1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mô hình nhà chung cư ở Việt Nam - Bao giờ sẽ chết???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khoinguyen_kts, 03/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thunderkiller

    thunderkiller Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Xin chỉnh lại tên đề tài đi các Mod ơi!
    Theo tôi nên là : Mô hình nhà chung cư ở Việt Nam- Bao giờ sẽ chết ???
    Vì nếu giữ như cũ thì câu trả lời của tôi là không. Lý do mọi mô hình nhà ở được con người sáng tạo ra chính là các bước phát triển của nền văn minh nhân loại, do đặc điểm của các yếu tố Kinh tế - Chính trị - Xã hội đặc thù tại từng thời điểm và địa điểm. Nó có thể lỗi thời ở quốc gia này , nhưng lại là đương thời ở quốc gia khác ( địa phương cũng vậy). Giả sử sau này nó có bị lạc hậu thì người ta vẫn muốn lưu giữ nó mà, cả trên sách vở cũng như trên thực tế (ở dạng bảo tàng).
    Còn đối với ở Việt Nam, theo tôi nó phản ánh tương đối sát thực thời cuộc. Mọi điều các bạn nêu đều đúng. Chỉ có điều đáng băn khoăn ở đây là KTS chúng ta đã can thiệp như thế nào vào nó để:
    1. Làm thế nào giảm thiểu các thiệt hại cho xã hội(vật chất và tinh thần)do lỗi thiết kế.
    2. Làm thế nào Việt Nam hoá mô hình này một cách hiệu quả nhất trên cơ sở học tập, nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ thực tiễn các nước xung quanh.
    Kính thư!
  2. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    ---------------------
    Hôm em ngồi nói chuyện với anh ở BQL khu đô thị Đặng Xá, anh ấy nói truớc làm khu đô thị mới + chung cư mới lãi bởi phần diện tích xây khu công cộng + cây xanh ... các anh ấy ko xây dựng, đợi đến khi đuợc dự án rồi, xây xong 1 số nhà chung cư rồi, xoay sang bài điều chỉnh quy hoạch , phần diện tích xây công trình công cộng đó chuyển sang nhà chia lô, biệt thự hay xây nhà chung cư. Phần đấy cực lãi do tăng hiệu quả đầu tư?
    Hậu quả thế nào chắc đã rõ? làm gì còn đất cho xây dựng công trình công cộng?
    Trách nhiệm bác Trần Chủng đến đâu nhỉ? Hôm xem giờ cao điểm, tội nghiệp cho bác đứng trước VTV1, bao nhiêu bà con. Nhưng mà thấy bà con hỏi bác vẫn hiền lành quá.
    Đợt trước bác phát biểu về chất lượng mấy ccon đường của bên GTVT thấy hăng quá, hôm đấy bà con phàn nàn về chất lượng chung cư chả thấy bác nói hăng, tòan lảng
  3. nhatlabet

    nhatlabet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Từ xưa tiền nhân đã tiên đoán được điều này roài mà:
    " phố phường chật hẹp, người đông đúc
    bồng bế nhau lên nó ở non"
  4. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Ôh, không có chuyện gì mới hơn ah?
    Trách nhiệm bác Chủng đã chấp bút ra đủ nghị định, tiêu chuẩn nọ kia, có cơ chế thi hành, tạm chấp nhận rồi. Các thằng khác không tuân theo thì có pháp luật nói chuyện, bác ý không có trách nhiệm trong từng vụ việc cụ thể. Đừng vu oan cho người ta!
    Bức xúc cũng phải nói đúng người, đúng tội, hiểu rõ bản chất quy trình hiện tại để ra một khu ĐT, đặc điểm từng khu ĐT nó như nào rồi hẵng phán!
  5. 250774

