1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

mo hinh hoa- mo hinh Qual2K.

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi niin, 16/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Dùng bittorent mà down về bạn ạ. Có điều tốn kém lắm đây Bản đầy đủ của nó là nguyên cả đĩa DVD 4.5 Gb
  2. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Cho em ném đá tí :D
    Bác khongaibiet gì có nhầm giữa nồng độ POPs là ng/l ko ạ :| ng/ml là ppb, chứ ng/l thì ppt á ? Em cũng chỉ biết ở VN hình như có 1 nơi làm đc tới cỡ này, khi làm dioxin ? Khí ko phải cho em tham khảo bác làm ở VN hay ở nước ngoài ạ :">
  3. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    (Thấy cục bê tông to tướng từ tay TheHollowMan bay vù vù trúng mặt KAB, khiếp quá, máu me tùm lum )
    Mình thì chắc là anh già KAB định viết microgram/l cơ, nhưng mà bình thường thì không viết được chữ micro trên ttvnol nên dùng chữ ng/l thay thế, chứ không phải định nói nanogam thật đâu.
    Dù sao cũng từ thiện khiêng KAB đi viện đã
  4. cutun81

    cutun81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    trời tính POP dùng qual làm gì cho khổ, cái mô hình 1 chiều này là mô hình chán nhất mà mình thấy hic hic, kô biết có chủ quan duy ý trí không nữa. Bạn nên dùng HEC-RAS, nó mới nâng cấp bản bê ta đó dùng ổn lắm, lại giao diện đẹp dễ sử dụng, cơ bản là Miễn phí lại của Mẽo xây dựng nên đảm bảo nhé, search và dow về dúng nhé và bỏ ngay ý định dùng qual đi. Nếu có nhiều money thì dùng Mike 11 thì quá ổn, từ chất ô nhiễm đến trầm tích và Sinh thái nó đều dùng ngon
  5. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Vác một con dao mổ trâu ra giết một con kiến sao bạn?
    Không hiểu bạn chỉ trích dòng QUAL vì lý do nào so với HEC-RAS:
    - QUAL và HEC-RAS đều là mô hình 1 chiều
    - QUAL và HEC-RAS đều là chương trình có thể download miễn phí
    - QUAL và HEC-RAS đều là chương trình của Mẽo
    - QUAL là chương trình tính chất lượng nước, dùng trong lĩnh vực quản lý chất lượng nước lưu vực sông, HEC-RAS là chương trình tính thuỷ lực của dòng chảy trong sông, dùng trong quản lý lũ lụt lưu vực sông. Bạn giới thiệu về HEC-RAS bản beta thì làm ơn chỉ mình biết làm sao chỉ bằng chương trình đó mà mô phỏng sự lan truyền của chất ô nhiễm trong sông đây . Phiên bản mới nhúng chương trình con tính ô nhiễm còn mới đang trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2007, ấy mà mới chỉ cho nutrient thôi nhé.
    - HEC-RAS sử dụng phức tạp hơn QUAL rất nhiều, do là một chương trình chuyên tính thuỷ lực. Cá nhân mình không nghĩ là ở VN mà có thể dễ dàng sử dụng HEC-RAS, lý do đơn giản vì nó cần quá nhiều các loại thông số.
    - HEC-RAS, trong trường hợp tối ưu nhất nên được sử dụng để hỗ trợ dòng chương trình QUAL qua việc tính toán các đặc điểm của dòng chảy và chế độ thuỷ lực cũng như thời gian vận chuyển. Nhưng mà hỡi ơi, chỉ chạy một trong hai cái cũng đủ lao lực rồi, huống hồ chạy đủ cả hai
    - Đương nhiên, nếu có xiền thì dòng MIKE phải là lựa chọn ưu tiên rồi, ơi nhưng mà lại bị vướng cái chữ "nếu"
  6. nopassport

    nopassport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Phần mềm này mà bây giờ vẫn có người dùng làm đề tài nghiên cứu thì bao giờ ta mới tiến lên được.
