1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mở rộng thủ đô- Hoàng đế cởi truồng- KTS Hoàng Phúc Thắng

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi TEU, 13/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội gốc và dân di cư
    1. Gần 1000 năm Thăng Long được xác định là trung tâm chính trị văn hoá và kinh tế của đất nước thời phong kiến.
    - Đô thị: Hà Nội thời này để lại khu phố cổ 36 phố phường với các làng ven đô. Các làng nay cũgn đã thành phố, thành phường.
    - Dân cư: Người dân Hà Nội gốc, làm nên văn hoá HN thời kỳ này cũng chủ yếu là người dân di cư do làm ăn, từ các tỉnh Hưng Yên, Hà Bắc, Thái Bình và ngoại thành...
    2. Hà Nội thời thực dân Pháp. Thực dân Pháp đô hộ VN mang theo văn hoá phương Tây.
    - Đô thị: là khu phố cũ, nằm kề cận với phố cổ về nhiều hướng.
    - Dân cư: Các thương gia Hà Nội và các tỉnh lân cận có điều kiện cho con theo học trường Tây sinh ra một lớp tri thức thời Pháp bao gồm các Luật sư, Kỹ sư, Bác sĩ, Giáo viên... đây là Hà Nội gốc thời thực dân. Sau năm 54, rất nhiều gia đình tư sản, tri thức HN đã di cư vào Nam rồi sang Pháp định cư. Tiểu thương, thợ thủ công từ các tỉnh tìm về kiếm sống và định cư cũng rất nhiều.
    3. Năm 1954.
    -Giải phóng thủ đô kéo theo một làn sóng di cư ồ ạt của những người tham gia kháng chiến chống Pháp định cư tại Hà Nội và làm cho các cơ quan Nhà nước. Giai đoan 1954 -1990 là giai đoạn hình thành lớp tri thức tốt nghiệp ở các nước XHCN và trong nước tự đào tạo. Giai đoạn này cũng là giai đoạn di cư lớn từ các tỉnh về HN khi HN được đầu tư nhiều cho kinh tế, giáo dục...
    - Đô thị: Đặc trưng giai đoạn này là lý thuyết qui hoạch tầng bậc thời Liên xô.Xây dựng theo mô hình này có Kim Liên, Trung tự, Thanh Xuân, Nghĩa Đô...
    - Dân cư: Thôi tạm gọi dân Hà Nội 1954-1990. Người dân giai đoạn này, muốn làm trong các cơ quan Nhà nước phải có Quyết định phân công công tác. Di dân được nhà nước dùng biện pháp hành chính để điều tiết, áp đặt. Giai đoạn này Kinh tế tư nhân kém phát triển, di cư cho khối kinh tế này là tự phát, nhỏ.
    4. Từ 1990 đến này.
    - Lền Kinh tế mở cửa đã làm cho HN phát triển vượt bực so với trước kia về mặt kinh tế kéo theo phát triển đô thị nhưng là sự phát triển tự nhiên, không được qui hoạch.
    - Đô thị: là những gì còn lại ngoài 3 giai đoạn trên. Bức tranh đô thị hổ lốn khủng khiếp. Kinh tế tư nhân bùng phát và là nhân tố chính trong phát triển. Người dân di cư từ các tỉnh về có thể kiếm công ăn việc làm hoàn toàn tự do. Các biện pháp quản lý hành chính đều yếu kém và không hiệu quả. Thành phần lao động cũng nhiều trình độ, nhiều lứa tuổi. Có lẽ dân di cư giai đoạn này là nhiều nhất.
    Bốn giai đoạn này hình thành 4 lớp đô thị, có thể dễ dàng nhìn thấy qua Wikimapia.org. Giai đoạn 4 là giai đoạn phát triển tốc độ cao, hoàn toàn không được qui hoạch tốt (chủ động). Giai đoạn 4 cũng là giai đoạn phá nát hạ tầng kỹ thuật của HN.
    Giao thoa văn hoá.
    Hiện tượng giao thoa văn hoá trước kia do di dân đem lại. Nay, truyền thông phát triển đã làm cho văn hoá các vùng miền được giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau bằng một phương tiện khác.
    Nếu coi Hà Nội thời Phong kiến và Thực dân là Hà Nội gốc thì có lẽ đến nay, Hà Nội gốc đã "bị pha loãng" quá nhiều, ko biết có còn nhận ra cái gốc đó không .
    Vậy bản sắc văn hoá Hà Nội hôm nay là gì? Nhiều người sợ CON BO VANG sẽ đi giữa phố phường HN, nhưng có lẽ nó đã đi từ lâu rồi và còn nhiều còn bò khác vẫn đang đi như vậy.
