1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mô hình nhà chung cư ở Việt Nam - Bao giờ sẽ chết???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khoinguyen_kts, 03/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Mô hình nhà chung cư ở Việt Nam - Bao giờ sẽ chết???

    Mô hình nhà phân lô ở các thành phố lớn đã từng bị lên án mạnh mẽ vì làm vụn nát thành phố, gây lãng phí trong xây dựng, sử dụng đất, không phù hợp vì không tạo ra không gian cây xanh sinh hoạt chung trong khu ở.

    Vì lý do đó, vào năm 2000 (?) ở HN đã có quyết định của Thành phố quy định tỷ lệ bắt buộc của nhà chung cư trong các dự án khu đô thị mới. Hiện nay ở Hà Nội và nhìêu thành phố khác, xây dựng nhà ở chung cư trở thành vấn đề khá phổ biến và được nhiều người chấp nhận - như chấp nhận nhiều vấn đề khác - mà không có câu hỏi nào.

    Liệu mô hình nhà chung cư có thực sự phù hợp với VN? và sẽ có khả năng phát triển lành mạnh trong tương lai?

    Liệu mô hình nhà chung cư có giải quyết các vấn đề trong XH VN hiện nay: đó là thiếu nhà ở và thiếu không gian cây xanh sinh hoạt chung?

