1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Các vạn muốn download nhạc Tây Nguyên, có thể vào đây để download. Hầu hết đều do Tigerlilys upload. và gần đủ những bản nhạc nổi tiếng về Tây Nguyên : Em Hát Thương Ai (Em Hát Ayray), Giấc Mơ Chapi, Còn Thương Nhau Thì Về BMT....
    http://vlonely.com/music/nhactaynguyen/
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
  3. ozzybui

    ozzybui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Em rất thích nhạc Tây Nguyên nhưng ko biết down ở đâu. Các link trong topic này hầu hết đều đã đứt rồi. Ai có nữa ko gửi cho tôi với. Nhất là các bản của ban nhạc Đồng Đội ý.
  4. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Lys hư , dạo này bận rộn quá chẳng chăm sóc gì tới niềm đam mê nhạc Tây Nguyên nữa rồi. Chị Gà bị mất hết nhạc giờ tìm down lại cũng pó tay ...
    Tiếp một bài cập nhật về văn hoá cồng chiêng nhá.
    http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2006/3/20/143582.tno
    Tôn vinh một bản sắc Tây Nguyên
    Đình Phú - Trần Công


    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại - một kiệt tác phi vật thể thứ hai của Việt Nam được công nhận sau Nhã nhạc cung đình Huế.
    Trong hai ngày 28 - 29/3, tại TP Pleiku (Gia Lai), lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được tổ chức với quy mô hoành tráng nhất từ trước đến nay để đón nhận niềm vinh dự lớn lao này. Một bản sắc văn hóa ngàn đời của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đang được cả thế giới tôn vinh...
    Những ngày này, cả Tây Nguyên đang bừng lên trong không gian lễ hội. Niềm hân hoan, tự hào hiện rõ trên từng khuôn mặt của các chủ nhân di sản văn hóa độc đáo này. Gần 2.000 nghệ nhân khắp các buôn làng Tây Nguyên đã hội tụ về phố núi Pleiku (Gia Lai) từ những ngày qua. Tại đêm lễ hội đón nhận bằng công nhận của UNESCO sẽ đồng loạt xuất hiện 11 đội cồng chiêng xuất sắc nhất của 11 dân tộc anh em: Ba na, Ja rai, Brâu, Giẻ Triêng, Chu ru, K''ho, Ê đê, Mạ, M''nông, Rơ măm và Xơ đăng cùng tấu lên những âm vang cồng chiêng vừa trữ tình sâu lắng vừa hùng tráng của dân tộc mình.
    Từ sáng sớm, già K''Bền - dân tộc Mạ, ở làng B''đăng, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), dù đã qua 70 mùa rẫy vẫn hăng hái cùng với các thành viên trong đội cồng chiêng của làng có mặt tại sân vận động Pleiku để hoàn thiện những thao tác trình diễn cuối cùng trong ngày hội tôn vinh bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Khi được hỏi về cảm xúc của mình trước sự kiện hết sức ý nghĩa này, bằng giọng nói tiếng Kinh rành rọt, già K''Bền vui vẻ cho biết: "Cái bụng của già mừng lắm ! Cả người lúc nào cũng trào lên niềm vui sướng. Không biết đã bao lần, làng B''đăng sum vầy trong không khí lễ hội, nhưng chưa bao giờ tiếng cồng chiêng của làng được "trình làng" một cách trang trọng và quy mô như thế này cùng các dân tộc anh em". "Già nghe cán bộ bảo, cồng chiêng của làng bây giờ là một di sản quý, không chỉ của riêng làng B''đăng mà là của chung cả nhân loại rồi. Già sẽ căn dặn lũ nhỏ trong làng ghi nhớ điều này để tất cả cùng giữ gìn và phát huy nó cho đẹp, cho hay hơn", già K''Bền tiếp lời. Ông Vũ Ngọc Bình - Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Gia Lai khẳng định: "Đến nay, cồng chiêng vẫn là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu đối với các dân tộc Ba na, Ja rai... trên địa bàn Gia Lai cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Cồng chiêng là hơi thở, là tiếng nói văn hóa của đồng bào. Không riêng bản thân tôi, mọi người đều vui mừng khôn xiết khi UNESCO tuyên phong di sản cồng chiêng Tây Nguyên. Chúng ta đang đứng trước một vinh dự lớn lao nhưng cũng đầy thách thức và tinh thần trách nhiệm. Đó là làm sao để di sản văn hóa độc đáo này được lưu truyền, phát huy ngày một tốt hơn và sức lan tỏa của nó cũng ngày một mãnh liệt hơn".
    ...Đêm nay 28/3, cả cộng đồng Tây Nguyên cùng hân hoan sống trong không khí tưng bừng của lễ hội đậm đà bản sắc, thắm tình hòa hợp anh em. Họ sẽ cùng tấu lên những âm vang cồng chiêng đã kết tinh từ hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ tạo dựng và giữ gìn. Vẻ đẹp từ những nếp nhà sàn đơn sơ, từ những buôn làng yên bình giữa đại ngàn Tây Nguyên huyền thoại, từ những tâm hồn khoáng đạt nơi miền sơn cước..., tất cả sẽ hội tụ và thăng hoa trong ngày hội tôn vinh một bản sắc văn hóa không thể nhạt nhòa.

