1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mở rộng thủ đô- Hoàng đế cởi truồng- KTS Hoàng Phúc Thắng

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi TEU, 13/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Anh chả biết, biết chả dám kể, đại để là ngày xửa ngày xưa có 1 ông vua tên là 3, đã có ý định dời đô nhưng bất thành và ngày nảy ngày nay có 1 ông tể tướng cũng tên là 3, cũng có âm mưu tương tự. Kết quả thế nào xem hồi sau sẽ rõ...
  2. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Đại để là "BA" đã bảo, đứa nào cãi là hỗn! Tát vào mặt, đạp vào bụng!!!
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 23/05/2008
  3. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Thằng hàng xóm đểu
    Địa - Chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược của các nước lớn, các nước lớn lại hoạch định lại các nước nhỏ, vậy nên, cho đến thời điểm này, Địa - Chính trị vẫn luôn đóng vai trò quan trọng sống còn đối với mỗi quốc gia.
    Thằng hàng xóm đểu của chúng ta không từ thủ đoạn bẩn thỉu nào để phá hoại mấy anh láng giềng. Mấy con quái vật như Khơ me đỏ, Bắc Triều tiên là một ví dụ về Học thuyết đối ngoại của TQ.
    Với VN, họ vẫn tiếp tục quấy rối và không ổn định đường biên giới trên biển cũng như trên bộ. Hàng lậu được chính quyền địa phương tạo điều kiện "vượt biên" sang VN. Bẩn thỉu hơn cả là việc in tiền giả để tăng lạm phát ở VN vào thời gian trước, khi ta còn dùng tiền giấy. Tiền polyme đã giải quyết được một thời gian vấn nạn này, nhưng tới nay, chắc được chính quyền TQ ngầm tài trợ, tiền giả polyme đã được in và tuồn sang VN với chất lượng gần như thật. Nếu không được đầu tư và bảo trợ, chắc chắn đám in tiền lậu không thể làm được việc này.
    Nói về Hà Nội
    Vòng xoáy Đô thị.
    Các hoạt động căn bản của người dân Hà Nội như: Nơi ở, Nơi làm việc, Dịch vụ, Giao thông đã hình thành một vòng xoáy tác động tiêu cực đến cuộc sống và hoạt động của HN. Từ việc diện tích hạ tầng thấp, 6% diện tích đô thị, cùng với chính sách phát triển nhà kiểu Nhà nước và Nhân dân cùng làm vào đầu những năm 90 thế kỷ XX đã đem đến sự phát triển bùng phát của xe máy, một phương tiện giao thông cá nhân phù hợp với cuộc sống người dân vì tính cơ động cao. Với phương tiện này, người dân chỉ có thể di chuyển tối đa 30 - 40 km/ ngày (tính trung bình cho các lứa tuổi và giới tính). Như vậy, khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc khoảng 12 - 15 km, quãng đường chênh lệch còn lại được dùng cho một số mục đích di chuyển khác. Khoảng cách này quyết định lựa chọn của người dân trong việc mua/thuê nhà ở. Nơi làm việc, lựa chọn các dịch vụ công thiết yếu như Y tế, Giáo dục. Mỗi khi mua nhà, người dân phải tính xem mình sẽ đi đến nơi làm như thế nào, gần bệnh viện nào, con học ở trường nào, mua đồ ở chợ nào... tất cả đều được tính toán với cự ly di chuyển hợp lý dựa vào cái xe máy. Chính lựa chọn này của người dân đã đem đến sự tập trung dân cư rất cao trên một diện tích hẹp là 4 quận nội thành cũ của Hà Nội, sau được mở rộng ra một số huyện. Hệ quả là giá đất tăng rất cao, xe máy bùng phát, các cơ sở Y tế, Trường học (các cấp) đều quá tải, giao thông tắc nghẽn, hạ tầng kỹ thuật quá tải, môi trường xuống cấp, giá cả hàng thiết yếu cao, chợ cóc, chợ di động, nhà siêu mỏng, siêu méo... và rất nhiều vấn nạn khác.
    Cũng vòng xoáy này lại buộc các Nhà đầu tư phải lựa chọn địa điểm phát triển các dự án Kinh doanh cũng như Nhà nước phát triển các dự án Xã hội. Các toà nhà văn phòng phát triển trên nền hạ tầng cũ vì cơ hội cho thuê lớn hơn nhiều khi xây ở xa. Các bệnh viện, trường học phá bỏ diện tích cây xanh để xây chen thêm diện tích, phục vụ các hoạt động đang bị quá tải (Bach mai, Việt Đức, Sanh pôn...). Người dân càng không thể rời xa trung tâm thành phố, nơi có công ăn việc làm tốt. Gia đình được chăm sóc y tế ở nhưng nơi tốt nhất có thể, con được học trong các ngôi trường có trình độ giáo viên tốt (cơ sở vật chất thì ngày càng tồi tàn hơn).
    Con đường đắt nhất hành tinh.
    Hà Nội đem đến kỷ lục tầm Thế giới khi xây con đường có giá trị hơn 40 triệu USD/Km đường. Giá xây lắp khoảng 1 triệu, còn lại khoảng 40 triệu cho đền bù giải phóng mặt bằng. Số tiền ngân sách này, từ nguồn thu thuế, đã đem đến món lợi cho chỉ vài trăm hộ dân mặt phố khu vực đó khi họ cho thuê nhà với giá rất cao. Đây là một món đầu tư cực kỳ vô lý khi tiền của vài triệu người được làm lợi cho vài trăm hộ dân. Đây là cái giá Hà Nội phải trả cho việc phát triển giao thông mà thật sự không giải quyết được nạn ùn tắc vẫn diễn ra hàng ngày, thậm chí ngày một nhiều hơn.
    Lựa chọn nào cho Hà Nội
    1. Bộ máy Hành chính TW ở lại thành phố cũ, các hoạt động đầu tư Kinh tế, Xã hội phát triển ra xa để giảm tải cho dân cư độ thị. Ta có lời giải Hà Nội là Hà Nội với các hoạt động phi kinh tế.
