1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mở rộng thủ đô- Hoàng đế cởi truồng- KTS Hoàng Phúc Thắng

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi TEU, 13/05/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TiengsongHP

    TiengsongHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Không lên mở rộng địa giới hành chính HN
  2. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Qui hoạch gia không có nghĩa là biết/được biết tất cả mọi việc. Các vẫn đề thuộc về an ninh quốc phòng cũng ảnh hưởng rất lớn đến qui hoạch vùng nhưng lại chỉ có Bộ Quốc phòng là nắm được.
    Lấy đất HT về Hà Nội vì chắc các đồng chí ấy muốn chuyển các cơ quan chính phủ lên trên đó nữa, quĩ đất trên đó mới có thể xây dựng tập trung, qui mô lớn, hiện đại. Trong trường hợp "có biến" thì các đơn vị quân đội trên Sơn Tây, Hoà Bình có thể tiếp cận để bảo vệ hiệu quả. Nếu không bảo vệ được thì các "đồng chí" có đường rút lui lên núi. Hạ tầng Hà Nội mà có biến, kẹt đường thì các đồng chí chả biết làm thế nào.
    Về tổng thế nó còn liên quan đến chính sách ngoại giao của ta, từ đó liên quan đến quan hệ VN và TQ, nguy cơ có thể xảy ra xung đột với TQ ra sao nếu đường lối chính trị của ta là đa phương hoặc thân phương Tây???
    Lắm thứ phức tạp mà các đồng chí ấy vác lên bàn cân nhắc nhưng lại không thể công bố rộng rãi được. Giả sử kho vũ khí, lương thực chiến lược của ta cùng các hệ thống hầm ngầm để bảo vệ Trung ương được xây phía vùng núi phía Sơn Tây hay Hoà Bình các đồng chí ấy lại báo cáo Box Kiến trúc TTVNOL biết à?
    Cạnh thằng ******** TQ cũng mệt lắm.
    Tóm lại Qui hoạch gia cũng chỉ là một bộ phận chuyên môn tham gia vào hoạch định chính sách quốc gia thôi. Thời kinh tế kế hoạch nó qua lâu rồi.
    Được dinerless sửa chữa / chuyển vào 10:33 ngày 21/05/2008
    Được dinerless sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 21/05/2008
  3. architecto

    architecto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Thôi xong, 80% đã gật lại còn nghị. Đứng dậy đi về thôi, khéo khéo không quên dép đấy nhé.
  4. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Biết là quy hoạch còn phụ thuộc an ninh quốc phòng, nhưng riêng vụ này thì chắc vấn đề đó không quyết định. Chiến tranh lạnh kết thúc lâu rôì. Bây giờ vị trí địa lý không còn là vấn đề nữa. Ngay từ khi còn chiến tranh lạnh thì Seul cách biến ranh giới với Bắc Triều Tiên cũng rất gần. Lãnh đạo giỏi thì không cần phải đánh nhau mà chả ai dám đánh mình.
    Thức tế lịch sử cho thấy mất thủ đô không có nghĩa là thua trận, VN đã từng bao lần bỏ thủ đô mà chạy, sau đó lại bật lại được đấy thôi. Nếu vì địa thế hiểm yếu chắc bác Uẩn không bỏ Hoa Lư mà về Thăng Long.
    Nhân chuyện này lại nhớ đến chiếu dời đô lên Xuân Mai của bác Duẩn!
  5. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Mở rộng thủ đô hà nội, những nhầm lẫn và mặt trái của vấn đề.
    1. Xu thế mở rộng địa giới hành chính Thủ đô hiện nay.
    Đề án mà Chính phủ đệ trình trước Quốc hội dường như đã vô tình hay cố ý nhầm lẫn giữa quy hoạch Thủ đô theo hướng mở rộng không gian ảnh hưởng bằng hình thức "quy hoạch vùng Thủ đô" với việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Ngay cả những ví dụ mà những người lập đề án đưa ra cũng không chính xác về mặt khoa học, ví dụ:
    - Thủ đô của Braxin không phải được mở rộng thêm Brazilia bên cạnh Sao Paulo (không phải San Paulo). Sao Paolo chưa bao giờ là Thủ đô của lên bang Braxin, vào năm 1960 chính quyền nước này đã quyết định chọn Brazilia làm Thủ đô mới thay thế cho Rio de Janeiro ( Rio de Janeiro là thủ đo của Braxin từ thời thuộc địa Bồ Đào Nha 1808 đến năm 1960, còn Sao Paulo là trung tâm kinh tế lớn nhất liên bang có vai trò tương tự như TP. Hồ Chí Minh).