    Dân nhập cư và sự phát triển của HN
    Chính sách cản trở nhập cư về HN bằng hộ khẩu tạo ra sự bất bình đẳng trong dân cư. TP muốn GDP HN phát triển 15%/năm. Ai làm ra chỉ số đó, chính là dân nhập cư từ các tỉnh. Rất nhiều tri thức, nhà khoa học, doanh nhân là dân các tỉnh đang sống và làm việc tại HN và đóng góp cho bức tranh phát triển đó. Nhiều người trong số họ là những người thật sự giỏi ngoại trừ mỗi một việc, không phải là Hà Nội gốc (có ba đời đã chết ở HN). Vậy mà các dịch vụ y tế, giáo dục luôn gắn cho họ chữ "trái tuyến". Sở hữu nhà ở và đất đai phải đứng tên người khác.
    Các bác thử lên khu 36 phố phường mà xem, nhiều công dân Hà Nộ gốc đang ngày đêm kiếm sống qua ngày bên vỉa hè. Họ thiếu tất cả mọi thứ nhưng luôn được mang danh "dân Hà Nội gốc", "dân Phố cổ".
    Hà Nội vẫn muốn phát triển với tốc độ đó trong 20 năm tới. Vậy Hà Nội vẫn cần một lượng lớn nhân công ở mọi trình độ, lứa tuổi trẻ, để lao động và đóng góp cho sự phát triển.
    Nếu chung ta muốn HN phát triển mà ko mở rộng thành phố, người dân nhập cư vẫn tiếp tục về HN. Bức tranh văn hoá vẫn sẽ tiếp tục thêm mầu sắc phong phú.
    Nào, ko mở rộng Hà Nội có tránh được sự pha tạp văn hoá không? Văn hoá Hà Nội cổ có bị mất đi không? Nếu không thì tại sao không mất? Cái gì giúp cho nó có sức sống trường tồn?
    Đừng sợ sự phát triển.
    Ngày đói ăn và mệt mỏi.
    Dinerless.
  2. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    thích nhất là cái topic này
  3. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội sẽ phát triển theo kịch bản của SG-TP HCM sau các thời kỳ mở rộng.
    Ngày xưa thì SG-Gia Định-Chợ Lớn riêng biệt. Tiếp theo thì SG-Gia định trộn vào nhau, sau nữa thì Chợ Lớn nhập vào SG và cuối cùng thì SG đổi tên là TP HCM và 1 vài huyện nữa biến thành quận nội thành. Cuối cùng HCM thành 1 hợp chủng quốc và không còn khái niệm người SG nữa.
    Tuy Gia Định và Chợ Lớn được sát nhập vào Sg nhưng các địa danh đó vẫn còn nguyên. Người ở HCM lâu đều gọi SG là khu vực quận 1, 3 và Gia Định là khu vực quanh trường Mỹ Thuật, bệnh viện Gia Định, Chợ Lớn là khu vực quận 5 và gọi chung cả TP HCM là "thành phố". Nếu bạn đang ở Biên Hòa (cũng là thành phố) thì bạn nói "dìa thành phố" người ta lại hiểu là về TP HCM chứ không phải thành phố nào khác.
    HN rồi cũng thế thôi. Bà con sống ở Lâm Gia Trang vẫn có thói quen gọi bên kia cầu Chương Dương là Hà Nội, "về HN" tức là vượt qua cầu, cho dù GL đã là quận Long Biên từ khá lâu.
    Chỉ có điều việc mở rộng HN lần này quá lớn so với SG mở rộng, không hiểu các diện tích mới sẽ được gọi là quận, huyện hay thành phố? Chắc chắn cái tên ghép Hà Tây sẽ dần dần biến mất nhưng Hà Đông, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba la bông đỏ, Mê Linh... sẽ không thể mất vì chúng gắn liền với lịch sử lâu đời. Chắc các thành phố, thị xã của Hà tây sẽ trở thành quận, các huyện thì vẫn là huyện? Điạ danh Hà Tây tự nhiên sẽ bị đào thải. Nếu làm đúng như những lần sát nhập trước đây thì có lẽ HN mới sẽ có tên là Hà Tây Mê Lương (Hà Nội, Hà Tây, Mê Linh, Lương Sơn)! Nghe cũng ngộ nghĩnh và hợp thời đấy chứ?!
    Vì cái tên quá dài trên nên chắc chắn nhân dân sẽ đặt cho nó 1 cái tên ngắn hơn kiểu "thành phố" hay "thủ đô" để chỉ toàn bộ HN mới và theo tôi dự đoán thì địa danh HN sẽ chỉ để nói đến 4 quận nội thành HN cũ mà thôi, các khu vực khác người ta sẽ gọi theo tên vốn có của nó: Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm...