    2. Bộ máy hành chính TW và các hoạt động đầu tư Kinh tế, Xã hội phát triển ra vùng đất mới, để lại hiện trạng HN như hiện nay. Ta có lời giải Hà Nội + Hà Tây.
    Lựa chọn nào đi chăng nữa, cái đích để giải quyết vấn đề là hàng triệu người dân Hà Nội sẽ sống trong môi trường đạt tiêu chuẩn, bao gồm Nhà ở, Nơi làm, Dịch vụ, Giao thông hiện đại, thuận tiện, với chi phí hợp lý nhất với hoàn cảnh kinh tế của đất nước. Thành phố cần tăng sức cạnh tranh, phát triển theo hướng các hoạt động Dịch vụ, Nghiên cứu phát triển, Giáo dục... có trình độ cao, đem đến giá trị gia tăng cao cho thành phố.
    Cái chính là Khoa học có thể bị lợi dụng và làm mọi việc trở nên méo mó. Lúc đó lựa chọn nào cũng có thể hỏng.
    Hà Nội đêm mất ngủ.
    Dinerless,
    Được dinerless sửa chữa / chuyển vào 04:36 ngày 24/05/2008
  4. imsilicat

    imsilicat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Bài của anh Không-Có-Bữa-Tối hay quá. Nhiều người cũng đồng quan điểm đó của anh. Em vote.
    Ở TPHCM thì méo mó rồi. Hơn 2000 km2 mà kẹt xe như điên.
    Được imsilicat sửa chữa / chuyển vào 05:48 ngày 24/05/2008
  5. newbvn

    newbvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bác diner rất tâm huyết, nhưng 2 phương án, bác chả chọn phương án nào , cảm giác rất ngập ngừng.
    Khoa học chỉ là công cụ , còn dùng nó thế nào, phải là tay người cầm.
    Theo tôi vấn đề ở đây là cần có một bước phân tích cần thiết cho việc mở rộng thủ đô, nếu thuyết phục, cớ gì nhân dân và quốc hội không thông qua...hãy giải thích bằng khoa học...đâu phải giải thích bằng "địa chính trị" để tránh các vấn đề tế nhj khác (vì có làm thế, đại bộ phận nhân dân cũng cóc hiểu, chỉ mấy ông trí thức hiểu với nhau thôi)
    Sắp tới bác Mạnh mò sang TQ thăm anh cả, vậy có liên hệ gì giữa chuyến đi này và quy hoạch mở rộng thủ đô không ? Liệu điều này thể hiện chúng ta đội ngoại tốt nhưng đối nội có vấn đề...Hay nhà nước coi nhân dân là "con đỏ" nên thích làm gì thì làm
    Được newbvn sửa chữa / chuyển vào 10:22 ngày 24/05/2008
  6. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Bạn Đói ăn viết tốt nhỉ . Đã viết thì viết cho trọn vẹn đi
  7. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Mô hình nào cho các đô thị đang trên đà mở rộng của Việt Nam ?
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia thì mở rộng địa giới các đô thi vốn có là xu thế tất yếu, tuy nhiên việc mở rộng địa giới hành chính của các đô thị vốn có cũng gặp không ít trở ngại, đặc biệt là thách thức về việc giảm bớt sự chênh lệch về phát triển giữa khu vực mới và cũ trong cùng một đô thị cũng như giữa các trung tâm đô thị với nhau.
    Từ những năm 1960, việc đô thị hoá diễn ra nhanh chóng tại nhiều quốc gia kèm theo đó là những thách thức liên quan giao thông, rác thải đô thị, ô nhiễm môi trường, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị đông đúc và quy hoạch kém?buộc chính quyền phải chuyển đối chiếc lược quy hoạch đô thi bằng cách xây dựng các thành phố mới (được quy hoạch một cách hệ thống hơn) xung quanh các đô thị vốn có nhằm giảm thiếu việc tập trung các thành phố lớn và cố gắng tạo nên nhiều trung tâm đô thị trên toàn quốc thay vì quá tập trung vào một vài thành phố lớn như trước đây. Có thể thấy chính sách này được áp dụng ở nhiều nước. Ví dụ tại Anh chính quyền xây dựng thành phố Crawley và Milton Keynes gần London, Poundberry gần Dorset. Tại Pháp Villeneuve- d?TAscq ở ngoại vi Lille, l?TIsle d?TAbeau gần Lyon, Ouest Provence ở ngoại ô Marseille. Đặc biệt tại Pháp để giảm gánh nặng tập trung cho thủ đô Paris, người ta cho xây dựng thêm 5 đô thị vệ tinh ở vùng phụ cận gồm Cergy-Pontoise, Évry, Marne-la-Vallée, Sénart et Saint-Quentin-en-Yvelines,
    Để giải quyết những khó khăn do việc mở rộng địa giới hành chính một cách máy móc, xu thế của quy hoạch đô thị hiện đại là phát triển các đô thị vệ tinh nhằm san sẽ bớt gánh nặng cho các đô thị sẵn có và góp phần giảm bớt sự chênh lệch về phát triển giữa các khu vực lãnh thổ khác nhau. Tuy nhiên điều này cũng cũng gặp không ít thách thức, trước hết là chính sự phân tán các đô thị sẽ gây ra những khó khăn về mặt quy hoach cũng như quản lý. Vấn đề đặt ra là tìm kiếm một hình thức hợp tác phù hợp giữa các đô thị vệ tinh và đô thi trung tâm.
    Quy hoạch đô thị phải được đặt trong tổng thể chính sách quy hoach lãnh thổ nói chung, đặc biệt với quốc gia có phần lớn dân cư vẫn sống ở nông thôn như Việt Nam. Theo đó quy hoạch lãnh thổ là tổng hợp các hoạt động được khởi xướng và điều hành bởi nhà nước nhằm liên kết các khu vực lãnh thổ với mục tiêu phát triển kinh tế, phân bố lại dân cư, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc, dần tiến tới xóa bỏ sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng lãnh thổ khác nhau. Trong đó mục tiêu giảm bớt và dần tiến tới xóa bỏ sự chênh lệch giữa các khu vực, tạo ra sự phát triển hài hòa và bền vững của toàn bộ lãnh thổ quốc gia phải luôn được chú trọng.