    - Trường hợp của Kuala Lumpur, chính quyền nước này xây dựng 2 thành phố mới Pytrajaya và Cyberjaya ở ngoại ô Thủ đô theo mô hình thành phố vệ tinh nhằm giảm tải cho Kuala Lumpur vốn gặp nhiều khó khăn do việc tập trung quá đông dân cư trong một địa giới chật hẹp. Trong đó Pytrajaya được xem như Thủ đô hành chính mới của Malaysia nằm cách Thủ đô cũ 20km về phía nam.Còn Cyberjaya là trung tâm công nghệ cao, được ví như "thung lũng Silicon của châu Á"
    Những nhầm lẫn có thể nói là sơ đẳng này mà bất cứ ai chú ý cũng có thể nhận ra. Điều này có vẻ trái ngược với tuyên bố trước báo chí của những người phụ trách đề án : " đề án đã được xây dựng hết sức cẩn trọng, kỹ lưỡng". Sự nhầm lẫn không biết là vô tình hay hữu ý của những người lập đề án qua những ví dụ được trích dẫn dường như với mục đích thuyết phục rằng xu thế đô thị hoá ở các quốc gia hiện nay là mở rộng và làm phình to các đô thị hiện có bằng cách sát nhập địa giới. (mà cụ thể trong trường hợp này là phình to Hà nội, ôm trọng Hà tây cùng một số huyện thuộc Hoà Bình Vĩnh Phúc...)
    Nhưng xây dựng quy hoạch vùng thì lại hoàn toàn khác.Với áp lực về sự bùng nổ dân số và các vấn đề xã hội, kinh tế trong các đô thị- Thủ đô.Các quốc gia thường xây dựng các thành phố mới nhằm giảm tải cho Thủ đô đông đúc và quy hoạch kém, và phải đối mặt với những thách thức liên quan đến giao thông công cộng, rác thải, ô nhiễm môi trường? ví dụ ngay từ những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, thay vì sáp nhập một cách máy móc các địa phương lân cận vào địa giới hành chính Thủ đô London,chính phủ Anh đã cho xây dựng các new towns (thuật ngữ New Town xuất hiện ở Anh để để chỉ mô thức phát triển đô thị vệ tinh ở Anh từ sau Thế chiến thứ hai) gồm Crawley và Milton Keynes ở ngoại vi London. Tại Pháp để giảm gánh nặng tập trung cho Thủ đô Paris, người ta cho xây dựng thêm 5 đô thị vệ tinh ở vùng phụ cận gồm Cergy-Pontoise, Évry, Marne-la-Vallée, Sénart et Saint-Quentin-en-Yvelines, trong đó Marne -la-Vallé trở thành trung tâm mới của Thủ đô Paris và vùng lân cận về kinh tế, thương mại và khoa học kỹ nghệ.
    Trong báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội thể hiện sự thiếu rõ ràng và nhất quán. Một mặt muốn xây dựng quy hoạch vùng Thủ đô, tức là áp dụng mô hình phổ biến hiện nay trong mở rộng không gian đô thị (mô hình đô thị vệ tinh chức năng) ở phần đầu (2. Quá trình lập quy hoạch vùng Thủ đô) và phần cuối bản báo cáo (định hướng phát triển không gian đô thị Thủ đô) với những lý lẽ ủng hộ cho việc mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô lên gấp 3 lần.(!,?) Nghĩa là mập mờ hay cố tình không phân biệt sự khác nhau giữa xây dựng quy hoạch vùng Thủ đô và mở rộng địa giới hành chính Thủ đô ?