    Địa danh thì như thế còn văn hóa thì sao? Cái danh xưng "người HN" rồi cũng biến mất vì người HN đã bị đồng hóa hết. Theo tôi, dân mà giữ được nếp xưa của người HN không phải dân phố cổ bây giờ mà là dân Bắc 54 trong HCM. Dân HN còn ở lại sau năm 54 đa phần là dân nghèo, buôn bán nhỏ, trí thức hay công chức cấp thấp, đa số là ít học, thời Pháp thì học rộng thường đi kèm với nhà giàu và nhà giàu thì đi kèm với "nợ máu" mà "nợ máu" là phải di cư. Ngoài ra cũng có 1 phần rất nhỏ các trí thức lớn ở lại HN. Theo tôi được biết (qua các tác phẩm văn học trước 54) thì người dân HN mà có lối sống thanh lịch của người Tràng An thường thuộc tầng lớp trung lưu trở lên và đa số là các nhà giàu, quan lại. Nhà nghèo ăn còn chả đủ thì lấy đâu ra thanh lịch, nghèo thì ắt phải hèn. Mà những người thanh lịch đó mới xứng đáng được coi là "người HN". Những người đó ở HN (chỉ tính 4 quận cũ) liệu có còn nổi 10%? Văn hóa HN đâu có còn mà sợ phai nhạt.
    "Người HN" đa số đã di cư vào Nam và sang bển. Tôi có quen 1 vài người dân Bắc 54, gia đình họ thậm chí còn giữ nề nếp gia phong còn hơn các gia đình ở HN gốc. Họ "bảo tồn văn hóa " 1 cách cực đoan như khi ở miền Nam thì cấm con cái nói tiếng Nam, ở Mỹ thì cấm con cái nói tiếng Anh khi ở nhà...
    Theo kinh nghiệm của tôi thì những vùng đất nào mà lưu giữ được nhiều nét văn hóa, kiến trúc truyền thống thì thường đi kèm với kinh tế trì trệ, kém phát triển. Các vùng đất giữ được giọng nói địa phương thì chắc chắn phải là dân "nhà quê gốc" và thường là nghèo và trì trệ. Dân thành phố ở Thanh Hóa, Nghệ An... đâu có nói nặng như dân các huyện, 1 vài người có thể nói giọng thủ đô như người thủ đô.
    Vậy thì HN sau mở rộng thì chắc chắn sẽ như HCM bây giờ (mà HCM thì gần như US về văn hóa). Do đó "người HN" sẽ cởi mở hơn, sẽ dễ dàng tiếp cận cái mới hơn, đỡ bảo thủ đi và quan trọng là bớt đi cái thói khệnh khạng vùng miền. Đó là điều tốt cho sự phát triển nói chung và cho các KTS nói riêng, KTS trong Nam rõ ràng là dễ thở hơn ngoài Bắc.
    "Người HN" bây giờ bị nói ngọng "l", "n" rất nhiều, họ đã bị đồng hóa, nông thôn hóa. Bây giờ HN mở rộng như vậy thì mật độ dân nói ngọng ở HN sẽ cao gấp bội, có lẽ dần dần các nhà cải cách giáo dục sẽ cải cách cách phát âm và chữ viết, chữ "n" ở đầu từ sẽ thành "l" hết. Hà Nội gọi là Hà Lội luôn cho nó dễ phát âm!
  4. 1223

    1223 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    Em chưâ hiểu ý bác là gì, dzưng mà theo em thì ...mở rộng HN thì ít nhất là các uv TƯ cũng có đôi ba trăm triệu đô gửi nhà băng Thụy Sĩ đấy ạ
  5. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Địa danh Hà Nội cũ thì chỉ quanh quanh khu vực cái gì mà " Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây..." thôi. chứ Ba Đình, Đống Đa
    hay Cầu Giấy nà nhà quê rồi.
    Mí cả như thế thì em hình dung ra dân mà gốc Hà Nội toàn là dân mò cua bắt ốc cả, cái hồi mà sông Hồng còn ăn cả Hồ Tây mí Hồ Gươm. Còn khu 36 phố phường là sau này dân các làng nghề kéo về mới lập ra, sau đấy mới có cái gì mà sĩ phu Bắc Hà để cho các bác em thẩm du cơ
  6. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    hiểu theo bác này cũng đúng, nhưng xác nhập ông Hà tây vào mất sạch những gì thuộc về bản sắc mang tên của Hà Tây thì thật là............
  7. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Khồng, mất là mất thế nào bác, bò vàng với bo vang nó khác nhau chứ.
    Mất thì không mất cơ mà nó cứ thế deo nào.
  8. ngayhomkia

    ngayhomkia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2004
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Lại sủa rồi !
  9. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    ặc, hai đại ca này đi đeck đâu cũng chạm súng tóe ra, vãi .....
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Đâu, bạn khongcanbiet đang nói chuyện với bạn viettrader102 thì bạn ngayhomkia nhảy vô chọc bạn khongcanbiet chứ? Gọi là "bị bắn" chứ hok phải là "chạm súng" hehe

Chia sẻ trang này