1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mò?i th?f́c m?f́c vĂ??? ASC tà?i ?'Ă?y (duy nhĂ?́t 1 topic nà?y)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 31/05/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    "Bóp cổ cho ông chết bây giờ"
    Nói bậy bạ mà cũng nói được.
    Lý luận của ông là g chỉ có khi rơi tự do=> P =mg chỉ có khi rơi tự do đúng không. (Cần trích dẫn lại lời không)
    còn tôi nói cho ông phát mệt là gia tốc rơi a=g khi rơi tự do cho nên g còn gọi là gia tốc rơi tự do. Trong bình thường thì a không bằng g. nhưng P vẫn bằng mg hiểu chưa vẫn có P trong môi trường thực tế kể cả rơi tự do hay không rơi tự do. Lúc nào P cũng bằng mg hết hiểu chưa.
    Tóm lại cho ông một lời nếu ông bảo gia tốc rơi chỉ có thể bằng g khi rơi tự do hay trong chân không (chắc ý ban đâu là vậy )thì đã không có vấn đề gì. Nhưng cái suy ra của ông mới làm cho tôi mỏi thay. "Gia tốc g chỉ có khi rơi tự do => P=mg lực trọng truờng chỉ có khi rơi tự do" Thiên tài mới bẻ cong được định luật
    Nói chuyện với ông thật chẳng ra làm sao cả.
    còn cái chủ đề Mtrời xa hay gần. Ông tưởng ông hay lắm àh. Tự nhiên lại đem thấu kính gì vào đây trong khi nó không phải là câu trả lời. Tai ai cũng muốn tránh ông như tránh hủi nên không thích dây vào. ông có chịu đọc tôi nói gì trong chủ đề đó không hả ?
    ---
    Tiếp
    Lưu ý: Nếu nói mọi vật đều có gia tốc rơi như nhau thì đúng. Vì đó là v/s = m/s2
    Nhưng nếu nói vật nặng hay nhẹ rơi đều nhau thì không đúng.
    --
    Cái này là sao đây ? Gia tốc như nhau thì phải rơi cùng thời gian (rơi đều nhau chứ). Àh mà theo ASC 2 vật cùng hình dạng kích thuớc một vật nặng gấp đôi thì thời gian rơi như thế nào. Tính thử xem?
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 02:39 ngày 29/06/2006
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    tiếp đến là chuyện ****ndish, mình cần bạn khẳng định là "mặt trời và các hành tinh khác quay quanh trái đất" hay là "trái đất và các hành tinh i khác quay quanh mặt trời". Bạn có gõ nhầm không vậy ?
  3. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0

    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 29/06/2006
  4. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Tôi viết lộn, Mặt Trăng thành Mặt Trời..... Xin lỗi...!!!!
    Chính xác là thế này..... Mặt Trăng và các vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất,
    Trái Đất và các hành tinh quay quanh Mặt Trời.
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 18:08 ngày 30/06/2006
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Nếu vậy thì câu văn sẽ là "mặt trăng và các hành tinh khác quay quanh trái đất" . Như vậy vẫn chưa ổn, bạn có thể cho mình biết hành tinh nào quay quang trái đất với quỹ đạo như thế nào không ???
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ái chà. Nhặt rác tiếp đây.
    Dưới góc độ của người yêu thiên văn học, tôi không cho phép cậu có những "hiểu biết" như thế này được

    Không phải hấp thu nhiệt à.??? Vậy tôi hỏi bác tại sao có cận nhật và viễn nhật. Tại sao Cận Nhật nóng (khỏan xuân-hè), viễn nhật thì mát hoặc lạnh (khỏan thu-đông).????
    Tại sao ông bà ta có câu : Ngày tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối.