  7. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Thì vì vậy mà đã ai nói là khoa học nước nhà đi lên đâu nhỉ
    Nhưng mà nếu thế thì còn phải chửi thêm bọn Mỹ là sao nền khoa học của nó xuống dốc thế, đến tận bây giờ mà nhiều báo cáo chất lượng nước sông và lưu vực sông hàng năm vẫn cứ dùng QUAL2K đều đều....
    Hay là để cho nó tươi sáng, thì ta nói, khoa học nước nhà ta đâu có thua Mỹ, mà còn hơn nữa ấy chứ, bằng cớ là Mỹ vẫn dùng QUAL2K lạc hậu nhất quả đất đấy thôi.
    Nhà em đi làm bằng con La đa cọc cạch, toàn bị mắng, sao mày không mua mét sơ đì mà đi, nhìn mày đi cái xe ô tô ghẻ thế kia thì bao giờ VN mới giàu được . Híc, các bác sản xuất cho em một con xe của VN thôi, em cũng đem chôn lấp ngay cái con La đa ghẻ nhà em mà cưỡi cái xe VN ấy ... Trường sơn, Thống Nhất, hay là ... Bông Sen, cái nào mà chả được.
  8. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Mà nói đến chuyện tự sản xuất xe, mình nhớ lại khoảng những năm 1999, 2000, gọi là khoảng thời gian "nhà nhà sản xuất mô hình, người người sản xuất mô hình". Nghĩa là hồi ấy, từ miền Bắc là chỗ bác Hồ bên trường KHTN, bác Đăng bên Xây dựng, bác Sâm bên Bách Khoa, đến miền Nam là bác Sỹ bên Viện KTNĐ và BVMT, bác Long bên Viện Cơ ứng dụng, etc. nhiều lắm không kể hết đuợc, chỗ nào cũng thấy phát triển mô hình chất lượng môi trường cả, nào nước ư, nào không khí ư, đủ cả. Thời gian đấy còn thiếu thông tin, nên hoá ra công việc sản xuất ấy mới thực sự được gọi đúng là mô hình hoá, chứ từ sau khi các chương trình thương mại và miễn phí tràn ngập thì công việc chỉ còn là mô phỏng thôi.
    Chết tội là hồi ấy bác nào bác ấy cũng ra sức bảo vệ cho đứa con đẻ của mình mà ra sức bóp cổ đứa con của người khác, lần nào có hội thảo về mô hình là lần đấy phải có cãi nhau sùi bọt mép, bát chén bay loạn xạ (đoạn này nói phét tí cho oai, hẹ hẹ ). Mấy con gà ngơ ngơ lần đầu tiên có sản phẩm như kiểu bác KAB cũng bị bóp cổ lè hết cả lưỡi ra vì có cần nể nang gì đâu. KAB nhớ chuyện năm 2000, anh Hạ bên trường Xây dựng bị bác Hồ đập vì cái mô hình chất lượng nước chạy cà giật không, đến giờ vẫn còn thấy buồn cười quá .
    Về sau thì chán, chả ai buồn cãi nhau, ở đâu thì dùng mô hình ở đấy, nghiễm nhiên coi là đã được chấp nhận. Lúc đấy cỡ chương trình QUAL2E còn là xa xỉ phẩm, mà nói thêm là đến giờ, có lẽ vẫn chưa có cái báo cáo chính thống nào tuyên bố đã sử dụng QUAL2 để mô phỏng chất lượng nước cho một con sông hoặc một lưu vực sông nào đó. Nếu chốt lại việc sử dụng các chương trình kiểu như QUAL hay MIKE hay WASP ở Việt Nam chỉ để mô phỏng chất lượng nước thì ai có thể kết luận nổi là mô hình nào chính xác hơn được.
  9. cutun81

    cutun81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    VN cũng có nhiều mô hình mà
    Bác Nghĩa trong BK HCM có mô hình 1 chiều nhúng với GIS tuyệt vời, hệ thống, cái nì viết trên nền Fortran
    Viện Cơ học HN chỗ bác Lai có mô hình IMECH cũng 1 chiều luôn dùng để dự báo lũ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đây là mô hình chạy thời gian thực có thể vừa chạy vừa điều chỉnh thông số đầu vào trong quá trình phân lũ chẳng hạn...
