1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mô hình nhà chung cư ở Việt Nam - Bao giờ sẽ chết???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khoinguyen_kts, 03/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Dù không cùng ý kiến, những tôi rất cám ơn bạn đã góp ý chân thành.
    Hy vọng không vì sự bất đồng ý kiến mà bạn coi tôi không phải là KTS
    Cũng hy vọng là không vì cái topic hơi "quá lố" của tôi mà bạn không nhận thấy mục đích thực sự của tôi là tìm kiếm các vấn đề cản trở sự phát triển lành mạnh và công bằng của các đô thị Việt Nam
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 14:13 ngày 08/12/2006
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 14:13 ngày 08/12/2006
  2. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã góp ý
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 08/12/2006
  3. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị bạn không nhắc tên anh Phê trong đề tài nhà ở Chung cư . Nhìn cái khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính của anh í làm tôi cảm thấy ghê ghê . Nghe nói anh í còn lên tận Cục bản quyền để đăng kí bản quyền thiết kế nữa cơ đấy , vãi hàng....
    Chủ đề này tôi đã từng đưa ra một lần , cũng lâu lắm rồi , bạn nên có cái nhìn khách quan hơn đối với Nhà ở Đô thị VN hiện nay . Để giải quyết triệt để cần nhiều yếu tố mà nữa chứ KTS chả làm được gì cả . Cẩn thận lại liên quan đến chính trị mệt lắm.
  4. fightclub

    fightclub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    tưởng topic này sẽ chỉ fini chóng vánh theo thể thức 3'' x3, ai dè nó đang có xu hướng phát triển theo luật chuyên nghiệp 3'' x12 hê hê...
    ném đá phát :
    sư KN có trí tưởng tượng rất tốt, ta có thể thấy tấm lòng thiết tha của sư khi nói về việc biến các làng mạc thành đô thị trong tương lai. tuy nhiên điều này lại do những yếu tố khách quan rất quan trọng chi phối.
    thứ nhất: mức sống của đại bộ phận người dân được cải thiện đến mức sung túc.
    thứ hai, nền dịch vụ cần chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng thể nền kinh tế để luôn đảm bảo việc phân phối hàng hoá đến những ngóc ngách xa nhất của lãnh thổ không bị trở ngại, tức là người dân không thấy sự cách li quá đáng so với khi ở trong trung tâm đô thị lớn. cái này luôn đi kèm với mạng lưới giao thông phát triển mà chủ yếu là hệ thống đường bộ cao tốc và đường sắt. tiện đây tưởng nên lấy trường hợp Đức Quốc ra ví dụ: ngay sau khi nước Đức thống nhất thì chính phủ đã tập trung vào xây dựng ngay hệ thống highway bên phần Đông để góp phần điều hoà giao thương vực dậy đời sống cho dân cư phần former Đức Cộng, tương tự như phép đả thông Nhâm Đốc trong võ hiệp tiểu thuyết vậy.
    hai ý nêu trên thực ra trong cái nọ hàm chứa cái kia rồi. thật, nếu các đỉnh cao trí tuệ của VN sớm nhìn ra vấn đề, biết cách vay và quản lý tiền đi vay như thể tiền của mình ngay sau khi kết thúc chiến cuộc thì cho đến giờ VN đã có thể sở hữu mạng lưới giao thông không đến nỗi phải hổ thẹn, chẳng những thế còn có thể gây áp lực và tạo lợi thế đối với các nước lân cận. mới đây nghe nói chuẩn bị khảo sát hệ thống đường sắt cao tốc Bắc Nam, vậy sư KN cứ việc thoải mái ấp ủ cho kế hoạch đô thị hoá các làng mạc trong vòng vài mươi năm tới.
    cái ý sau của phần quote trên là một trăn trở đúng: các dự án chung cư có chất lượng kém (cần minh định là kém chứ không phải ''tầm tầm'') đương nhiên sẽ không có được khách hàng. những thứ phẩm như thế không phản ánh tầm nhìn dài hạn đúng mực về vai trò của nhà chung cư nên bị đào thải là đương nhiên. tức là nhà chung cư thuộc diện thành phẩm thì luôn song hành với sự phát triển của đô thị , đó là điều chắc chắn.