    Thứ nhất điểm cận nhật không nằm trong khoảng xuân hè mà lại ngược lại nằm khoảng thu đông gần ngày đông chí.
    Còn Nóng hay lạnh thì lý luận như cậu thì không biết cậu có học địa lý lớp 6 không.? đó là do trục nghiêng của Trái đất mùa hè thì ánh nắng chiếu thẳng góc còn mùa đông thì ánh nắng chiếu xiên.
    Vào mùa đông ở bắc bán cầu như cậu nói là lạnh thì ở Nam bán cầu lại là mùa hè nó lại là nóng vì thế mới có chuyện chim di trú về phương Nam.
    Còn câu ngày tháng 5 với đêm tháng 10 thì cũng là do trục nghiêng của trái Đất theo mùa chứ dính dáng gì đến cận nhật hay viễn nhật.
    VLV quan sát tự nhiên khá lệch lạc.
  7. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  8. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Nếu theo Vật Lý ngày nay thì.... các vệ tinh và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất có gia tốc, đó là gia tốc hướng tâm.
    Nhưng tôi nói với bác thế này.
    Từ tâm đang quay (Trái Dất), các tên lửa được phóng lên với vận tốc rất lớn. Chính vận tốc lớn làm giảm ASC nên nó bay lên, Vận tốc lớn tạo ly tâm mới đẩy vật ra khỏi tâm (từ A - B ). Vận tốc càng lớn thì ly tâm càng lớn (B-C). Tôi nhớ không lầm thì các vệ tinh bay quanh quỹ đạo địa tĩnh với vận tốc rất lớn.
    Nhưng khi đang chuyển động với vận tốc lớn như thế mà vật bị mất vận tốc, hoặc giảm vận tốc. Thì tính từ tại vị trí B vật sẽ đi vào A. Khi này mới gọi là hướng tâm.
    Chính câu bác nói là vấn đề: "- Về hiện tượng 1 vật khi chuyển động tròn luôn có xu hướng thoát ly quỹ đạo chuyển động, nên người ta đặt ra 1 lực gọi là ly tâm để thể hiện tính chất này."
    Nếu không có ly tâm, sẽ không phóng được vệ tinh..... Các hành tinh quay quanh Mặt Trời cũng như thế.... Tất cả đều có một vận tốc chuyển động khác nhau.
    Còn muốn thấy được thế nào là ly tâm, hướng tâm.
    Bác về làm 1 thí nghiệm sau:
    bác mua 1 ít cát màu, để cho nó sạch chứ cát xây dơ lắm.
    Bác bỏ vào ly nước, và cũng ly nước đó bỏ vào 1 viên bi lớn.
    Bác khuấy đều lên, cát sẽ chạy vào giữa ly, tôi gọi đó là hướng tâm.
    Viên bi chạy vòng ngòai thành ly, tôi gọi đó là ly tâm. Còn nếu bác bỏ cát và viên bi vô một cái hồ lớn. Bác cũng khuấy nước, Cát vẫn chạy vào giữa xóay nước (vào tâm). Còn viên bi, nó sẽ chịu ảnh hưởng bởi tốc độ mà bác khuấy nước, nên nó có các quỹ đạo khác nhau, đó là ly tâm. Nếu bác giữ đều tốc độ quay cùng 1 vận tốc thì viên bi sẽ chạy theo 1 quỹ đạo gần như là nhất định. Nếu bác tăng vận tốc khuấy nước thí viên bi văn ra xa hơn. Nên gọi đó là ly tâm.
    Vậy ly tâm là xa tâm, hướng tâm là về tâm.
    Còn khi đang khuấy với tốc độ cao mà bác ngừng lại, Viên bi sẽ bị ảnh hưởng bởi quán tính nên nó văn ra xa, giống như buộc 1 cục đá rồi quay, rồi đứt giây. Đó là quán tính đẩy ra khỏi quỹ đạo khi xóay nước mất vận tốc hoặc giảm vận tốc.
    Còn đằng này, trong Thái Dương Hệ, Trái Đất vẫn quay đều, và các vật (vệ tinh) có vận tốc riêng. Nếu các vệ tinh giảm vận tốc, hoặc mất dần vận tốc thì nó rơi lại vào Trái Đất.....
    Không biết tôi mô tả có chính xác theo tự nhiên không nhỉ...???
    Đọc thật kỹ cái ly nước bác sẽ hiểu rõ ly tâm và hướng tâm, và bác sẽ hiểu tại sao tôi nói do ly tâm giữ các hành tinh theo quỹ đạo riêng của nó......
    Hiện tượng hướng tâm trên dễ thấy nhất là khi các bác khuấy nước đường hoặc nước muối.....
    Không phải lực hấp dẫn đâu........
    Nếu Trái Đất ngừng quay, Mặt Trăng theo chu kỳ nguyệt thực hay nhật thực, trăng tròn, trăng khuyết hay lưỡi liềm nó sẽ văng ra xa Mặt Trời hoặc văng vào Mặt Trời. Họăc văng theo một phương tiếp tuyến nào đó.... OK..!!!!
    Bây giờ Trái Đất vẫn quay, nên tôi không chứng minh được, bác có thể làm thí nghiệm..... để chứng minh cho tôi.
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 21:48 ngày 29/06/2006
  9. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Càng nói càng hồ đồ , ly tâm là 1 lực ảo, người ta đặt nó ra để thể hiện quán tính muốn thoát ly quỹ đạo của chuyển động tròn, không có dùng có vào bất cứ việc gì khác nữa. Bác thử trích dẫn xem có ai nói là động cơ đẩy tên lửa tạo lực ly tâm giúp tên lửa bay lên quỹ đạo đi . Á, nói đúng được 1 thứ là vận tốc càng lớn thì ly tâm càng lớn (vận tốc đây là vận tốc tiếp tuyến của chuyển động tròn ấy, không phải vận tốc tên lửa đẩy đâu ).
    Bác hiểu về cơ học lệch lạc như vậy, thảo nào không tin Newton là phải
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này