1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi có ghé qua chỗ Văn phòng đại diện phía Nam củaTạp Chí Văn Hiến Việt Nam, vô tình lục tìm các số cũ, may mắn tìm thấy một bài viết hết sức quan trọng và đầy thú vị của tác giả Phan Đăng Nhât, xin phép gõ lên đây ( Vì TCVHVN không có báo điện tử ), mời mọi người cùng đọc.
    ****************************************************************
    SỬ THI VIỆT NAM - Lý luận & Thực tiễn
    Phan Đăng Nhật.
    Bản sừ thi Việt Nam được công bố đầu tiên là Đăm xăn, của dân tộc ÊĐê, do Léopold Sabatier sưu tầm dịch ra tiếng Pháp và xuất bản ở Paris. Tác phẩm này do Pierre Pasquier viết giới thiệu. Lúc bấy giờ các soạn giả tin là Tây Nguyên không có một sử thi thứ hai nữa, nên viết: " Nhưng mỉa mai đắng cay thay, bằng chứng đầu tiên này về văn chương của người Mọi ( tên gọi miệt thị người Tây Nguyên hiện nay không còn nữa ) cũng là cái cuối cùng".
    Bảy mươi bảy năm qua, nhiều dân tộc được phát hiện có sử thi: Mường, Thái, Chăm. Đặc biệt sau khi thực hiện chương trình sưu tầm sử thi Tây Nguyên cấp nhà nước, một danh mục sử thi hàng trăm được đưa ra.
    I. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA SỬ THI VIỆT NAM.
    Theo chúng tôi, Việt Nam có hai tiểu loại sử thi: Sử thi sáng thế và sử thi thiết chế xã hội. Hai tiểu loại có những đặc điểm khác nhau, chủ yếu là về nội dung phản ánh. tuy nhiên đều có những đặc điểm chung;
    1/ Xét về mặt cơ sở xã hội ra đời, hầu hết là sử thi cổ sơ ( archa-ic epic ) và chưa có sử thi cổ đại ( antique epic ).
    Sở dĩ như vậy là vì các sử thi các dân tộc Việt Nam đều ra đời vào thời kì mà các dân tộc chủ nhân chưa hình thành Nhà nước. Điều này khiến cho các sử thi Việt Nam khác với sử thi cổ đại của một số quốc gia khác như Iliade, Odisée, Mahabharata, Ramayana.
    2/ Xét về mặt sáng tạo và lưu truyền, sử thi Việt Nam là sử thi sống.
    Khắp các vùng trên đất nước, nhân dân Việt Nam đang xướng mo, khắp chương, kể khan, kể h''mon.
    Có loại sử thi không gắn với nghi lễ, như khan h''mon, hri, otnrong... Mo Đẻ đất đẻ nướcẲm ẹt luông lại được xướng trong lễ tang. Bố mo mặc lễ phục, đội mũ cúng, tay cầm quạt lông công và chuông nhỏ. Mo được hát kể kèm theo tiếng cồng chiêng, và kèn đám ma, lời kể có chuông nhỏ giữ nhịp. Tất cả chan hoà trong không khí thiêng liêng và xúc động của tang lễ, trong lúc quan tài với thi hài người thân mới qua đời đang đặt giữa nhà, con cháu mặc tang phục đang khóc lóc kể lể.
    3/ Xét về địa bàn lưu truyền và tồn tại, sử thi Việt Nam đã hình thành vùng thể loại tiêu biểu là vùng sử thi Tây Nguyên.
    Ở đây có một khối lượng sử thi lớn, tồn tại với một mật độ khá dày đặc, với những đặc điểm chung về môi trường diễn xướng và nội dung đề tài.
    Môi trường diễn xướng của sử thi Tây Nguyên là môi trường văn hoá nghệ thuật, không phải là môi trường tôn giáo tín ngưỡng. Sử thi Tây Nguyên có một hệ thống ba đề tài chính: Lấy vợ, làm lụng và đánh giặc, trong đó trung tâm là đánh giặc.
    Những đề tài được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên chính là những thực tế lịch sử - xã hội của các dân tộc Tây Nguyên được nghệ thuật hoá với tính hào hùng và kì vĩ, thuộc phạm trù thẩm mỹ " cái hùng".
    Phạm trù thẩm mỹ này, lại bắt nguồn từ đời sống tinh thần của người Tây Nguyên là niềm tin về một hiện thực huyền ảo được gọi là yang và tinh thần hoà hợp đoàn kết, thân ái, tương trợ trong các cộng đồng người Tây Nguyên.
    Tóm lại, đất nước và con người Tây Nguyên, lịch sử Tây Nguyên đã đặt ra đề tài, chỉ ra hướng giải quyết vấn đề cho đề tài sử thi Tây Nguyên; đồng thời thổi vào linh hồn của sử thi tính hào hùng, kì vĩ. Và như vậy hình thành một vùng sử thi Tây Nguyên có những nét riêng biệt so với sử thi vùng miền khác.
    4/ Xét về mặt cấu tạo tác phẩm, có một số sử thi phổ hệ.
    Sử thi phổ hệ ( gênallogical, epopée ge''néalogique ) là một thuật ngữ quốc tế dùng để chỉ về những sử thi kể về nhiều thế hệ anh hùng. Tiêu biểu cho loại sử thi này là Manas cùa người Kirghis, dài hơn một triệu câu thơ, kể về ba thế hệ: Manas, con và cháu ông.
    ***************************************
    ( còn nữa )
  2. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp theo)
    Cho đến nay, có thể kết luận rằng sử thi Khinh Dú ( ÊĐê ), sử thi Otnrong ( Mơnông ) và sử thi Nrong ( Stiêng0 là sử thi phổ hệ. ( có người gọi là sừ thi liên hoàn).