    Mô hình 2 chiều thì cũng tương đối nhé
    Một trong những mô hình dòng chảy hai chiều ngang sử dụng sơ đồ sai phân hiện là mô hình của TS Nguyễn Minh Sơn ?" Viện Cơ học, mô hình được xây dựng từ những năm 80 và viết bằng ngôn ngữ lập trình Fortran 77. Đặc điểm nổi bật của mô hình đó là có tính đến hiệu ứng khô ướt, điều này rất hữu ích khi tính ở các vùng cửa sông ven biển nơi mà thuỷ triều dao động mạnh và bãi triều có độ dốc thoải, ngoài ra mô hình còn tính đến ảnh hưởng của lực coriolis, trường gió triên mặt thoáng... Nhược điểm của mô hình đó là sử dụng sơ đồ sai phân hiện nên cần bước thời gian tính nhỏ dẫn đến thời gian tính lớn, lưới trong mô hình là lưới chữ nhật nên khi tính ở các khu vực có đường bờ phức tạp khó mô tả được thực tế đường bờ. Sau này, tốc độ máy tính và bộ nhớ lưu trữ ngày càng lớn các sơ đồ sai phân với độ chính xác cao hơn lưới tính có thể là lưới cong hay lưới tam giác do đó mô tả tốt hơn đối với đường bờ phức tạp. Ths Nguyễn Văn Đức ?" ĐHKHTN-HN đã xây dựng mô hình dòng chảy hai chiều ngang cho lưới tính là lưới tam giác và viết trên ngôn ngữ lập trình JAVA. Mô hình được xây dựng dựa trên thuật toán của PGS.TS Trần Gia Lịch - Viện Toán học. Ngoài việc kế thừa được những ưu điểm của nhưng mô hình trước đây, mô hình này có ưu điểm lớn là tính trên lưới cong thích hợp với các vùng bờ có địa hình phức tạp, tuy nhiên nhược điểm của mô hình là yêu cầu tốc độ máy tính cao, bộ nhớ lưu trữ lớn. Các kết quả từ các mô hình tính dòng chảy này được đưa vào làm đầu vào cho các mô hình tính toán chất lượng nước và tính vận chuyển trầm tích và biến đổi đáy.
    Các mô hình tính toán lan truyền vật chất và tính chất lượng nước thường là các mô hình độc lập được tính dựa trên các kết quả về vận tốc dòng chảy và mực nước của mô hình thuỷ động lực. Các mô hình này thường chỉ tính cho một số chất nhất định và đã được đơn giản hoá đi rất nhiều so với những quá trình thực xảy ra trong tự nhiên. Ví dụ mô hình TD2 của TS Nguyễn Minh Sơn - Viện Cơ học là mô hình dựa trên kỹ thuật sai phân hiện giải phương trình tải khuếch tán hai chiều có lưu ý đến việc giảm khuếch tán số và tính đến một số quá trình biến đổi đơn giản của vật chất trong môi trường nước.
    Mô hình TD2 xem xét các quá trình biến đổi chất ô nhiễm trong môi trường nước, mà đối tượng chủ yếu ở đây là vùng cửa sông ven biển nơi mà nồng độ chất ô nhiễm nhỏ và khả năng trao đổi nước của các thuỷ vực là lớn.
    Hệ các phương trình được giải bằng phương pháp phần tử hữu hạn có tính đến ba hiệu ứng (tải, khuếch tán và phân hủy vật chất) khi mô phỏng toán học, các hiệu ứng này chi phối sự phân bố của vất chất trong môi trường nước. Trong ba hiệu ứng thì thành phần tải giữ vai trò quyết định đối với sự lan truyền vật chất trong môi trường nước vùng cửa sông, ven biển. Mô hình được áp dụng và tính toán thử nghiêm đối với chất bảo toàn là độ mặn, bùn cát lơ lửng có trao đổi với đáy và các chỉ thị chất lượng nước không bao toàn như DO, BOD, ni tơ tổng, kim loại nặng...