    Công tác quy hoạch lãnh thổ nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng là một hoạt động phức hợp cần sự tham gia tích cực của các nhà hoạt định chính sách từ địa lý, kinh tế, khoa học pháp lý, sinh thái học, nhân chủng học, chính trị học, xã hội học? Trong đó, việc xây dựng một hệ thống pháp luật làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách về quy hoạch lãnh thổ cũng như giải quyết các vướng mắc trong quá trình dây dựng và chỉnh trang đô thị đóng một vai trò quan trọng.
    Sau đây là một vài kinh nghiệm từ nước Pháp
    Pháp từ trước tới nay tập trung phát triển đô thi quanh khu vực thủ đô Paris và vùng Ile de France, khu vực này có diện tích 12000 km² (1/40 diện tích nước Pháp) nhưng chiếm tới 1/5 dân số cả nước (12 triệu người). Trong vùng Ile de France thì chỉ riêng Paris và khu vực phụ cận đã chiếm tới 90 % dân số của cả vùng trong khi chỉ chiếm 20% diện tích. Việc tập trung quá đông dân cư trên một khu vực lãnh thổ nhỏ hẹp tạo ra không ít khó khăn cho các nhà quản lý đô thi, đặc biệt là nạn ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí do một lượng lớn hàng triệu xe hơi gây ra. Tránh mắc lại những hạn chế do việc quy hoạch theo mô hình « siêu đô thị » từ mấy chục năm nay các nhà quy hoạch Pháp tập trung phát triển mô hình đô thị vệ tinh quanh các trung tâm đô thị vốn có, xem đây là chiến lược hợp lý và mang tính bền vững nhằm giảm bớt áp lực và gánh nặng về dân cư, nhà ở và giao thông cho các đô thị lâu đời của Pháp, đồng thời tạo điều kiện giảm dần sự chênh lệch về phát triển giữa các khu vực lãnh thổ.
    Vấn đề đặt ra trong việc xây dựng các thành phố vệ tinh không chỉ là xây dựng một hệ thống giao thông và giao thông công cộng liên đô thị nối kết chúng lại với nhau (Như một số ý kiến gần đây trên các báo chí Việt nam, ví dụ ý kiến của tác giả Nguyễn Đỗ Dũng từ Canada, TT ngày 01/04) mà tổng thể và đồng bộ hơn cần một khuôn khổ pháp lý phù hợp để liên kết các thành phố vệ tinh với đô thị trung tâm nhằm tận dụng và phát huy được thế mạnh của mỗi đơn vị lãnh thổ. Bởi vì ngay tại một nước phát triển và có ngành quy hoạch phát triển lâu đời như Pháp thì các xã phường nhỏ cũng thiếu phương tiện cần thiết để đảm bảo các nhiệm vụ ngày càng trở nên phức tạp và chi phí cao.
    Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa các đô thi trung tâm và các đô thi vệ tinh quanh nó, những năm gần đây tại Pháp thường sử dụng thuật ngữ « hợp tác liên đô thị » (intercommunalité hay coopération intercommunale), vốn được manh nha hiện từ cuối thế kỉ 19, hình thức hợp tác liên đô thị đươc chú trọng phát triển từ đầu những năm 90, đặc biệt là trong khuôn khổ luật ngày 6 tháng 2 năm 1992. Trong vòng 10 năm sau đó, hình thức quản lý này có được một chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị, với sự tiếp sức của luật Chevènement ngày 12 tháng 7 năm 1999 về đơn giản hóa phương thức hợp tác và liên kết chuỗi đô thị.
    Dưới góc độ pháp lý thì các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh vẫn là các đơn vị hành chính độc lập, có thẩm quyển riêng biệt (hệ thống hành chính của Pháp là phân quyền và tản quyền, khác với hình thức tập quyền của hệ thống hành chính Việt Nam), vấn đề đặt ra khi phát triển hình thức đô thị vệ tinh là tạo ra một khuôn khổ pháp lý thuận lợi và hiệu quả cho sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh.
    Khi các đô thi quyết định gộp lại nhằm cùng thực thi một số nhiệm vụ nào đó, như thu dọn và xử lý rác, cấp thoát nước, giao thông công cộng, hay cùng xây dựng 1 chiến lược, dự án phát triển, quy hoạch và chỉnh tranh độ thị, các đơn vị này có thể lập ra các « cơ quan công quyền về hợp tác liên đô thị » mà thành viên được cử từ đại diện của các đô thị thành viên.
    Như vậy có thể thấy, thẩm quyển mà các cộng đồng liên đô thị được thực thi khá đa dạng :Thu dọn và xử lý rác thái, cấp thoát nước, giao thông công cộng, quy hoach và chỉnh trang độ thị, xây dựng đường sá, nhá ở, các công trình văn hóa và thể thao?. Hình thức hợp tác liên đô thị này thực tế giải quyết được những khó khăn về quản lý do việc phân tán các độ thi gây ra, đồng thời không phá vỡ cấu trúc và địa giới của các đô thị hiện có.
    Theo quy định của Pháp, liên kết chuỗi đô thị được tổ chức theo 3 cấp độ, phụ thuộc vào quy mô dân số của nhóm đô thi đó :
    - Chuỗi liên kết các xã (Communauté de communes, chủ yếu ở khu vực nông thôn), tập hợp các đơn vị lãnh thổ cấp xã với mục tiêu liên kết các đơn vị này nhằm xây dựng đề án quy hoạch và phát triển của các đơn vị thành viên.
    - Chuỗi liên kết đô thị trung tâm và vùng ngoại vi (Communauté d?Tagglomération) cho các chuỗi đô thị có quy mô dân số từ 50.000 đến 500.000.
    - Chuỗi liên kết đô thị (Communauté urbaine ),áp dung cho các đô thị có dân số hơn 500.000 người).
    Hai hình thức liên kết cuối có mục tiêu xây dựng và quản lý đề án phát triển chung của chuỗi độ thi trong lĩnh vực quy hoạch lãnh thổ.