    Các sử thi trên lúc đầu đều được sưu tầm riêng lẻ và được coi như một sử thi đơn thể, là một tác phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ như sử thi Mơnông được liệt kê 139 tác phẩm: Tiăng sinh ra, tiăng chết, Đại hồng thuỷ... Về sau các nhà khoa học dần dần nhận thức ra có nhiều sử thi liên kết với nhau thành một bộ sử thi thống nhất. Hàng trăm sử thi Mơnông có một hệ thống nhân vật thống nhất. Từng nhân vật có đặc điểm, lịch sử và công trạng nhất quán trong toàn bộ hàng trăm sử thi đơn thể. Họ là Lêng Kom Rung, Mbong kon Tiăng, Sơm Kon Phan, Sơ Kon Phan, Yang Kon Rung... Tất cả đều phục tùng người anh hùng số một là Tiăng Kon Rong. các thần linh cũng là những nhân vật nhất quán. Lết, Mai là thần hộ vệ của Tiăng Kon Rong; Grông, Grăng là thần hộ mệnh của Yang; Ôt, Anh là thần hộ mệnh của Ndu; Nkur, Klot là của Mbong...
    Trung tâm của toàn bộ sử thi là Bon Tiăng. Các địa danh thường gặp là: Sông Rlai ( Mê Kông ), sông Rmứt ( Cửu Long ), Bon Drôn, Bon Srai ( Vùng Campuchia), BonNhuăn ( vùng Kinh ) ...
    Tóm lại, với hệ thống một nhân vật chung, do một anh hùng đứng đầu, một trung tâm hoạt động chung và nhiều địa bàn chung, hàng trăm sử thi Otrnong đơn thể là cùng thuộc về một tác phẩm sử thi phổ hệ lớn của người Mơnông.
    Sử thi Đăm Duông của người Xê Đăng bước đầu phát hiện 30 tác phẩm đơn thể, được chứng minh là thuộc về một bộ sử thi lớn cùng tên.
    Tuy với khối lượng không lớn lắm, sử thi Khinh Dú ( ÊĐê) là một sử thi phổ hệ, kể về ba thế hệ anh hùng: Khinh Dú, Trong Đăn và Đăm Thí.
    Theo chúng tôi ngoài những sử thi trên, sử thi Bana có thể cùng là một bộ sử thi lấy nhân vật Diông làm trung tâm và có tên là Diông; Sử thi của người Stiêng cũng có thể như vậy.
    Tóm lại, sử thi phổ hệ không phải là một hiện tượng đơn lẻ và trở thành một đặc điểm của sử thi Việt Nam, cụ thể là sử thi Tây Nguyên.
    II. SỐ LƯỢNG SỬ THI - Giải đáp và ứng xử.
    Ngày 14 tháng 3 năm 2001, Chính phủ cho phép tiến hành thực hiện Dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, với kinh phí dự kiến khoảng trên 20 tỷ.
    Năm 2002 sau khi thực hiện dự án đó được 1 năm, kết quả sưu tầm bước đầu được thông báo là 191 tác phẩm sử thi.
    Từ đó, dư luận thắc mắc về số lượng sử thi, liệu có thực là nhiều như vậy không? Báo Lao Động đang bài của Đặng Bá Tiến: " Sử thi đâu phải là củ mì." Báo Văn Nghệ Công An số 3/2004, bài của Nguyệt Hà " Chuyện của những người đi tìm sử thi", viết: " Con số trường ca tìm thấy trên cao nguyên được cho là sử thi này khiến nhiều người đang quan tâm bị bất ngờ: 400 sử thi! Ban đầu, khi lập dự án, số lượng dự kiến là khoảng 150, nhiều người đã kêu lên" Ở đâu ra mà nhiều thế? các nhà nghiên cứu cho rằng, vẫn còn khoảng 100 sử thi nữa. Con số này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, trữ lượng sử thi Tây Nguyên có nhiều đến thế?"
    Các nhà báo đặt ra những vấn đề cần giải đáp, dưới đây là ý kiến của chúng tôi:
    1/ Cảm nghĩ đầu tiên của một số người là có thể việc sưu tầm chưa chặt chẽ, thu thập cả những sản phẩm không phải là sử thi.
    Điều này cũng có thể xảy ra. Trong thực tế những ấn phẩm đã công bố rộng rãi đã từng có sự lẫ lộn này như Y Ban, nàng Hbia Drang, Đăm kteh Mlan,....
    Sở dĩ có sựi lẫn lộn trên là do thời gian trước đây chưa xây dựng tiêu chí của sử thi. Trên cơ sở một nhận thức đầy đủ về thuộc tính cơ bản của sử thi, tôi đề nghị có hội thảo về vấn đề này.
    Một nhà báo đã viết: " Nội tình những người tham gia Dự án này cũng còn những điểm vênh nhau". Nếu những người chủ trì Dự án không có biện pháp nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ tham gia sưu tầm (nhất là ở các tỉnh), không thống nhất được những tiêu chí cụ thể trong khi làm việc thì rối chất lượng thực hiện Dự án sẽ không cao".
    Trước hết phải khẳng định việc duyệt y chương trình sử thi Tây Nguyên là một chủ trương sáng suốt được nhân dân các dân tộc, cán bộ và các nhà khoa học nhiệt liệt hoan ngênh và ủng hộ. Kết quả thực tế mấy năm qua đem lại là rất đáng mừng. Một số điều chưa hoàn chỉnh sẽ được rút kinh nghiệm hoàn chỉnh dần.
    Gần đây, để phục vụ cho công cuộc mở rộng sưu tầm nghiên cứu sử thi, chúng tôi đã mạnh dạn tổng hợp sử thi trong cả nước và thế giới viết nên bài Thuộc tình cơ bản của sử thi và tiêu chí nội dung trên, vận dụng kinh nghiệm đã trải qua để viết bài Kinh nghiệm nhận diện sử thi. Mong các bài đó được đóng góp cho công việc chung.
    2/ ( Còn nữa)...
    *******************************************************
  3. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp theo)
    Cho đến nay, có thể kết luận rằng sử thi Khinh Dú ( ÊĐê ), sử thi Otnrong ( Mơnông ) và sử thi Nrong ( Stiêng0 là sử thi phổ hệ. ( có người gọi là sừ thi liên hoàn).
