1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mở rộng thủ đô- Hoàng đế cởi truồng- KTS Hoàng Phúc Thắng

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi TEU, 13/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Mở rộng Thủ đô dưới cách nhìn của tư duy hệ thống

    Tác giả/Nguồn: VNN
    Những vấn đề và đặc điểm của việc mở rộng Hà Nội có thể trở thành vật cản khiến ta vấp ngã, nhưng cũng có thể giúp ta đổi mới để tồn tại và vươn lên mạnh mẽ. Tất cả phụ thuộc vào năng lực tư duy, hành động của lãnh đạo và nhân dân Thủ đô.

    Thủ đô ?" trái tim của cả nước sắp được mở rộng ra nhiều lần về địa giới hành chính. Từ chỗ chỉ vỏn vẹn có hơn 900 km2 thì nay mai nó sẽ chiếm tới hơn 13000 km2. Đối với cơ thể con người trưởng thành thì tim to ra sẽ là triệu chứng của bệnh lý nhưng đối với nhiều người trong chúng ta thì đây có thể lại là một sự kiện trọng đại đánh dấu một sự tăng trưởng và phát triển của Thủ đô sau hơn 20 năm Đổi mới và Hội nhập quốc tế.
    Quy luật khách quan mà hầu hết các nước trong quá trình công nghiệp hoá đã minh chứng là xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị khiến cho các đô thị lớn bị áp lực ngày càng tăng về mọi mặt, trong đó vấn đề thiếu chỗ ở, ách tắc giao thông, ô nhiễm, thất nghiệp, tội ác v.v?đ ã trở thành vấn nạn của nền văn minh công nghiệp thế kỷ 19 và 20. Đó là mô hình công nghiệp hoá Tập trung ( Centralism ).
    Sang thế kỷ 21 các nước công nghiệp phát triển nhìn nhận lại con đường sai lầm đã qua và chuyển hướng thiên về phát triển theo mô hình Mạng lưới (Network). Điều kỳ diệu là ngày nay với các phương tiện đa truyền thông tối tân, chi phí khai thác và sử dụng thấp, chất lượng tuyệt hảo thì việc bạn ngồi ở đâu trên trái đất này không còn ý nghĩa khác biệt lắm như cách đây ít năm, miễn là bạn được nối mạng.

    Ảnh: agro.gov.vn

    Vài vấn đề đầu tiên cần suy nghĩ tới
    Nhưng đấy là thế giới của các nước văn minh đã phát triển, còn chúng ta có những vấn đề và đặc điểm riêng của mình trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Xin thử bàn luận để việc này được thêm sáng tỏ.
    Vấn đề đầu tiên của chúng ta là trình độ quản lý đô thị còn rẩt yếu kém, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức đang có chiều hướng xuống cấp trầm trọng.
    Vấn đề tiếp theo là sự chênh lệch khá lớn trong thu nhập và đi theo là phong cách tiêu dùng, hưởng thụ giữa các nhóm cư dân của Hà Nội với cư dân các địa phương sẽ sáp nhập.
    Một trong những đặc điểm của Thủ đô Hà Nội là giá nhà, đất để ở và cho thuê văn phòng cao thuộc loại có hạng ở Châu Á và thế giới. Đặc điểm nữa thuộc lĩnh vực tâm lý là nhiều người dân (tuy không phải đa số) các tỉnh Miền Bắc thích ?odán mác ?o là người Thủ đô.
    Ngoài ra còn có những đặc điểm như tính địa phương cục bộ cao, tư tưởng và tác phong tiểu nông, và những nét khác biệt về văn hoá giữa người Tràng An và các địa phương lân cận.
    Vật cản có thể trở thành áp lực hay chất xúc tác sáng tạo, đổi mới
    Trong bối cảnh như thế thì việc mở rộng địa giới Thủ đô sẽ phải tính đến những hệ quả sau đây:
    - Một số nhà đầu tư bất động sản (công ty nhà nước hoặc tư nhân và nước ngoài) đã nhìn xa trông rộng mà đi trước một bước trong việc mua rẻ đất ở các địa phương lân cận sẽ sáp nhập vào Hà Nội để kinh doanh với mức siêu lợi nhuận (giá mua trước khi sáp nhập và giá bán sau sáp nhập đối với một số dự án khu đô thị mới có thể chênh nhau tới mấy chục lần!) vì đáp ứng được nhu cầu đang cao trên thị trường và tâm lý thích ?odán mác HN? của nhiều người. Doanh số của hướng kinh doanh này ước tính đạt nhiều tỷ USD trong thời gian 5 - 10 năm sau khi Thủ đô được mở rộng.
    - Do trình độ quản lý đô thị còn hạn chế lại gặp những khó khăn ban đầu trong việc kiện toàn và chuẩn hóa đội ngũ công chức mới sáp nhập nên lãnh đạo Thành phố sẽ lúng túng trước những áp lực của những vấn đề mới phát sinh, trong khi còn chưa thể giải quyết ổn thoả những vấn đề còn tồn tại (ví dụ như ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí và nước thải, dịch bệnh, việc làm cho thanh niên v.v.. .).
