ lững giữa nhà, và cách đánh chiêng không giống bất cứ nơi nào, nước nào trên thế giới. Hai người ngồi đối mặt nhau nhìn vào cặp chiêng ờ giữa. Một người đánh giai điệu vào mặt chính của chiêng bằng cặp dùi khoảng chừng 3 tấc, người kia gõ nhịp đệm vào mặt sau cũa chiêng bằng một cặp dùi thật dài (khoảng 2 thước), đầu bịt vải, tựa lên vai. Với hai loại dùi trơ và bịt vải sẽ cho âm sắc khác nhau. Đây là kỹ thuật đánh chiêng khá đặc biệt. Họ đánh cho tôi nghe những bài Đuổi Chim, Cúng Thần, v.v. Vì chỉ có 2 chiêng, nên âm nhạc chủ yếu chỉ có 2 âm. Tuy nhiên, vì dùi đánh vào những chỗ khác nhau và đánh ở 2 mặt của chiêng nên nghe ra có nhiều âm hưởng đa dạng.
    Xong buổi tấu nhạc, mọi người uống rượu cần. Tôi là khách nên được dịp đối ẩm trước. Rượu cần làm bằng chất liệu ngũ cốc. Mới uống hớp đầu bạn sẽ thấy nhè nhẹ giống như bia hay rượu sa-kê của người Nhật, cảm thấy mát và dễ chịu trong lúc trời nóng nực. Hẳn nhiên, uống nhiều sẽ say. Vì thế tôi liệu sức mình, đáp lễ và ra bộ uống nhiều để chủ nhà hài lòng, nhưng thực tế không là bao.
    Nhìn qua khe vách nhà tôi thấy bóng chiều đã ngả xuống dần. Tôi phải nói lời giã từ bà con. Vì không thể ở lại lâu, nhưng để tỏ sự biết ơn, tôi xin gởi lại một số tiền làm quà cho anh chủ nhà dùng mua một con heo để tiệc tùng tối nay.
    Tôi lên xe, khoác tay từ giã mọi người trong lúc mặt trời ửng hồng ngả về phía tây, bên kia đỉnh Ngọc Linh.

    (còn tiếp)
    Nguyễn Thuyết Phong (http://www.phong-nguyen.com/)
    Nguồn : http://www.honque.com/HQ005/bKhao_ntPhong005.htm
     
    [​IMG] Nói thêm :
    Ông NT Phong là tiến sĩ âm nhạc (tại Viện Đại học Sorbonne -Pháp), giáo sư DH Kent (USA), là người Việt Nam thứ hai, sau GS Trần Văn Khê, được ghi danh và tiểu sử vào cuốn từ điển âm nhạc thế giới ?oThe New Grovo? danh tiếng. là người Việt đầu tiên mang danh hiệu "Di sản Văn hóa Hoa Kỳ" (giải thưởng National Heritage Fellowship năm 1997). Trong bài viết Những Ngày Không Quên sự qúy trọng nhạc truyền thống và văn hóa dân tộc thể hiện trong từng con chữ, nhưng đáng khâm phục là thái độ hòa đồng, bình dị và tôn trọng của ông đối với người dân tộc và văn hóa đặc thù của ngừoi miền núi.
     
     
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 11/12/2004
  9. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Nhừng Ngày Không Quên (tiếp theo)
     
    Đang đàm đạo về quả bầu nậm, bổng dưng tôi nghe tiếng ai chạy thình thịch một cách vội vã phía trước nhà. Tiếng động nghe càng lúc càng gần và dừng lại ngay trước nhà. Thì ra anh chủ nhà đã về đến. Mồi hôi nhễ nhại. Tôi thấy thương quí làm sao! Trên lưng anh quãi một giỏ tròn đựng một cập chiêng. Nhìn đồng hồ tôi thấy 2 giờ 43 phút. Một cuộc chạy đua với thời gian đạt kỷ lục! Thay vì phải mất 4 tiếng chờ đợi, bây giờ biết ra anh có bộ chiêng về đến nhà chỉ trong vòng ít hơn phân nửa thời gian dự tính. Tôi hết sức biết ơn anh và cảm kích vô cùng tấm lòng ấy của anh, vì anh hiểu chúng tôi không có nhiều thì giờ.
    Anh ngồi nghỉ vài phút rồi thay trang phục, trong lúc vài người trong làng đến tham gia dàn dựng cho buổi chơi nhạc. Đây là làng của dân tộc Brâu. Được biết đây là một dân tộc có thể có số dân nhỏ nhất ở nước Việt Nam: vỏn vẹn chỉ có 253 người già trẻ lớn bé. Vì thế chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế rất ưu đãi họ để bảo vệ dân số. Họ cấp nhà cho đồng bào, mỗi gia đình (hộ) được một căn nhà mới làm bằng gạch. Nhưng quan sát của tôi cho thấy, ban ngày họ rất ít khi ở đó. Họ quanh quẩn, ngồi chơi trong nhà sàn. Họ cảm thấy gần gũi, thân thương và thoải mái hơn. Khi tối ngủ, hoặc khi có khách thì họ mới dùng để làm phòng khách ngủ. Nhà sàn của dân tộc Brâu có kiến trúc khác với nhà sàn của dân tộc Triêng mà tôi vừa gặp. Nơi đây, sàn nhà cao ráo hơn. Sàn làm bằng tre thay vì làm bằng gỗ. Trước sàn nhà có khoảng lan can như balcon để đứng chơi, ngắm cảnh, khá thú vị. Đàn bà, con gái thường đứng chơi nơi đây và hút thuốc bằng ống điếu dài (pipe), xem ra duyên dáng lắm. Người già thường khoét lỗ tai rất rộng với bông tai to và nặng.


    [​IMG]Tác giả và hai nghệ nhân Brâu đang đánh chiêng

    Mời nghe Brau ChiengReal Playermp3 (high quality)


    [​IMG]Một cụ già Brâu

    Trước khi tấu nhạc cho chúng tôi nghe, họ có làm một nghi lễ cúng Trời (họ gọi là Yàng) với ché rượu cần, cột vào cây cột nhà, bên cạnh bộ chiêng. Người đánh chiêng chính cầm cần rượu và bịt một đầu bằng ngón tay cái để giử rượu trong ấy và mang đến nhỏ giọt bên trong chiêng trong lúc anh ta khấn vái. Tôi hết sức ngạc nhiên một cách thú vị khi thấy cặp chiêng treo lơ lững giữa nhà, và cách đánh chiêng không giống bất cứ nơi nào, nước nào trên thế giới. Hai người ngồi đối mặt nhau nhìn vào cặp chiêng ờ giữa. Một người đánh giai điệu vào mặt chính của chiêng bằng cặp dùi khoảng chừng 3 tấc, người kia gõ nhịp đệm vào mặt sau cũa chiêng bằng một cặp dùi thật dài (khoảng 2 thước), đầu bịt vải, tựa lên vai. Với hai loại dùi trơ và bịt vải sẽ cho âm sắc khác nhau. Đây là kỹ thuật đánh chiêng khá đặc biệt. Họ đánh cho tôi nghe những bài Đuổi Chim, Cúng Thần, v.v. Vì chỉ có 2 chiêng, nên âm nhạc chủ yếu chỉ có 2 âm. Tuy nhiên, vì dùi đánh vào những chỗ khác nhau và đánh ở 2 mặt của chiêng nên nghe ra có nhiều âm hưởng đa dạng.
    Xong buổi tấu nhạc, mọi người uống rượu cần. Tôi là khách nên được dịp đối ẩm trước. Rượu cần làm bằng chất liệu ngũ cốc. Mới uống hớp đầu bạn sẽ thấy nhè nhẹ giống như bia hay rượu sa-kê của người Nhật, cảm thấy mát và dễ chịu trong lúc trời nóng nực. Hẳn nhiên, uống nhiều sẽ say. Vì thế tôi liệu sức mình, đáp lễ và ra bộ uống nhiều để chủ nhà hài lòng, nhưng thực tế không là bao.
    Nhìn qua khe vách nhà tôi thấy bóng chiều đã ngả xuống dần. Tôi phải nói lời giã từ bà con. Vì không thể ở lại lâu, nhưng để tỏ sự biết ơn, tôi xin gởi lại một số tiền làm quà cho anh chủ nhà dùng mua một con heo để tiệc tùng tối nay.
    Tôi lên xe, khoác tay từ giã mọi người trong lúc mặt trời ửng hồng ngả về phía tây, bên kia đỉnh Ngọc Linh.

    (còn tiếp)
    Nguyễn Thuyết Phong (http://www.phong-nguyen.com/)
    Nguồn : http://www.honque.com/HQ005/bKhao_ntPhong005.htm
     
    [​IMG] Nói thêm :
    Ông NT Phong là tiến sĩ âm nhạc (tại Viện Đại học Sorbonne -Pháp), giáo sư DH Kent (USA), là người Việt Nam thứ hai, sau GS Trần Văn Khê, được ghi danh và tiểu sử vào cuốn từ điển âm nhạc thế giới ?oThe New Grovo? danh tiếng. là người Việt đầu tiên mang danh hiệu "Di sản Văn hóa Hoa Kỳ" (giải thưởng National Heritage Fellowship năm 1997). Trong bài viết Những Ngày Không Quên sự qúy trọng nhạc truyền thống và văn hóa dân tộc thể hiện trong từng con chữ, nhưng đáng khâm phục là thái độ hòa đồng, bình dị và tôn trọng của ông đối với người dân tộc và văn hóa đặc thù của ngừoi miền núi.
     
