1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mở rộng thủ đô- Hoàng đế cởi truồng- KTS Hoàng Phúc Thắng

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi TEU, 13/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Khởi công dự án lớn nhất do Hà Nội làm chủ đầu tư
    Sáng 19/5, UBND thành phố Hà Nội đã khởi công xây dựng Bảo tàng Hà Nội. Công trình với kinh phí 2.300 tỷ đồng này là dự án lớn nhất do UBND TP làm chủ đầu tư.
    > Triển lãm ba phương án kiến trúc Bảo tàng Hà Nội
    Đây là công trình quan trọng hướng tới đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Địa điểm xây dựng nằm trên đường Phạm Hùng (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm), cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Dự kiến, lễ khánh thành sẽ diễn ra trước ngày 30/4/2010.
    Theo thiết kế, Bảo tàng Hà Nội có tổng diện tích gần 54.000 m2, cao 30,7 mét. Công trình gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm; diện tích xây dựng xấp xỉ 12.000m2, diện tích sàn hơn 30.000m2 (kể cả tầng hầm và tầng mái).
    Phối cảnh công trình Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: Đoàn Loan.
    Phối cảnh công trình Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: Đoàn Loan.
    Bảo tàng Hà Nội có kết cấu hình "kim tự tháp ngược", trong đó tầng bốn có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Bảo tàng có đầy đủ các công trình liên hoàn điện, nước, cảnh quan (cây xanh, hệ cống cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước ngoài nhà...). Công trình được thiết kế 3 cầu thang máy, 4 thang bộ.
    Hai tầng hầm của bảo tàng được bố trí hai phòng họp và các phòng kỹ thuật phục vụ. Ở tầng một (cao 6 m) là tiền sảnh, các khu trưng bày tạm thời và khu giải khát. Từ tầng hai đến tầng bốn sẽ bố trí không gian trống linh hoạt cho việc thiết lập khu trưng bày triển lãm hiện vật của bảo tàng. Riêng tầng bốn còn bố trí thêm khu văn phòng hành chính cho đơn vị quản lý bảo tàng.
    Theo một lãnh đạo Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội sẽ cùng với Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình tạo nên một quần thể kiến trúc liên hoàn và có tính hỗ trợ nhau. Nếu xét về mặt thẩm mỹ thì cả hai công trình kiến trúc này sẽ làm nên một diện mạo tổng thể đẹp mắt, tạo điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách trong, ngoài nước.
  2. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Anh Rách yên tâm, em hơi bị thần tượng bác Phê, bác em hơi bị "đa tài". Vụ An Khánh đúng là đổ cho bác em thì e hơi vinh dự quá, bác em vẫn chỉ đi sau thôi, chưa đến mức cầm cờ được thế đâu. Nhưng mà vụ lang thang ngoài đảo cả chục năm thì anh nói mới biết nhé, có cần kiểm chứng lại thông tin không nhỉ...
    Các bạn copy&paste thì nhớ kèm theo link gốc nữa nhé....
  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Bác Phê em lại làm tiếp mấy bài nữa đây, lên hẳn cổng thông tin chính phủ:
    (Cổng TTĐT Chính phủ) - TS. Hoàng Hữu Phê, chuyên gia ngành đô thị tiếp tục chia sẻ các luận điểm khoa học về việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội qua góc nhìn Thủ đô với tư cách một đô thị đa chức năng, điều đã được xác định trong Nghị quyết của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ thành công trong sự cạnh tranh hơn là tư cách một đô thị chỉ có chức năng chính trị - hành chính.
    "Hà Nội băm sáu phố phường
    Hàng Gạo, Hàng Ðường, Hàng Muối trắng tinh..."