    Các đơn vị thành viên phân bố ngân sách cần thiết để cơ quan hợp tác liên đô thị có đủ khả năng tài chính thực hiện các nhiệm vụ đã phân bổ. (Luật mới năm 2004 cho phép các thiết chế này có ngân sách riêng phân bố từ các cấp hành chính cao hơn là vùng và tỉnh cũng như nhận phân bố từ ngân sách quốc gia)
    Cho tới nay hơn 84% dân số Pháp sống trong các khu vực lãnh thổ áp dụng chiến lược liên kết chuỗi đô thị này (tổng cộng 160 chuỗi liên kết khác nhau) cho thấy sự thành công của đề án.
    Có thể thấy, việc tạo ra một cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác liên kết giữa các thành phố vệ tinh và đô thị trung tâm đóng vai trò rất quan trọng, vì nó giúp đô thị thành viên đóng góp và huy động các phương tiện của mình nhằm đảm bảo hoạt động tối ưu nhất của dịch vụ công cộng ở địa phương (ví dụ như vấn để thu dọn và xử lý rác thải sinh hoạt hay giao thông công cộng liên vùng). Liên kết chuỗi đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế địa phương cũng như đẩy mạnh chính sách quy hoạch và chỉnh trang đô thị.
    Ở tầm quốc gia, với sự đồng thuận của các đơn vị hành chính tạo ra một chiến lược chung cho phép giải quyết những thách thức mang tính toàn cục trong vấn đề chỉnh trang lãnh thổ, cụ thể là những vấn đề phát sinh trong phát triển đô thị và kèm theo đó là nhưng hệ luỵ của hiện tượng thu hẹp không gian nông thôn do mở rộng đô thị và phát triển các khu công nghiệp tập trung.
    Liên kết chuỗi cho phép các địa giới lãnh thổ tạo ra một cơ quan công quyền chung chuyên biệt nhằm đảm bảo thực thi một số chức năng mang tính thường xuyên (thu nhặt và xử lý rác thải đô thị, cấp thoát nước, giao thông công cộng), hoặc là cùng xây dựng các đề án phát triển kinh tế- xã hôi, quy hoạch, chỉnh trang và quan lý đô thị. Cũng nên chú ý rằng các cấu trúc liên lãnh thổ này khác với các đơn vị hành chính lãnh thổ độc lập ở chỗ nó chỉ có một số thẩm quyền hạn chế (phân định rõ chức năng và thẩm quyền khi thành lập). Hợp tác liên đô thị không phải là hình thức sát nhập các đơn vị lãnh thổ khác vào một đô thi trung tâm như hình thức mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội đang được đệ trình tại Việt Nam.
    Mô hình liên kết chuỗi đô thị tuy mới mẻ nhưng đã được áp dụng tại một số quốc gia khác, ví dụ như tại vùng Québec (Canada) với cộng đồng liên kết đô thi Montréal được tạo ra vào năm 1970 và nhường chỗ cho hình thức « Montréal mới » gồm các đơn vị hành chính cũ được hợp nhất và phát triển với một chu vi rộng lớn hơn.
    Tại một số quốc gia châu phi do ảnh hưởng của thời kì lục địa nên chịu nhiều ảnh hưởng của cách thức tổ chức đô thị của pháp. Nhiều thành phố lớn được tổ chức theo mô hình liên kết chuỗi đô thị. Ví dụ như Bamako của Mali, Niamey của Niger, Dakar của Senegal, thành phố lớn nhất của Maroc Casablanca?
    Tại Châu Âu một số quốc gia cũng áp dụng hình thức này, ví dụ như các thành phố thuộc vùng walloni của Bỉ như Charletoi, Liège, Mons- Borinage?
    Mô hình nào cho các đô thị đang trên đà mở rộng của Việt Nam ?
    Thay vì mở rộng địa giới hành chính của các đô thị một cách máy móc, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm phát triển đô thị vệ tinh theo mô hình của Pháp, đặc biệt là cách thức đảm bảo sự hợp tác và liên kết nhằm phát triển bền vững giữa các thành phố vệ tinh và đô thị trung tâm.
    Trong 3 loại hình liên kết chuỗi đô thị đề cập ở trên, mô hình chuỗi liên kết đô thị (Communauté urbaine) là hình thức hợp tác liên kết phù hợp với các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng? (Theo quan điểm của các nhà quy hoạch Pháp thì đô thị trên 500.000 dân được xếp vào loại lớn, các nhà quy hoạch Liên xô cũ thì lấy mức 1 triệu dân. Pháp là quốc gia có truyền thống quy hoạch đô thị rất tốt, ngoài thủ đô Paris theo mô hình siêu đô thi Megacity thì các đô thị còn lại được phân bố đều và rộng khắp cả nước, và chỉ một vài thành phố sấp xỉ quy mô 1 triệu dân)
    (TP Hồ Chí Minh đã và đang phát triển theo mô hình siêu đô thị Megacity nhiều đô thị trung tâm ở châu Á như Thượng Hải, Seoul, Bangkok, Manila, cần áp dụng một mô hình quản lý khác phù hợp hơn)
    Mô hình hợp tác liên đô thị này được tạo ra bởi luật ngày 31 tháng 12 năm 1966, ban đầu áp dụng cho một số trung tâm đô thị lớn như Bordeaux, Lille, Lyon, Strasbourg, với mục đích giải quyết sự chênh lệch giữa các cấu trúc hành chính đang hiện hành và thực tế về mặt địa giới đang được mở rộng của các đô thi trên.
    Luật Chevènenement ngày 12 tháng 7 năm 1999 quy định rõ quy mô dân số tối thiểu của các chuỗi liên kết này là 500.000 người trong đó ít nhất có một thành phố dân số hơn 50.000 người.
    Để tăng cường sự hợp tác giữa các chuỗi đô thị, một liên đoàn các liên kết đô thị toàn Pháp được thiết lập (ACUF) tập hợp 14 liên kết độ thi.
    Liên minh đô thi được quản lý bởi một hội đồng liên minh bao gồm các uỷ viên là thành viên của hội đồng thành phố thành viên.
    Luật cũng quy định rõ khi thành lập các liên kết đô thi, các đơn vị thành viên phải san sẽ một số thẩm quyền của mình cho hội dồng trong một số lĩnh vực sau:
    *Phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá (xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị)
    *Chỉnh trang không gian chung của cộng đồng liên kết ( Xây dựng các sơ đồ quy hoạc lãnh thổ hay đề án quy hoạch chung), xây dựng và quản lý hệ thống giao thông công cộng chung.