  5. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Hành trình Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tuyên phong là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại:
    - Tháng 4/2004, hồ sơ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chính thức được xác lập.
    - Tháng 9/2004, Bộ Văn hóa - Thông tin trình tập hồ sơ (nặng 6 kg, gồm: báo cáo khoa học đánh giá di sản theo 6 tiêu chuẩn của Unesco, chương trình hành động phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản dày 82 trang và một số tài liệu liên quan).
    - Từ ngày 21 - 24/11/2005, Hội đồng giám khảo gồm 16 thành viên do Công chúa Jordanie Basma Bint Talal làm chủ tịch nhóm họp để tuyên phong Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
    - Ngày 25/11/2005, tại thủ đô Paris (Pháp), ngài Koichiro Matsuura - Tổng giám đốc Unesco chính thức trao bằng công nhận cho đại diện Việt Nam.
    * Từ năm 2001 đến nay, có tổng cộng 90 "kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại" ở các quốc gia trên thế giới được Unesco công nhận, trong đó Việt Nam có 2 kiệt tác: Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên

    Được gatruagaybendoi sửa chữa / chuyển vào 14:26 ngày 28/03/2006
  6. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Thêm một bài này nữa. Lâu lắm mới có một bài viết về Y Moan hay thế này
    http://www.nld.com.vn/tintuc/van-hoa/nguoi-cua-cong-chung/146075.asp
    Moan của đại ngàn
    Nguyễn Đình Xê