    Trước khi phân tích kỹ vấn đề này, có lẽ nên nhìn lại lịch sử hình thành các đô thị đóng vai trung tâm chính trị - hành chính:
    Trung tâm chính trị - hành chính và Thủ đô đa chức năng
    T Một số thành phố được ấn định từ đầu làm thủ đô vì các lý do chính trị, kinh tế và sự đồng thuận. Ngoài các chức năng chính trị - hành chính ban đầu, các đô thị này dần dần phát triển thành các trung tâm thương mại và giao dịch lớn (Berlin, Bangkok, Hà Nội);
    T Một số trung tâm kinh tế nổi bật của một vùng hay một đất nước thu hút quyền lực chính trị và nhân tài, và sau đó trở thành trung tâm chính trị - hành chính (thủ đô) nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ như những đô thị đa chức năng (Moscow, Jakarta);
    T Một số đô thị - thủ đô mới, hoặc đúng hơn là các trung tâm chính trị - hành chính, được tách ra từ các thành phố thủ đô đã có, nhằm các mục đích khác nhau: Canberra tách từ Melbourne, Brasilia tách từ Rio de Janeiro, Putrajaya tách từ Kuala Lumpur, Naypyidaw tách từ Rangoon;
    Như vậy, chưa có bằng chứng một thành phố - thủ đô nào, trong các điều kiện bình thường, lại đang từ một đô thị đa chức năng thành công mà đi từ bỏ các năng lực về cạnh tranh kinh tế để trở thành chỉ là một trung tâm chính trị - hành chính (thủ đô) đơn thuần. Tại sao? Theo tôi, đơn giản là vì việc ấn định một thành phố nào đó làm thủ đô thì dễ hơn rất nhiều so với việc xây dựng một đô thị đa chức năng thành công. Nói cách khác, một đô thị thành công, tức là có khả năng cạnh tranh kinh tế cao, có thể đồng thời là một thủ đô thành công, nhưng một thành phố chỉ có chức năng chính trị - hành chính thì không chắc có thể cạnh tranh. Sự thành công của một đô thị, cũng như một con người, không bao giờ là ngẫu nhiên. Chúng ta đã đồng thuận cao khi chuyển sang kinh tế thị trường, và tôi xin phép mượn ý của một nhà bình luận mà nói rằng, kinh tế thị trường như một cái xe đạp, đi càng nhanh thì càng ổn định, còn dừng lại thì gần như chắc chắn sẽ đổ. Đương nhiên, nhanh đến mức nào lại là chuyện khác.
    Hà Nội, ngay từ lúc mới thành lập, đã là một thành phố đa chức năng có thể nói là thành công (nếu không nó đã phải mai một!). Ban đầu hệ thống giao thông đường thuỷ thuận tiện dựa vào sông Hồng đã làm cho thương mại ?" giao dịch phát triển. Vị trí thủ đô khiến cho các ngành dịch vụ và thủ công truyền thống đóng một vai trò quan trọng. Các kết quả của công cuộc công nghiệp hoá từ năm 1954 đã đưa Hà Nội từ một thành phố tiêu thụ thành một thành phố sản xuất. Hiện nay Hà Nôi là một đầu mối kinh tế - giao dịch, văn hóa, khoa học công nghệ và giao thông quan trọng nhất nước. Trong các chức năng khác như giáo dục - đào tạo chẳng hạn, Hà Nội chiếm đến 62 % cơ sở giáo dục đại học của cả nước, và đây chính là tiền đề phát triển kinh tế tri thức.
