1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mô men xoắn là thế nào hả các bác?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi boy_langtu007, 01/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Red_Skin

    Red_Skin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    4.131
    Đã được thích:
    0
    Thấy bổ ích thì vote 5* nhé - gõ mỏi cả tay !
    Fun: bạn search YouTube mà xem - có cái xe Aprili RS 125 . Động cơ có 125cc mà thấy nó chạy trên đường đến gần 200km/h ! Mình cũng chả biết là thật hay đùa !!! Chắc là thật !
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bài viết của bác Red_skin rất đầy đủ và dễ hiểu, chủ topic nên tham khảo.
    Bác nào đó nói tốc độ vòng quay nhỏ nhất thì momen xoắn lớn nhất: Sai toét. Động cơ sẽ có momen xoắn cực đại ở một tốc độ quay thích hợp.
  3. energy06

    energy06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    0
    Có thể là bác đó nghĩ tới mô men xoắn của cái bánh xe chứ không phải của trục khuỷu. Mô men xoẵn của bánh xe còn phụ thuộc vào số. Nếu đi số cao thì quay nhanh, rõ ràng mô men xoắn sẽ nhỏ đi.
  4. boy_da_gia_con_xau

    boy_da_gia_con_xau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    2.852
    Đã được thích:
    2
    ko hiểu câu này. Eim Tưởng một động cơ chỉ tạo ra một momen xoắn nhất định thôi chứ ạ ? bao giờ momen đó cân bằng với momen cản thì trục quay cân bằng và vận tốc quay của trục được xác lập.
  5. energy06

    energy06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    0
    Momen xoắn của động cơ không cố định mà phụ thuộc vào vòng tua, xét cho cùng thì phụ thuộc vào dòng nhiên liệu tiếp cho nó (vị trí tay hoặc chân ga). Ngay câu của bạn đã tự nói lên điều đó: Momen xoắn do động cơ sinh ra phải cân bằng với mô men cản, mà mô men cản thì tuỳ thuộc vào tải, do vậy không cố định. Giả sử bạn đi xe máy , loại xe 3 số, nhưng không đổi số, chỉ để số 3 thôi. Nếu gặp phải đoạn dốc chắc chắn bạn phải tăng ga để vượt dốc. Lúc đó momen xoắn tăng lên đề cân bằng với mô men cản lớn. Nếu độ dốc quá lớn, có thể xe của bạn ko leo được dốc với số 3, bởi vì mô men cản lớn hơn mô men của máy (đã qua hộp số), bạn phải về số thấp để giảm tỉ số truyền, và do vậy làm tăng mô men ở trục bánh xe.
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Phải có momen xoắn thay đổi mới tăng tốc giảm tốc được các bác nhỉ? Gia tốc góc của trục khuỷu = (Mo men xoắn - Momen cản)/ Momen quán tính?
  7. boy_da_gia_con_xau

    boy_da_gia_con_xau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    2.852
    Đã được thích:
    2
    Nếu momen xoắn lớn hơn momen cản thì vận tốc quay của trục sẽ tăng đến. Khi vận tốc quay của trục tăng thì vận tốc của xe tăng, lực cản tăng lên, moment cản tăng. Như vậy với cùng một lượng nguyên liệu, cùng một chế độ đốt thì moment xoắn sinh ra không đổi. Đến đây có gì sai không nhỉ ? Còn momen xoắn sẽ sinh ra vận tốc thế nào thì phụ thuộc vào momen cản. Nhưng như vậy thì momen xoắn đâu chịu ảnh hưởng của vận tốc quay ?
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bài này không đơn giản như thế đâu bác ạ. Hàm momen xoắn của động cơ phụ thuộc vào rất nhiều biến, chứ không chỉ theo momen cản đâu. Cùng một lượng nhiên liệu nhưng đốt ở tốc độ vòng quay của máy khác nhau thì sẽ sinh công khác nhau, hiệu suất khác nhau, từ đó momen xoắn cũng khác nhau chứ!
    Thú thật với bác em chẳng có chuyên môn gì về món động cơ đốt trong cả, chỉ là thích thì tìm hiểu tí thôi, bác mà đi sâu vào có lẽ em phải đi mời chuyên gia mất!
  9. boy_langtu007

    boy_langtu007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Đúng là rất bổ ích, cảm ơn bác Red_Skin rất nhiều. Em vote cho bác rồi nhé. Nhưng em còn có 1 câu này còn thắc mắc muốn hỏi thế này : Theo như bác nói thì xe nào số chấm càng cao thì sinh ra công càng lớn co nghĩa là công suất càng lớn phải không ạ? Nhưng theo em được biết thì có nhiều xe mặc dù số chấm ít hơn nhưng công suất lại lớn hơn là thế nào (có nghĩa là đi ở ngoài vẫn khoẻ hơn cứ không chỉ trên số liệu) em lấy ví dụ như con BMW Z4 và con Lexus SC430 mặc dù con BMW Z4 chỉ 3.0 nhưng khi bật sang chế độ Sport thì ăn đứt con SC430 4.3.Đấy chắc là bí mật khi sản xuất hả bác?
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Còn phải so sánh xem trọng lượng xe nó bằng bao nhiêu, động cơ xe chạy bằng nhiên liệu gì, tốc độ chạy xe bằng bao nhiêu. Ví dụ:
    - 2 xe có trọng lượng khác nhau, xe nặng hơn sẽ khó tăng tốc hơn.
    - 1 chiếc xe tải Zin130 (loại xe của Liên Xô ngày xưa) có công suất 100HP, nhưng sức kéo chỉ tương đương với 1 chiếc IFA W50 của Đức có công suất 50 HP thôi, vì chú này chạy bằng dầu, chú Zin chạy xăng.
    v...v

Chia sẻ trang này