    *Quản lý nhà ở xã hội (cho người thu nhập thấp)
    *Chính sách đô thị.
    *Các dịch vụ công ích : cấp thoát nước, nghĩa trang, chợ và trung tâm mua sắm.
    *Môi trường đô thị : quản lý rác thải, chống ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
    Những « chính quyền » liên kết đô thị này có thể được trao thêm những thẩm quyền khác từ các đô thị thành viên nếu các thành viên này thấy cần thiết.
    Nguyễn Quân ( nghiên cứu sinh tại viện nghiên cứu pháp lý về xây dựng và quản lý đô thị, ĐH Toulouse 1.)
    (KienViet.NET)
  8. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội ?" Ai sẽ làm nên sự kiêu hãnh?


    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng trải nghiệm: ?oDù có yêu đời đến mấy cũng chẳng giữ được cuộc sống, dù có yêu người đến mấy cũng chẳng giữ nổi người mình yêu"? Thế còn tình yêu với một vùng đất thì sao? Chúng ta yêu Hà Nội đến bao nhiêu thì sẽ làm Hà Nội đẹp đẽ, yên lành như nó đã từng như vậy?
    [​IMG]

    Thành phố Hà Nội năm 1925 (Nguồn: Hà Nội Data)
    Hà Nội từng là một trong ba thành phố đẹp nhất châu Á
    Cùng với Tokyo, Thượng Hải, Hà Nội từng được công nhận là một trong ba thành phố đẹp nhất Châu Á vào những năm 1925 - 1930. Hà Nội khi ấy cùng với các công trình như Nhà hát lớn, Trường Đại học Y Dược, Nha tài chính (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao), Phủ Chủ tịch (lúc đó là Phủ Toàn quyền), Nhà khách Chính phủ (tên cũ là Phủ Thống sứ Bắc kỳ), Ga Hà Nội, Công ty Hỏa xa Vân Nam với Cầu Long Biên soi bóng xuống sông Hồng... đã làm nên vẻ đẹp rất riêng cho Hà Nội hào hoa.
    Dãy phố ta, khu phố Tây, khu Trung tâm 36 phố phường... Tất cả đều đẹp đẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Một thành phố có bàn tay chăm sóc kĩ càng.
    [​IMG]

    KTS Ernest Hébrand và đồng sự
    Rất nhiều kiến trúc sư, nhà qui hoạch đã từng trăn trở với vẻ đẹp của Hà Nội ngày ấy. Họ có thể là những người nước ngoài tâm huyết với Việt Nam như KTS Ernest Hébrand - Giám đốc Sở Kiến trúc và Quy hoạch Đô thị Trung ương Hà Nội (thành lập 1921) là tác giả các công trình như: Trụ sở Bộ Ngoại giao, Viện Bảo tàng Lịch sử, Viện Pasteur? đặc biệt là sơ đồ quy hoạch Hà Nội năm 1924.
    [​IMG]

    KTS Luis-Georges Pineau
    Sau đó là KTS Luis-Georges Pineau, tốt nghiệp Viện Đào tạo Quy hoạch Đô thị tại Paris, cùng với các bạn là các KTS người Hà Lan như Cor van EeSteren hay KTS Achentina, Carlos Della Paolera thường xuyên trao đổi về việc qui hoạch Hà Nội.
    Sơ đồ Quy hoạch Hà Nội 1943 của ông đã nhấn mạnh ý tưởng và phong cách kiến trúc hòa đồng với ngoại cảng. Bằng cách thiết lập mạng lưới giao thông có hình nan quạt, phân bố xung quanh những quảng trường có tầm quan trọng theo nhiều cấp độ và một hệ thống đường cấp hai bao quanh những cụm dân cư vuông góc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những biệt thự chạy dọc theo tuyến phố trên nền các khu nhà vườn...
    Ngoài các KTS nước ngoài, nhiều khoá KTS trong nước ra tốt nghiệp từ cái nôi của khoa Kiến trúc, trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương (12 khoá từ năm 1927 đến năm 1945) cũng chung tay, giúp sức làm đẹp cho Hà Nội.
    [​IMG]

    Sơ đồ qui hoạch HN lập tháng 1/1943 dưới sự chỉ đạo của Georges Pineau.
    Trong 10 năm đầu, họ chỉ đã thiết kế hơn 100 biệt thự ở Hà Nội. Sau ngày giải phóng thủ đô (1954), các KTS còn thiết kế nhiều công trình công cộng và dân sinh khác.
    Những tác phẩm này cho đến nay không chỉ là những bài học mẫu mực cho giới kiến trúc mà tấm gương lao động sáng tạo. Trách nhiệm với xã hội của họ còn được nhiều thế hệ người Hà Nội lưu lại trong ký ức sự ngưỡng mộ, lòng kính trọng và rất tự hào.
    "Kiến trúc, quy hoạch đô thị là gì nếu không phải là quản lý hành chính?" - KTS người Pháp Haussmann đã nhận định như vậy khi xây dựng lại hoàn toàn mạng lưới các đại lộ chính của Paris. Cùng với Rambuteau - tỉnh trưởng tỉnh Sein (1833 -1870), các ông đã thực hiện dự án xây dựng đường sá lớn lao nhất trong lịch sử thành phố này, đem lại diện mạo đáng tự hào cho Paris đến ngày nay...
    Một số đại lộ cắt ngang qua các khu dân cư đông đúc, khiến phải phá bỏ nhiều toà nhà, nhiều người bị di cư cưỡng bức ra ngoại ô sinh sống. Tuy vậy, người Pháp vẫn kiên định tiến hành qui hoạch trong suốt 50 năm ở thế kỷ 19 với mục tiêu cải thiện giao thông, an ninh và vệ sinh? và lẽ dĩ nhiên là cải thiện cả thẩm mỹ đô thị nữa.
    Có thể rất nhiều kinh nghiệm quản lý tại Paris cũng đã từng được áp dụng tại Hà Nội. Có lẽ, ngoài phương án qui hoạch chất lượng thì phương thức quản lý đô thị Hà Nội thời ấy cũng là một bài học nên ôn lại .