    Thủ đô đa chức năng, có sức cạnh tranh cao là xu thế phát triển tất yếu, khách quan
    Chức năng chính trị - hành chính đơn thuần chỉ tồn tại ở loại thứ 3 của cách phân loại trên, tức là các trung tâm có chủ định (purpose-built). Ta hãy xem chúng ra đời như thế nào. Canberra tách từ thủ đô tạm thời Melbourne năm 1927 như một giải pháp nhượng bộ giữa thành phố này và Sydney. Brasilia tách từ Rio de Janero năm 1960 bởi các nhà chính trị cho rằng đô thị này đã quá đông đúc chật chội và thủ đô phải nằm ở trung tâm địa lý của đất nước. Putrajaya tách từ Kualar Lumpur 2002 để trở thành trung tâm chính trị - hành chính mặc dù quốc hội vẫn ở Kuala Lumpur. Một trong các mục đích của việc tách này là nhằm tạo điều kiện cho Kuala Lumpur tiếp tục phát triển như một trung tâm tài chính - giao dịch. Naypyidaw của Myanmar tách khỏi Rangoon năm 2005, vì lý do tương tự như Brasilia, tức là để được đặt vào trung tâm địa lý của đất nước, và vì các lý do khác liên quan đến phòng thủ.
    Như ta thấy, logic của sự tiến hoá, hay nói cách khác là động học của quá trình phát triển các thành phố thủ đô, bao giờ cũng hướng về việc trở thành các đô thị cạnh tranh về mặt kinh tế, tất nhiên vị thế của một thủ đô hỗ trợ các cố gắng này một cách vô cùng hiệu quả. Nếu chức năng chính trị - hành chính bị cản trở thì người ta không tìm cách hạn chế tốc độ phát triển kinh tế của đô thị, mà cân nhắc tách riêng các chức năng này ra thành các trung tâm bên cạnh, nhưng điều này chỉ nên làm trong các điều kiện bất khả kháng (và cần phải có hoạch định trước về mặt đất đai và các kịch bản có thể).
    Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô - Chần chừ là mất cơ hội
    Có một số yếu tố khiến các cân nhắc về việc thành lập trung tâm chính trị - hành chính riêng biệt phải thực sự hết sức thận trọng:
    T Thành phố thủ đô có một ý nghĩa tình cảm - tượng trưng quan trọng đối với người dân một nước. Sự hùng mạnh, thống nhất và toàn vẹn quốc gia thường được gắn với các địa danh lịch sử đồng thời là các trung tâm chính trị - hành chính hình thành một cách tự nhiên, có vị thế lớn lao mà các trung tâm tách biệt (hay ?onhân tạo?) khó có thể sánh kịp;
    T Vị thế lớn lao của chức năng chính trị - hành chính tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài và các nguồn lưc liên quan, khiến cho đô thị - thủ đô lại có sức cạnh tranh cao hơn;
    T Các thay đổi trong công nghệ, lối sống và tập quán sinh hoat công cộng có thể khiến các trung tâm chính trị - hành chính quy hoạch và thiết kế riêng biệt trở nên lỗi thời hoặc khó điều chỉnh qua những thời gian lịch sử có thể tính bằng hàng trăm năm; Các đô thị lớn có khả năng thích ứng cao hơn nhiều!
    T Các đòi hỏi về mặt bảo vệ cho một trung tâm chính trị - hành chính bố trí tách rời có thể phức tạp hơn. Nói một cách đơn giản, một trung tâm chính trị - hành chính tách biệt có thể bị chế ngự hoặc vô hiệu hóa dễ hơn so với một đô thị đa năng, theo các quan điểm phòng thủ hiện đại.
    Quan sát hướng chuyển động cơ cấu kinh tế của Hà Nội cũng như của các dòng vốn FDI có liên quan đến công nghệ cao và các cơ sở nghiên cứu triển khai (R&D) tại Hà Nội và các khu vực lân cận (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc), căn cứ vào tài nguyên con nguời sẵn có, ta thấy rằng mục tiêu hướng Hà Nội đến mô hình một đô thị - thủ đô của tri thức và tiện nghi là hoàn toàn hiện thực. Mục tiêu này, với các đặc trưng sử dụng không gian của nó trong tương lai nhìn thấy được, không mâu thuẫn gì với các chức năng chính trị - hành chính của Hà Nội. Ngược lại, các chức năng chính trị - hanh chính, hay nói cách khác, là vị thế thủ đô của Hà Nội, sẽ góp phần làm cho mô hình này được bổ sung thêm những chức năng mới, phù hợp với xu thế thời đại, đồng thời có sức cạnh tranh lớn hơn.