    Các sử thi trên lúc đầu đều được sưu tầm riêng lẻ và được coi như một sử thi đơn thể, là một tác phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ như sử thi Mơnông được liệt kê 139 tác phẩm: Tiăng sinh ra, tiăng chết, Đại hồng thuỷ... Về sau các nhà khoa học dần dần nhận thức ra có nhiều sử thi liên kết với nhau thành một bộ sử thi thống nhất. Hàng trăm sử thi Mơnông có một hệ thống nhân vật thống nhất. Từng nhân vật có đặc điểm, lịch sử và công trạng nhất quán trong toàn bộ hàng trăm sử thi đơn thể. Họ là Lêng Kom Rung, Mbong kon Tiăng, Sơm Kon Phan, Sơ Kon Phan, Yang Kon Rung... Tất cả đều phục tùng người anh hùng số một là Tiăng Kon Rong. các thần linh cũng là những nhân vật nhất quán. Lết, Mai là thần hộ vệ của Tiăng Kon Rong; Grông, Grăng là thần hộ mệnh của Yang; Ôt, Anh là thần hộ mệnh của Ndu; Nkur, Klot là của Mbong...
    Trung tâm của toàn bộ sử thi là Bon Tiăng. Các địa danh thường gặp là: Sông Rlai ( Mê Kông ), sông Rmứt ( Cửu Long ), Bon Drôn, Bon Srai ( Vùng Campuchia), BonNhuăn ( vùng Kinh ) ...
    Tóm lại, với hệ thống một nhân vật chung, do một anh hùng đứng đầu, một trung tâm hoạt động chung và nhiều địa bàn chung, hàng trăm sử thi Otrnong đơn thể là cùng thuộc về một tác phẩm sử thi phổ hệ lớn của người Mơnông.
    Sử thi Đăm Duông của người Xê Đăng bước đầu phát hiện 30 tác phẩm đơn thể, được chứng minh là thuộc về một bộ sử thi lớn cùng tên.
    Tuy với khối lượng không lớn lắm, sử thi Khinh Dú ( ÊĐê) là một sử thi phổ hệ, kể về ba thế hệ anh hùng: Khinh Dú, Trong Đăn và Đăm Thí.
    Theo chúng tôi ngoài những sử thi trên, sử thi Bana có thể cùng là một bộ sử thi lấy nhân vật Diông làm trung tâm và có tên là Diông; Sử thi của người Stiêng cũng có thể như vậy.
    Tóm lại, sử thi phổ hệ không phải là một hiện tượng đơn lẻ và trở thành một đặc điểm của sử thi Việt Nam, cụ thể là sử thi Tây Nguyên.
    II. SỐ LƯỢNG SỬ THI - Giải đáp và ứng xử.
    Ngày 14 tháng 3 năm 2001, Chính phủ cho phép tiến hành thực hiện Dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, với kinh phí dự kiến khoảng trên 20 tỷ.
    Năm 2002 sau khi thực hiện dự án đó được 1 năm, kết quả sưu tầm bước đầu được thông báo là 191 tác phẩm sử thi.
    Từ đó, dư luận thắc mắc về số lượng sử thi, liệu có thực là nhiều như vậy không? Báo Lao Động đang bài của Đặng Bá Tiến: " Sử thi đâu phải là củ mì." Báo Văn Nghệ Công An số 3/2004, bài của Nguyệt Hà " Chuyện của những người đi tìm sử thi", viết: " Con số trường ca tìm thấy trên cao nguyên được cho là sử thi này khiến nhiều người đang quan tâm bị bất ngờ: 400 sử thi! Ban đầu, khi lập dự án, số lượng dự kiến là khoảng 150, nhiều người đã kêu lên" Ở đâu ra mà nhiều thế? các nhà nghiên cứu cho rằng, vẫn còn khoảng 100 sử thi nữa. Con số này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, trữ lượng sử thi Tây Nguyên có nhiều đến thế?"
    Các nhà báo đặt ra những vấn đề cần giải đáp, dưới đây là ý kiến của chúng tôi:
    1/ Cảm nghĩ đầu tiên của một số người là có thể việc sưu tầm chưa chặt chẽ, thu thập cả những sản phẩm không phải là sử thi.
    Điều này cũng có thể xảy ra. Trong thực tế những ấn phẩm đã công bố rộng rãi đã từng có sự lẫ lộn này như Y Ban, nàng Hbia Drang, Đăm kteh Mlan,....
    Sở dĩ có sựi lẫn lộn trên là do thời gian trước đây chưa xây dựng tiêu chí của sử thi. Trên cơ sở một nhận thức đầy đủ về thuộc tính cơ bản của sử thi, tôi đề nghị có hội thảo về vấn đề này.
    Một nhà báo đã viết: " Nội tình những người tham gia Dự án này cũng còn những điểm vênh nhau". Nếu những người chủ trì Dự án không có biện pháp nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ tham gia sưu tầm (nhất là ở các tỉnh), không thống nhất được những tiêu chí cụ thể trong khi làm việc thì rối chất lượng thực hiện Dự án sẽ không cao".
    Trước hết phải khẳng định việc duyệt y chương trình sử thi Tây Nguyên là một chủ trương sáng suốt được nhân dân các dân tộc, cán bộ và các nhà khoa học nhiệt liệt hoan ngênh và ủng hộ. Kết quả thực tế mấy năm qua đem lại là rất đáng mừng. Một số điều chưa hoàn chỉnh sẽ được rút kinh nghiệm hoàn chỉnh dần.
    Gần đây, để phục vụ cho công cuộc mở rộng sưu tầm nghiên cứu sử thi, chúng tôi đã mạnh dạn tổng hợp sử thi trong cả nước và thế giới viết nên bài Thuộc tình cơ bản của sử thi và tiêu chí nội dung trên, vận dụng kinh nghiệm đã trải qua để viết bài Kinh nghiệm nhận diện sử thi. Mong các bài đó được đóng góp cho công việc chung.
    2/ ( Còn nữa)...
    *******************************************************
  4. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp theo )
    ___________________________
    2/ Trên đây là một biện pháp để xác định cũng chính là nâng chất lượng sưu tầm sử thi, biện pháp hành động. Tiếp theo là biện pháp nhận thức.
    Phần trên đã nói sử thi phổ hệ là một đặc điểm của sử thi Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên. Không ít nhà khoa học thống nhất ý kiến trên:
    - Tiến sĩ Đỗ Hồng Kỳ: " Qua điều tra khảo sát, sưu tầm hiện nay chúng ta đã biết sử thi M''nông có khoảng trên 100 tác phẩm... Những tác phẩm này ít nhiều liên kết với nhau theo kiểu liên hoàn".