    Theo quan điểm của tư duy hệ thống, khi xây dựng một hệ thống mới tiến bộ và tốt đẹp hơn hệ thống cũ thì tiêu chí đặt ra là hệ thống đó phải đạt được sự phát triển.
    Có nhiều cách đánh giá thế nào là phát triển nhưng tựu chung đó là một trạng thái mà hệ thống đạt được một tầm cao mới trong sự biến đổi về chất. Ở đây, khái niệm phát triển không đồng nghĩa với khái niệm tăng trưởng.
    Một hệ thống có thể tăng trưởng nhưng không phát triển nếu sự tăng trưởng không tạo ra chuyển biến cao hơn về chất. Một hệ quả có thể xảy ra với một hệ thống tăng trưởng là đến một mức nào đấy sự gia tăng đơn thuần về quy mô (về lượng) sẽ dẫn đến sự hỗn độn ngoài tầm kiểm soát.
    Đặc điểm này đặc biệt có ý nghĩa thực tế đối với các hệ Kinh tế - Văn hoá - Xã hội nơi mà những tác động phức tạp có dạng phi tuyến tính và đa vòng (các yếu tố nhân - quả chuyển đổi vai trò theo thời gian) khiến cho những phương pháp tiếp cận phân tích truyền thống trở nên bất lực.
    Quay trở lại với việc mở rộng Thủ đô, chúng ta mong muốn đây phải là cơ hội để Thủ đô đạt được sự nâng tầm về chất trong phát triển thông qua sự tăng trưởng về lượng do mở rộng địa giới. Để mục tiêu đó đến trong tầm tay thiết nghĩ phải có tư duy sáng tạo và hành động mang tính đột phá.
    Những vấn đề và đặc điểm như đã nêu ở trên có thể sẽ trở thành vật cản khiến ta vấp ngã, thất bại mà cũng có thể chúng lại có vai trò như một áp lực hay chất xúc tác buộc ta phải sáng tạo, đổi mới để tồn tại mà vươn lên mạnh mẽ. Tất cả phụ thuộc vào năng lực tư duy và hành động của lãnh đạo và nhân dân Thủ đô. Tôi xin đưa ra mấy tình huống có thể xảy ra khi mở rộng Thủ đô để bạn đọc cùng suy ngẫm :
    1. Tình huống tốt đẹp nhất
    Đây là tình huống mà lãnh đạo Thủ đô nhận thức rõ những yếu kém và lỗi hệ thống của mình, có quyết tâm và dũng cảm chính trị cao để tự đổi mới. Bộ máy hành chính được tinh giản sao cho khoa học và hiệu quả, nhân sự được thay máu qua đợt sáp nhập để đào thải những người kém năng lực, tha hoá về đạo đức đồng thời bộ máy điều hành thường xuyên thu nạp những tài năng mới trong con em nhân dân.
    Không loại trừ khả năng sử dụng rộng rãi hơn và lắng nghe ý kiến của chuyên gia tư vấn nước ngoài trong những lĩnh vực quản lý đô thị mà phải một thời gian dài nữa ta mới đuổi kịp thế giới. (Đây cũng chính là một yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập).
    Những chênh lệch trong mức thu nhập và phong cách sống, trình độ dân trí cũng như khác biệt về di sản văn hoá được chính quyền thành phố nhận thức rõ như một thực tế khách quan trong các quyết định của mình. Đã qua rồi cái thời ?odàn hang ngang mà tiến? nhưng cũng không thể để những khác biệt đó trở thành mâu thuẫn gay gắt giữa các bộ phận của một hệ thống mới sáp nhập.
    Phải hình thành một tâm thức hoà hợp, chấp nhận một bộ phận trong xã hội trở nên khá giả trước sẽ kéo theo những tầng lớp khác đi lên. Ở đây dư luận xã hội luôn công bằng trong cách đánh giá tính hợp pháp và đạo lý trong việc ai là người khá giả trước: anh phất lên nhờ tham nhũng, gian lận, phi pháp hay giàu có nhờ tài năng chính đáng và những nỗ lực đáng trân trọng?
    Do đó các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền Thủ đô luôn quan tâm đẩy mạnh một cách thiết thực, cụ thể và thường xuyên việc chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ của mình và củng cố lòng tin của nhân dân. Đồng thời biểu dương, tạo thuận lợi cho những cá nhân, tập thể làm giàu bằng sức sáng tạo dám nghĩ, dám làm và nỗ lực bền bỉ. Người dân được phát huy dân chủ thực sự qua việc được tham gia ý kiến trực tiếp và qua các đại biểu dân cử của mình về những vấn đề quốc kế dân sinh. Hạn chế tới mức thấp nhất thái độ lắng nghe dân một cách hình thức và sau đó là một sự? im lặng đáng sợ? như cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã phản ánh.