  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Đính chính: Quang Minh thuộc Vĩnh Phúc.
    ... không nên xét quá khứ theo quan điểm hiện tại, và đừng đổ cho chủ ĐT là Nhà nước. Đến tận đầu những năm 7x, nó vẫn là niềm mơ ước của hàng ngàn hộ gia đình thành thị, chưa nói tới hàng triệu người còn ở mặt trận. Bạn dùng từ "vô nhân tính" với những KTS đã thiết kế những ngôi nhà đấy ư? Nếu bạn là Nhà nước hay KTS lúc đó bạn sẽ làm đc điều gì "có nhân tính hơn"?
    Nếu bạn định chê chung cư thời bao cấp, hãy xem qua quy hoạch trục Quang Trung thành phố Vinh thời 7-8x (hình như do CHDC Đức làm) Diện tích căn hộ so với bây giờ là nhỏ, nhưng đường, vỉa hè rộng thoáng, có cây xanh, có sân chơi cho trẻ em và người già... So với mấy cái anh HUD làm bi h mới thấy anh HUD "con buôn" quá!
  6. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Anh Dzi, anh nên đọc lại đoạn ?ovô nhân tính? của tôi trong tổng thể, tôi không tiện nhắc lại những gì đã viết. Tôi không hề có ý định phỉ báng các thiết kế cũng như các KTS đàn ?ochú?, tôi còn cho rằng họ thiết kế như vậy là hợp logic. Tất nhiên tôi không nói các chung cư đó là vô nhân tính mà chỉ ?ovô nhân tính? theo quan điểm hiện tại (lúc đó thì không). Các chung cư giai đoạn đó là 1 phần của lịch sử và sự tồn tại của nó là tất yếu.
    Tôi biết là mình đã viết hơi quá dài nhưng tôi vẫn tin là anh có thể đọc hiểu được hết nội dung.
    Anh KN và những người khác, trước khi trả lời anh, nếu có thời gian, tôi xin góp ý với anh về cách trình bày 1 bài viết. Trước đây khi tranh luận với anh Bát và anh Jam về 1 vấn đề tương tự tôi đã nói đến điều này.
    Anh không nên quote từng mẩu bài viết của người khác rồi bôi xanh bôi đỏ trước khi trả lời. Điều này sẽ làm cho anh không có cái nhìn tổng thể về nội dung toàn bộ bài viết cần phản biện, lúc này anh chỉ nhăm nhăm phản biện câu chữ mà không biết đến nội dung. Anh Dzi cũng đã mắc lỗi tương tự tôi đã kể trên. Nếu tôi cũng làm tương tự như anh thì chúng ta sẽ chỉ đối đáp nhau kiểu cãi nhau ăn miếng trả miếng thông qua câu chữ, mà nội dung sẽ không có gì mới.
    Cách của tôi thì khác, tôi sẽ đọc toàn bộ nội dung bài viết của người khác để nắm lấy ý chính. Xem xét xem có bao nhiêu ý, những đoạn nào có nội dung tương tự (thậm chí của nhiều người viết khác nhau) thì ghép chúng lại để trả lời chung. Khi trả lời tôi sẽ không quote tung tóe mà chỉ chọn lọc những câu thể hiện ý chính, thậm chí không cần quote nguyên văn mà chỉ cần quote ý. Thú thật là đọc bài trả lời của anh tôi rất khó để hiểu hết được anh định nói cái gì vì nội dung đã bị tản mạn, trùng lặp quá nhiều. Cách làm của tôi không có gì mới vì chúng ta đã được học từ khi học phổ thông. Phân tích và tổng hợp là khả năng tối thiểu của 1 người đã học qua đại học.