    Cần phải nhắc lại rằng, hình thức quy hoạch phát triển đô thị theo mô thức "đô thị trung tâm và các đô thi vệ tinh chức năng" hoàn toàn khác biệt với cách thức "sát nhập toàn bộ một khu vực địa lý rộng lớn duới sự quản lí tập trung cả một cơ quan hành chính thống nhất".
    Dưới góc độ pháp lý thì các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh vẫn là các đơn vị hành chính độc lập, có thẩm quyển riêng biệt, tức là có bộ máy hành chính và tư pháp độc lập, không phụ thuộc nhau. Tuy nhiên, các đô thị vệ tinh được xây dựng theo mô hình đô thị chức năng nhằm giảm gánh nặng cho đô thị trung tâm, và được liên kết, hỗ trợ lẫn nhau bằng một khuôn khổ pháp lý thuận lợi.
    Khi các đô thị quyết định gộp lại nhằm cùng thực thi một số nhiệm vụ nào đó, như thu dọn và xử lý rác, cấp thoát nước, giao thông công cộng, hay cùng xây dựng 1 chiến lược, dự án phát triển, quy hoạch và chỉnh trang đô thị, các đơn vị này có thể lập ra các "Cơ quan công quyền về hợp tác liên đô thị " mà thành viên được cử từ đại diện của các đô thị thành viên. Mô hình này đã đựoc nhiều nước áp dụng thành công như Pháp, Bỉ, Canada...
    Có một nghịch lý tại các nước châu Phi - trình độ phát triển tương đương Việt Nam hiện nay: Các thành phố được mở rộng cùng lúc với việc ?onông thôn hóa? chính nó là do chất lượng cuộc sống giảm. Một bộ phận lớn dân cư đô thị có chất lượng cuộc sống không khác gì dân cư ở nông thôn và đặc biệt là họ vẫn làm các công việc liên quan đến nông nghiệp.( Đây là viễn cảnh có thể nhìn thấy được nếu Hà nội nay mai được mở rộng theo đề án đang đệ trình)
    Những đô thị khổng lồ đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều ở châu Mỹ Latinh, châu Á. Do các quốc gia đã để quá trình đô thị hóa diễn ra tự phát mà không có chiến lược quy hoạch phù hợp (bằng cách sử dụng những kinh nghiệm của các quốc gia Tây Âu trong việc hoạch định chính sách sử dụng đất đai, quy hoạch và chỉnh trang đô thị, quản lý và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đô thị hoá), dẫn đến các thành phố đã phình ra quá cỡ trong khi kết cấu hạ tầng yếu kém không thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cư dân đô thị. Những vấn đề mà các quốc gia này đang phải đối mặt là dân số tập trung quá lớn vào một vài đô thị, gây áp lực về việc làm dẫn đến khoảng cách chênh lệch về giàu nghèo cao, nhà ở, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, giao thông yếu kém.
    Các Megacity (siêu đô thị) chủ yếu hình thành tại các nước nghèo. Nguyên nhân là những nước này không có phương tiện tài chính cũng như kinh nghiệm để xây dựng hệ thống hạ tầng vươn ra các vùng xung quanh, trong khi tốc độ nhập cư của dân nông thôn quá nhanh, cộng với năng lực quy hoạch kém, tham nhũng, v.v... Vì thế, cơ sở hạ tầng đã kém lại càng quá tải, trong khi dân cư lại vẫn tiếp tục đổ về các thành phố lớn.
    Các thành phố thêm một phình to ra trong khi chất lượng cuộc sống không được cải thiện và khoảng cách giàu nghèo ngày một đào sâu thêm. Đó là cái vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt.
  6. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    2. Về những tác động của quá trình mở rộng Hà Nội theo đề án của chính phủ.
    - Mở rộng địa giới hành chính có ích gì, khi những độc lực giúp cho một đô thị phát triển chính là nội lực và cơ chế, cùng với khả năng quản lý của bộ máy hành chính ở đô thị đó?
