1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Sài gòn (HCMCC - SAIGON Club)' bởi cungbanluan, 03/10/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cungbanluan

    cungbanluan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Mục 23. Mở thầu
    1. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ, địa điểm quy định trong bảng dữ liệu đấu thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan có liên quan đến tham dự lễ mở thầu.



    2. Bên mời thầu sẽ tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định trong hồ sơ mời thầu như nhà thầu không niêm phong hoặc làm mất niêm phong hồ sơ dự thầu trong quá trình chuyển tới Bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng hồ sơ dự thầu theo hướng dẫn. hồ sơ dự thầu của nhà thầu có văn bản xin rút (Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu) và hồ sơ dự thầu của nhà thầu nộp sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu.
    3. Bên mời thầu sẽ tiến hành mở hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu theo trình tự như sau:
    a. Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu;
    b. Mở hồ sơ dự thầu ;
    c. Đọc và ghi vào Biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu:
    - Tên nhà thầu;
    - Số lượng bản gốc và bản chụp hồ sơ dự thầu ;
    - Thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
    - Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu
    - Thư giảm giá (nếu có);
    - Giá trị, thời hạn hiệu lực và biện pháp bảo đảm dự thầu;
    - Văn bản để nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có) theo quy định tại Mục 22 Chương này;
    - Các thông tin liên quan khác.
    4. Biên bản mở thầu được đại diện bên mời thầu, đại diện của từng nhà thầu (nếu có mặt) và đại diện các cơ quan quản lý tham dự ký xác nhận.
    5. Sau khi mở thầu, Bên mời thầu ký xác nhận vào từng trang bản gốc của tất cả các hồ sơ dự thầu và quản lý các hồ sơ dự thầu này theo chế độ quản lý hồ sơ "Mật". Việc đánh giá hồ sơ đấu thầu được tiến hành theo bản sao.

    [​IMG]

    Mục 24. Làm rõ hồ sơ dự thầu
    Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ một số nội dung của hồ sơ dự thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện bằng cách trực tiếp (Bên mời thầu mời nhà thầu đến gặp trực tiếp để trao đổi, những nội dung trao đổi và trả lời phải lập thành văn bản) hoặc gián tiếp (Bên mời thầu gửi văn bản yêu cầu làm rõ và nhà thầu phải trả lời bằng văn bản). Trong văn bản yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu cần quy định thời hạn làm rõ của nhà thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu thể hiện bằng văn bản được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu. Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không trả lời hoặc bên mời thầu không nhận được văn bản làm rõ, hoặc nhà thầu có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật để xem xét, xử lý.
    Việc làm rõ hồ sơ dự thầu không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
    Mục 25. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu
    1. Kiểm tra sự hợp lệ và tính đầy đủ của hồ sơ dự thầu , gồm:
    a) Tính hợp lệ của đơn dự thầu (Mẫu số 1 Chương IV) theo quy định tại Mục 11 Chương này;
    b) Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh theo quy định tại Mục 11 Chương này;
    c) Tư cách hợp lệ của nhà thầu theo Mục 3 và khoản 1 Mục 14 Chương này;
    d) Tính hợp lệ, sự đáp ứng của thiết bị nêu tại Mục 4 và Mục 15 Chương này;
    đ) Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu theo quy định tại khoản 1 Mục 18 Chương này;
    e) Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 16 Chương này;
    g) Biểu giá chào theo quy định tại Mục 12 Chương này;
    h) Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu (Mẫu số 4, số 5, số 6, số 7 Chương IV) theo quỵ định tại Mục 1 Chương III;
    i) Các yêu cầu khác được quy định trong bảng dữ liệu đấu thầu.
    2. Loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các điều kiện tiên quyết nêu trong Bảng dữ liệu.
    Mục 26. Đánh giá về mặt kỹ thuật.
    Bên mời thầu tiến hành đánh giá về mặt kỹ thuật các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá sơ bộ trên cơ sở các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu và TCĐG nêu tại Mục 2 Chương III. Những hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật được Chủ đầu tư phê duyệt mới được xác định giá đánh giá.
    Mục 27. Xác định giá đánh giá.
    Bên mời thầu xác định giá đánh giá hồ sơ dự thầu theo trình tự sau đây:
    - Xác định giá dự thầu;
    - Sửa lỗi;
    - Hiệu chỉnh sai lệch ;
    - Chuyển đổi giá đề nghị trúng thầu sang một đồng tiền chung (nếu có)
    - Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá như nêu tại Mục 3 Chương III.
    Mục 28. Sửa lỗi
    1. Sửa lỗi là việc chuẩn xác những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học, lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi nhầm đơn vị và được tiến hành theo nguyên tắc sau:
    a) Đối với lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác
    - Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì đơn giá là cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;
    - Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá chào tổng hợp và bảng giá chào chi tiết cho từng hạng mục thì lấy bảng giá chào chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.
    b) Đối với các lỗi khác:
    - Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;
    - Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;
    - Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì được coi là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục 29 Chương này.
    - Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu "," (dấu phảy), dấu "." (dấu chấm) sai cũng được sửa lại cho phù hợp.
    2. Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, Bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho Bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại. Trường hợp hồ sơ dự thầu có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu cũng sẽ bị loại. Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa.

    [​IMG]

    Mục 29. Hiệu chỉnh các sai lệch
    1. Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu cũng như điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hồ sơ dự thầu; giữa đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính; giữa con số và chữ viết; giữa nội dung trong đơn dự thầu và các phần khác của hồ sơ dự thầu. Việc hiệu chỉnh các sai lệch được thực hiện như sau:
    a) Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật cũng không có hoặc chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc của các hồ sơ dự thầu hoặc trong dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu được duyệt theo nguyên tắc lấy mức giá cao (đối với chào thừa) hoặc thấp nhất (đối với chào thiếu) để áp dụng cho các nội dung nêu trên;
    b) Trường hợp có sai lệch giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai lệch;
    c) Trường hợp không nhất quán giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai lệch.
    d) Trường hợp có sự sai khác giữa giá ghi trong đơn dự thầu và giá trong biểu giá tổng hợp thì việc hiệu chỉnh sai lệch này được căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi hiệu hỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.
    2. Hồ sơ dự thầu có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% so với giá dự thầu sẽ bị loại. Giá trị các sai lệch được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi hiệu chỉnh sai lệch.
    Mục 30. Chuyển đổi sang một đồng tiền chung
    Đồng tiền Việt nam theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam công bố tại thời điểm mở thầu.
    Mục 31. Mặt bằng để so sánh hồ sơ dự thầu
    Mặt bằng để so sánh hồ sơ dự thầu bao gồm mặt bằng kỹ thuật, thương mại, tài chính và các nội dung khác. Các yếu tố để đưa giá dự thầu về cùng một mặt bằng so sánh được nêu tại Mục 3 Chương III.
    Mục 32. Tiếp xúc với Bên mời thầu
    Trừ trường hợp được yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu theo quy định lại Mục 24 Chương này, không nhà thầu nào được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu của mình cũng như liên quan đến gói thấu trong suốt thời gian kể từ thời điểm mở thầu đến thời điểm công bố kết quả đấu thấu.

Chia sẻ trang này