    Trên quy mô của 1 diễn đàn thế này tất nhiên không thể đòi hỏi cao về 1 bài viết như 1 bài báo và mỗi người có 1 phong cách viết riêng. Cách viết của anh sẽ rất tiết kiệm thời gian vì đỡ phải ? nghĩ, đỡ phải phân tích, tổng hợp?Nhưng theo tôi anh không cần phải cố gắng phản biện người khác càng sớm càng tốt, anh có rất nhiều thời gian để suy nghĩ lựa chọn từ ngữ, để Google 7 lần trước khi viết. Anh không trả lời sớm thì mọi người cũng không cho là anh không thể trả lời. Có thể tôi sẽ trả lời bài viết của anh vào cuối tuần sau, lúc có thời gian.
  7. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp đi !! hehehe....anh AYA dạo này cho thằng em ăn cái gì mà nó lột lưỡi, nói năng nghe được phết !!
    Ant
  8. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    các bạn phản đối bạn khôi nguyên nhiều quá ! tuy nhiên tôi lại thấy nhiều ý hay trong những bài viết của bạn khôi nguyên
    Có thể vì chung cư vẫn còn là mơ ước của nhiều người Việt Nam , (thực ra với việc chuyển đổi sang nhà chung cư thì studio của mình có nhiều việc để thi công hơn thay vì fải phụ thuộc vào QC để vớt khách hàng lẻ xây mới , lại ko fải làm giấy phép xd lằng nhằng ) nhưng khách quan mà nói thì cấu trúc của nhà biệt lập và đường phố , đường làng , thị trấn ... vẫn có tính bền vững và strong hơn chung cư vì dù chung cư có quản lý tốt đến bao nhiêu thì vẫn dễ dàng bị tổn thương hơn ( do đặc thù cấu trúc )
    ngoài ra các nước phát triển trước đã phải trả giá do nhiều gia đình có kinh tế và sinh hoạt lành mạnh chuyển ra ở ngoại ô theo mô hình láng giềng bên cạnh , có bãi cỏ , cây cối , hoặc ít ra cũng có bồn hoa trước cửa
    vậy tp chỉ còn lại các khu tt tmại , vp nên sau giờ làm việc trở nên vắng người cư trú gây ra mất cân bằng cấu trúc đô thị và các khu nhà cc cũ trở thành nơi cư trú của người có thu nhập thấp và tội phạm ( chính quyền Anh đang tìm biện pháp để dân chúng vào ở lẫn trong thành phố )
    ngoài ra hiện nay architetto có làm vướng víu đôi chút về dự án đầu tư nên cho bạn ở xa tổ quốc biết thông tin 1 chút
    hiện nay việc hình thành các nhóm lợi ích tư nằm trong bộ máy công quyền là hoàn toàn có , việc gây ảnh hưởng đến sd tài nguyên đất và gây ức chế cục bộ để đầu cơ cũng có
    tuy nhiên việc thực hiện các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1 khu vực ddề giảm tải dân số cũng bị chi phối bởi các qui luật phát triển của đô thị và gia tăng cơ giới , ko dễ gì nhà đầu tư hay chính quyền có thể can thiệp bằng công quyền hay tài chính
    nhà đầu tư khôn ngoan ( bao gồm cả chính phủ ) chỉ tìm cách nương theo qui luật để kiếm lợi cho cá nhân hay lợi ích công cộng
  9. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Những lập luận của tôi không hoàn toàn vô căn cứ, bài phỏng vấn 1 nhân vật quan trọng dưới đây là 1 ví dụ:
    Hà Nội-thành phố đắt đỏ thứ 32: Nghịch lý nằm ở đâu? (7/18/2006 5:27:00 PM)
    (Hanoinet) Theo kết quả khảo sát của Công ty tư vấn nhân lực Mercer công bố mới đây, Hà Nội đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 32 trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Vì sao chi phí ở Hà Nội lại đắt đỏ trong khi mức thu nhập của người dân vẫn còn thấp (1.500 USD/người/năm)? Để giải đáp một phần nghịch lý này, báo Nhà báo&Công luận có cuộc trao đổi với bà Phạm Chi Lan - Thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng.
    Theo bà, đánh giá của Công ty tư vấn nguồn lực Mercer có chính xác hay không?