    Mô hình được viết trên ngôn ngữ lập trình FORTRAN và là bộ chương trình mã nguồn mở, trong đó người sử dụng có thể tác động trực tiếp đến mô hình. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình mới chỉ đáp ứng được các đòi hỏi trước mắt trong các tính toán thực tế liên quan hơn là các nghiên cứu lý thuyết chuyên sâu, do đó, chưa phân tích, đánh giá được nhiều thuật toán khác nhau có liên quan trên thế giới cũng như chưa đi sâu vào bản chất phức tạp của các quá trình biến đổi sinh hoá của vật chất trong môi trường nước.
    Mô hình tiếp theo đó là mô hình tính chất lượng nước và một số chu trình dinh dưỡng của TS Đinh Văn Mạnh - Viện Cơ học. Các yếu tố được xét đến trong các mô hình bao gồm: nhu cầu ôxy sinh học BOD, ôxy hoà tan DO, amoniac NH3, nitrat NO3, phốt phát PO4, coliform tổng CT, thực vật phù du PHY, động vật phù du ZOO, kim loại nặng và độ đục. Việc giải các phương trình được thực hiện bằng phương pháp sai phân hữu hạn. Và đây cũng là mô hình mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình FORTRAN. Tuy nhiên, cũng như mô hình TD2 nhược điểm của mô hình này cũng mới chỉ áp dụng cho một đối tượng cụ thể chưa được hiệu chỉnh và kiểm chứng một cách có bài bản và khoa học.
    Còn về việc dùng dao mổ trâu để giết gà thì cũng đúng, nhưng thực tế mà nói thì muốn tính phân bố chất lượng nước cũng như ảnh hưởng của nguồn thải đến hệ thống sông hay thuỷ vực thì cần phải tính dòng chảy tốt, quá trình dòng chảy quyết định phân bố chất ô nhiễm bởi phân bố chất ô nhiễm thường phụ thuộc vào: tải - khuếch tác - phân huỷ. trong đó tải là quá trình quyết định trong sông, trong hồ và các lưu vực có vận tốc dòng chảy rất nhỏ thì quá trình khuếch tán và phân huỷ mới nhìn thấy được
    Hic lại nói về VN (ăn thật làm giả) nói những vấn đề đao to búa lớn nhưng lại chỉ làm bằng cái kim là cùng
    Để tính tốt thì vấn đề khảo sát địa hình địa mạo, khí tượng thuỷ văn, điều tra cơ bản tốt. Cần có ít nhất 3 bộ số liệu độc lập và đủ dài để tính toán thiết lập mô hình - hiệu chỉnh và kiểm định mô hình để lựa chọn bộ các hệ số hợp lý nhất đối với khu vực nghiên cứu từ đó mới có thể dự báo chính xác được.
    Tiếc thay khâu số liệu ở VN lại là vấn đề muôn thủa cần bàn thêm
    Vấn đề mô hình ở đây thực tế nó cũng chỉ là công cụ như cái cầy cái cuốc, vấn đề là ở chỗ người sử dụng mô hình biết phân tích đánh giá số liệu đầu vào, điều chỉnh tham số và đưa ra được kết quả tốt nhất. Nếu chỉ lắp số liệu vào và run thì ai chẳng làm đc
    Tất cả các mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng, có thể áp dụng tốt cho vùng này nhưng không tốt cho vùng khác.
    Nhật rất hạn chế sử dụng mô hình của nước ngoài, khi nghiên cứu khu vực nào họ thường thuê các chuyên gia trong nước và quốc tế viết 1 phần mềm riêng để tính riêng cho khu vực đó
    thôi em oải rồi, em lượn
  10. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Đồng ý với cutun81 ở rất nhiều điểm:
    - Việt Nam có rất nhiều mô hình, trong đó có thể coi các mô hình thuỷ lực là thế mạnh. Nhưng các mô hình bạn giới thiệu đều là các mô hình thuỷ lực cả, chứ không phải là các mô hình chất lượng môi trường, trừ cái TD2 có thể gọi là một trong những đám con cháu lúc nhúc được sinh ra trong giai đoạn "trăm nhà đua tiếng". Đồng ý thêm cái nữa là các mô hình này chỉ được xây dựng mà chưa được hiệu chỉnh và kiểm nghiệm một cách nghiêm túc theo thời gian.