     
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 11/12/2004
  10. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi có ghé qua chỗ Văn phòng đại diện phía Nam củaTạp Chí Văn Hiến Việt Nam, vô tình lục tìm các số cũ, may mắn tìm thấy một bài viết hết sức quan trọng và đầy thú vị của tác giả Phan Đăng Nhât, xin phép gõ lên đây ( Vì TCVHVN không có báo điện tử ), mời mọi người cùng đọc.
    ****************************************************************
    SỬ THI VIỆT NAM - Lý luận & Thực tiễn
    Phan Đăng Nhật.
    Bản sừ thi Việt Nam được công bố đầu tiên là Đăm xăn, của dân tộc ÊĐê, do Léopold Sabatier sưu tầm dịch ra tiếng Pháp và xuất bản ở Paris. Tác phẩm này do Pierre Pasquier viết giới thiệu. Lúc bấy giờ các soạn giả tin là Tây Nguyên không có một sử thi thứ hai nữa, nên viết: " Nhưng mỉa mai đắng cay thay, bằng chứng đầu tiên này về văn chương của người Mọi ( tên gọi miệt thị người Tây Nguyên hiện nay không còn nữa ) cũng là cái cuối cùng".
    Bảy mươi bảy năm qua, nhiều dân tộc được phát hiện có sử thi: Mường, Thái, Chăm. Đặc biệt sau khi thực hiện chương trình sưu tầm sử thi Tây Nguyên cấp nhà nước, một danh mục sử thi hàng trăm được đưa ra.
    I. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA SỬ THI VIỆT NAM.
    Theo chúng tôi, Việt Nam có hai tiểu loại sử thi: Sử thi sáng thế và sử thi thiết chế xã hội. Hai tiểu loại có những đặc điểm khác nhau, chủ yếu là về nội dung phản ánh. tuy nhiên đều có những đặc điểm chung;
    1/ Xét về mặt cơ sở xã hội ra đời, hầu hết là sử thi cổ sơ ( archa-ic epic ) và chưa có sử thi cổ đại ( antique epic ).
    Sở dĩ như vậy là vì các sử thi các dân tộc Việt Nam đều ra đời vào thời kì mà các dân tộc chủ nhân chưa hình thành Nhà nước. Điều này khiến cho các sử thi Việt Nam khác với sử thi cổ đại của một số quốc gia khác như Iliade, Odisée, Mahabharata, Ramayana.
    2/ Xét về mặt sáng tạo và lưu truyền, sử thi Việt Nam là sử thi sống.
    Khắp các vùng trên đất nước, nhân dân Việt Nam đang xướng mo, khắp chương, kể khan, kể h''mon.
    Có loại sử thi không gắn với nghi lễ, như khan h''mon, hri, otnrong... Mo Đẻ đất đẻ nướcẲm ẹt luông lại được xướng trong lễ tang. Bố mo mặc lễ phục, đội mũ cúng, tay cầm quạt lông công và chuông nhỏ. Mo được hát kể kèm theo tiếng cồng chiêng, và kèn đám ma, lời kể có chuông nhỏ giữ nhịp. Tất cả chan hoà trong không khí thiêng liêng và xúc động của tang lễ, trong lúc quan tài với thi hài người thân mới qua đời đang đặt giữa nhà, con cháu mặc tang phục đang khóc lóc kể lể.
    3/ Xét về địa bàn lưu truyền và tồn tại, sử thi Việt Nam đã hình thành vùng thể loại tiêu biểu là vùng sử thi Tây Nguyên.
    Ở đây có một khối lượng sử thi lớn, tồn tại với một mật độ khá dày đặc, với những đặc điểm chung về môi trường diễn xướng và nội dung đề tài.
    Môi trường diễn xướng của sử thi Tây Nguyên là môi trường văn hoá nghệ thuật, không phải là môi trường tôn giáo tín ngưỡng. Sử thi Tây Nguyên có một hệ thống ba đề tài chính: Lấy vợ, làm lụng và đánh giặc, trong đó trung tâm là đánh giặc.
    Những đề tài được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên chính là những thực tế lịch sử - xã hội của các dân tộc Tây Nguyên được nghệ thuật hoá với tính hào hùng và kì vĩ, thuộc phạm trù thẩm mỹ " cái hùng".
    Phạm trù thẩm mỹ này, lại bắt nguồn từ đời sống tinh thần của người Tây Nguyên là niềm tin về một hiện thực huyền ảo được gọi là yang và tinh thần hoà hợp đoàn kết, thân ái, tương trợ trong các cộng đồng người Tây Nguyên.
    Tóm lại, đất nước và con người Tây Nguyên, lịch sử Tây Nguyên đã đặt ra đề tài, chỉ ra hướng giải quyết vấn đề cho đề tài sử thi Tây Nguyên; đồng thời thổi vào linh hồn của sử thi tính hào hùng, kì vĩ. Và như vậy hình thành một vùng sử thi Tây Nguyên có những nét riêng biệt so với sử thi vùng miền khác.
    4/ Xét về mặt cấu tạo tác phẩm, có một số sử thi phổ hệ.
    Sử thi phổ hệ ( gênallogical, epopée ge''néalogique ) là một thuật ngữ quốc tế dùng để chỉ về những sử thi kể về nhiều thế hệ anh hùng. Tiêu biểu cho loại sử thi này là Manas cùa người Kirghis, dài hơn một triệu câu thơ, kể về ba thế hệ: Manas, con và cháu ông.
    ***************************************
    ( còn nữa )

Chia sẻ trang này