    Ở tuổi 52, NSƯT Y Moan vẫn khát khao được hát bởi hát, theo anh, là một cách truyền sự rung cảm chân chất về cuộc sống đến mọi người. Theo anh, văn hóa thể hiện ở chỗ con người biết hướng về nguồn cội
    Quần kaki đen, áo sơ mi đen, người đàn ông ngồi bó gối giữa lòng xe nêm chặt người, cây đàn guitar được anh ôm cứng vào lòng như giữ một báu vật. Y Moan đó! Chuyến xe sớm Buôn Ma Thuột - TPHCM sáng 22-3-2006 đưa chàng ca sĩ của núi rừng Tây Nguyên về miền xuôi theo một cuộc hẹn văn nghệ ?oXuôi về đồng bằng như chim xa rời tổ...? anh trả lời một người quen chung chuyến mà như nói với chính mình. Ở tuổi 52, con người từng có mặt ở nhiều sân khấu lớn trong nước, các lễ hội hoành tráng ở nhiều châu lục vẫn còn giữ hoài nỗi xao động, quyến luyến mỗi lúc rời chân khỏi vùng đất đỏ Tây Nguyên...
    NGUỒN CỘI - BÀI CA BẤT TẬN
    Dù bạn bè, thân hữu ở khắp nơi không thiếu, Moan vẫn còn hoài cảm giác ấy. Đến phố phường đô hội, với anh; khác hẳn những chuyến vượt núi cao, khe sâu về với bà con ở các buôn làng, nơi chàng ca sĩ da nâu, chân trần trong chiếc khố dệt bằng bàn tay người mẹ quê hương cất tiếng hát hồn nhiên đến vỡ cả ***g ngực giữa vòng tay say đắm của đồng bào. Gùi trên lưng guitar, prô, kní trên tay, từ bao năm rồi, cùng với những đứa em Y Jack, Y Phôn, Y Linh và nhiều thành viên trong Đoàn Ca múa nhạc Đắk Lắk, Y Moan vẫn thiết tha với những chuyến đi như thế, vẫn say sưa hết mình trên những sàn diễn hoang dã ở những buôn làng dưới chân Trường Sơn. Ở đó, tiếng hát, điệu múa của họ như vang động cả đại ngàn, chắp thêm đôi cánh mộng mơ, niềm tự hào và khát vọng của bao tâm hồn già trẻ, gái trai. ?oTôi thèm được hát suốt đời cho bà con mình, cho tất cả các dân tộc anh em sống trải khắp Tây Nguyên?, có lần Y Moan đã nói như thế và ?ocầu mong thượng đế cho mình được sống đến 100 tuổi để hát những bài tụng ca nguồn cội?. Hát là truyền sự rung cảm chân chất về cuộc sống đến nhiều người và hát, trên tất cả, với Moan, là hành động gọi bầy của con chim phí hay lời nhắc đừng bao giờ quên nguồn cội.
    Gái trai quê tôi da nâu mắt sáng,
    Vóc dáng hiền hòa
    Như đứa con của Trường Sơn
    Tôi đi khắp đất trời xa xôi
    Không nơi nào như quê hương tôi...
    ?oChỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2006, anh em chúng tôi đã có 20 chuyến đi như thế. Nhưng chừng ấy chưa thấm vào đâu so với nỗi khao khát của bà con mình? - giọng Moan hào hứng. Cứ như chính những sàn diễn trên cỏ xanh cao nguyên mới đủ sức lôi từ ***g ngực chàng trai Ê Đê những ca từ lay động chắt lọc từ hồn thiêng đại ngàn.
    GIỮ HỒN CHO SÔNG SUỐI
    GIữa 2 câu hát của người nghệ sĩ đã bước qua tuổi 52 này thỉnh thoảng chen vào tiếng e hèm kín đáo. Giọng cao vút khàn đục của Moan bây giờ dường như không được như xưa, thời anh đoạt giải nhì Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc, vì thuốc lá, rượu và cả bụi đỏ vùng cao. Moan kể rằng những đêm diễn ở buôn làng, anh và các bạn phải hít thở, lấy hơi trong màn bụi đỏ trùng trùng. Kết thúc đêm diễn, tóc tai, mắt mũi người nào cũng đầy bụi đỏ. Chẳng sao cả, sự sôi động hào hứng của bà con xua hết bao nhọc nhằn. ?oTrời sinh mình làm chim để hót, không loài chim nào biết hót mà lại giữ tiếng hát cho riêng mình?. Anh kể về thế hệ đàn anh, đàn chị, những Rơ Chăm Giơn, H?T Pem đến phút cuối cùng của cuộc đời vẫn say sưa cất tiếng hát. Với Moan, họ không chỉ là những tấm gương cống hiến hết mình cho nghệ thuật mà còn là một phần của di sản văn hóa truyền thống và đời sống tinh thần các dân tộc Tây Nguyên mà thế hệ anh, con cháu của anh phải ra sức giữ gìn. Có lẽ vì thế mà anh vẫn thường nhắc nhở các con mình chăm về thăm buôn làng, dù họ đang ở rất xa ngôi làng Draprong - Y Wol, trưởng nhóm Đồng Đội - giảng viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội (Hà Nội) và Y Garia, trưởng nhóm Bazan, hiện đang du học ở Pháp. Và bao giờ cũng vậy, mỗi lần 2 chàng trai này về thăm nhà, ông bố Y Moan cũng giục họ cầm rựa, vác cuốc lên rẫy. Moan nói rằng: Văn hóa quê anh không cao siêu, văn hóa là khi con người biết hướng về cội nguồn để thắt cho chặt chiếc khố và giữ cho mỗi đoạn sông, con suối, mỗi bóng cây, mái nhà đỉnh núi cao nguyên luôn sống động phần hồn.
    ?oRẫy tôi rất ngắn, chỉ bằng 2 hơi ngựa chạy. Nhà tôi nhỏ lắm, tre đã gãy, mái đã sập nhưng tôi vẫn mời anh đến uống rượu chua!?. Câu chuyện Ê Đê đầy chất thi ca được Y Moan nhắc đến như lời nhắn gửi về tấm lòng hòa ái của dân tộc mình. Rồi Moan nhấn mạnh: ?oChua chứ không phải ngọt đâu nhé! Đó là sự hào phóng hướng về chiều sâu nội tâm, ý nghĩa trọn vẹn của cuộc đời?.
    CHỖ CỦA MOAN KHÔNG PHẢI NƠI NÀY
    HIểu rồi! Muốn hưởng được vị ngọt phải biết nếm trải chua cay! Vậy thì con chim lửa Y Moan đã ở giai đoạn nào của cuộc đời chua ngọt? Không trả lời câu hỏi này, chàng nghệ sĩ núi rừng sửa lại mép áo, mắt nhìn vào khoảng xa xăm. Rồi anh ngửa cổ, chỉ vào vết sẹo trên má trái, vết tích té ngã trong lần đầu được bố tập cầm cương ngựa: ?oĐừng ngại, phải luôn biết xông pha với đời...?.
    Ghé một quán bar trên đường Cao Thắng trong buổi tối ngắn ngủi nán lại TPHCM, Moan gặp lại một nữ ca sĩ cùng trang lứa mà thời son trẻ, từng cùng mình đứng chung trên nhiều hội diễn ca nhạc. Bao nhiêu hồi ức tươi xinh của một thời cống hiến hết mình cho nghệ thuật chưa kịp làm ấm cuộc hàn huyên tình cờ, đã thấy mắt Moan đỏ hoe buồn bã. Anh vừa chứng kiến cảnh đồng đội đã qua tuổi vàng son của giọng hát kín đáo gom góp từng tờ bạc trong các cành hoa mà khách cầm trao. Lặng người bên ly rượu, giữa âm thanh ồn ã, lắm lúc náo động, chàng nghệ sĩ của núi rừng đang thấm thía về nghiệp cầm ca trong thời buổi ca nhạc thị trường?
    Không, thời của Moan không như thế. Chỗ của Moan không ở nơi này. Moan phải về với trên kia, về với đại ngàn...


  7. giftdeath

    giftdeath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    bác nào có lòng tốt thì upload lại nhạc lên
    http://www.esnips.com/signin/index.jsp đi, reg 1 acc rùi upload lên thôi, rất đơn giản, có thể nghe online hoặc download đều được cả, tốc độ ok. tui kiếm mãi mới mò vào đây được thì link die hết roài :(
  8. vitbup856

    vitbup856 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    em có thể nghe và dow mấy bài này ở đâu ạ ? seach mãi chẳng có kết quả gì
    em thích mấy bài Giấc mơ Chapi (Trần Tiến)
    Đi tìm lời ru Nữ thần Mặt trời (YPhôn K''''''''sor)
    Ơi M''''drak (Nguyễn Cường)
    mấy bài thuộc thể loại ấy
  9. kara_men

    kara_men Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    2.835
    Đã được thích:
    0
    Em upload tạm lên đây, chẳng biết lúc nào nó nghoẻo nữa.
    www.hoangnhu.org/music/TN
  10. vitbup856

    vitbup856 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    bác up nữa lên nào , mấy bài của y moan ấy . em thích tay nguyên , thích cái giọng có chút hoang dã ấy

Chia sẻ trang này