1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mò?i th?f́c m?f́c vĂ??? ASC tà?i ?'Ă?y (duy nhĂ?́t 1 topic nà?y)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 31/05/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cai_nguc

    cai_nguc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    VLV phản biện kiểu gì mà nghe như nhà văn nhà thơ, câu cú kéo dài lê thê không đi vào trọng tâm vấn đề. Vậy VLV hãy dùng công thức nổi tiếng của mình làm 1 ví dụ định lượng đi, đơn giản thôi cũng được để khỏi nói là tôi chưa nghiên cứu kỹ. Đừng nói suông nhé.
  2. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  3. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của Fairydream viết lúc 10:48 ngày 26/06/2006
    Còn cái này dành riêng cho bác Fairydream:
    Fairydream viết :
    Như tôi nói ở môi trường nào cũng là mg. Khi rơi tự do (chân không) thì gia tốc rơi =g. Nên g gọi là gia tốc rơi tự do. Trong môi trường không khí hay nuớc thì gia tốc rơi không =g vì còn do các lực cản. Cần phải hiểu là P=mg trong mọi môi trường. Không được đồng nhất g với gia tốc rơi của vật rồi có những nhận xét hết sức tầm bậy
    Câu sau phủ định câu trước......!!!! Có ai hiểu không...!!???
    "Khi rơi tự do (chân không) thì gia tốc rơi =g. Nên g gọi là gia tốc rơi tự do."
    "Không được đồng nhất g với gia tốc rơi của vật "
    Khi bác đưa ra dẫn chứng và chứng minh:
    "Theo "vật lý ngày nay" một vật chịu tác động của tổng hơp lực;
    F=F1+F1+...+Fn, khi vật rơi nó chịu tác động của các lực F=P+F1+F2+---+Fn (nên nhớ là cộng vecto)
    P là trọng lực. Theo Newton thì F=ma vậy Ftổng=m.A=m.g+m.a1+ m.a2+...+m.an
    Khi vật rơi tự do thì các lực triệt tiêu chỉ còn P=m.g =>F=m.A=m.g
    vậy gia tốc rơi A=g hay g còn gọi là gia tốc rơi tự do.
    Khi trong môi truờng không khí. F=m.A=m.g+m.a1+m.a2....=>gia tốc A rơi không bằng g tùy vào huớng của các lực F1,F2 mà F có chiều cùng hay khác chiều với P."
    Như dòng tôi viết đỏ và gạch đích.
    "F=m.A=m.g vậy gia tốc A=g hay g còn gọi là gia tốc rơi tự do"
    Vậy rơi tự do đó trong môi trường nào.??? Khác với môi trường không khí ra sao.????
    "không đựơc đồng nhất g với gia tốc rơi của vật"...... là thế nào....????
    Tôi hiểu và biết ý bác nói là thế nào. Nhưng tôi muốn bác khẳng định lại 1 lần nữa, để tôi lấy dẫn chứng, chứng minh cho:
    Fhd = P = GMm / (R+h)2
    Rất mong sự hợp tác của bác....!!!!
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 27/06/2006
  4. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  5. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Thông báo:
    Tôi đề nghị những người khác, nếu không trả lời những câu hỏi của tôi thì xin vui lòng đừng đặt câu hỏi khác.
    Tôi muốn lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho xong một vấn đề. Sau đó mới qua vấn đề khác. Mong các bác hiểu và thông cảm cho.
    Tôi rất cám ơn.
    P/s: Nếu Admin hay Mod đi ngang qua đây thấy bài nào nằm ngòai công thức Vạn Vật Hấp Dẫn xin vui lòng xóa dùm. Tôi không muốn làm lõan vấn đề đang bàn. rất cám ơn Mod và Admin.
    Tôi đang đợi 2 bác kia trả lời.
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nếu không theo dõi từ đầu, chắc không ít người ngạc nhiên vì cậu. Không hiểu người phát minh ra ASC mà lại có những tư duy hết sức "kì cục" về vật lý.

    "Khi rơi tự do (chân không) thì gia tốc rơi =g. Nên g gọi là gia tốc rơi tự do."
    "Không được đồng nhất g với gia tốc rơi của vật "