    - Tôi cho là chính xác. Nếu so sánh với sự đánh giá của một công ty ở Nhật Bản thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng thuộc loại đắt đỏ trong số 17 thành phố là địa chỉ kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp Nhật Bản trong khu vực. Kết quả khảo sát của các công ty này là khách quan và phản ánh đúng thực tế.
    Tuy Hà Nội lọt vào top 50 thành phố đắt đỏ nhất thế giới nhưng lại không lọt vào danh sách các thành phố có chất lượng sống tốt nhất thế giới. Vậy, theo bà những loại giá nào ở Hà Nội đắt đỏ tới mức bất hợp lý?
    - Ở Việt Nam chỉ có 2 loại chi phí rẻ là giá nhân công và giá ăn uống. Còn các chi phí như giá nhà đất, giá thuê văn phòng, giá viễn thông, giá hàng không, giá điện? là đắt đỏ.
    Đó là những mặt hàng thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước. Vậy phải chăng nguyên nhân của câu chuyện giá đắt đỏ một cách bất hợp lý của Hà Nội là do sự quản lý còn hạn chế của Nhà nước, thưa bà?
    - Giá ở Việt Nam đắt đỏ chủ yếu là do yếu tố độc quyền. Những loại giá viễn thông, giá điện, giá hàng đắt đỏ so với các nước trong khu vực và trên thế giới là do độc quyền Nhà nước. Giá xăng dầu, mặc dù Nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh nhưng trên thực tế vẫn rơi vào tay một số đại gia nên ít nhiều vẫn mang màu sắc độc quyền. Đối với lĩnh vực nhà đất, không hoàn toàn là độc quyền vì có nhiều công ty tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc độc quyền vẫn ở chỗ chỉ có một số ít công ty được tham gia vào những dự án kinh doanh địa ốc lớn. Nếu như Nhà nước tạo sự cạnh tranh thực sự thì cũng không đến nỗi khan hiếm nguồn lực mà tạo thành giá đắt đỏ trong lĩnh vực này như lâu nay. Nhà đất nhiều khi không phải là thiếu để cung ứng cho thị trường nhưng người ta muốn giữ ở mức khan hiếm tương đối để thu lợi nhuận cao hơn. Trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc, điều thiếu công bằng nhất là ở chỗ cùng một dự án nếu Nhà nước mở đấu thầu công khai, sòng phẳng thực sự thì sẽ có nhiều người tham gia thị trường hơn, tạo sự cạnh tranh lành mạnh thực sự để làm cho giá thấp xuống và Nhà nước cũng lợi được nhiều hơn. Nhưng đằng này, chỉ có một số ít công ty mới được phép tiếp cận đến lĩnh vực này. Và thực tế Nhà nước cũng không thu lợi được bao nhiêu mà rơi vào tay các nhà cung ứng dịch vụ đó.
    Giá chung cư của Hà Nội đắt gấp 2 lần Thượng Hải, trong khi GDP/đầu người của Thượng Hải cao gấp 3-4 lần Hà Nội. Chính vì vậy mà người dân Hà Nội phải ở rất chật chội, trung bình hiện nay chỉ có khoảng 5-6 m2/người. Nếu Nhà nước quy hoạch tốt, mở rộng diện tích Hà Nội thì có thể tăng thêm nguồn cung giúp cho thị trường, hạ giá nhà để tạo điều kiện sinh sống tốt hơn cho người dân của Thủ đô. Theo bà đó có phải là giải pháp hợp lý hay không?
    - Đúng thế. Ngay cả nhiều công trình Nhà nước đã giao nhưng không sử dụng để lãng phí bao nhiêu năm mà không thu hồi được. Thực tế, nhiều doanh nghiệp quốc doanh không ?osống? bằng hoạt động kinh doanh của mình mà bằng nguồn thu từ việc cho thuê trụ sở. Hà Nội luôn kêu là thiếu đất nhưng trên thực tế là đất đang để lãng phí rất nhiều.
    Giảm bớt sự đắt đỏ để tăng thu hút đầu tư nước ngoài và cải thiện đời sống của người dân, thành phố Hà Nội nói riêng và Nhà nước nói chung sẽ phải tích cực thực hiện những giải pháp nào?
    - Quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, sòng phẳng, có tính cạnh tranh cao. Từ đó, tạo ra được nguồn cung, dịch vụ tốt hơn cho người dân và người dân có quyền được lựa chọn dịch vụ hơn. Việc phát triển kinh doanh như vậy sẽ tạo cơ hội việc làm và tăng mức thu nhập cho người dân. Cải thiện đời sống cho người dân sẽ cải thiện sức mua. Nếu phát triển thị trường tốt, môi trường kinh doanh tốt sẽ có giá trị cả về góc độ kinh tế cả về góc độ thu nhập cho người dân. Ngược lại, nếu không có môi trường kinh doanh tốt để phát triển doanh nghiệp thì không tạo được việc làm cho người dân và cũng không cải thiện được đời sống cho họ.
    Lâu nay, việc cải thiện môi trường kinh doanh tương đối trên góc độ chủ trương và các khuôn khổ pháp lý. Nhưng khâu làm chưa tốt chính là khâu phân bổ nguồn lực. Tạo điều kiện tham gia thị trường cho các doanh nghiệp thì tương đối thuận lợi, bình đẳng nhưng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực cần thiết để vận hành kinh doanh thì còn bất bình đẳng. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp cận được các nguồn lực dễ dàng. Ví dụ như Nhà nước sẵn sàng cho họ sử dụng hàng chục héc-ta đất. Thế nhưng, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất khó có thể được Nhà nước cho sử dụng vài trăm mét vuông đất mà phải đi thuê lại của các doanh nghiệp khác. Đáng lẽ, Nhà nước phải làm tốt hạ tầng cơ sở. Đó là Nhà nước đứng ra giải phóng mặt bằng tạo hạ tầng cơ sở. Từ hạ tầng đó, Nhà nước bán hoặc cho các doanh nghiệp thuê. Như vậy, Nhà nước sẽ thu được tiền nhiều hơn từ hạ tầng mới được cải tạo. Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia từ khâu giải phóng mặt bằng để làm hạ tầng. Ngay sau khi làm xong hạ tầng, họ có thể kiếm lợi được rất nhiều bằng cách bán lại hạ tầng đó cho các doanh nghiệp khác. Trong khi đó, Nhà nước chẳng thu lợi được bao nhiêu mà rơi vào tay một nhóm doanh nghiệp.
    Xin cảm ơn bà! - Theo Nhà báo&Công luận
    Source: http://www.ktdt.com.vn/default.asp?thongtin=chitiet&id=47309
    Tới khi người dân được nhiều quyền lựa chọn, khi nguồn lực XH được giải phóng - liệu họ có chọn cách xây nhà chung cư?
  10. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu thế nào chứ hôm nọ đi một vòng quanh thành phố đang ở, đếm mãi mới ra được 3 cái có thể gọi là chung cư với số tầng là 10 tầng. Về gú gồ lại thì thấy số dân đông gấp 2 Hà Nội, nhưng mật độ m2/đầu người lại gấp 6, 7 lần Hà Nội. Cá nhân tôi thì nghĩ phải đến tầm 10 năm nữa thì mô hình chung cư ở HN vẫn khoẻ re thôi. Đơn giản là đấy là cách tốt nhất để không phình quá nhanh diện tích thành phố so với việc tăng số dân hàng ngày, thứ nữa là giao thông công cộng ở ta còn quá bất cập và khó khăn. Phương tiện giao thông cá nhân thì đa phần là xe máy, việc đi xa rất bất tiện. Không thể nào ngay một phát theo được các nước khác với một hệ thống giao thông như thế. Nhu cầu ở của những người đến sinh sống và làm việc ở HN vẫn nhiều, nên cách tốt nhất là quy hoạch và xây dựng chung cư sao cho hợp lý và đủ điều kiện sống là tốt lắm rồi. Còn đợi 10 năm nữa khi mà GDP của Hà Nội vào được top típ nào đó chẳng hạn thì tính tiếp là " bao giờ nó sẽ chết???"

Chia sẻ trang này