    250774 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hi, bài viết này không nhằm lên án gì cả, kể cả chung cư lẫn chính quyền thành phố; nó cũng không nhằm để bảo vệ quan điểm, hay chúng minh gì cả.
    Bài viết chỉ đơn giản nêu lên các vấn đề và các mối liên hệ. Theo đó:
    - chung cư không phải là mô hình nhà ở bền vững và thích hợp với khả năng và nhu cầu đa dạng của xã hội
    - chung cư hiện nay đang phát triển một cách nhân tạo (theo chính sách và sự quản lý nhà nước) chứ không hoàn toàn theo quy luật thị trường (dù rằng nhà nước hoà toàn có quyền thậm chí nên can thiệp)
    - các vấn đề phát triển đô thị hiện nay (thiếu nhà, giá nhà đất cao, thiếu không gian công cộng) phần lớn là lỗi của chính sách kiểm soát phát triển - và việc thay thê nhà lô phố bằng chung cư không giải quyết được vấn đề
    - nếu để thị trường nhà đất hoạt động theo nhu cầu, không chắc chủ đầu tư đã chọn xây nhà chung cư để bán
    - Ở nhiều nước phát triển, thậm chí ở Mã Lai, Indonexia, bắt đầu xuất hiện xu hướng người thu nhập cao chuyển ra ở ngoại ô với nhà biệt thự thấp tầng; còn dân nghèo hơn chuyển vào sống trong chung cư ở thành phố - xu hướng của những nước TB phát triển những năm 1960s-1970s
    - Trong khi đó, riêng đối với chung cư, cuộc sống chỉ tốt nếu chung cư dành cho người thu nhập cao. Khi chung cư chỉ có người thu nhập thấp ở - nó sẽ là ốc đảo của tệ nạn
    Vì thế tôi mới nghĩ rằng có lẽ ta cần xem lại nhận định mà archvubale nó rằng : '''''''''''''''' Chung cư cao tầng là tất yếu của nhà ở đô thị''''''''''''''''
    Nếu là tất yếu, tại sao những người thành đạt ở các XH phát triển lại thích ở kiểu nhà vườn ngoại ô - khiến cho hình ảnh của các thành phố càng ngày càng trở thành: tập hợp của các CBDs cao tầng bao quanh bởi những khu ở thấp tầng rộng lớn, trải dài.
    Trích bài của Khoinguyen_kts-
    -
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Chung cư tôi nghĩ phải là tất yếu của các đô thị lớn và tập trung đông người nhu Hà Nội và TPHCM chẳng hạn, những bất cập trong sử dụng nhà chung cư là không thể tránh khỏi, tuy nhiên cái nó mang lại cho đô thị thì lại nhiều hơn nên nó không bao giở chết cả trừ phi có một dạng nhà ở nào ưu việt hơn về mọi mặt xuất hiện.(Chúng ta hãy tìm đi)
    Đúng là việc XD ồ ạt chung cư cao tầng ở HNội hiện nay là quá nhân tạo, và thiếu định hướng thị trường hơn nữa kém chất lượng nên người có nhu cầu cũng không hoàn toàn muốn mua nên thiếu vẫn thiếu và thừa cũng vẫn thừa. Mặt khác tâm lý người dân Việt chưa muốn sống chung cư lắm vẫn muốn chui con hẻm 1,5m ngoằn nghoèo hơn là sống trong chung cư hiện đại.
    Nhà ở trong đô thị cũng rất cần sự đa dạng để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của XH có tiền nhiều thì sống BThự, ít hơn thì sống nhà phố (loại hình này nên không khuyến khích phát triển vì nó không mang lại gí nhiều cho đô thị cả thẩm mỹ lẫn giá trị sử dụng), thu nhập thấp thì sống chung cư, tôi nghĩ đó cũng là quy luật thôi.
    Vì vậy tỉ lệ giữa các loại nhà ở cũng cần phải nghiên cứu sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, cân đối tốt giữa các loại hình ở, các không gian công cộng, không gian xanh? theo tiêu chuẩn hiện đại, mặt khác nhà quản lý cần có giải pháp cân bằng và kiểm soát giữa lợi ích của nhà nước, của cộng đồng và của doanh nghiệp đầu tư như vậy chắc chắn đô thị của chúng ta sẽ phát triển bền vững.
    Được 250774 sửa chữa / chuyển vào 21:16 ngày 14/12/2006
  6. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc, vấn đề các bạn đang bàn: nhà chung cư sống hay chết chỉ liên quan đến 01 yếu tố mang tính quyết định nhưng nằm ngoài khả năng của kts. Đó là hiệu quả kinh tế của chủ đầu tư hoặc của người thay mặt chủ đầu tư. Tương tự đối với các vấn đề khác trong đó như hạ tầng, cảnh quan? Việt Nam mà.
    Còn kts chúng ta có nói cũng chỉ là nói cho vui thôi. Không tin các bạn cứ tìm đọc các tạp chí kiến trúc VN từ hồi còn in trên giấy xấu khổ A4 ấy, xem bây giờ chúng ta nói có hay hơn hồi đó không.
  7. Impossible_144