    Câu hỏi này thực sự rất quan trọng vì nó quyết định tương lai của đô thị Việt Nam. Nếu phát triển nhà phân lô mới là quy luật, thì mọi cố gắng XD nhà chung cư ở thời điểm hiện nay chỉ gây thêm nhiều khó khăn cho tương lai
  2. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Xin bắt đầu từ câu hỏi:
    Liệu mô hình nhà chung cư có giải quyết các vấn đề trong XH VN hiện nay: đó là thiếu nhà ở và thiếu không gian cây xanh sinh hoạt chung?
    Đến thời điểm hiện nay, tôi xin khẳng định là không.
    Thứ nhất, vấn đề thiếu nhà ở và không gian cây xanh sinh hoạt chung là vấn đề của chính sách, không phải vấn đề mô hình nhà ở.
    Trái lại, nếu để đáp ứng nhu cầu nhà ở, cần duy trì và phát triển mạnh mô hình nhà phân lô. Bởi nhà phân lô là loại nhà linh động, phát triển theo tiềm lực.
    Nếu ai đó có một miếng đất, dù giàu hay nghèo, họ luôn có thể tự tạo cho mình một ngôi nhà để ở. Họ luôn có cách thay đổi để ngôi nhà của họ được bố trí phù hợp nhất với nhu cầu. Điều này hoàn toàn không xuất hiện ở nhà chung cư, loại nhà mà các chủ nhân buộc phải thích nghi với một mô hình định sẵn, buộc phải chấp nhận các điều kiện trong đó, và gần như không có bất cứ khả năng nào để thay đổi.
    Chuyện giá nhà giá đất cao ngất ngưởng ở các thành phố Việt Nam không xuất phát từ chi phí XD ra nó mà xuất phát từ chính sách kiểm soát nhà đất gắt gao của nhà nước.
    Chỉ 5-6km từ trung tâm HN ra ngoại ô đã thấy mênh mông đất - nhưng những đất đó phần lớn không thuộc tài sản có thể buôn bán và sử dụng tự do. Chỉ có 1 phần nhỏ được sử dụng khá tự do là đất thổ cư mà thực tế đã được chia cắt để sử dụng xây nhà kiểu phân lô 1 cách tối đa.
    Còn những quỹ đất lớn kia được dùng chủ yếu vào mục đích thu lợi nhuận dưới những tên mỹ miều: dự án khu đô thị mới. Những dự án này vì mục đích thu lợi nên không hề sốt sắng với việc mở rộng thành phố, mà chỉ có mục đích chính là giữ đất và duy trì sự khan hiếm nhà đất ở mức độ cao - điều này lý giải sự mở rộng rất hạn chế của HN.
    Điều đáng nói ở đây là chính sách phát triển đô thị. Với chính sách phát triển đô thị thông qua các dự án khu đô thị mới, đa số dân chúng và các nhà đầu tư nhỏ đã bị gạt khỏi cuộc chơi. Vì dự án phát triển khu đô thị mới đòi hỏi pháp nhân, vốn lớn, quy hoạch được phê duyệt, cộng với sự đồng ý của chính quyền. Trong khi đó, thành phố không thể yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành đúng kế hoạch, hay phải cung cấp nhà giá thấp, thậm chí sự tuân thủ quy hoạch được duyệt (khu nhà Vinaconex là một điển hình). Kết quả: mọi miếng đất trống trong HN và ngoài HN đều được chiếm chỗ một cách hợp pháp, bị đầu cơ, ngâm lại một cách hợp pháp để kiếm tiền - trong khi đa số dân chúng phải chịu mua đất với giá đắt khủng khiếp mà không rõ nguyên nhân.
    Giả sử các chủ đầu tư bỏ tiền theo giá thị trường để thu gom đất phát triển khu đô thị mới, thì đó vẫn là phát triển công bằng. Đa số các trường hợp là đất được cấp,được chuyển đổi, hoặc mua với giá rất tượng trưng. Có nhiều dự án XD lớn (như Ciputra) đã chiếm đoạt một cách hợp rất nhiều đất nông nghiệp của dân với giá đền bù cực thấp rồi bán lại với giá cắt cổ.
    Đáng lý thành phố cần xây dựng nhanh (thậm chí vay tiền để xây) hệ thống đường chính và hạ tầng kỹ thuật mở rộng thành phố nhằm giảm áp lực về nhu cầu đất xây dựng; Tiến hành xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội và hệ thống cây xanh công viên nhằmg nâng cao vị thế các khu đất mới phát triển, sau đó tiến hành đấu giá đất và cho phép các chủ đầu tư khác nhau được xây dựng, thì quy trình này đang bị ngược: đất được cấp thay vì đấu giá; đất chưa phát triển cũng vẫn được cấp; cấp đất mà không có đủ chế tài đảm bảo sự phát triển của đất.
    Vì sự bất lực đó của thành phố (và tất nhiên của cả bộ máy các cơ quan liên quan), đất mới bị đầu cơ và có giá đắt kỷ lục. Lợi nhuận phần lớn chảy hết vào túi các đại gia đất - những người có thế lực. Đất khan hiếm khiến người ta tưởng ''đất đô thị thực sự khan hiếm'' - trong khi báo cáo mới nhất của QH, đất đô thị chiếm chưa đến 0,8% (?) - Thiếu đất khiến cho từ dự án XD đến dự án cải tạo đều cắn xén hết phần đất chung dành cho đõ xe, thẻ thao, cây xanh giải trí.
    Các dự án nhà chung cư - thay vì tiết kiệm đất về thực chất, đang tạo thêm áp lực cho đô thị vì mật độ dân của nó (VD như khu của Vinaconex, hay nhà chung cư cải tạo ở Kim Liên) - còn khoản cây xanh giải trí ít ỏi của nó (như ở khu Linh Đàm) thực ra không có lợi ích gì nhiều đến nhu cầu thiếu khoảng không xanh của thành phố - vì đơn giản, nó không phải là tài sản chung của thành phố.
    Không phải mô hình nhà phân lô, hay chung cư, mà chính sách mới có thể giải quyết các vấn đề trong đô thị
  3. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Tại sao nhiều người, đặc biệt lãnh đạo, thích Hà Nội có nhiều chung cư cao tầng?
    Tại sao báo chí khi nói về Hà Nội đổi mới hay chụp KS Daewoo, khi nói về sự ưu việt của chung cư cao tầng hay chụp dãy nhà của Vinaconex?
