1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mô men xoắn là thế nào hả các bác?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi boy_langtu007, 01/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boy_langtu007

    boy_langtu007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Mô men xoắn là thế nào hả các bác?

    Khi em đọc thông số kỹ thuật của 1 chiếc xe thì em thấy có chỗ ghi là: "công suất cực đại 530 mã lực tại vòng tua 6.500 vòng/phút, mô-men xoắn 680 Nm tại dải vòng tua khá rộng, từ 2.200-4.500 vòng/phút". Thế Mô-men xoắn là gì? Mô - men xoắn ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ của xe? Nó nằm trong dải vòng tua này thì có ý nghĩa gì? Mà vòng tua là gì nữa hả các bác? Rất mong được các Bro chỉ giáo.
  2. sonhainguyen

    sonhainguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Đây.
    http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20070704185839AAGAyIm
    Chắc bạn có thông tin rồi phải ko
  3. boy_langtu007

    boy_langtu007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Chưa rõ lắm bác ạ. Đấy là đơn vị chứ bác.
  4. GL1600

    GL1600 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    15
    http://vnexpress.net/Vietnam/Oto-Xe-may/Tu-van/2006/04/3B9E8B78/
    bác đọc ở đây để hiểu rõ hơn nhé
  5. soniczzz

    soniczzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    0
    mô men xoắn là đại lượng đặc trưng có khả năng kéo của động cơ, mo men càng lớn thì khả năng tải càng lớn, cái này giống như khi bác đi xe máy, số một là số có mômen xoắn lớn nhất, còn số 4 thì có mômen xoắn nhỏ nhất, khi dừng đèn đỏ hay xe bắt đầu chạy từ vận tốc 0 thì cần mô men lớn, khi đã chạy rồi thì chỉ cần mômen nhỏ để thắng lực ma sát
  6. Soft_Speaker

    Soft_Speaker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Bác này nói đúng rồi
  7. boy_langtu007

    boy_langtu007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các Bro rất nhiều. Nhưng giá trị của Mô men xoắn lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nó đạt giá trị cực đại ở vòng tua bao nhiêu phải không các bác,nếu nó đạt giá trị cực đại ở vòng tua càng lớn thì có nghĩa là Mô men xoắn lớn phải không ạ?Thế khi so sánh tốc độ của 2 chiếc xe bất kỳ thì người ta thường nhìn vào Công suất cực đại và Mô men xoắn cực đại phải không? Còn dung tích xi-lanh không ảnh hưởng đến điều này phải không các bác? Tại vì thông thường em thấy người ta hay nói là xe này 3.0 còn xe kia 2.0 nhưng theo em nghĩ thì nói đến số "chấm" thì chưa có thể nói là xe nào khoẻ hơn xe nào, mà chỉ đúng khi 2 xe đó cùng loại như thế có đúng không?
  8. quyda

    quyda Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    2.730
    Đã được thích:
    1
    Momen xoắn với vòng tua chẳng liên quan đâu bác ạ, giống như là có 2 thằng chạy cùng tốt độ, nhưng thằng nào vác được thêm bao hàng nặng hơn là có momen xoắn lớn hơn.
  9. soniczzz

    soniczzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    0
    giải thích cho bác thì chắc phải mất cả ngày thôi,cái dung tích xi lanh là đặc trưng cho khả năng sinh công của xe, dung tích 3.0 thì chắc chắn công sinh ra lớn hơn là 2.0 rồi, dĩ nhiên là ăn đứt 2.0,cái momen xoắn thì chỉ tham khảo khi cần leo núi thôi, còn đường trường thì vứt ,và chắc chắn rằng momen xoắn cực đại khi vận tốc vòng quay bé nhất .bác có muốn tham khảo gì thêm thì tìm sách vật lý đọc .
  10. Red_Skin