    Khi tôi viết với mục đích giảng cho cậu hiểu tôi phải đắn do từng câu chữ vì thế rất khó chịu khi cậu lại không chịu hiểu.
    Mâu thuẫn ở chổ nào? Như đã nói rơi tự do là khi vật chỉ chịu tác động của mỗi lực trọng trường. Nếu như có môi trường cho điều này thì chỉ xảy ra trong chân không khi đó F=m.A chính xác chỉ còn F=m.A=P=mg vì vậy gia tốc rơi của vật A=g hay g gọi là gia tốc rơi tự do.
    Trong môi trường thực tế thì không có rơi tự do. Nhưng trong sách vở dạy học thì thường xem như bỏ qua sức cản của không khí để tạo ra môi trường tiện cho việc tính toán để hiểu các định lý. Như công thức tính vận tốc vũ trụ cấp 1 mà cậu đang nói cũng vậy.
    Nhưng nếu trong cuộc sống nếu xét thấy tác động của yếu tố môi trường nhỏ thì có thể xem như là vật rơi tự do để tiện tính toán.
    Gia tốc rơi thì gọi là A nếu trong môi trường chân không thì A=g còn trong môi truờng thực tế thì A không =g. nhưng tính A làm sao thì còn tùy thuộc vào các lực tác động chảng có cái quái nào là gia tốc a có giá trị xác định là v2 / (R+h)
    Nói trong môi trường chân không thì A=g nhưng không có nghĩa là P=mg chỉ có trong môi trường chân không hay rơi tự do. Trong thưc tế như tôi nói khi vật rơi trong không khí, ngoài chịu tác động bởi P còn chịu tác động của các lực như Acsimet, lực cản...chính là mấy cái F1,F2 cậu hỏi.
    Tóm lại những tranh cãi có vẻ như sẽ không xảy ra nếu cậu hiểu đúng về vật lý.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Có lẽ bạn chưa phân biệt được vật lý ứng dụng và vật lý thuần tuý .
    g gọi là gia tốc rơi tự do, nó không phải là hằng số, nó sẽ thay đổi theo độ cao của vật thể rơi hoặc là thay đổi theo môi trường rơi. Nói rõ ràng ra là thế này:
    - ở độ cao thấp khoảng dưới 1000 m thì g~ 9.8
    - ở độ cao trên 10000 m g bắt đầu giảm giá trị 1 cách rõ rệt g ~ 9.6
    - ở trên mặt trăng g ~ 1.6
    Lấy g hay lấy a là không quan trọng ở đây, trong việc đo đạc khối lượng trái đất, vì thật chất g/R ~ a/(h+R).
    ------------------ trích
    Tại sao theo Newton trọng lực chẳng qua là lực hấp dẫn giữa vật với Trái Đất. Để tính khối lượng Trái Đất.
    Mà không dùng : Lực hướng tâm chẳng qua là lực hấp dẫn....???
    Các bác hãy trả lời cho tôi câu hỏi trên. Nguyên nhân tại sao..???
    ---------------
    Mình hoàn toàn không hiểu câu hỏi của bạn, bạn có thể cụ thể hơn không. Dùng lực hướng tâm để đo khối lượng trái đất ? hay là phải khẳng định rằng lực hướng tâm chính là lực hấp dẫn.
    -----------------trích
    Còn một câu nữa dành riêng cho bác Mr_Hòang:
    Mặt Trăng và các vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất. Vậy tại sao ****ndish lại dùng để tính với: 2 quả cầu M không quay quanh 2 quả cầu m...???
    -----------------
    Bác hỏi thì tôi trả lời, ta biết rằng vật chuyển động tròn đều là nhờ lực hướng tâm, điều kiện cần: F = ma = G * Mm/r2. Điều kiện đủ là tỉ số giữa bỉnh phương vận tốc và bán kính phải bằng với gia tốc: a = v2/r.
    Tuy nhiên trong điều kiện phòng thí trên mặt đất có xuất lực ngoài là lực hút của trái đất, lực căng dây của sợi dây treo khi bị xoắn, giới hạn của thanh kim lọai nên 2 vật không thể chuyển động theo mô hình của các hành tinh được. Đó là điều kiện không cho phép của phòng thí nghiệm.
    Hy vọng trả lời được các thắc mắc của bạn
  8. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  9. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Thí nghiệm thực tế để tìm g. Rất đơn giản, có thể làm ở nhà: cột 1 sợi dây có độ dài xác định vào 1 vật khối lượng m, đầu kia gắn dây vào 1 thiết bị canh giờ mà nó sẽ ngừng lại vật rơi hết chiều dài dây. Ta biết rằng phương trình chuyển động của của vật rơi tự do là x = 1/2 * a * t2
    biết độ dài dây và thời gian cần thiết cho vật rơi hết độ dài ấy ta tính ra a, đây là chuyển động rơi tự do duy nhất lực trọng trường gây ra nên người ta gọi gia tốc này là gia tốc rơi tự do hay gia tốc trọng trường.
    toàn bộ thế giới (tất nhiên trừ bạn ra ) công nhận gia tốc g ~ 9.8 khi vật rơi ở độ cao tương đối thấp.

    vat-ly-vui không biết hiện đang học lớp mấy vậy ? hỏi câu này hơi bị ???????????
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này