    Nếu như mở rộng địa giới hành chính, chúng ta có thể hình dung như một người đã bày bừa căn phòng của mình rồi muốn có thêm căn phòng rộng ra, hi vọng thoáng đãng hơn, nhưng thực ra, nếu anh ta không dọn ngăn nắp lại căn phòng của mình, thì căn phòng mới có rộng ra rồi anh ta cũng lại bày bừa ra mà thôi.
    - Mở rộng địa giới hành chính Hà nội, những giá trị văn hoá của các vùng giàu truyền thống như Hà Tây, Sơn Tây có nguy cơ bị mai một. Không ai bỏ tiền cho từng người dân để giữ văn hoá của họ, khi mà đất của họ đã trở thành đất Hà Nội, họ có quyền được như chính " người Hà Nội" - đô thị hoá một cách cưỡng bức .Tất yếu là chúng ta sẽ có một đô thị " nhà quê" tại các vùng quê truyền thống. Không màu xanh, không ra nông thôn, mà cũng chả văn minh như thành phố. Tỷ lệ nông dân không có việc làm chắc chắn sẽ tăng do bán đất ruộng. Các vấn đề xã hội sẽ nảy sinh. .. Đó là những thực tế mà những ai có đầu óc suy lụân, đối chiếu với trình độ quản lý và bối cảnh hiện nay của Việt Nam thì sẽ hình dung ra ngay được.
    - Nếu trước tiên Hà Nội làm tốt nhiệm vụ của mình, là tổ chức sao cho ra một Thủ đô văn minh, ngăn nắp sạch sẽ, thì hẳn sẽ dễ hơn, khi đó, các thành phố và tỉnh lân cận sẽ đảm nhận các vai trò về kinh tế , giúp giảm gánh nặng cho Thủ đô.
    -Con người, bản chất rốt ráo họ cũng như con vật về bản năng sinh tồn, bản năng " kiếm ăn ". Nơi nào có chỗ cho sự phát triển, thì nơi đó nguời ta sẽ đến, mà chả cần phải khoác áo Thủ đô hay bất kỳ cái gì. Vậy tại sao chúng ta không thu hút đầu tư cho các tỉnh này để phát triển kinh tế vốn đã là tiềm năng của họ?. Hơn nữa, do không thay đổi về địa giới hành chính, chúng ta sẽ tránh được một cuộc khủng hoảng về bất động sản mà suy cho cùng những cuộc khủng hoảng này chỉ có lợi cho giới đầu cơ đất.
    - Hà nội là Thủ đô của cả nước , thẳng thắn mà nói bộ mặt của Thủ đo vẫn còn chưa sáng sủa lắm, chưa nói gì đến sánh cùgn các nước trong khu vực. Sau khi sát nhập thì bộ mặt của "Thủ đô pha nông thôn" sẽ như thế nào đây??
    Nếu như coi việc mở rộng Thủ đô là khoác tên mới cho các miền đất cũ để phát triển kinh tế, thì hoá ra chúng ta thừa nhận sự phát triển chỉ mang tính hình thức và bề nổi. Cũng có nghĩa là thừa nhận căn bệnh ưa hình thức sáo rỗng , và chấp nhận ủng hộ nó như một chân lý đúng đắn.?
    3.Về mặt quản lý đô thị .
    Về diện mạo đô thị, thì các tỉnh luôn lấy Hà Nội làm tấm gương, những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của Hà Nội đã và đang để lại dấu ấn trên các miền quê. Vì vậy, việc đô thị hoá theo hướng chọn lọc và văn minh cho Thủ đô là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, không những tạo ra bộ mặt đô thị chỉn chu cho chính Thủ đô (vai trò của một quốc gia trong quan hệ quốc tế) mà còn tạo ảnh hưởng lên các vùng lân cận (vai trò đô thị trung tâm của quốc gia).
    Hiện nay Hà Tây chưa sát nhập vào Hà Nội mà giá đất trên địa bàn đã lên rất cao, do giới đầu cơ nhà đất đẩy lên. Đó là một sự bất hợp lý, và sự bất hợp lí này sẽ được nhân lên khi việc sát nhập chính thức được thông qua. Đó là một thực tế không thể phủ nhận. Nạn nhân của một tương lai bất ổn ấy chắc chắn không phải những người đầu cơ, càng không phải là cán bộ trong bộ máy chính quyền sẽ hình thành, trách nhiệm đương nhiên cũng sẽ không nằm lên vai những người xây dựng nên đề án này, mà những người thiệt thòi chính là những người dân nghèo.