    Có phải chúng ta cho rằng nhà cao tầng là thể hiện sự vượt trội, ưu việt? nhà ở cao tầng thể hiện sự ngăn nắp của một đô thị hiện đại? hay nhà ở cao tầng thích hợp với lối sống hiện đại???
    Các quan điểm này, nếu có, liệu sẽ tồn tại trong bao lâu???
    Theo kinh nghiệm chung, với sự khác biệt rất lớn về công việc, sở thích, xuất thân, sẽ khó mà hình thành được một cộng đồng thực sự nào ở chung cư. Như vậy, môi trường XH trong chung cư là một môi trường rất mong manh, dễ bị tổn thương nếu các cá nhân trong đó không biết cách tôn trọng luật lệ chung.
    Những người có thu nhập cao, dần dà sẽ nhận ra điều đó, và nếu chung cư không được thiết kế để cho những người có thu nhập cao với những dịch vụ đặc biệt thì sẽ không thể giữ chân được những người này tìm kiếm môi trường sống khác thích hợp hơn. Kết quả, như 1 số nước phương Tây, sau thời kỳ CNH (khi mức sống XH tăng lên đáng kể), nhiều chung cư sẽ bị bỏ hoang, trở thành nơi trú ngụ của nhiều người thu nhập thấp, tệ nạn xã hội, tội phạm. Chung cư quy mô càng lớn càng trở thành môi trường sống khủng khiếp.
    Tới lúc đó, càng to, càng cao, càng nhiều, càng lắm tệ nạn (năm 1974, Oscar Newman đã phân tích rất kỹ về tệ nạn trong các căn nhà chung cư của Mỹ: cuốn Defensible Space). Những nước này từ lâu đã nhừng XD nhà chung cư và đã phá hủy hàng loạt các chung cư đã xây.
    Nguyên nhân là trong môi trường chung cư, cuộc sống của mỗi gia đình đã bị lệ thuộc vào 1 cộng đồng xã hội không chính thức khó kiểm soát mà chung cư tạo ra. Khi cộng đồng này bị hư hại (rất là dễ) gia đình sẽ bị ảnh hưởng luôn.
    Trong khi đó, nhà phân lô phần lớn độc lập (trừ những nhà trong khu xóm quá tách biệt với thành phố), và liên kết thẳng với xã hội. Xã hội vốn ổn định và an toàn hơn nên gia đình trong nhà phân lô cũng được ổn định và an toàn hơn.
    Hiện nay, chính sách của thành phố và sự độc quyền của các công ty phát triển khu đô thị mới đang là 2 yếu tố chính dẫn đến sự hình thành nhà chung cư trên quy mô lớn.
    Trong khi đó, không chỉ trong lịch sử, mà hiện tại, mô hình nhà chung cư đang gặp rất nhiều chỉ trích từ người sử dụng vì những bất cập của nó. Tuy nhiên người sử dụng, hay đa số dân đô thị, hiện không phải là những người có quyền quyết định chính sách hay hướng phát triển của thành phố.
    Nhà chung cư, trái với quan điểm của nhiều người, về thực chất, không phải là mô hình sống bền vững và hiện đại, cũng không phải là cứu cánh để cứu vãn sự xuống cấp của môi trường đô thị cũng như sự thiếu thụt không gian xanh.
    Một câu hỏi cho những người quan tâm: vậy đến bao giờ VN mới thôi XD chung cư cao tầng??
    Đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân, chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong được trao đổi
  4. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Chung cư cao tầng là tất yếu của nhà ở đô thị , sao lại chết được nhỉ
  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Bạn có nghĩ rằng 2 tính từ mầu vàng đó dường như ngược nhau nhưng được áp chung cho 1 chủ thể không?
  6. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên tôi thấy bất ngờ vì bài viết này là của một KTS ( nếu đúng thế )
    Tôi không muốn trính câu dẫn chữ lại bài viết của bạn vì tôi không thích làm điều đấy !
    Nếu tôi hiểu không nhầm thì bài viết trên lên án " Nhà chung cư " .?!! Nhưng sự lên án đấy theo tôi là hoàn toàn sai lầm và sai lầm hơn là nó vin vào những lý lẽ hết sức sai lầm và đầy mâu thuẩn
    Thứ nhất : bạn không đưa ra được những nhược điểm đáng kể nhất của nhà chung chư so với nhà phân lô (về mặt cảnh quan đô thị ) trong khi bạn dẫn chứng những nhươc điểm của nhà phân lô một cách rất rỏ ràng...
    Theo tôi và cũng không ít người VN khác đều muốn sống trong nhà phân lô hơn . Điều này không thể chối cãi . Nhưng suy rộng ra và làm một phép tính nhỏ cho diện tích đất đô thị trên đầu người (kể cả diện tích cây xanh và không gian công cộng theo tiêu chuẩn ) thì liệu nhà phân lô theo như bạn nói có thể phát triển theo cách nào ???
    Ở đây tôi chưa nói về vấn đề quy hoạch , vấn đề giao thông và các vấn đề về văn hoá cộng đồng của một đại bộ phận người Việt nam đang sống chui rúc trong những con hẻm , nhưng khu nhà ẩm thấp ngột ngạt ( cái được gọi là nhà phân lô )
    Từ rất nhiều những mâu thuẩn của bạn trong bài viết . Tôi cho rằng bạn cần thêm lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình !
    Ý kiến của tôi : Nhà Chung cư ,căn hộ cao tầng chất lượng cao ... là một hình thức đúng và nên phát triễn cho đô thị , đặc biệt là Hà Nội , TP. HCM . Nhưng phải phát triễn song song với hạ tầng giao thông và các tiện nghi khác . (tất nhiên là làm với mục đích chung chứ không vì những thứ ngoài lề như tham nhũng , lạm dụng chức quyền chiếm dụng đất . Những việc này không nên vơ vào )
    Nhà phân lô , nhà phố , nhà ống ... : không hẳn là nên xoá đi nhưng phát triển một cách có tổ chức , có quy hoạch và quản lý tốt về mặt kien trúc, cảnh quan chung ...
  7. lehuyliem