    Impossible_144 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    - Cái Bác KN này hình như đang nhầm lẫn khái niệm "cái chết chung cư" và "giá bán chung cư". Bác nhìn vào tình hình "giá cả" của chung cư hiện tại mà đánh giá "cái chết của chung cư việt nam" thì thật là phiến diện. Tôi giả sử giá chung cư hiện nay ở VN rẻ hơn, phù hợp với túi tiền của người dân, thiết kết hợp lý, chất lượng hơn và tiện nghi hơn thì quan điểm của bác về chung cư thế nào?
    - Nếu người dân có quyền lựa chọn cho mình thì ai chả muốn sống trong những ngôi nhà biệt thự mật độ thấp, có sân vườn? chẳng ai muốn sống trong cái nhà chia lô chật hẹp 4x16m của bác đâu. Lúc đấy chắc bác lại mở thêm topic nhà chia lô Việt nam bao giờ chết?
    Được Impossible_144 sửa chữa / chuyển vào 00:56 ngày 16/12/2006
  8. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    có lẽ phải đính chính lại Topic: "chết" ở đây không nên hiểu theo nghĩa tuyệt đối: đùng một cái hoang tàn, hay biến mất. Trong XH không có trạng thái tuyệt đối đó. Nên hiểu "chết" theo nghĩa sự suy thoái dần do có nhiều vấn đề không giải quyết được, hay do không phù hợp nhu cầu, sở thích.
    Như vậy, topic này tập trung vào việc xem xét, phán đoán xem mô hình chung cư, với những ưu nhược điểm của nó, có thể được XH VN chấp nhận một cách lâu dài không? hay sẽ dần suy thoái?
    Topic này không nhằm vào việc thuyết phục ai đó tin 1 điều gì đó, không nhằm vào việc "nói hay" như A_Y_A đã có ý kiến, mà nhằm xem xét vấn đề 1 cách nghiêm túc hơn.
    Nguyên nhân cơ bản khiến tôi nghi ngờ sự thành công của chung cư trong thời điểu hiện tại xuất phát từ các lý do:
    1) Chung cư cao cấp có chất lượng tốt chỉ có thể có số lượng hạn chế và không thể XD đại trà
    2) Chung cư để cung cấp đại trà có giá quá cao và chất lượng quá thấp, môi trường chung cư (vốn là ưu thế) cũng không tốt. Khó lòng tạo thành khu ở tốt
    3) Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà chung cư giá thấp (và khó có thể chịu nổi chi phí)
    4) Trong vòng 10-15 năm tới, sẽ có nhiều triệu người lao động cần thêm nhà ở đô thị - nhà nước sẽ buộc phải tìm giải pháp thích hợp
    5) Một trong những giải pháp phù hợp mà nhiều nơi đã làm, đó là giảm giá đất trên cơ sở mở rộng mạnh thành phố và tạo điều kiện cho phép mô hình nhà dân tự xây (đã phát triển rất hiệu quả thời gian vừa qua) được phát triển.
  9. blackmore

    blackmore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Phần vàng vàng đã là một bi kịch cho Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn của VN nói chung, theo tôi không nên tái diễn.
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Quang Minh, Vĩnh Phúc:
    - Giá đất đền bù cho dân: ~17tr/100.000 m2
    - Giá đất lô thấp tầng thương phẩm sau khi có hạ tầng, thí dụ Chi Đông, Long Việt: ~ 3,5tr/m2
    Nhà nước, chủ đầu tư đất, dân cũ, dân mới, được gì, mất gì, vui lòng lên đường cao tốc Bắc Thăng long-Nội bài tìm hiểu

Chia sẻ trang này