    Chuyện bây giờ mới kể
    Ngày trước, chi phí thiết kế cho một ngôi nhà 300 m2 là từ vài ngàn đến cả vạn đồng lúc đó, số tiền có đủ mua một căn nhà 1 tầng cỡ 200 m2 ở ven đô hay bằng 10 năm tiền lương của ông thư ký Sở Hỏa xa. Với thu nhập cao (tương xứng với tài năng của mình), được trọng vọng, các KTS toàn tâm, toàn ý làm việc với sự sáng tạo và sự kiêu hãnh nghề nghiệp tối đa. Mặt khác, họ tuân thủ các quy định chặt chẽ về quản lý đô thị trước chính quyền thành phố, để đảm bảo sự sống còn trong cuộc đời hành nghiệp của mình .
    Cùng thời gian này, việc quy hoạch chỉnh trang đường phố luôn sống động, các hoạt động mở rộng lòng đường vỉa hè dẫn đến các ngôi nhà nhô ra thụt vào đều bị cắt gọt. Tại ngã ba phố Bát Sứ - Bát Đàn có 3 thửa đất bị xén cắt mỗi mảnh chỉ còn hơn 10m2, thế là ba thửa đất ?osiêu nhỏ, siêu mỏng này phải được hợp thành 1 thửa và được thành phố tổ chức bán đấu tại nhà Đấu Xảo.
    Phương Cát ?" một chủ hiệu buôn đồ sứ bỏ giá cao trúng thầu. Hồ sơ xin xây nhà do ông ký Thuận - thợ can họa của Sở Quản thư điền thổ thành phố vẽ kiểu, có chữ ký của KTS người Pháp Jacques Lagisquet mới được chấp thuận cho xây. Hồ sơ không chỉ tuân thủ luật lệ về quy hoạch mà còn phải kiểm duyệt của Sở Y tế - cơ quan kiểm tra bể tự hoại, cống thoát nước vào hệ thống cống thành phố nhằm đảm bảo quy trình vệ sinh .
    Tại Sở Quản thư điền thổ thành phố lưu trữ hàng ngàn bản đồ địa chính. Các thửa đất vẽ tỷ lệ 1/200, đánh số tờ thửa rõ ràng, tường chung, tường riêng rành mạch.
    [​IMG]

    Nghiên cứu qui hoạch của George Pineau trên bản đồ địa chính.
    Kho tư liệu bản đồ địa chính có hàng ngàn tờ như thế này được cập nhật từ năm
    1933 - 1956. Sở Nhà đất Hà Nội số hoá năm 1993 (Nguồn: Hà Nội Data)
    Tên các chủ đất ghi vào các sổ sách ngay ngắn, bản vẽ chi tiết đến từng bậc thang, trụ cổng. Trên bản vẽ kẻ nét chỉ giới xây dựng bằng mực đỏ gọi là "Alignement?, không ai có thể xây vượt ranh giới được.
    Nhân viên làm việc tại các công việc nhạy cảm, dễ xảy ra sai sót liên quan tới tiền bạc thì phải đóng tiền thế chấp trách nhiệm vào Kho bạc. Đó là một khoản tiền lớn, tương đương mấy chục lạng vàng. Người nào lỡ tay (hay cố ý) làm sai không những mất việc mà tiền thế chấp cũng bị giữ lại.
    Từ năm 1947 đến năm 1954, tình hình cấp phép xây dựng bắt đầu lộn xộn: mấy nhà phố Hàng Bông, Hàng Gai hay dưới phố Huế, Mai Hắc Đế, Bùi thị Xuân cho tới nay vẫn thấy mấy cái nhà xây nhô hẳn ra vỉa hè.
    Bà Cả Lễ kể là xin cái giấy phép đều phải có ?olót tay", còn ông Phán Thanh thì khi xây nhà 3 tầng ở phố Phan Chu Trinh, muốn trổ cửa sổ sang thửa đất trống bên cạnh cũng đã "phong bao? đến mấy lạng vàng.
    Ai chịu trách nhiệm về bộ mặt Hà Nội?
    [​IMG]

    Công trình nhà ở số 77 Nguyễn Thái Học do KTS Nguyễn Cao Luyện thiết kế mang
    phong cách Châu Âu (Ảnh nguồn: Hà Nội Data)
    Chỉ khoảng hai chục năm trở lại đây, trong bối cảnh bùng phát đô thị hóa, qui hoạch đô thị chưa đóng vai trò chủ động, định hướng cho phát triển không gian đô thị mà thường sa lầy vào việc bị động đối phó, điều chỉnh theo sức hút nhu cầu đầu tư.
    Khi có cơ hội lập các dự án qui hoạch đô thị, các KTS trực tiếp vẽ qui hoạch không mấy ai được đào tạo bài bản như G. Pineau.
    Có nhiều KTS có học vị cao hơn thì lại không vẽ qui hoạch. Trong bộ máy quản lý đô thị, thì từ lãnh đạo tới nhân viên không ai phải phải cam kết gì nếu mắc phải sai lầm, và nếu có sai sót gì thì chẳng ai phải đền bù.
    Vậy là thoải mái, vì mỗi một sai lầm ta lại có thêm bài học mới. Đôi khi trong sai lầm, tùy theo hoàn cảnh mỗi người vun vén cho mình một chút: ông A làm nhà trái phép lấn ra đất công vài chục m2, ông B cấp phép xây nhà mấy tầng (nhầm) vào đất công viên cho đơn vị có quan hệ hữu hảo, bà C lập dự án đô thị xây trên đất ruộng sau đó bán rẻ cho người cấp đất vài lô vị trí đẹp, anh D làm hồ sơ sổ đỏ cho người nhà trên diện tích đất quy hoạch giao thông?. Những ví dụ đại loại như vậy báo chí cũng đề cập không ít.
    Tư liệu quản lý thì không bao giờ thực sự đầy đủ. Sau bao nhiêu năm quy định công bố quy hoạch đến 14 quận huyện, cho tới nay chưa thấy đơn vị nào thông báo đã hoàn thành việc xác định chỉ giới xây dựng lên các thửa đất bản đồ địa chính.