    - PGS. TS Võ Quang Trọng: "Cho đến nay, qua việc điều tra, sưu tầm, chúng tôi đã thống kê, lập danh sách trên 30 tác phẩm sử thi của người Xêđăng, nhóm Tơđrá... Đó là những tác phẩm sử thi độc lập, có chủ đề riêng nhưng đều liên quan đến nhân vật Duông. Có thể coi các sử thi tồn tại độc lập này nằm trong một bộ sử thi lớn, sử thi liên hoàn của người Xêđăng".
    - ThS Tô Đăng Hải: " Chúng tôi đã có thể khẳng định, Nrong là bộ sử thi liên hoàn có khối lượng vào loại hàng đầu trong số các sử thi đã được phát hiện trên thế giới" ( Theo thiển ý, chưa nên xếp vào loại hàng đầu trên thế giới - PĐN).
    Người viết bài này hoàn toàn nhất trí với các đồng nghiệp và năm 1998 đã viết bài: " Otnrong, một bộ sử thi phổ hệ đồ sộ mới được phát hiện". Chúng tôi chỉ khác nhau thuật ngữ: phổ hệ và liên hoàn. Điều này không lớn lắm, xin được trao đổi sau. Từ sự thống nhất này đề nghị một cách quan niệm. Nên coi sử thi phổ hệ ( hoặc liên hoàn) gồm một tác phẩm tổng thể, một bộ sử thi, trong đó bao gồm rất nhiều sử thi đơn thể. Như vậy cho đến nay chúng ta có: một bộ sử thi Ontrong - Mơnông, một bộ sử thi Đăm Duông - Xêđăng; có thể có một bộ sử thi Dyong - Bana. Điều này phù hợp với quan niệm thế giới về sử thi phổ hệ tiêu biểu là sử thi Manas của người Kirghis. Như vậy là có khi cái gọi là hàng trăm sử thi được gom lại thành một bộ.
    Tóm lại với hai cách giải quyết trên đây, chúng ta sẽ cố gắng sưu tập đuợc sử thi đích thực và công bố số lượng hợp lý.
    III. ĐƯA LẠI SỬ THI CHO CÁC DÂN TỘC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRONG ĐỜI SỐNG, TRONG SINH HOẠT.
    Rồi đây khi công việc của Dự án sử thi Tây Nguyên được hoàn thành, chúng ta sẽ thu thập bỏ kho luu trữ một khối lưọng khổng lồ tư liệu sử thi dưới dạng văn bản, băng ghi âm, ghi hình, CD-ROOM, ảnh...Chúng ta sẽ nghiên cứu, hội thảo khoa học, xuất bản, nhân bản...Tuy nhiên sẽ không tròn vẹn nếu ta không nghĩ đến nhân dân các dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh, sau khi chúng ta đã hoàn tất việc sưu tập sử thi của họ.
    Chục năm qua, hoàn cảnh có thay đổi, nhưng tấm lòng ngưỡng vọng của các dân tộc đối với sử thi của mình chưa thể đổi thay. Nhân dân sẽ sung sướng hoan hỷ, biết ơn Đảng và Chính quyền xiết bao nếu như đồng thời với việc sưu tầm đem đi nghiên cứu, chúng ta còn biết cách trao lại cho nhân dân kho tàng sử thi mà từ ông bà xưa đã bao đời gìn giữ; và hôn nữa còn khơi dòng chảy sử thi tiếp nối với thời " ông bà của ta xưa".
    Vả lại, cho nhân dân gìn giữ kho tàng sử thi của họ cũng có sự vững chắc và an toàn riêng, so với một số cách bảo quản khác, và quan trọng hơn chúng ta đã thổi thêm sức sống cho nguồn sử thi vô tận của nhân dân.
    Tóm lại, bên cạnh việc sưu tầm, bảo quản trên mặt giấy và trong kho lưu trữ, chúng ta cần tổ chức lập lại cuộc sống thực của sử thi trong môi trường sinh hoạt văn hoá dân gian của nhân dân.
    _____________________
    ( Còn nữa)
  5. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp theo )
    ___________________________
    2/ Trên đây là một biện pháp để xác định cũng chính là nâng chất lượng sưu tầm sử thi, biện pháp hành động. Tiếp theo là biện pháp nhận thức.
    Phần trên đã nói sử thi phổ hệ là một đặc điểm của sử thi Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên. Không ít nhà khoa học thống nhất ý kiến trên:
    - Tiến sĩ Đỗ Hồng Kỳ: " Qua điều tra khảo sát, sưu tầm hiện nay chúng ta đã biết sử thi M''nông có khoảng trên 100 tác phẩm... Những tác phẩm này ít nhiều liên kết với nhau theo kiểu liên hoàn".
    - PGS. TS Võ Quang Trọng: "Cho đến nay, qua việc điều tra, sưu tầm, chúng tôi đã thống kê, lập danh sách trên 30 tác phẩm sử thi của người Xêđăng, nhóm Tơđrá... Đó là những tác phẩm sử thi độc lập, có chủ đề riêng nhưng đều liên quan đến nhân vật Duông. Có thể coi các sử thi tồn tại độc lập này nằm trong một bộ sử thi lớn, sử thi liên hoàn của người Xêđăng".
    - ThS Tô Đăng Hải: " Chúng tôi đã có thể khẳng định, Nrong là bộ sử thi liên hoàn có khối lượng vào loại hàng đầu trong số các sử thi đã được phát hiện trên thế giới" ( Theo thiển ý, chưa nên xếp vào loại hàng đầu trên thế giới - PĐN).
    Người viết bài này hoàn toàn nhất trí với các đồng nghiệp và năm 1998 đã viết bài: " Otnrong, một bộ sử thi phổ hệ đồ sộ mới được phát hiện". Chúng tôi chỉ khác nhau thuật ngữ: phổ hệ và liên hoàn. Điều này không lớn lắm, xin được trao đổi sau. Từ sự thống nhất này đề nghị một cách quan niệm. Nên coi sử thi phổ hệ ( hoặc liên hoàn) gồm một tác phẩm tổng thể, một bộ sử thi, trong đó bao gồm rất nhiều sử thi đơn thể. Như vậy cho đến nay chúng ta có: một bộ sử thi Ontrong - Mơnông, một bộ sử thi Đăm Duông - Xêđăng; có thể có một bộ sử thi Dyong - Bana. Điều này phù hợp với quan niệm thế giới về sử thi phổ hệ tiêu biểu là sử thi Manas của người Kirghis. Như vậy là có khi cái gọi là hàng trăm sử thi được gom lại thành một bộ.