    Red_Skin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    4.131
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí này lơ mơ quá, giải thích cho đồng chí này thì mất cả ngày mất thôi !
    Theo hiểu biết của tớ thì thế này nhé:
    Dung tích xy lanh - là thể tích buồng đốt xăng(xy lanh) - dĩ nhiên là đốt càng nhiều xăng thì càng khỏe - công sinh ra càng cao đúng ko?
    Ở xe máy như Dream thì là 100cc (đơn vị đo thể tích) - còn ô tô thì dĩ nhiên là pải cần công suất cao hơn, thì sẽ đo bằng lít (2.0 là 2 lít = 2000cc)
    Tất nhiêu không pải là nó bơm một phát hai lít xăng vào rồi đốt một lúc, mà xăng đã được trộn với không khí với tỷ lệ nhất định. Ở đây 2 lít là 2 lít hỗn hợp đó ở dạng khí chứ ko pải dạng lỏng !
    Còn về vấn đề công suất. Thì khả năng làm việc là sinh công của động cơ tính bằng công suất, công suất càng cao thì càng khỏe.
    Tuy nhiên bạn cũng biết là cái động cơ không pải lúc nào nó cũng chạy ầm ầm, mà chạy lúc nhanh lúc chậm đúng không, như thế thì công suất không pải lúc nào cũng giống nhau, mà người ta chỉ lấy giá trị cực đại để làm đơn vị so sánh thôi. Đó gọi là công suất cực đại.
    Tiếp tục:
    Động cơ có thể quay nhanh - quay chậm - tùy thuộc vào tốc độ mà công suất sinh ra khác nhau. Như thông số bạn đưa ra ở trên, thì cái động cơ đó sẽ đạt công suất cực đại là 530 mã lực khi nó đang quay với vận tốc là 6500 vòng phút. Ví dụ như là bạn giữ ga cho máy chạy thật đều ở tốc độ 6500 vòng phút thì lúc đó đo công suất sẽ là 530 mã lực.
    Còn ở tốc độ chậm hơn, khoảng 3000 vòng phút chẳng hạn, thì công suất thấp hơn, chỉ khoảng 500 thôi (ví dụ thế)
    Vòng tua chính là tốc độ quay của động cơ đó. VD như cái quạt trần nhà bạn thì nó chỉ quay tầm <200 vòng phút thôi !
    Vấn đề mô men xoắn - hay moment quay. Là khái niệm rất dễ và cơ bản.
    Lấy ví dụ nhé, bạn giữ chặt lấy cái trục của động cơ. Rồi bật nó lên cho nó quay - liệu bạn có giữ được không ? Tất nhiên là không rồi.
    Nhưng nếu bạn hàn chặt 1 thanh sắt dài tầm vài mét vào cái trục đấy rồi giữ chặt thì sao? Có thể được đúng không? Đó là cách dùng cánh tay đòn
    Mô men là đại lượng đo bằng lực x chiều dài cánh tay đòn (đơn vị là N.m)
    Trong động cơ, ở tốc độ không đổi ta đo được mô men lúc đó là 600N.m chẳng hạn. Điều đó có nghĩa là:
    Nếu nối một cánh tay đòn dài 1m vào trục động cơ. Thì ở đầu kia của cánh tay đòn, nếu bạn lắp lực kế thì đo được lực là 600N . Muốn giữ chặt cho động cơ không quay được thì bạn pải tạo ra một lực bằng 600N
    Tương tự
    Nếu nối một cánh tay đòn dài .05 m vào trục động cơ. Thì ở đầu kia của cánh tay đòn, nếu bạn lắp lực kế thì đo được lực là 1200N . Lần này vì cánh tay đòn ngắn hơn nên cần lực tác dụng lớn hơn thì mới giữ chặt không cho nó quay được !!!
    Liên hệ trở lại cái xe. hộp số có tác dụng truyền lực ra bánh xe, nó giống như cánh tay đòn vậy.
    Ở số 1 - giống như cánh tay đòn ngắn nhất - 0,1m chẳng hạn - lực truyền ra bánh xe sẽ là lớn nhất.
    Ở số 4 - giống như cánh tay đòn dài nhất - lực truyền ra bánh xe nhỏ nhất. Do đó khi dừng ở đèn đỏ - bạn đi số 1 sẽ ngon hơn rất nhiều so với số 4 đúng không ?
    Còn chính xác thì hộp số là một nhóm các bánh răng làm nhiệm vụ thay đổi tỷ số truyền của động cơ ra trục bánh xe nhằm tăng Moment xoắn. Thường là động cơ quay với tốc độ rất cao, trong khi bánh xe thì ko cần nhanh như thế, nên hộp số thường là giảm số vòng quay và còn gọi là hộp giảm tốc !
    "mô-men xoắn 680 Nm tại dải vòng tua khá rộng, từ 2.200-4.500 vòng/phút"" - câu này có nghĩa là động cơ hoạt động khá ổn định, từ vòng quay 2200 đến 4500 thì mo men xoắn đo được là 680Nm (giá trị trung bình thôi chứ không pải là chính xác 100% đâu)
    Nhân tiện nói luôn mấy thứ mà mình biết :
    - Tốc độ của tối đa của cái xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Công suất - moment xoắn và hộp số. NGoài ra còn đủ thứ linh tinh như thiết kế của cái xe - sự ăn khớp của các bộ phận, yếu tố thời tiết ... vân vân ...
    Không hẳn là động cơ càng to thì càng khỏe và chạy càng nhanh đâu nhé !
    Mô men xoắn thường liên quan đến khả năng tăng tốc. VD như bọn ô tô ý, hay quảng cáo là tăng tốc từ 1-100km/h trong vòng 4s chẳng hạn !!! Đúng ra ở nước ngoài thì họ dùng đơn vị mile và thường đo từ 0-60mph hoặc 0 -100mph, cũng là một yếu tố để đánh giá xe!
    Tốc độ tối đa - đúng ra pải được công nhận trên đường test, trong một vài điều kiện tiêu chuẩn. Xe pải chạy đủ hai vòng - xuôi và ngược (để loại trừ tốc độ gió) sau đó lấy tốc độ trung bình để công nhận.
    Tốc độ tối đa với ô tô (loại thương mại chứ không pải bọn đua F1) đang là 417km/h thì pải! Trước đó có cái Bugatti Veyron thông báo là chạy được 407km/h nhưng chưa được kiểm tra và công nhận.

Chia sẻ trang này