    Trên bình diện phân bố sản xuất và quy hoạch đô thị Thủ đô mở rộng sẽ đi đón đầu xu hướng tiên tiến của thế giới, quyết không lặp lại sai lầm lịch sử trong thời kỳ công nghiệp hoá ở thế kỷ trước của các nước đã kinh qua.
    Lãnh đạo Thủ đô nhận thức sâu sắc rằng đất nước Việt Nam anh hùng này phải có một trái tim - Thủ đô khoẻ mạnh hơn là một trái tim to nhưng bệnh tật. Đây là một lợi thế của chúng ta và cũng là thể hiện cụ thể của quá trình hội nhập quốc tế trong thế kỷ 21.
    Những nhà đầu tư bất động sản thu lợi nhuận lớn qua việc mở rộng Thủ đô dưới sự hướng dẫn (được luật hoá cụ thể) của các cấp chính quyền phải có trách nhiệm xã hội (ngoài các khoản đền bù giải toả) đối với bộ phận dân cư phải di dời để lấy đất xây dựng trong việc tạo công ăn việc làm và tạo cơ hội cho họ cùng hưởng lợi ở mức hợp lý trong một giai đọan nhất định khi dự án đầu tư có hiệu quả.
    Có thể chọn phương pháp ?odịch cư theo chiều đứng" mà thế giới đã áp dụng thành công để tạo ra nguồn sống mới cho họ. Với sự đa dạng, phong phú trong việc thừa kế những di sản văn hoá truyền thống của những vùng khác nhau, Thủ đô mở rộng sẽ tích hợp có chọn lọc những nét tích cực của từng vùng nhằm xây dựng nên một nền văn hoá mới sinh động, phong phú.
    Đây cũng là một bước tập dượt để chúng ta hội nhập với thế giới trong lĩnh vực nhạy cảm này. Xin nhớ rằng văn hoá được ví như gien ADN của một dân tộc, anh có còn là anh hay không trong thế giới ngày nay chính do văn hoá của dân tộc anh có sức sống hay không.
    Để góp phần xây dựng một nền văn hóa và tâm thức mới cho người dân Thủ đô mở rộng thiết nghĩ nên lấy lại cái tên Thăng long để đặt cho vùng đất này. Như đã phân tích trong giai đoạn hội nhập quốc tế đầy thách thức và cũng nhiều cơ hội chúng ta cần khơi dậy hào khí Thăng Long và khí thế vẫy vùng của con Rồng Việt nam để vượt qua mọi thử thách và nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết cùng nhau đi lên của một Thủ đô nay mới được nhiều địa phương sáp nhập lại.
    Tóm lại, tình huống tốt nhất của sự mở rộng Thủ đô sẽ đem lại một sự phát triển mới hay một biến chuyển tích cực về chất trong mọi lĩnh vực hay nói cụ thể hơn là hệ thống mới thiết lập tạo được sự cộng hưởng cao hơn (hay sự hợp trồi) giữa các thành phần của nó và vì thế mà sản sinh ra những giá trị gia tăng cao hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học, nghệ thuật và nhân văn v.v?
    2.Tình huống xấu
    Trong tình huống này mọi yếu kém của hệ thống quản lý đô thị vẫn tồn tại và tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới những vùng địa giới mới sáp nhập. Hệ thống Kinh tế - Văn hoá - Xã hội là Thủ đô mở rộng không đạt được sự biến chuyển về chất mà đơn thuần chỉ tăng trưởng về diện tích và số nhân khẩu.
    Trước những bài toán nan giải như nạn kẹt xe, thiếu việc làm, dịch bệnh, năng suất lao động thấp, tính cạnh tranh của kinh tế Thủ đô không cao, ô nhiễm, tham nhũng, mất lòng tin nhân dân v.v... các cơ quan quản lý chậm được đổi mới và nâng cao năng lực sẽ mất khả năng kiểm soát tình hình dẫn đến tình trạng buông trôi, thả nổi và trốn tránh trách nhiệm theo kiểu ?otư duy nhiệm kỳ?.
    Sự chênh lệch giàu nghèo, khác biệt văn hoá và nhận thức xã hội sẽ dẫn đến những xung đột xã hội ngày càng gay gắt. (Xin nhớ rằng Thủ đô mở rộng sẽ có số dân trên 6 triệu người, tức là phân nửa số đó là từ các tỉnh lân cận nhập về với mức thu nhập thấp hơn số dân Hà Nội gốc trung bình là 20%!).
    Đây sẽ là tình huống nguy hiểm vì với một hệ thống lớn hơn Hà Nội hiện nay nhiều lần, số lượng cũng như tính chất các mối tương tác kinh tế - văn hoá - xã hội phát sinh sẽ phức tạp và khó xử lý hơn theo cấp số mũ ! Mất khả năng kiểm soát đồng nghĩa với hỗn độn và tan rã hệ thống.