    Mục đích của đô thị hoá hay bất cứ tiến trình cải biến xã hội nào cũng là nâng cao đời sống nhân dân và giảm sự chênh lệnh về mức sống giữa các tầng lớp dân cư. Vậy thì mục đích này sẽ không đạt được với một đề án chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng trên phương diện các tác động xã hội và văn hoá.
    Ngoài ra, việc yếu kém về mặt quản lý đất đai chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho tham nhũng gia tăng. Nạn nhân cũng lại chính là những người dân nghèo, còn những ai được hưởng lợi thì đã rõ.
    Nếu như nghiên cứu mở rộng địa giới Hà Nội là một quá trình nghiêm túc và kĩ luỡng thì phải thấy rõ kết quả chưa nên mở rộng Hà Nội quá rộng trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện quản lý hành chính và công tác quy hoạch ngay chính tại Hà Nội mà người lạc quan nhất cũng thấy là quá yếu kém. (Xây dựng trái phép, nhà cao tầng vượt chiều cao ngay chính ở khu không được phép, ô nhiễm khói bụi, tắc đường, quy hoạch treo...)
    Hãy là Thủ đô thật gọn gàng, văn minh, để Hà Nội là hình mẫu cho cả nước về xây dựng và quy hoạch đô thị. Để cả nước hướng về Hà Nội với niềm tin yêu và hi vọng.
    Nếu nhập Hà Tây và các khu vực lân cận vào địa giới Hà Nội, mà mật độ xây dựng ở nội thành vẫn giữ nguyên thì không thể có hệ thống giao thông thuận lợi. Không thể diễn giải rằng mở rộng địa giới hành chính Hà Nội thì mới có giao thông thuận tiện. Giao Thông của Hà Nội thực chất vẫn là thế. Chỉ có thể giảm mật độ tham gia giao thông bằng cách san sẻ gánh nặng về dân số thông qua hình thức thu hút lao động vào các thành phố vệ tinh. Hà nội sẽ thiên về chính trị văn hoá hơn là kinh tế.Tại sao nhiều quốc gia nhiều quốc gia với Thủ đô diện tích nhỏ hẹp và hệ thống giao thông nội đô vẫn là của hàng trăm năm trước đây (không cơi nới để bảo tồn các di sản kiến trúc) nhưng nạn tắc đường rất hiếm khi xảy ra? Bởi vì chính quyền các nước này có chính sách lâu dài và hợp lý nhằm khuyến khích giảm tải dân cư trong nội thị bằng cách xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện kết nối Thủ đô cũ với các thành phố vệ tinh đơn chức năng (thương mại, du lịch, công nghiệp, khoa học...). Thậm chí một số quốc gia như Pháp, trụ sở các tập đoàn lớn không nằm ở Thủ đô mà ở các thành phố vệ tinh, hơn thế nữa là tại các tỉnh lân cận.
    Qua bản đề án sơ lược của Bộ xây dựng trình Quốc hội, cùng với những bức xúc của đông đảo tầng lớp trí thức và nhân dân về vấn đề mở rộng thủ đô, dường như những người có thẩm quyền đang vô tình hay cố ý lờ đi việc quy hoạch vùng thủ đô khác với mở rộng địa giới hành chính, kèm theo đó cố gắng tô vẽ những ước mơ khó có thật trong thời điểm hiện nay, và hơn nữa phớt lờ những nghiên cứu nghiêm túc cũng như đóng góp của đông đảo các nhà chuyên môn và những người quan tâm đến tương lai của thủ đô Hà Nội.
    Mong rằng những người làm quy hoạch có thẩm quyền học tập và kế thừa những bài học của các quốc gia đã trải qua giai đoạn phát triển như Việt Nam, đặc biệt là các quốc gia châu Âu với trình độ quản lý khoa học, chuyên nghiệp và bài bản, cũng như rút ra những bài học đắt đỏ mà các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philipin đã và đang phải trả giá do để hình thành các siêu đô thị Megacity. Không cần và không nên mở rộng Hà Nội một cách lấy được.