    Hậu quả là ông Giao thông làm đường, thực hiện theo chỉ giới do ông Quy hoạch vẽ trên nền bản đồ địa hình (do không có bản đồ Địa chính), làm xong đường mới lộ ra nhà siêu mỏng chi chít. Mấy kỳ chất vấn Hội đồng Nhân dân rồi, vẫn tua lại bài trả lời cử tri ?ocác địa phương đang tập hợp phân loại để đề xuất phương án giải quyết từng trường hợp cụ thể. Biện pháp cơ bản là vận động bà con tự giác hợp thửa?? Trong khi chủ các nhà siêu mỏng thì không biết đến bao giờ mới tự giác chịu thiệt riêng vì cái chung có tên gọi là ?obộ mặt thẩm mỹ đô thị?.
    Cơ hội nào cho Thành phố Ngàn năm?
    Quy mô Hà Nội mở rộng là rất lớn so với quản lý thủ công hiện tại, trong khi chưa thấy xuất hiện những tài năng đủ tin cậy, còn nữa tư liệu quản lý thì có đấy nhưng khi cần thì chẳng thấy đâu.
    Đơn cử việc mở rộng Hà Nội, các đại biểu 100% biểu quyết sát nhập thêm diện tích lớn gấp 3 lần hiện tại trong lúc chưa chuẩn bị kịp một bản đồ minh hoạ.
    Tuy vậy không thiếu cơ sở để lạc quan có thể thay đổi bất cập này: Một thành phố có hàng triệu người sử dụng Internet thì phương thức thiết lập quản lý đô thị số là lời giải thích hợp.
    Rất cần thiết tin học hóa hầu hết các dịch vụ liên quan tới qui hoạch và quản lý đô thị: từ cung cấp thông tin qui hoạch, cấp phép xây dựng, quản lý hạ tầng và môi trường đô thị đến những quy trình chỉ đạo, quản lý chuyên môn từ thành phố đến phường xã và cả công dân.
    Giao dịch trực tuyến vừa giúp tăng năng xuất quản lý, vừa tăng cường giám sát xã hội bộ máy quản lý qui hoạch, đầu tư, đảm bảo sự nhanh chóng và minh bạch, công bằng.
    Cho đến nay, Hà Nội đã số hóa toàn bộ tư liệu bản đồ địa hình và địa chính. Thành phố và các Bộ ngành hàng năm đầu tư rất lớn cho công tác này, vấn đề là sử dụng sao cho hiệu quả.
    Tại các địa phương lân cận, tư liệu bản đồ số cũng đã được xây dựng những năm gần đây. Bản đồ ảnh vệ tinh có giá thành ngày càng rẻ (20 USD/km2), nhiều đơn vị gần đây đã sử dụng ảnh vệ tinh để nghiên cứu lập hồ sơ qui hoạch. Những ứng dụng CNTT trong công tác lập và quản lý qui hoạch ngày càng phong phú nhưng sử dụng ngày càng dễ dàng, rất nhiều KS, KTS trẻ đã làm chủ công nghệ này.
    Để đồ án qui hoạch có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển, thì rõ là không chỉ phó thác tương lai Hà Nội cho riêng các KTS mà phải là sản phẩm tích hợp tri thức đa ngành.
    Vậy là cần tạo lập cơ chế trao đổi thông tin rộng rãi, công khai trên mạng nhằm mở rộng khả năng đóng góp của chuyên gia, các nhà khoa học thực sự và có tâm huyết của các chuyên ngành kinh tế, môi trường, nông nghiệp, thủy lợi, văn hóa, lịch sử, CNTT? nhằm bổ cập cho những thiếu hụt của các KTS thực hiện đồ án.
    Qui hoạch Hà Nội mở rộng đang mở ra một cơ hội mới cho tất cả những ai không chỉ yêu mến HN mà còn cần đủ tri thức, can đảm và cao thượng thì mới hy vọng lập lại kỳ tích: HN sẽ lại sánh vai với những thành phố đẹp nhất Châu Á như đã từng như vậy, cách đây 80 năm.
    KTS Trần Huy Ánh
    Được arcvubale sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 24/05/2008
  9. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Say mê, ngồi trên đê làng Gạ mát mẻ, nhà quy hoạch trẻ, đẻ tuôn luôn ý tưởng ?Đất 1000 năm ?" trương tên đô thị Bò vàng, mở trang mới thay Rùa vàng Lê Lợi, để mai sau, ca ngợi mãi việc mở biên?.
    Ơ, sao em sống với nụ cười hiền, ngại và tránh xa bao va chạm, chợt bỗng nhiên nghĩ quy hoạch cả vùng miền?
    À, đất thiêng, sản sinh người người làm việc thiện. Chuyện động Thiên, mà quyết đáp rất nhanh.
    Liệu mai những vành đai xanh. Hà Tây nhập lại sẽ thành phố vui?
    Ngày kia, ngồi chật cả đùi, Siêu đô thị lại ? bùi ngùi? mở thêm?
    Chuyên ngành trăn trở bao đêm, sáng tỉnh mắt thấy ta thêm đất rồi.
    Tự nhiên nghe thấy bồi hồi, giọng Ba Vi xuyến xao ngồi không yên.
    Hay tin, giá đất đảo điên: Hà Nội mất giá, lên tiền Hà Tây
    Người thu lãi thì ngất ngây, có ?oxiền? mai lại đi say thuốc rồi?
    Lưng đang gò xuống như đồi, nông dân hết việc, há ngồi chờ sung.
    Nghề tương lai cứ lùng bùng, việc vui chưa cạn nỗi mừng? thành lo
    Đất đô thị còn đâu là cỏ, việc nông lo, cứ bỏ ngỏ, huống chi Bò
    Ngày mai sương sáng tờ mờ, người mất đất sớm lò dò lên kinh
    Đứng chợ người nhớ sân đình, làng qua mở hội, giờ mình? thân đây.
    Làng xưa nhà đã cao vây, người mới lên mặt ta đây thị thành
    Ai ơi, mở rộng đô thành, nhớ lo đồng bộ kẻo hành dân đau./.