    Tóm lại, về bản chất việc mở rộng Thủ đô trong tình huống này chỉ đơn thuần là một cuộc du canh trong thế kỷ 21 mà nhân vật chính là các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản! Những hậu quả mà người dân phải gánh chịu sẽ là: nông dân không có ruộng đất và nghề nghiệp tạo thu nhập ổn định, trở thành gánh nặng cho xã hội.
    Đô thị mở rộng được quản lý yếu kém và có lẽ không bao giờ Thủ đô có thể hội nhập, sánh vai với quốc tế. Những người có trách nhiệm và cả những chủ đầu tư kinh doanh bất động sản thì sẽ rũ bỏ trách nhiệm vì một lẽ giản đơn: nhiệm kỳ của tôi đã hết (?!) và hàng hoá một khi đã thanh toán xong thì người bán chỉ có trách nhiệm trong thời kỳ bảo hành! Cuộc du canh đã hoàn tất?
    3. Những tình huống hỗn hợp
    Tình huống này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu như chưa ngã ngũ liệu lãnh đạo của Thủ đô mở rộng sẽ có tầm nhìn và khả năng hành động như thế nào. Do đó sẽ có nhiều kịch bản nhưng tựu chung cũng được chia làm hai nhóm: nhóm các kịch bản có định hướng gần với tình huống tốt (xã hội có chiều hướng đi lên) và nhóm các kịch bản có định hướng ngả theo tình huống xấu (hỗn độn, tha hoá và suy thoái mà không tìm ra giải pháp hoặc không đủ động lực tự vận động để hệ thống biến chuyển cao hơn về chất).
    Những phác thảo trên đây chỉ mang tính chất gợi ý cho những cuộc tranh luận, bàn thảo sâu hơn về tương lai và con đường đi lên của Thủ đô Thăng long thân yêu sắp ngàn năm tuổi của mỗi người dân Việt nam. Còn nhiều việc phải làm lắm để Thủ đô ?" Trái tim của cả nước luôn dẻo dai, cường tráng để chiến thắng bệnh tật.
    TS. Phạm Gia Minh
  2. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Bác Phê em vừa có bài ủng hộ đây:
    (LĐĐT) - TS. Hoàng Hữu Phê, chuyên gia ngành đô thị chia sẻ các luận điểm về việc mở rộng Hà Nội dưới góc độ cạnh tranh đô thị, từ đó làm rõ hơn vấn đề thực sự cần mở rộng địa giới hành chính thủ đô.
    Hà Nội là một đô thị - thủ đô, trước hết việc Hà Nội có thành công như một đô thị hay không, là một yếu tố quan trọng quyết định Thủ đô của chúng ta sẽ như thế nào. Đây cũng là một điều quan tâm hàng đầu của cả nước.
    Muốn đưa ra quyết định có nên mở rộng địa giới Hà Nội hay không, trước hết phải trả lời câu hỏi: Mục đích việc xem xét mở rộng địa giới Hà Nội là gì?
    Theo tôi, có một vài mục đích thường được đưa ra xem xét:
    a) Tăng sức mạnh kinh tế của thành phố;
    b) Có đủ đất hoàn thiện các chức năng còn yếu hoặc chưa có của thành phố (vành đai xanh, các khu giãn dân, các khu đô thị sinh thái, các khu công nghệ cao, các khu xử lý chất thải môi trường, v.v..);
    c) Xây dựng thủ đô hoành tráng, sánh vai với 5 châu;
    d) Cạnh tranh thành công với các đô thị tương tự trong khu vực.
    Có thể thấy, trong các mục đích nêu trên, các điểm a), b) và c) có thể được chấp nhận, nếu như không phải là thuyết phục lắm. Ví dụ, có thể phát triển theo kiểu ?othâm canh? (đô thị nén) hơn là ?oquảng canh? (đô thị dàn trải), và có thể không cần phải có công nghiệp đáng kể cũng như không buộc phải quá hoành tráng.

    Tuy nhiên, theo chúng tôi, điểm quan trọng nhất là d), liên quan đến cạnh tranh đô thị thì lại gần như chưa được đưa ra tranh luận hoặc chỉ được nhắc thoáng qua. Mà nếu cạnh tranh không thành công, nghĩa là Hà Nội sẽ thất bại ở vai trò một đô thị, và sẽ bị mai một hoặc phụ thuộc (vào các khoản tài chính từ trung ương chẳng hạn).
    Chúng ta đang bước vào một thế giới toàn cầu hoá khi các đô thị cạnh tranh trực tiếp. Trước đây đơn vị cạnh tranh là các nền kinh tế, hay nói cách khác là các quốc gia, nay đơn vị cạnh tranh là các đô thị. Tuy nhiên, London không cạnh tranh với Birmingham hoặc Manchester, mà là với New York hay Paris.
    Nếu cạnh tranh là tiêu chí để xem xét, thì Hà Nội cạnh tranh với những thành phố nào? Với các thủ đô và thủ phủ trong khu vực (như Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta, Singapore, Hongkong, Nam Ninh, v.v) chứ không phải với các đô thị trong nước. Các đô thị trong nước nên tìm cách phối hợp với nhau để phát huy thế mạnh.