    lehuyliem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    MÔ HÌNH ẤY CHẲNG BAO GIỜ CHẾT.

    mô hình mới hơn là gì ?mình chưa thấy
  8. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Hi, bài viết này không nhằm lên án gì cả, kể cả chung cư lẫn chính quyền thành phố; nó cũng không nhằm để bảo vệ quan điểm, hay chúng minh gì cả.
    Bài viết chỉ đơn giản nêu lên các vấn đề và các mối liên hệ. Theo đó:
    - chung cư không phải là mô hình nhà ở bền vững và thích hợp với khả năng và nhu cầu đa dạng của xã hội
    - chung cư hiện nay đang phát triển một cách nhân tạo (theo chính sách và sự quản lý nhà nước) chứ không hoàn toàn theo quy luật thị trường (dù rằng nhà nước hoà toàn có quyền thậm chí nên can thiệp)
    - các vấn đề phát triển đô thị hiện nay (thiếu nhà, giá nhà đất cao, thiếu không gian công cộng) phần lớn là lỗi của chính sách kiểm soát phát triển - và việc thay thê nhà lô phố bằng chung cư không giải quyết được vấn đề
    - nếu để thị trường nhà đất hoạt động theo nhu cầu, không chắc chủ đầu tư đã chọn xây nhà chung cư để bán
    - Ở nhiều nước phát triển, thậm chí ở Mã Lai, Indonexia, bắt đầu xuất hiện xu hướng người thu nhập cao chuyển ra ở ngoại ô với nhà biệt thự thấp tầng; còn dân nghèo hơn chuyển vào sống trong chung cư ở thành phố - xu hướng của những nước TB phát triển những năm 1960s-1970s
    - Trong khi đó, riêng đối với chung cư, cuộc sống chỉ tốt nếu chung cư dành cho người thu nhập cao. Khi chung cư chỉ có người thu nhập thấp ở - nó sẽ là ốc đảo của tệ nạn

    Vì thế tôi mới nghĩ rằng có lẽ ta cần xem lại nhận định mà archvubale nó rằng : '' Chung cư cao tầng là tất yếu của nhà ở đô thị''
    Nếu là tất yếu, tại sao những người thành đạt ở các XH phát triển lại thích ở kiểu nhà vườn ngoại ô - khiến cho hình ảnh của các thành phố càng ngày càng trở thành: tập hợp của các CBDs cao tầng bao quanh bởi những khu ở thấp tầng rộng lớn, trải dài.
  9. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Điều này thì báo chí đã viết nhiều rồi: đa số các đại gia ở VN có liên quan đến đất đai; Đụng đến đất đai là đụng đến tiền và quyền
  10. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Theo suy nghĩ của tôi, không có sự ''tất yếu'' . Đằng sau mỗi hiện tượng là rất nhiều nguyên nhân.
    Mô hình chung cư là mô hình nhà bậc cao: đòi hỏi phải có nhiều đất, dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ xã hội, đòi hỏi phải có nhiều người đến cùng ở, đòi hỏi nhiều người phải biết cách sống trong chung cư, đòi hỏi từng cá nhân phải biết thích nghi với hoàn cảnh của chung cư,
    Chỉ một trong các vấn đề trên bị trục trặc là cuộc sống ở chung cư có thể bị ảnh hưởng rồi.
    Tôi nghĩ chung cư dễ chết lắm, làm sao để duy trì nó sống mới là khó

Chia sẻ trang này