    Tóm lại với hai cách giải quyết trên đây, chúng ta sẽ cố gắng sưu tập đuợc sử thi đích thực và công bố số lượng hợp lý.
    III. ĐƯA LẠI SỬ THI CHO CÁC DÂN TỘC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRONG ĐỜI SỐNG, TRONG SINH HOẠT.
    Rồi đây khi công việc của Dự án sử thi Tây Nguyên được hoàn thành, chúng ta sẽ thu thập bỏ kho luu trữ một khối lưọng khổng lồ tư liệu sử thi dưới dạng văn bản, băng ghi âm, ghi hình, CD-ROOM, ảnh...Chúng ta sẽ nghiên cứu, hội thảo khoa học, xuất bản, nhân bản...Tuy nhiên sẽ không tròn vẹn nếu ta không nghĩ đến nhân dân các dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh, sau khi chúng ta đã hoàn tất việc sưu tập sử thi của họ.
    Chục năm qua, hoàn cảnh có thay đổi, nhưng tấm lòng ngưỡng vọng của các dân tộc đối với sử thi của mình chưa thể đổi thay. Nhân dân sẽ sung sướng hoan hỷ, biết ơn Đảng và Chính quyền xiết bao nếu như đồng thời với việc sưu tầm đem đi nghiên cứu, chúng ta còn biết cách trao lại cho nhân dân kho tàng sử thi mà từ ông bà xưa đã bao đời gìn giữ; và hôn nữa còn khơi dòng chảy sử thi tiếp nối với thời " ông bà của ta xưa".
    Vả lại, cho nhân dân gìn giữ kho tàng sử thi của họ cũng có sự vững chắc và an toàn riêng, so với một số cách bảo quản khác, và quan trọng hơn chúng ta đã thổi thêm sức sống cho nguồn sử thi vô tận của nhân dân.
    Tóm lại, bên cạnh việc sưu tầm, bảo quản trên mặt giấy và trong kho lưu trữ, chúng ta cần tổ chức lập lại cuộc sống thực của sử thi trong môi trường sinh hoạt văn hoá dân gian của nhân dân.
    _____________________
    ( Còn nữa)
  6. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cuộc khám phá của Giáo sư Kaj Arhem: "Gặp những người vào rừng với chiếc lá thần trên tay"​
    "Trên thế giới, cho đến thế kỷ XXI này, vẫn còn nhiều người thiếu hiểu biết về người Cơ-tu ở Việt Nam, và họ vẫn tiếp tục nhìn tộc người này qua con mắt của người lính Pháp mang tên Le Pichon trong cuốn Les chaseurs de sang (Những người săn máu) công bố năm 1938 trên số 20 của Tạp chí BAVH - Những người bạn Huế xưa. Tôi không nghĩ rằng mọi việc lại có thể như vậy. Và tôi đến Việt Nam".
    Kaj Arhem - giáo sư nổi tiếng về nhân học và dân tộc học tại Trường Đại học Gotenborg (Thụy Điển) đã rong ruổi nhiều năm để tiến hành những công trình nghiên cứu của mình tại nhiều nước châu Phi và châu Mỹ, là tác giả của nhiều cuốn sách đặc sắc - đã nói như vậy.
    Bố con Nikolas đến với những người dân Cơ-tu - trong những căn nhà hình mai rùa nằm rải rác trên đỉnh núi. Nhiều dân làng nhìn những người da trắng cao lớn kỳ lạ này như những linh hồn lạc lối hiện hình, về đây không rõ đem lại điều may hay điều rủi cho họ. Dần dà, những già làng đã hào hứng kể cho họ nghe chuyện con thỏ ranh mãnh và chuyện nguồn gốc người Cơ-tu.Và sau những ngày tắm sông, lội ruộng, bị vắt và đỉa cắn, dám ăn cả đầu chuột, bố con Nikolas đã được họ đãi món đặc biệt: món thịt chuột rừng - những con "cụ" nhất. Thế là thành thượng khách.
    Và mùa xuân này, trên những mảnh đất nhú chồi xuân của người Cơ-tu, sẽ lại in dấu chân của gia đình vị giáo sư người Thụy Điển yêu Việt Nam này.
    Ông vừa ngẩng đầu lên từ chiếc máy vi tính với cuốn phim tài liệu chứa đựng kết quả nghiên cứu điền dã về người Cơ-tu ở Việt Nam. Trong căn phòng tại một khách sạn nhỏ ở phố Thi Sách (Hà Nội) không chỉ có mình ông. Sự đam mê của vị giáo sư yêu Việt Nam này còn kéo theo cả nhà đến đây. Vợ ông - người gốc Colombia, vốn là một kiến trúc sư, đi về Thụy Điển - Việt Nam như đi chợ. Cậu con trai cưng tên Nikolas - một nhà nghiên cứu trẻ kiêm làm phim và là cánh tay đắc lực cho bố. Nhà nghiên cứu mới bắt đầu sự nghiệp này đã quay được những thước phim tài liệu quý giá về cuộc sống và phong tục của người Cơ-tu.
    Duyên nợ bắt đầu cách đây nhiều năm, khi Kaj tìm thấy cuốn Những người săn máu trong một thư viện tại Mỹ. Tác giả của cuốn sách - một người lính đã từng tham dự cuộc chiến tranh tại VN thời ấy - bên cạnh việc miêu tả một số phong tục của người Cơ-tu có nói đến tục săn máu - một hủ tục man rợ. Với sự nhạy cảm và kinh nghiệm của mình, Giáo sư Kaj cảm thấy có nhiều nghi vấn. Và ông đã vận động để Trường Đại học Gotenborg kết hợp với Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thực hiện một dự án nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về người Cơ-tu, mà những khảo sát ban đầu do hai cha con ông kết hợp với nhà nghiên cứu Lưu Hùng - Viện Dân tộc học, đã vô tình như một cuộc phản biện lại cái nhìn méo mó cách đây hơn nửa thế kỷ của Le Pichon.