    Cạnh tranh dẫn đến chuyên môn hoá. Trong các vai trò chuyên môn hoá đô thị khác nhau ở châu Á và trên toàn thế giới, như xuất khẩu tư bản, sản xuất gia công hay tri thức - tiện nghi v.v., Hà Nội nên chọn làm thủ đô của tri thức và tiện nghi dựa vào các sở trường của mình. Nếu có công nghiệp thì phải thuộc loại công nghệ cao, không gây ô nhiễm. Nhu cầu diện tích cho sự chuyên môn hoá này rõ ràng là khách quan, và không nhỏ chút nào.
    Luận điểm nói rằng Canberra hoặc Brasilia không cần lớn vẫn là thủ đô hiệu quả, hoàn toàn không áp dụng được với Hà Nội, vì các thành phố vừa nói là các thành phố được thiết kế và ấn định từ đầu làm trung tâm chính trị ?" văn hoá (có thể tạo ra một trung tâm chính trị - hành chính mới kiểu như Putrajaya ở Malaysia, nhưng trung tâm ấy chắc là phải đặt tên khác với Hà Nội nên không bàn ở đây).
    Hà Nội là thành phố hình thành qua hàng ngàn năm và có tất cả các chức năng khác ngoài việc là trung tâm chính trị ?" văn hoá. Ngăn Hà Nôi trở thành một thành phố đầy đủ chức năng, bắt nó phải ?ođộc canh?, phải chăng là ?ogọt chân cho vừa giày??
    Mở rộng địa giới hành chính Hà Nội phục vụ mục tiêu xây dựng thủ đô hoành tráng, sánh vai với 5 châu
    London và Bangkok, hai thành phố "hạng nặng" (có hệ số urban primacy thuộc loại rất lớn - hệ số đo bằng tỷ lệ dân số của thành phố lớn nhất chia cho dân số thành phố tiếp theo) lại nằm trong số các thủ đô thành công, xét theo vị trí của chúng trong mạng lưới đô thị toàn cầu.
    Đó là vì các đô thị, sau một thời gian dài bị coi là ?oăn bám?, nay bỗng trở thành các ?ođộng lực phát triển? dựa trên tác động của cạnh tranh đô thị. London đang theo sát nút, thậm chí có thể vượt New York như trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất. Bangkok nằm trong nhóm dẫn đầu Đông Nam Á về du lịch - dịch vụ.
    Quay lại điểm d), nếu cạnh tranh thành công là mục đích nhằm đến, thì hiện nay cách hiểu chung là cạnh tranh quốc tế giữa các đô thị nhằm thu hút, theo thứ tự quan trọng: i) nhân tài, ii) đầu tư, iii) trụ sở các công ty hàng đầu thế giới và iv) làn sóng du lịch (tất nhiên chất lượng cuộc sống của dân cư đang sinh sống tại Hà Nội phải là mối quan tâm cao nhất).
    Cả 4 loại mục tiêu cạnh tranh nói trên đều cần đất, hoặc một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp. Mặt khác, Hà Nội cần mở rộng, nhưng cần tránh các hình thức phát triển kiểu desakota (phố làng lẫn lộn) hay sprawl (xây cất tràn lan vô tổ chức).
    Quy hoạch Hà Nội mở rộng như thế nào (phân tán hay tập trung, đơn cực hay đa cực, theo tuyến hay theo hệ thống vệ tinh) là nội dung vượt ra ngoài giới hạn bài viết này, và chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội được tham gia ý kiến sau.
    Không phải cứ đô thị lớn là quản lý kém và đô thị nhỏ thì quản lý tốt. Quản lý tốt thường có mặt ở các đô thị thành công (có sức cạnh tranh cao và thu nhập cao tương ứng) với chính quyền địa phương có trình độ quản lý thích hợp. Các ví dụ có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào.
    Như vậy, Hà Nội nên mở rộng địa giới để tăng sức cạnh tranh quốc tế như một đô thị, và đất đai mở rộng là để làm tất cả những gì phục vụ mục đích này. Giờ là thời điểm thích hợp để chúng ta tiến hành nếu không muốn nói là đã muộn nếu muốn cạnh tranh thành công.
    Theo Website Chính phủ
    Link:
    http://www.laodong.com.vn/Home/chinhtri/2008/5/88873.laodong
    Nhưng theo ý em thì mở rộng HN theo ý của các anh ở trển là để cạnh tranh với HCM đã, chứ các anh ý chưa nghĩ đến là cạnh tranh với Bangkok đâu.
    Được win_arc sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 19/05/2008
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Ôi hóa ra mấy bác làm "chuyện lớn" mà cái đầu cũng chỉ ngang ngửa các cháu đạp xe ruồi lắp còi thú đi đua nhỉ?
  4. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    hay
  5. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    ............................................