    - Nhưng trong khi các mô hình thuỷ lực đã được ứng dụng một cách chính quy từ lâu, đặc biệt là trong quản lý lũ lụt, xâm nhập mặn cửa sông và lưu vực sông thì các mô hình chất lượng môi trường nước, cho dù đã được giới thiệu rất nhiều vẫn chưa tìm được các ứng dụng chính quy (ngoại trừ các đề tài riêng lẻ và về sau không tiếp tục phát triển được). Như bạn đã nói, với các con sông, khi tải là quá trình quyết định thì việc tính các thông số thuỷ lực là điều quyết định nhất. So sánh với sự thành công của các mô hình thuỷ lực ở Việt Nam thì ta có thể kết luận rằng không phải dễ dàng gì mà phối hợp được modul tính mô phỏng ô nhiễm vào trong mô hình thuỷ lực. Nếu chỉ đơn thuần dựa vào các cơ sở lý luận của các mô hình ngoại nhập thì nhiều nhà phát triển mô hình của ta đã làm (như cơ sở lý thuyết PAAL đối với nước, Berliand và Gauss với khí) tuy nhiên kết quả còn hạn chế do việc ứng dụng trong điều kiện khác nhau, thiếu hụt số liệu, số liệu không đáng tin cậy, dẫn đến kết quả là cho đến giờ, vẫn chưa thể có sự thống nhất một cách khoa học việc lựa chọn mô hình tính toán.
    - Đồng ý với bạn là mô hình, đặc biệt là các mô hình miễn phí chỉ là công cụ cho con người sử dụng. Và trong hoàn cảnh ấy thì việc sử dụng QUAL hay HEC-RAS cũng chỉ là sự chọn lựa giữa hai công cụ. Tuy nhiên, ý mình ở đây là HEC-RAS trước sau chỉ là một chương trình tính thuỷ lực đơn thuần, còn QUAL thì đúng nghĩa là một chương trình tính toán chất lượng nước hơn. Nếu so sánh, ta có thể so sánh QUAL (tĩnh, một chiều) với WASP (động, 3 chiều) DELFT 3D (động, 2, 3 chiều) Mike (động, 2, 3 chiều) và rất nhiều cái khác: Aquatox, Telemac, HYMOS hay Basin thì phù hợp hơn. Giữa các công cụ đó, phải có sự khác nhau về mức độ phức tạp khi thực hiện, số lượng thông số yêu cầu, có phù hợp với điều kiện ở VN hay không, v.v.
    - Trở lại việc sử dụng mô hình chất lượng sông ở Việt Nam, có lẽ giản tiện nhất và an toàn nhất để khỏi bị đập là ta lấy béng nó một cái mô hình nào đó rồi áp thông số vào mà tính, sai đúng đâu thì có Liên Xô và Mỹ chịu rồi. Như thế thì yên tâm là ít bị các cây đa cây đề - nếu có - trong hội đồng nhảy vào đánh hội đồng (à mà bây giờ bớt rồi, tôi giết con anh thì anh lai giết con tôi, oan oan tương báo đến đời nào cho xong, heeh). Tuy nhiên về mặt khoa học mà nói thì cái kết quả này chỉ có thể coi là một đống rác được thừa nhận mà thôi. Bởi vì: (1) tiền ít; (2) số liệu thiếu, đặc biệt là các số liệu có tính lịch sử; (3) số liệu thực nghiệm ít hoặc không có, cái này thì là do (1); và (4) thời gian cũng như kinh nghiệm đều không có. Làm sao không sản xuất ra rác cho được.

Chia sẻ trang này