    Copy blog''s NPĐ
  10. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì lại nghĩ là việc HN thôn tính HT thế này bản chất là do vấn đề "tâm lý". Tại sao như vậy?
    Chắc chắn các cụ chả đời nào chịu dời cơ quan trung ương về HT, việc không thể dời nhà Quốc Hội ra khỏi Ba Đình là 1 minh chứng, sau quá nhiều phản đối từ giới chuyên môn. Vậy trung tâm chính trị khó mà ra khỏi Ba Đình chứ đừng nói là ra khỏi HN. Sẽ có 1 vài bộ phá ra ở ngoài thì cũng chỉ đến ở Mỹ Đình.
    Nguyên nhân "địa chính trị" theo tôi là rất ít. Nước bạn tuy có thích chọc ngoáy chúng ta vè khoản địa chính trị này nhưng chắc chỉ ở tầm vĩ mô thôi. Ngày xưa anh Ba có dã tâm thành lập liên bang Đông Dương thì các bạn Khựa mới đẻ ra Khme đỏ để ngăn chặn cái dã tâm đó.
    Hà nội đất chật người đông thì ai cũng công nhận, nhưng mà chỉ công nhận ở nội thành thôi. Đất thì không đẻ đưọc rồi nên chỉ có cách dãn dân ra ngoài nhưng mà phải dãn bằng lực hút tự thân của các thành phối vệ tinh, của các khu đô thị mới. Làm thế nào để hút đưọc thì là do vấn đề của các bạn quy hoạch gia, các bạn chủ đầu tư và cả của luật lệ.
    HN đã có rất nhiều khu đô thị mới nhưng nói chung là không đồng bộ. Chủ đầu tư nào cũng tham xây nhà để bán, công trình công cộng thì lẫn lữa không làm, đến chợ còn chả có (như khu Trung Yên) thì về khu đô thị ở làm chó gì, thà chui rúc ở phố cổ còn hơn, thò tay ra ngoài cửa đã là chợ rồi. Ngay khu Ciputra là 1 khu tương đối xịn ở HN mà cũng có đầy đủ dịch vụ công cộng đâu. Nếu các khu đô thị mới ở HN mà cứ đồng bộ văn minh như Phú Mỹ Hưng thì chắc chắn dân sẽ tự chuyển ra ngoài để ở. Người dân ở PMH ít có như cầu vào Sài gòn vì ở nơi họ ở đã có đầy đủ "điện, đường, trường, trạm..." rồi.
    Vấn đề là các khu đô thị mới ở HN đã trót dại thiết kế kiểu lởm rồi, bây giờ muốn có cái như PMH thì hết mẹ đất, đành phải nhảy sang mấy tỉnh lân cận HT, Vĩnh Phúc...Các nhà đầu tư muốn đầu tư ở các tỉnh lẻ đó thì dễ ợt, chính quyền tỉnh thì muốn kêu gọi đầu tư, không kiêu như ở HN, giá tiền đến bù thì rẻ mạt so với HN. Thế thì mở rộng HN làm *** gì???
    Hẳn các bạn đều biết khu đô thị Quang Minh, xây lên 5-6 năm rồi để cho chó ỉa, thực ra đến chó còn *** thèm ỉa ở đó vì chúng nó phải đi xa nhà quá! Có lẽ chỉ có chim ỉa thôi. Quang Minh thực ra cũng không xa HN lắm, chim đi ô tô cũng chỉ độ 20 chục cây, nhưng khổ nỗi đó lại là đất nhà quê. Đấy chính là yếu tố tâm lý, rõ ràng là đại gia mua biệt thự ở khu đô thị mới mà lại đi xe biển 19, con đi học đúng tuyến thì sang bên Mê Linh học với trẻ trâu, đi bênh viện thì vào trạm xá xã, hộ khẩu thì Vĩnh Phúc. Đại gia thì ba cái chuyện nhỏ ấy cũng chả thành vấn đề, cho con học trường Tây, đi bệnh viện quốc tế, *** thèm nhập hộ khẩu...Nhưng nói chung là *** thích! Thế là không mua nhà ở Quang Minh nữa, ở tạm ở Ciputra vậy, mang tiếng trọc phú tý nhưng mà dù sao nó cũng là HN. Vấn đề tâm lý là ở chỗ đó.
    Thế thì muốn bán đất cho nhanh chỉ có 1 cách là chuyển nhà quê về HN, chứ cải tạo tâm lý cho dân An Nam thì có mà mất 1 thế hệ. Các bác ở Bộ CT, TƯ Đảng bác *** nào chả có sân sau liên quan đến bất động sản, chúng nó ngày đêm mè nheo là "em khó khăn quá anh ơi, anh làm nào tác động cho em phát không thì chết đói cả lũ". Thế là các bác động lòng chắc ẩn, tặc lưỡi mất gì của bọ, đằng nào mình cũng là dân Thanh Hóa, Nghệ An cần đếch gì cái bản sắc phò của bọn HN, sát thì sát. Thế là đẻ ra cái nghị quyết TW xx, thế là anh Ba gọi bọn đệ thợ vẽ với phu hồ đến "chúng mày làm nào để cho cái đề án này trông cho nó khoa học tý, đừng để bọn dân đen cho là các anh đứng đằng sau, chúng mày làm mà cần tiền thì gọi mấy thằng cò đất vào vào chúng nó tài trợ thuốc nước cho, năm 2008 mà không xong thì anh cho chúng mày về quê chăn gà hết."
    Tóm lại nó là như thế, các bác cứ tích phân lằng nhằng kiến thức đông tây kim cổ, đại biểu QH đọc hiểu *** gì, *** hiểu gì thì ắt bấm nút theo chỉ đạo thôi. Bọn đệ anh Ba lấy khoa học ra để bịp dân, để tung hỏa mù mà các bác lại cũng dùng khoa học để đánh lại nó và để tung hỏa mù lại dân thì các bác mắc mưu chúng nó. Em thì em cứ phải dùng văn chương của bọn xích lô ba gác là dễ đi vào lòng người, đại biểu QH chẳng nhẽ không hơn bọn xích lô?
    Được rachmaninoff sửa chữa / chuyển vào 16:30 ngày 24/05/2008

Chia sẻ trang này