    Thủ tướng *************** khẳng định, trong gần 6 năm qua, Chính phủ đã thực hiện việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch thủ đô với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc. Đây là một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, có sự kết hợp của các bộ, ngành và địa phương, sự tham gia của các chuyên gia tư vấn quốc tế và các nhà khoa học trong nước thông qua việc trao đổi, cùng nghiên cứu với hơn 20 cuộc hội thảo trong và ngoài nước cũng như có sự thẩm định khách quan của các hội nghề nghiệp, chuyên gia quốc tế độc lập.
    Thủ tướng *************** cho biết, nếu được Quốc hội thông qua việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, Chính phủ sẽ mời các chuyên gia quy hoạch quốc tế hàng đầu thế giới kết hợp với tư vấn chuyên gia quy hoạch đô thị trong nước để xây dựng Quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội đúng tầm cỡ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đáp ứng cho việc xây dựng thủ đô Hà Nội mở rộng theo đúng mong muốn của Đảng, Nhà nước, của nhân dân cả nước.
    T.K (Theo website Chính phủ)
  6. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Một vùng đất phát triển như thế nào phụ thuộc vào tính chất Địa-Kinh tế của nó chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào việc đặt tên cho nó. Không ai đầu tư Du lịch lên Thái Nguyên, Công nghệ cao lên Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghiên cứu phát triển về Hà Tĩnh... Có đặt tên THỦ ĐÔ cho Bắc Kạn thì Bắc Kạn vẫn là nó, không phát triển được.
    Nếu Hà Tây không về Hà Nội thì nó vẫn phát triển do vị trí của nó. Các nhà đầu tư sẽ tìm đến để làm ăn và phát triển nó phù hợp với tính chất Địa-Kinh tế của Hà Tây, có phù hợp với qui luật thì vốn của họ mới sinh lời.
    Vấn đề là để vùng đất đó phát triển tốt, đúng hướng, tối ưu hoá được các tiềm năng, nguồn lực thì cần có cơ chế quản lý, vận hành tốt. Như vậy, nếu ghép với Hà Nội thì cơ chế vận hành sẽ thuận lợi hơn. Nếu không ghép Hà Tây vào Hà Nội thì chắc phải có chính sách phát triển riêng cho nó, nếu Hà Tây phát triển tốt không khéo dân HN bỏ qua đó sống hết.
    Còn Quản lý đô thị yếu kém thì vẫn thế thôi. Nếu Hà Tây không nhập với Hà Nội thì bộ máy yếu kém đó sẽ nằm ở Hà Tây, nếu ghép về Hà Nội thì bộ máy yếu kém đó sẽ về Hà Nội. Ta không thể tăng được số lượng cán bộ có năng lực điều hành chính sách. Kiểu gì thì vẫn yếu kém. Nói chung, bộ máy làm và thực thi chính sách luôn không theo kịp giới doanh nghiệp, không theo kịp sự phát triển.
    Ghép là hợp lý vì nó sẽ tốt chung cho cả Hà Tây và Hà Nội. Giới có ảnh hưởng đến chính sách, giới thân cận đã nhìn thấy trước xu hướng đó nên đã đi trước một bước. Họ nhanh chóng đầu tư vào BĐS ở Hà Tây để kiếm lời (đầu tư khởi phát). Quá trình này bị đẩy nhanh sẽ tạo thành làn sóng đầu cơ gây ảnh hưởng xấu đến phát triển KT, XH. Mặt khác qui hoạch không kịp cũng sẽ đẩy nhiều vùng đất phát triển theo kiểu sự đã rồi, khu công nghiệp An Khánh là một ví dụ.
    Hà Tây về Hà Nội cũng tạo ra đặc lợi cho việc quản lý vùng đất này.
    Chắc vẫn đươc Quốc hội thông qua thôi.
    P/S: vẫn nể cháu gì phát biểu trong Văn Miếu: "... nước ta tuy nghèo nhưng nhiều Tiến sĩ... nước ta tuy có nhiều Tiến sĩ nhưng vẫn nghèo". Buồn cho mấy Tiến sĩ VN, giật tít bài rõ kêu, viết thì như lìn.
  7. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Bác Phê tham luận là *** khách quan. Bác ấy đẻ ra cái đô thị mới Bắc An Khánh mấy trăm ha mà nó không về HN thì bác ấy bán cho ma à? Nếu em không nhầm thì bác Phí Thái Bình cũng là dân Hà Tây? Nếu mà đúng thế thì việc Vinaconex chọn An Khánh để đầu tư rồi bác Bình về làm phó CT HN là theo đúng lộ trình. Bác Phê là đệ bác Bình, kẻ tung người hứng làm khuynh đảo thị trường BĐS trong thời gian vừa rồi.
    Bắc An Khánh đang là đất chó ỉa, giá đền bù rẻ mạt của đất nhà quê bây giờ được 2 bác phù phép lên cả trục triệu /1m2, tương lai còn lên nữa nếu chính thức về HN. Đúng là không uổng công bác em lang thang ngoài đảo cả chục năm, thằng win arc lấy đấy làm gương nghe em.