    TS. Hoàng Hữu Phê
    Link: http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,128127&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=130895&item_id=7428726
  4. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Chú nhận là fan của bác ấy thì chú phải tự tìm hiểu, như chú gọi đeo gì là crazy fan! Ý anh nói là không phải là cầm cờ. Nói chung để đẻ ra 1 dự án, đặc biệt là quy hoạch, thì phải có 1 "chuyên gia" phân tích chiến lược để tư vấn cho nhà đầu tư, bác Phê là người làm việc đó cho Vinaconex. 4-5 năm trước khi cái Bắc An Khánh mới thai nghén, anh thấy dự án ấy có vẻ xa vời,*** ai lại xây tháp đôi 60 tầng ở đất chó ỉa ấy, đã thế lại mấy trăm ha. Bây giờ mới biết là ở trển đã có dã tâm sát nhập HT về HN từ lúc ấy. Chắc chả phải ngẫu nhiên Vinaconex thầu nguyên con đường cao tốc Láng-Hòa Lạc và cơ sở hạ tầng dọc 2 con đường đó. Dự án đầu tiên là Trung Hòa-Nhân Chính quá thành công về mặt thương mại.
    Bác Phê gặp được bác Bình thì cũng như **** cặp được với đại gia, như cá gặp nước, chả mấy chốc mà đổi đời. Thân phận KTS như anh với các chú khác *** gì phận con hàng cũng truân chuyên như hạt mưa sa, hạt rơi xuống đát hạt va vệ đường. Còn duyên thì vớ đại gia, hết duyên thì bố lại ra đứng đường.
  5. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Bài tiếp bác em còn đưa ra quan niệm thế giới giờ không phải là "thế giới phẳng" của Thomas Friedman mà trở thành quả sầu riêng nhiều gai không đều...
    (Cổng TTĐT Chính phủ) - Chuyên gia ngành đô thị, TS. Hoàng Hữu Phê tiếp tục chia sẻ các luận điểm khoa học về việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, lần này là qua góc nhìn về vấn đề bảo tồn các bản sắc văn hóa những vùng đất sẽ nhập vào Thủ đô.
    Lễ hội Cổ Loa tại Đông Anh, Hà Nội vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán hàng năm.
    Hà Nội của tương lai không chỉ là một đô thị - thủ đô có sức cạnh tranh. Ngoài chức năng là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, đối ngoại, Hà Nội còn phải là một trung tâm văn hoá lớn. Việc mở rộng địa giới Hà Nội, kéo theo sự chung sống không tránh khỏi của các truyền thống văn hoá mang bản sắc địa phương khác nhau, có dẫn tới sự đơn điệu hóa, nghèo nàn hoá đời sống tinh thần người dân thủ đô tương lai? Lịch sử các đô thị - thủ đô cho ta những bài học gì liên quan đến mối quan tâm này?
    Hà Nội mở rộng sẽ làm giàu thêm cho chính mình bằng sự đa dạng văn hóa của các địa phương
    Mỗi nền văn hoá đều có thời cực thịnh mà tác động của nó xác định vị trí các dân tộc trong lịch sử thế giới một cách bền vững hơn cả sức mạnh kinh tế và quân sự. Không phải ngẫu nhiên, ?othời hoàng kim? được công nhận của các nền văn hóa trên thế giới đều xảy ra tại các đô thị - thủ đô. Ở châu Âu, theo trình tự lịch sử, Athens (500 ?" 400 trước CN), Florence (1400 ?" 1500), London (1570 ?" 1620), Vienna (1780 ?" 1910), Paris (1870 ?" 1910), Berlin (1918 ?" 1933) là các ví dụ nổi trội. Gần chúng ta hơn, Bắc Kinh, Kyoto, Thăng Long/Hà Nội đều đã có những thời huy hoàng góp phần đưa các đô thị này đến các vị trí cao vào các thời điểm nhất định.