    Được gatruagaybendoi sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 12/01/2005
  7. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cuộc khám phá của Giáo sư Kaj Arhem: "Gặp những người vào rừng với chiếc lá thần trên tay"​
    "Trên thế giới, cho đến thế kỷ XXI này, vẫn còn nhiều người thiếu hiểu biết về người Cơ-tu ở Việt Nam, và họ vẫn tiếp tục nhìn tộc người này qua con mắt của người lính Pháp mang tên Le Pichon trong cuốn Les chaseurs de sang (Những người săn máu) công bố năm 1938 trên số 20 của Tạp chí BAVH - Những người bạn Huế xưa. Tôi không nghĩ rằng mọi việc lại có thể như vậy. Và tôi đến Việt Nam".
    Kaj Arhem - giáo sư nổi tiếng về nhân học và dân tộc học tại Trường Đại học Gotenborg (Thụy Điển) đã rong ruổi nhiều năm để tiến hành những công trình nghiên cứu của mình tại nhiều nước châu Phi và châu Mỹ, là tác giả của nhiều cuốn sách đặc sắc - đã nói như vậy.
    Bố con Nikolas đến với những người dân Cơ-tu - trong những căn nhà hình mai rùa nằm rải rác trên đỉnh núi. Nhiều dân làng nhìn những người da trắng cao lớn kỳ lạ này như những linh hồn lạc lối hiện hình, về đây không rõ đem lại điều may hay điều rủi cho họ. Dần dà, những già làng đã hào hứng kể cho họ nghe chuyện con thỏ ranh mãnh và chuyện nguồn gốc người Cơ-tu.Và sau những ngày tắm sông, lội ruộng, bị vắt và đỉa cắn, dám ăn cả đầu chuột, bố con Nikolas đã được họ đãi món đặc biệt: món thịt chuột rừng - những con "cụ" nhất. Thế là thành thượng khách.
    Và mùa xuân này, trên những mảnh đất nhú chồi xuân của người Cơ-tu, sẽ lại in dấu chân của gia đình vị giáo sư người Thụy Điển yêu Việt Nam này.
    Ông vừa ngẩng đầu lên từ chiếc máy vi tính với cuốn phim tài liệu chứa đựng kết quả nghiên cứu điền dã về người Cơ-tu ở Việt Nam. Trong căn phòng tại một khách sạn nhỏ ở phố Thi Sách (Hà Nội) không chỉ có mình ông. Sự đam mê của vị giáo sư yêu Việt Nam này còn kéo theo cả nhà đến đây. Vợ ông - người gốc Colombia, vốn là một kiến trúc sư, đi về Thụy Điển - Việt Nam như đi chợ. Cậu con trai cưng tên Nikolas - một nhà nghiên cứu trẻ kiêm làm phim và là cánh tay đắc lực cho bố. Nhà nghiên cứu mới bắt đầu sự nghiệp này đã quay được những thước phim tài liệu quý giá về cuộc sống và phong tục của người Cơ-tu.
    Duyên nợ bắt đầu cách đây nhiều năm, khi Kaj tìm thấy cuốn Những người săn máu trong một thư viện tại Mỹ. Tác giả của cuốn sách - một người lính đã từng tham dự cuộc chiến tranh tại VN thời ấy - bên cạnh việc miêu tả một số phong tục của người Cơ-tu có nói đến tục săn máu - một hủ tục man rợ. Với sự nhạy cảm và kinh nghiệm của mình, Giáo sư Kaj cảm thấy có nhiều nghi vấn. Và ông đã vận động để Trường Đại học Gotenborg kết hợp với Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thực hiện một dự án nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về người Cơ-tu, mà những khảo sát ban đầu do hai cha con ông kết hợp với nhà nghiên cứu Lưu Hùng - Viện Dân tộc học, đã vô tình như một cuộc phản biện lại cái nhìn méo mó cách đây hơn nửa thế kỷ của Le Pichon.
    Được gatruagaybendoi sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 12/01/2005
  8. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện với Giáo sư Kaj Arhem
    Một thế giới kỳ thú vấn vít những điều bí ẩn
    * Ngoài một dự án nghiên cứu mang tính nghề nghiệp, còn điều gì riêng tư đã gọi nỗi đam mê đến cùng ông?
    - Từ năm 1996, tôi đã có một ấn tượng rất đẹp về cách đối xử của người VN dành cho tôi. Tôi đã đi nhiều nơi ở châu Phi và châu Mỹ, nhưng VN làm cho tôi quyến luyến đặc biệt. Và các đồng nghiệp tại Bảo tàng Dân tộc học VN - sự nhiệt tình của họ cũng đã làm tôi rất xúc động.
    ...Đứa trẻ còn trong bụng mẹ cũng được chia phần thịt săn được. Khách cũng có phần. Nam đánh trống chiêng, nhảy múa. Nữ khoe mình say đắm trong điệu múa Dạ dạ biểu lộ niềm vui. Con chó săn cũng được bón vào mõm một miếng. Nhà Gươl (nhà rông) đang đốt lửa. Này lửa nồng rượu đậm. Trong góc nhà lủng liểng những chiếc bẫy chuột.(*)
    * Cuốn sách của Le Pichon cách đây hơn nửa thế kỷ đã miêu tả người Cơ-tu như một tộc người tốt bụng nhưng sống trong mông muội. Còn ấn tượng của ông khi đi vào những ngôi làng Cơ-tu tại Quảng Nam?
    - Khi tôi đến, nhiều người trong số họ đã mặc quần áo như người Kinh. Họ có điện, tivi, xe đạp và xe máy, cách tổ chức cuộc sống hiện đại, khác hẳn cách nhìn của Le Pichon, không có dấu vết gì của tục săn máu mà ông ta đã miêu tả. Và một điều thú vị là dưới cái vẻ ngoài hiện đại đó, chất truyền thống trong văn hóa của dân tộc này vẫn là một mạch ngầm mạnh mẽ.