    Hà nội là Thủ đô của cả nước, thẳng thắn mà nói bộ mặt của Thủ đo vẫn còn chưa sáng sủa lắm, chưa nói gì đến sánh cùng các nước trong khu vực. Sau khi sát nhập thì bộ mặt của "Thủ đô pha nông thôn" sẽ như thế nào đây??
    Nguyễn Quân, Toulouse, France
    Phùng Trung Hậu, Kts, Barcelona, Spain
    Nguyễn Lê Minh, Kts, Mexico Citi, Mexico.
  7. imsilicat

    imsilicat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
  8. raudaiday

    raudaiday Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2008
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    em ko thể hy sinh máu xương để bảo vệ Đờ và Ch Phờ được !
  9. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết của tác giả : Ý tưởng nhà ở trên đường.
    Mở rộng Thủ đô bằng không gian ba chiều
    Thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta nằm trong xu hướng chung của tất cả các nước trên thế giới trước vấn đề bùng nổ dân số và tăng trưởng nóng về kinh tế. Nhu cầu về nhà ở, việc làm, phương tiện đi lại, cái ăn, cái mặc, các nhu cầu an sinh xã hội? đang là bài toán hóc búa và cấp bách, song cũng cần có những cái nhìn bình tĩnh và lạc quan. Trong ?ocái khó sẽ ló cái khôn?, đây cũng là cơ hội mà lịch sử đang dành cho các nhà khoa học cống hiến cho đất nước.

    Vấn đề mở rộng Thủ đô cùng ý tưởng thuê chuyên gia nước ngoài quy hoạch đang gây quan tâm đối với các nhà khoa học, tác động trực tiếp đến mọi người dân cả nước.
    Xin hãy nhìn ra thủ đô các nước để thấy và hiểu, nhiều nước giàu cũng ?okhóc? trước những bất cập trong kiến trúc. Những thủ đô tua tủa nhà chọc trời đã phải ?okêu trời? vì lún mà vẫn thiếu chỗ ở. Nhiều thủ đô với những khu nhà cao tầng hiện đại nhưng không xa đó là khu nhà ổ chuột rộng lớn. Vì thế, những hy vọng về ?ophép màu? thuê chuyên gia nước ngoài quy hoạch Thủ đô càng khó khăn hơn.
    Đô thị hóa, sa mạc hóa trên thế giới đang ?ophi mã? cho thấy sự bế tắc do những giải pháp không gian kiến trúc truyền thống đã lộ rõ bất cập, gây thiếu hụt trầm trọng quỹ đất, biến đổi khí hậu và đe dọa thiếu đói toàn cầu.
    Lúc này, phải có cái nhìn thật bình tĩnh, chúng ta mới tìm được những bất cập trước khi giải bài toán cho Thủ đô.
    Xưa nay, tác nghiệp quy hoạch đều chỉ diễn ra trên bề mặt vỏ trái đất, thực chất đó là ?ovẽ? trên mặt phẳng hai chiều. Các thông số đưa ra trong các quy hoạch hầu hết chỉ là những con số diện tích. Đó là diện tích đường sá, diện tích nhà ở, cây xanh, mặt nước?
    Các thông số này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên hiệu ứng ?osóng dồn?: đường mở ra đến đâu, nhà mọc lên đến đó, nhà có ở đâu, đường phải kéo đến đó? Mọi nhu cầu về lương thực, rau xanh, nhà ở, làm việc, học tập, chữa bệnh, đi lại, thể thao, kho tàng, nhà máy, chợ búa, sân bãi đậu xe, bãi xử lý rác, kênh rạch? hàng trăm thứ đều được ?ovẽ? ra trên không gian hai chiều làm cho quỹ đất của các đô thị và nông thôn nhanh chóng cạn kiệt.