    Giáo sư Peter Hall ở Đại học Tổng hợp London, tác giả cuốn ?~Các đô thị trong nền văn minh?T đã tổng kết những nguyên nhân chính tạo ra thời hoàng kim của các đô thị - thủ đô như sau:
    · Kinh tế đô thị phát triển tạo ra các Mạnh Thường Quân (trong vai chính quyền đô thị hay tư nhân);
    · Sự tài trợ hào phóng của các Mạnh Thường Quân này cho sáng tạo văn học nghệ thuật;
    · Tài năng các nghệ sĩ, phần lớn trong số đó không sinh ra tại các đô thị được nói đến;
    · Sự bứt phá của các nền văn hóa bản địa, cộng với sự giao lưu với các truyền thống văn hóa từ các địa phương bên ngoài.
    Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô sẽ nâng cao tiềm lực văn hóa
    Như ta thấy, tiềm lực văn hóa không thể xuất hiện khi thiếu một nền kinh tế cạnh tranh thành công, và việc hội tụ các bản sắc văn hóa khác nhau đã giúp các đô thị - thủ đô nâng cao tầm vóc đời sống tinh thần của mình và cống hiến các tác giả, tác phẩm thiên tài cho nhân loại. Tầm văn hóa này lại tạo ra các lợi thế cạnh tranh nâng cao tiềm lực kinh tế đô thị.
    Quan điểm về đô thị hiện đại cho rằng sự tiếp xúc mặt đối mặt (face-to-face contact) giúp tạo ra các ý tưởng sáng tạo là yếu tố căn bản tạo nên sức sống đô thị. Nếu tính sáng tạo là một trong các yếu tố mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong thế giới ngày nay, thì cuộc đối thoại giữa các truyền thống văn hóa là mảnh đất màu mỡ để tính sáng tạo đạt đến đỉnh cao. Dễ hiểu rằng, nếu các cuộc tiếp xúc này chỉ diễn ra trong một nhóm nhỏ cố định thì hiệu quả sẽ không được như mong đợi. Mở rộng địa giới Hà Nội sẽ mang lại khả năng tiếp xúc mặt đối mặt không những chỉ giữa các cá nhân sáng tạo mà còn giữa các truyền thống văn hóa của các vùng lân cận, cũng như của các thành phố trong khu vực và trên thế giới.
    Du khách trẩy hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 60km), lễ hội được mở từ ngày mồng Sáu tháng Giêng đến rằm tháng Ba âm lịch.
    Một điều tưởng như nghịch lý là các giá trị văn hóa đặc thù, càng được đưa ra thể nghiệm và thưởng thức rộng rãi thì càng có cơ hội bảo tồn và phát triển lâu dài và bền vững hơn, chứ không phải mai một đi. Các làng nghề và màu mây trắng xứ Đoài nổi tiếng sẽ không thể biến mất trong tâm trí người dân Hà Nội mở rộng trong tương lai.
    Bản sắc văn hóa cần được bảo tồn bao gồm các yếu tố vật thể và phi vật thể.
    Đối với các yếu tố phi vật thể, trách nhiệm chính của việc bảo tồn và phát huy đặt lên vai ngành văn hóa, những người thực hiện vai trò Mạnh Thường Quân nhà nước của mình, và các nghệ sĩ/nghệ nhân. Tuy nhiên phương thức phát triển của một đô thị cũng sẽ có ảnh hưởng vô cùng quan trọng: các không gian giao tiếp, các cơ sở dành cho biểu diễn/thưởng thức sẽ phải là một phần hữu cơ của hạ tầng xã hội. Lấy ví dụ ngay gần đây, không có một khu Trung tâm hội nghị rộng rãi như ở Mỹ Đình thì các hoạt động văn hóa ?" tín ngưỡng như lễ hội Vesak khó có thể thành công như ta thấy.