    Tôi đặc biệt thích thú khi thấy người Cơ-tu đi vào rừng với một chiếc "lá thần" trên tay để mong gặp may mắn. Họ trò chuyện hằng ngày với những linh hồn mà theo họ thì trà trộn chung quanh. Và vì thế, vị thế của người phụ nữ trong xã hội Cơ-tu thật đặc biệt.
    Quyền lực tâm linh của đàn bà
    ...Kìa lễ đâm trâu mừng nhà rông hoàn thành.
    ...Đàn bà uyển chuyển ngửa tay uốn mình theo điệu múa Dạ dạ. Đàn ông đeo mặt nạ múa khiên, lắc mình dồn dập theo vũ khúc Ting tung hoặc Prlư. Chàng trai nhảy đẹp nhất đứng giữa... Ánh mắt đắm đuối của cô gái đẹp nhất làng hút theo. Từ nhỏ tới lớn, anh chàng đã được luyện nhiều cuộc ting tung, hàng ngàn lần được nghe những trai bản, già làng dạy cách tán gái, dạy làm rẫy, săn bắt và nhảy múa cho tiếng chiêng cứ treo mãi, ngân không dứt trên nóc nhà Gươl. Anh chàng đang luyện cho lễ đâm trâu sau này, khi chính anh ta là chủ lễ. Chừng đó, anh ta mang con trâu đẹp tới đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ người con gái xinh đẹp đảm lược nhất làng...

    * Cách chung sống với "ma" của người Cơ-tu có một vẻ thuần phác đặc biệt. Lẽ nào ông nhận ra có điểm gì chung giữa những linh hồn và người đàn bà ?
    - Người Cơ-tu theo phụ quyền. Đàn ông có quyền lực nhất về chính trị, nhưng cuối cùng, phụ nữ lại là người có nhiều quyền lực hơn. Vì họ quan niệm rằng phụ nữ là những kẻ yếu. Vì kẻ yếu nên những linh hồn dễ dàng nhập vào họ. Phụ nữ trò chuyện được với những linh hồn, vì thế họ mang trong mình sức mạnh tâm linh. Họ cũng chính là nguồn an ủi. Và thế là mọi người đều tôn trọng, kính nể những người phụ nữ.
    Tôi tin chắc rằng mình không hẳn thuộc về Thụy Điển
    * Sự say mê của ông đã cuốn theo sự say mê của cả nhà và từ bỏ tiện nghi ở một nước có mức sống cao như Thụy Điển, chật vật leo núi mùa nắng cũng như mùa mưa lũ, chịu sinh hoạt thiếu thốn kham khổ, tắm sông, ăn những món ăn xa lạ... Vậy điều hấp dẫn ở đây có phải do sự khác biệt và những chuyện lạ?
    - Khi mà mình thực sự muốn nghiên cứu, thực sự quan tâm, tìm hiểu thì sẽ thành đam mê. VN thực sự hấp dẫn chúng tôi. Ở VN thật là vui. Tôi nhớ những người Cơ-tu, nhớ sự ân cần, chất phác của họ. Mỗi lần quay về Thụy Điển, tôi lại muốn trở lại VN. Và khi ở VN, tôi tin chắc rằng mình không hẳn thuộc về Thụy Điển. Tôi thực sự nghĩ rằng tôi sẽ không tiêu tốn cả cuộc đời mình với người Thụy Điển. Khoảng cuối năm 2005, dự án này sẽ kết thúc. Ngoài những báo cáo sơ bộ và phim ảnh, tôi đang viết một cuốn sách về họ. Và mong rằng lại có dịp để trở lại VN - miền đất mà tôi và cả nhà cùng quyến luyến.
    * Xin cảm ơn ông!
    ...Trong làng, bên kia núi lại có đám cưới. Những tấm thổ cẩm sặc sỡ được chăng ngang làm chói rực gian giữa nhà trai. Ngoài cửa kia, nhà gái cũng vừa tới. Kìa họ đã bước qua chiếc rìu đặt ở bậc cầu thang. Mẹ chú rể vảy nước phép lên người cô dâu và bôi lên trán cô để khoe với dân làng rằng con dâu nhà này trong trắng.
    Nói nhún nói nhường vậy thôi, chứ mẹ chú rể đã chuẩn bị cho đôi trẻ một cái nồi nhỏ để sau lễ pơ-dum - lễ thành thân bên bếp lửa, đôi trẻ còn ra ăn riêng. Bà sẽ dặn chúng phải kiêng ăn những trái cây, rau quả có con ma mạnh, ma dữ như quả chuối tiêu, bầu bí, thịt trâu to bò lớn, tình vợ chồng vậy mới được bền lâu. Cưới xin là hệ trọng. Tục lệ của người Cơ -tu theo ân nghĩa dài lâu. Nhà trai phải ân tình thâm hậu với nhà gái, rằng đã mang nặng đẻ đau nuôi dạy con dâu nhà tôi nên người.

    (*) Những đoạn in nghiêng trong khung được trích trong tài liệu của Giáo sư Kaj Arhem
    Được gatruagaybendoi sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 12/01/2005
  9. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện với Giáo sư Kaj Arhem
    Một thế giới kỳ thú vấn vít những điều bí ẩn
    * Ngoài một dự án nghiên cứu mang tính nghề nghiệp, còn điều gì riêng tư đã gọi nỗi đam mê đến cùng ông?
    - Từ năm 1996, tôi đã có một ấn tượng rất đẹp về cách đối xử của người VN dành cho tôi. Tôi đã đi nhiều nơi ở châu Phi và châu Mỹ, nhưng VN làm cho tôi quyến luyến đặc biệt. Và các đồng nghiệp tại Bảo tàng Dân tộc học VN - sự nhiệt tình của họ cũng đã làm tôi rất xúc động.
    ...Đứa trẻ còn trong bụng mẹ cũng được chia phần thịt săn được. Khách cũng có phần. Nam đánh trống chiêng, nhảy múa. Nữ khoe mình say đắm trong điệu múa Dạ dạ biểu lộ niềm vui. Con chó săn cũng được bón vào mõm một miếng. Nhà Gươl (nhà rông) đang đốt lửa. Này lửa nồng rượu đậm. Trong góc nhà lủng liểng những chiếc bẫy chuột.(*)
    * Cuốn sách của Le Pichon cách đây hơn nửa thế kỷ đã miêu tả người Cơ-tu như một tộc người tốt bụng nhưng sống trong mông muội. Còn ấn tượng của ông khi đi vào những ngôi làng Cơ-tu tại Quảng Nam?