    Cách đây chỉ hơn 10 năm, Thủ đô còn là ?olàng lúa, làng hoa? mà giờ đã chật như nêm cối, ngột ngạt trong các khối bê tông cốt thép, chỉ cần một trận mưa vừa là đường phố đã biến thành sông...

    Tắc đường - chuyện thường ngày ở HN.
    (Ảnh dothi.net)

    Với diện tích 921km2, Thủ đô của đất nước 85 triệu dân không phải là quá hẹp. Người Việt Nam có câu ?okhéo ăn thì no, khéo co thì ấm?. Chúng ta đang chật hẹp trong tình thế cạn kiệt quỹ đất trong khi còn để lãng phí rất lớn không gian. Vì vậy, tìm lời giải cho Thủ đô hôm nay không phải trên bài toán phẳng mà phải là bài toán không gian ba chiều. Không gian là tài sản, mỗi tấc khối tích không gian của Thủ đô vẫn là ?otấc vàng?.
    Tất nhiên, chúng ta cũng phải tránh sai lầm của một số Thủ đô các nước đua nhau ?onhà chọc trời? chơi vơi thách thức với thiên nhiên hay đua nhau những tầng ngầm, công trình ngầm, tàu điện ngầm trong lòng đất ẩm thấp tối tăm, mất an toàn.
    Chúng ta cần khai thác không gian Thủ đô một cách hợp lý thì ?ochiếc áo chật? của chúng ta sẽ cao, rộng hơn. Phép tính trong không gian là cấp số nhân của bài toán phẳng, đó là cách để chúng ta không ngốn thêm quỹ đất, để thế hệ chúng ta không phải mang tiếng ?ovay mượn tài sản của con cháu?!
    Là những người mang sứ mệnh vinh quang tổ chức không gian sống cho toàn xã hội, trách nhiệm của các KTS là phải làm sao cải thiện được môi trường sống cho Thủ đô bằng cách cải thiện được diện tích ở, làm việc trên mặt đất ẩm thấp, ngập úng nhiều bụi bặm lên một không gian cao ráo, thoáng mát, sáng sủa hơn để có thêm diện tích cho việc mở rộng đường sá và có nhiều công viên cây xanh. Đó chính là bài toán không gian ba chiều.
    Phân bố chức năng theo độ cao, quản lý khai thác khối tích không gian hợp lý để có không gian ở, làm việc, giải trí an toàn và kinh tế để đáp ứng nhu cầu. Chọn đặt hệ thống giao thông công cộng ngay trên mặt đất mà không phải chui xuống các ?otầng địa ngục? hay phải treo trên cao vừa mất an toàn, vừa không kinh tế và làm ô nhiễm không gian, gây lãng phí không gian. Chọn độ cao các công trình hợp lý để đảm bảo chịu lực, chống lún nhưng đạt hiệu quả cao về khai thác khối tích và có dự trữ không gian cho mai sau.
    Nằm giữa thảm xanh của đồng bằng Bắc Bộ mang nền văn minh của dòng sông đỏ nặng phù sa, không gian Hà Nội đầy sinh khí ***g lộng, xanh trong. Hướng mở cho Thủ đô là trong không gian, nên coi đó là một cách giải gãy gọn!
    Một Thủ đô hiện đại văn minh mang giá trị lịch sử văn hóa phải là một hòn ngọc tinh tú có môi trường sạch, xanh trong một không gian cân đối giữa bề rộng mà gọn gàng ngăn nắp trật tự với độ cao bề thế xứng tầm chủ động dự trữ cho tương lai bằng quỹ không gian hợp lý.
    Thành phố sông Hồng là hy vọng lớn cho Thủ đô, song vẫn đang đối mặt với thách thức. Thảm hoạ New Orleans trong cơn bão Katrina năm 2005 tại Mỹ cảnh báo cho những biến đổi bất thường của khí hậu. Sông Hồng cuồn cuộn năng lượng, hung dữ gấp nhiều lần sông Hàn. Đó cũng là bài tóan đầy hóc búa.