    Đối với các yếu tố vật thể, các nhà quy hoạch có thể tạo ra nhiều giá trị, nhưng cũng có thể huỷ hoại/tầm thường hoá nhiều giá trị khác. Một bảo tàng Hà Nội với công nghệ trình bày hiện đại nhất có thể giúp ta trở lại, cùng đầy đủ cảm quan, với thời sơ khai nhất của Thăng Long - Hà Nội, nhưng có thể có những con đưòng bê tông nhựa ở thủ đô trùm lên các di chỉ khảo cổ mà ta chưa biết rõ hôm nay.
    Trong việc bảo tồn từ các cảnh quan lịch sử cho đến các sản phẩm văn hóa đặc thù, vai trò và trách nhiệm của nhà quy hoạch và phát triển đô thị không bao giờ được xem nhẹ. Ai hay đi làm qua khu vực chùa Bộc chắc cũng phải bâng khuâng như tôi về sự biến mất không rõ nguyên nhân của một đầm hoa súng đẹp như trong tiên cảnh. Và câu chuyện về đào Nhật Tân vẫn còn đó như ví dụ về sự đánh đổi khó khăn giữa văn hóa và phát triển. Đến quê của cốm Vòng chỉ thấy đường trải nhựa, và húng Láng đến một ngày nào đó chỉ có thể còn thấy trồng trong các bồn hoa trên ban công hay sân thượng!
    Mở rộng Thủ đô là nhận thức, tư duy mới về sự phát triển đất nước
    Nhắc lại các bài học lịch sử không phải là cách duy nhất để tìm câu trả lời về mối quan hệ giữa mở rộng đô thị và bản sắc văn hóa. Trong một cuốn sách xuất bản đầu năm 2008, Richard Florida, tác giả cuốn ?~Sự lớn mạnh của tầng lớp sáng tạo?T nổi tiếng, đã bác bỏ quan niệm ?oThế giới phẳng? đang thời thượng của Thomas Friedman. Thế giới ngày nay, theo Florida, nói nôm na là giống như quả sầu riêng có gai không đều, với một số vùng siêu đô thị tích tụ các yếu tố cạnh tranh về sức sáng tạo (văn hóa - nghệ thuật, khoa học - công nghệ) và năng lực giải quyết vấn đề mạnh đến mức khiến chúng có thể định đoạt số phận của các vùng (đô thị), hoặc ít may mắn hơn, hoặc chủ quan không lường được các thay đổi địa chính trị và địa kinh tế đang xảy ra. Ngay gần chúng ta, trong một nỗ lực tạo nên sức cạnh tranh dựa trên công nghệ thông tin để đuổi kịp Trung Quốc đang vượt trước về kinh tế khoảng 10 năm, Ấn Độ đang hoạch định một hành lang phát triển, hay còn gọi một siêu vùng đô thị, trải dài hàng trăm cây số. Cường quốc văn hóa Ấn Độ, đất nước của thiên sử thi Mahabharata và của nhà thơ được giải Nobel Rabindranat Tagore, chắc chắn phải suy nghĩ rất kỹ trước khi quyết định, và họ hiểu rằng mở rộng đô thị không có nghĩa là hy sinh bản sắc văn hóa.
    - Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội - Chần chừ là mất cơ hội
    - Mở rộng địa giới hành chính Hà Nội để tăng sức cạnh tranh quốc tế
    TS. Hoàng Hữu Phê
    http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,128127&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=130895&item_id=7446601
    Được win_arc sửa chữa / chuyển vào 18:15 ngày 20/05/2008
  6. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Anh Rách, crazy fan thì chưa đến nỗi. Nhưng bác Phê em đã từng có dịp gặp và tiếp xúc trước đây khá nhiều lần, bỏ qua những đống bằng từ Nga với Anh của bác em thì phải công nhận bác em là một người có trình độ, ít nhất là so với anh Quân, anh Chính hay anh Bình. Nhưng gì thì gì bác em cũng đ.éo đủ trình để vẽ ra hay "tư vấn" cái An Khánh đấy, quy hoạch ở VN vẽ ra thì toàn từ trên rót xuống, bác em chỉ kiểu cờ đến tay anh thì phất thôi. Vụ Bắc An Khánh thì bác Phê chỉ trà nước loanh quanh thôi, còn về tư vấn với quy hoạch thì lại là bác khác. Em cũng đang hóng ý kiến của bác này về vụ mở rộng HN, nhưng chắc bác em tuổi già rồi, không còn ý định bon chen đi lên nữa nên chả ý kiến ý cò gì...
    Sắp 22/5 rồi, kịch sắp ngã ngũ. Anh Thảo trả lời đây:
    Với cương vị là Chủ tịch thành phố - một ?okiến trúc sư trưởng? của thủ đô, có nhièu tâm huyết về công tác quy hoạch thủ đô. Vậy ý kiến của ông về việc mở rộng thủ đô thế nào, đã chín muồi chưa?
    - Nói về kiến trúc, về nghề nghiệp thì rất dài, rất nhiều ý. Nhưng điều đó còn phụ thuộc năng lực của người kiến trúc sư đó, phụ thuộc vào tầm nhìn đến đâu, để xem ý kiến đó là đúng hay không đúng.
    Nghĩa là cần có thêm thời gian để đánh giá về chủ trương mở rộng thủ đô?
    - Không, đây là một chủ trương đã quyết rồi thì sao lại cần thời gian. Việc này thành phố cũng đã thống nhất rồi, một chủ trương đã được quyết định thì mình phải thực hiện theo đúng chủ trương đó.
    Link:
    http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/3681/index.aspx
    Được win_arc sửa chữa / chuyển vào 19:22 ngày 20/05/2008
  7. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    đồng ý với win; từ xưa tới giờ, ít khi có vài cá nhân điểu khiển được cả xã hội, đa phần là do một nhóm lợi ích lớn nào đó tác động và điều khiển vì quyền lợi của mình...
    Bác Thảo còn đá bóng sang sân nữa là, kẻo nhỡ đâu, sau này cả thiên hạ chửi lật nhà bác đó lên...
    Việc đưa 1 kts lên làm Chủ tịch UBND Hà Nội là cũng có ý tứ cả rồi...
  8. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Hix , choáng quá ,không ngờ bác Phê nhảy qua cả lĩnh vực văn hoá.
  9. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Anh chả hiểu thế câu này của chú với đống chữ của bác Phê kia được bốt cùng lúc thì thực ra nghĩa là cái gì? Hay các cụ định mượn mồm, mượn danh thần tượng của chú để trấn an thiên hạ? Công nhận trong giới quy hoạch ở HN thì bác Phê cũng thuộc dạng lắm chữ, cũng có tiếng nói nhất định.
    Anh thì biết là quy hoạch vùng ở VN trước nay đều do bọn chính trị gia làm, các quy hoạch gia chẳng qua là cadman, draft man mà thôi, vì thế nghe tin HN hiếp HT anh chả hơi đâu ý kiến ý cò với bọn xe ôm ngoài quán nước. Trên bảo thì dưới cứ răm rắp mà nghe. Các chú cứ nhiễu sự, cái trường ĐH KT của các chú đỡ bị mang tiếng là đh KT Hà Đông rồi còn gì. Chính ra bác Trình mới là nhìn xa trông rộng, đặt 1 mẩu Hà Nội giữa lòng Hà Đông, giờ đoàn tụ rồi. Bây giờ đất trường kiến trúc lên bao nhiêu 1m2? Khéo cũng gần bằng đất trường XD rồi nhỉ?
  10. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    Vai trò KTS đôi khi để làm cảnh và cùng lắm làm CT UBND thôi

Chia sẻ trang này