    - Khi tôi đến, nhiều người trong số họ đã mặc quần áo như người Kinh. Họ có điện, tivi, xe đạp và xe máy, cách tổ chức cuộc sống hiện đại, khác hẳn cách nhìn của Le Pichon, không có dấu vết gì của tục săn máu mà ông ta đã miêu tả. Và một điều thú vị là dưới cái vẻ ngoài hiện đại đó, chất truyền thống trong văn hóa của dân tộc này vẫn là một mạch ngầm mạnh mẽ.
    Tôi đặc biệt thích thú khi thấy người Cơ-tu đi vào rừng với một chiếc "lá thần" trên tay để mong gặp may mắn. Họ trò chuyện hằng ngày với những linh hồn mà theo họ thì trà trộn chung quanh. Và vì thế, vị thế của người phụ nữ trong xã hội Cơ-tu thật đặc biệt.
    Quyền lực tâm linh của đàn bà
    ...Kìa lễ đâm trâu mừng nhà rông hoàn thành.
    ...Đàn bà uyển chuyển ngửa tay uốn mình theo điệu múa Dạ dạ. Đàn ông đeo mặt nạ múa khiên, lắc mình dồn dập theo vũ khúc Ting tung hoặc Prlư. Chàng trai nhảy đẹp nhất đứng giữa... Ánh mắt đắm đuối của cô gái đẹp nhất làng hút theo. Từ nhỏ tới lớn, anh chàng đã được luyện nhiều cuộc ting tung, hàng ngàn lần được nghe những trai bản, già làng dạy cách tán gái, dạy làm rẫy, săn bắt và nhảy múa cho tiếng chiêng cứ treo mãi, ngân không dứt trên nóc nhà Gươl. Anh chàng đang luyện cho lễ đâm trâu sau này, khi chính anh ta là chủ lễ. Chừng đó, anh ta mang con trâu đẹp tới đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ người con gái xinh đẹp đảm lược nhất làng...

    * Cách chung sống với "ma" của người Cơ-tu có một vẻ thuần phác đặc biệt. Lẽ nào ông nhận ra có điểm gì chung giữa những linh hồn và người đàn bà ?
    - Người Cơ-tu theo phụ quyền. Đàn ông có quyền lực nhất về chính trị, nhưng cuối cùng, phụ nữ lại là người có nhiều quyền lực hơn. Vì họ quan niệm rằng phụ nữ là những kẻ yếu. Vì kẻ yếu nên những linh hồn dễ dàng nhập vào họ. Phụ nữ trò chuyện được với những linh hồn, vì thế họ mang trong mình sức mạnh tâm linh. Họ cũng chính là nguồn an ủi. Và thế là mọi người đều tôn trọng, kính nể những người phụ nữ.
    Tôi tin chắc rằng mình không hẳn thuộc về Thụy Điển
    * Sự say mê của ông đã cuốn theo sự say mê của cả nhà và từ bỏ tiện nghi ở một nước có mức sống cao như Thụy Điển, chật vật leo núi mùa nắng cũng như mùa mưa lũ, chịu sinh hoạt thiếu thốn kham khổ, tắm sông, ăn những món ăn xa lạ... Vậy điều hấp dẫn ở đây có phải do sự khác biệt và những chuyện lạ?
    - Khi mà mình thực sự muốn nghiên cứu, thực sự quan tâm, tìm hiểu thì sẽ thành đam mê. VN thực sự hấp dẫn chúng tôi. Ở VN thật là vui. Tôi nhớ những người Cơ-tu, nhớ sự ân cần, chất phác của họ. Mỗi lần quay về Thụy Điển, tôi lại muốn trở lại VN. Và khi ở VN, tôi tin chắc rằng mình không hẳn thuộc về Thụy Điển. Tôi thực sự nghĩ rằng tôi sẽ không tiêu tốn cả cuộc đời mình với người Thụy Điển. Khoảng cuối năm 2005, dự án này sẽ kết thúc. Ngoài những báo cáo sơ bộ và phim ảnh, tôi đang viết một cuốn sách về họ. Và mong rằng lại có dịp để trở lại VN - miền đất mà tôi và cả nhà cùng quyến luyến.
    * Xin cảm ơn ông!
    ...Trong làng, bên kia núi lại có đám cưới. Những tấm thổ cẩm sặc sỡ được chăng ngang làm chói rực gian giữa nhà trai. Ngoài cửa kia, nhà gái cũng vừa tới. Kìa họ đã bước qua chiếc rìu đặt ở bậc cầu thang. Mẹ chú rể vảy nước phép lên người cô dâu và bôi lên trán cô để khoe với dân làng rằng con dâu nhà này trong trắng.
    Nói nhún nói nhường vậy thôi, chứ mẹ chú rể đã chuẩn bị cho đôi trẻ một cái nồi nhỏ để sau lễ pơ-dum - lễ thành thân bên bếp lửa, đôi trẻ còn ra ăn riêng. Bà sẽ dặn chúng phải kiêng ăn những trái cây, rau quả có con ma mạnh, ma dữ như quả chuối tiêu, bầu bí, thịt trâu to bò lớn, tình vợ chồng vậy mới được bền lâu. Cưới xin là hệ trọng. Tục lệ của người Cơ -tu theo ân nghĩa dài lâu. Nhà trai phải ân tình thâm hậu với nhà gái, rằng đã mang nặng đẻ đau nuôi dạy con dâu nhà tôi nên người.

    (*) Những đoạn in nghiêng trong khung được trích trong tài liệu của Giáo sư Kaj Arhem
    Được gatruagaybendoi sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 12/01/2005
  10. aodaitimhue

    aodaitimhue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Vừa đọc mấy bài trong topic này vừa nghe bản nhạc này tui thấy như mình đang 1 mình lang thang trên vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió khắc khổ nhưng cũng mượt mà giai điệu và cảm xúc ...

Chia sẻ trang này