  8. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Nói Vinaconex của anh Bình với để tử anh Bình là anh Phê khuynh đảo đất thị trường BĐS Hà Tây thì vinh dự cho hai anh quá.
    Sudico của Sông Đà, sân sau anh Đinh La Thăng làm vài trăm héc ở An Khánh, Hà Đô Bộ Quốc Phòng vài chục héc... Nam Cường hơn ngàn héc, An Khê, An Phú của Sông Đà của thằng ku cháu Kụ 10 làm vài chục héc.... tổng thể các bác, các anh, các ku và rất nhiều rất nhiều các vị râu ria khác làm nên bức tranh BĐS Hà Tây trở thành bức tranh lập thể hiện đại đầu thế kỷ 21 của VN.
    Thực ra nó vẫn tuân theo qui luật nhưng chỉ một nhóm người nhìn ra qui luật ấy.
    Các chú KTS cứ say đắm ý tưởng nọ kia đi, còn trò chơi BĐS để các anh chơi.
  9. raudaiday

    raudaiday Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2008
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    đấy là mới AN Khánh thôi nhé ! hôm em lên bảo vệ trên SƠn Tây , bất động sản trên đấy đã có 1 trang khác ! Các đầu nậu đại lý cấp 1 + cán bộ mua hàng trăm ha , mua trực tiếp của dân rồi ghép lô thành tầm 3-5-7000m2 1 lô ! chỉ bán cho các đại gia từ Hà Nội lên .mà mua thì tính bằng sào ,bán thì tính bằng m2.Bọn đấy đang cố đẩy nhanh các thủ tục pháp lý trước giai đoạn giao thời ,,,không thể tưởng tượng nổi khi Hà Tây về Hà Nội thì những lô đất đấy giá nó thế nào nữa ....thảo nào bảo vệ xong ,chưa thống nhất quan điểm nó đã đưa cho chục triệu mấy anh em đi đường uống nước ,,,,Chơi với Tiền sướng thật!
  10. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Các bộ trưởng lên tiếng về mở rộng Hà Nội
    Hơn 30 đại biểu, trong đó có 6 thành viên Chính phủ đã đồng loạt đăng đàn thảo luận về Đề án mở rộng Hà Nội khiến phiên họp Quốc hội trở nên sôi động nhất kể từ đầu kỳ họp.
    >''Đề án này không bất ngờ''/ Ông Võ Văn Kiệt góp ý về việc mở rộng Hà Nội
    Đại biểu Ngô Văn Minh đặt hàng loạt câu hỏi tại sao Hà Nội là thủ đô đa chức năng mà không phải đơn chức năng, Việt Nam có cần xây dựng thủ đô hoành tráng với quy mô dân số 10-12 triệu người như đề án Chính phủ trình không? Ông Minh so sánh nếu Hà Nội mở rộng thì rộng tới 3.344 km2, dân số trên 6 triệu người, thì sẽ là thành phố rộng thứ 11 thế giới, là thủ đô đứng thứ 2 thế giới về diện tích, chỉ sau Tokyo, lớn hơn cả Paris, Matxcơva, London, gấp 3 lần thủ đô Ấn Độ và gấp 4 lần Bắc Kinh, Trung Quốc.
    Dẫn lời nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt rằng thủ đô là của cả dân tộc, không nên và không được phép làm nơi thí nghiệm, đại biểu Minh đề nghị: "Cần công khai lấy ý kiến rộng rãi chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà khoa học, văn hóa lịch sử... để khi Quốc hội biểu quyết phải chính xác, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân".
    "Mở rộng thủ đô là việc hết sức quan trọng, một việc mang tầm vóc lịch sử, Quốc hội cần hết sức cân nhắc và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về quyết định lần này", đại biểu Nguyễn Minh Thuyết mở đầu bài phát biểu. Khẳng định những tồn tại của thủ đô hiện là do "bầy biện kém", ông Thuyết đặt vấn đề: "Người ta nói vụng múa lại chê đất lồi, bây giờ mình nói thủ đô chật quá thì tại sao không sắp xếp lại để cho nó không chật".
    Đại biểu Mã Điền Cư phân tích, theo phương án Quốc hội trình thì tỷ trọng lao động nông nghiệp của thủ đô tới 80% (hiện là 23%). Với xuất phát điểm như vậy thì việc xây dựng thủ đô ngang tầm với các thủ đô của các nước châu Á Thái Bình Dương là một thách thức quá lớn. "Mô hình xây dựng thủ đô với quy mô về diện tích và dân số quá lớn là không phù hợp với xu thế thời đại. Nhiều nước đã lựa chọn mô hình này, nhưng sau thừa nhận là sai lầm", ông Cư nói.
    Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu tại Quốc hội sáng nay. Ảnh: TTXVN.
    Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, vấn đề xây dựng vùng Hà Nội được đặt ra cách đây 6-7 năm, nhưng việc mở rộng Hà Nội thì chỉ gần đây. Dẫn ra việc dời đô của Lý Công Uẩn với việc hỏi ý kiến của quần thần, và chuẩn bị rất chu đáo (tính từ khi ban hành chiếu vào mùa xuân năm Canh Tuất 1010, đến mùa thu năm đó Lý Thái Tổ xa giá dời đô), ông Quốc khẳng định việc ngày 15/3 Chính phủ thông báo mở rộng thủ đô, ngày 1/7 sẵn sàng cho việc sáp nhập là vội vàng.
    "Tại sao lại vội vã trước một vấn đề quan trọng như vậy. Quốc hội có thể chia sẻ với Chính phủ về những ý tưởng mở rộng, nhưng đề nghị làm đúng điều Chính phủ đã đặt ra là xây dựng đồ án thật tốt thì chúng ta sẽ mở rộng", ông Quốc nói.
    Mở rộng thời điểm này là hợp lý
    Dưới góc nhìn của nhà quân sự, đại biểu Nguyễn Khắc Nghiên cho rằng mở rộng Hà Nội là cần thiết vì mọi cuộc chiến tranh thì mục tiêu đều là đánh chiếm thủ đô. Từ thế kỷ 11 đến nay, dân tộc đã trải qua 8 cuộc chiến tranh thì đều đánh vào Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. "Thủ đô mở rộng sẽ có thế của núi, của sông", ông Khiêm nói.
    Với tư cách đại biểu, cũng là thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn thừa nhận tờ trình của Chính phủ quá ngắn gọn, chưa rõ nên đã tạo ra sự hiểu lầm, ví dụ nêu vùng rau xanh, vùng phân lũ... "Tôi xin nhận khuyết điểm về những sai sót như trên. Tuy nhiên những chi tiết thiếu sót trên không làm thay đổi nội dung của tờ trình, việc mở rộng địa giới là rất cần thiết. Kính mong Quốc hội ủng hộ", ông Tuấn nói.
    Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đề nghị Quốc hội sớm thông qua đề án mở rộng Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
    Bộ trưởng Tuấn cũng giải thích về mốc thời gian Chính phủ đề nghị từ ngày 1/7 là vì kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội mở rộng năm 2009 phải được chính quyền thành phố mở rộng chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chậm nhất vào tháng 10. Do đó chính quyền Hà Nội mở rộng phải chuẩn bị việc này trong quý 3/2008. Công tác tổ chức cán bộ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng phải bắt đầu sắp xếp từ tháng 7/2008 và ổn định dần vào cuối năm.
    Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận tỷ lệ đất dành cho giao thông ở Hà Nội chỉ bằng 20-30% so với các nước. Để giải quyết những bức xúc về giao thông đô thị hiện nay, ông Dũng đề nghị Quốc hội sớm thông qua đề án mở rộng Hà Nội trong kỳ họp này, bởi "nếu quy hoạch điều chỉnh địa giới được thông qua sớm thì sẽ là tiền đề để ngành giao thông vận tải có thể xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng phát triển đô thị sớm".
    Từ góc độ thông tin, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp thừa nhận, công tác tuyên truyền về chủ trương mở rộng thủ đô làm chưa tốt nên nhiều người thiếu thông tin, băn khoăn lo ngại. "Một chủ trương lớn là mở rộng thủ đô Hà Nội khi Quốc hội chưa bàn thì ngành truyền thông chưa dám đưa nhiều, sợ cho là cầm đèn chạy trước ôtô, đưa thông tin dọn đường để lái dư luận xã hội", ông Hợp giải thích.
    Trước nhiều ý kiến thắc mắc về việc lấy ý kiến nhân dân, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường giải thích cho đến nay chưa có quy định nào về việc công bố rộng rãi, lấy ý kiến nhân dân, trừ trường hợp đối với việc chia, tách cấp xã, cấp phường, thị trấn. Việc công bố lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch chi tiết xây dựng một đề án, một khu đô thị thì lại là vấn đề khác.
    "Vấn đề này Luật Xây dựng quy định là trong quá trình lập quy hoạch chi tiết xây dựng, cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan. Như thế không nên nhầm lẫn giữa việc lấy ý kiến về điều chỉnh địa giới hành chính với việc lấy ý kiến một quy hoạch xây dựng", ông Cường nói.
    Để củng cố thêm những lập luận của Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lên tiếng khẳng định Chính phủ đã dựa vào tầm nhìn lâu dài để xây dựng thủ đô của một đất nước là trên 100 triệu người và có thể ổn định ở mức 120 đến 130 triệu dân.
    Theo đó, thủ đô Hà Nội là đa chức năng, trọng yếu là chính trị, hành chính gắn liền với nó là văn hóa giáo dục, khoa học và kinh tế, đối ngoại. "Hiến pháp năm 1945, hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị cũng như Pháp lệnh thủ đô đã khẳng định như vậy. Việc đề án mở rộng Hà Nội là phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật", Phó thủ tướng nói và đề nghị tại kỳ họp này, Quốc hội thông qua chủ trương về địa giới hành chính Hà Nội.
    Dự kiến, chiều 22/5 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và một số tỉnh.

Chia sẻ trang này