    Phát triển không gian ba chiều là lời giải cho
    bài toán Thủ đô. (Ảnh saigonreview.com)

    Bằng tác nghiệp quy hoạch không gian ba chiều, chúng ta sẽ có một thành phố ở độ cao an toàn, tránh làm biến dạng dòng chảy để thực hiện sống chung với lũ, vừa cao ráo, thoáng mát, an toàn, vừa tiết kiệm không gian để có khối tích đủ chỗ ở và làm việc cho 2-3 triệu dân mà không phải là 95 vạn như quy hoạch hai chiều chứa đựng yếu tố mất an toàn đe dọa cả trung tâm Thủ đô. Có như vậy, chúng ta mới có một thành phố sông Hồng thực sự hiện đại, văn minh, vừa sạch, xanh giữa một vùng lúa, vùng hoa trong quần thể kiến trúc Thủ đô.
    Người Ả rập, Ấn Độ và Mỹ coi ?ođất đai là tài sản vay mượn của con cháu?. Người Hà Lan coi ?omất đất còn tồi tệ hơn phá sản?. Báo cáo của UNEP về suy thoái đất toàn cầu cho rằng ?oMặc cho những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vĩ đại, con người hiện tại phải sống dựa vào đất?. Gần đây nhất, tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã đưa ra danh sách 37 quốc gia lâm vào khủng hoảng do giá lương thực thực phẩm tăng cao trong đó có Việt Nam, cảnh báo các quốc gia này có thể không đủ khả năng giải quyết những vấn đề cấp bách như thiếu lương thực, nạn đói và bất ổn xã hội.
    Nằm trong nền văn minh lúa nước, không ai quý đất bằng chính người Việt Nam. Hai vùng đồng bằng châu thổ là những ?obờ xôi ruộng mật? cần phải được bảo toàn, đó là cái ?odạ dày? không hề coi là ?othực dụng? phải được đưa vào trong ?obài toán? Thủ đô.
    Chiếm lĩnh không gian, khai thác không gian sẽ là lối thoát duy nhất cho nhân loại trước vấn đề biến đổi khí hậu, giảm thiểu sa mạc hóa để đảm bảo đất đai cho an ninh lương thực.
    Việt Nam đã phóng thành công vệ tinh Vinasat để xác lập chủ quyền và thực hiện khai thác không gian vũ trụ trong khi chúng ta đang lãng phí một quỹ không gian rất lớn ngay trên tầm cao của Thủ đô xanh trong lộng gió thời đại.
    Thế giới đang nói rất nhiều về ?ophát triển bền vững?, ?okiến trúc xanh?, ?okiến trúc bền vững?... Là một dân tộc ngoan cường, thông minh, sáng tạo, có lòng tự tôn dân tộc thì những người tiên phong giải ?obài toán? cho Thủ đô không phải trông chờ, lệ thuộc vào bên ngoài mà là các KTS Việt Nam.

    Phố cổ Hà Nội được tái hiện bằng công nghệ đồ họa 3D (Ảnh minh họa: 3DHanoi)
    Tinh hoa trí tuệ trong những đề tài tiến sĩ khoa học, những sáng tạo được ?ođăng quang? của các kiến trúc sư ở Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư VN, Tổng Hội Xây dựng VN, các viện nghiên cứu kiến trúc và quy hoạch, các trường ĐH kiến trúc ?" xây dựng, các đơn vị tư vấn trong toàn quốc... cần phải được nhanh chóng thể hiện, áp dụng vì một Thủ đô văn minh, hiện đại xứng tầm với một bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến.
    Đó là lời giải cho bài toán Thủ đô!
    Trần Đình Bá
    (VietnamNet)

  10. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Hahaha...buồn cười đé0 tả. Ẩm ẩm cái con mẹ nó ý, tàu điện ngầm là một phương tiện mà giải quyết rất hiệu quả cho vấn đề giao thông đô thị, di chuyển nhanh, chạy bằng điện nên không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cao.
    Lịt mẹ cái thằng Bá này , được cái giải thưởng phò bắt đầu bi bô, bài viết dùng toàn những từ ngữ sáo rỗng, nội dung thì chả ra cái con kặt gì cả, ngu như con tró. Bọn vietnam.net công nhận đểu.

Chia sẻ trang này