1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mổ xẻ các tình huống tư pháp quốc tế

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 24/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Mổ xẻ các tình huống tư pháp quốc tế

    ông A quốc tịch M, cư trú và chết tại nước N, có 1 số tài sản đầu tư ở các nước M và N
    tòa án B giải quyết vấn đề thừa kế của ông A, hãy trình bày hước giải quyết vụ việc trên
    1/Giả sử Mlà Mĩ,N là Anbani, B là tòa của Mĩ
    2/Cũng với giả thiết ấy nhưng B là tòa của Anbani

    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em thì giải câu A như thế này
    trước hết là phần định danh, vì là toà của Mĩ nên sẽ dùng luật Mĩ để định danh
    Định danh theo luật của Mĩ
    tài sản của Ông A trên đất Mĩ thì sẽ chia làm động sản và bất động sản , nếu là động sản thì tòa sẽ áp dụng lậut nơi cứ trú cuối cùng, tức là mượn luật Anbani để giải quyết. Nếu là bất động sản thì sẽ dùng luật Mĩ để giải quyết
    tài sản của Ông A trên đất Anbani , thì theo luật nơi có vật toà Mĩ sẽ nượn luật Anbani để giải quyết , nhưng Anbani lại không chia tài sản làm động sản và bất động sản mà coi tài sản là 1 khối thống nhất và áp dụng luật quốc tịch để giải quyết , Ông A vì mang quốc tịch Mĩ nên tòa Mĩ lại dùng luật Mĩ để áp dụng . Theo nguyên tắc dẫn chiếu ngược trở lại chỉ có 1 lần nên Mĩ không thể dẫn chiếu sang luật Anbani thêm lần nữa. Theo luật Mĩ thì tài sản lại chia làm Đs và Bđs, động sản sẽ dùng luật Anbani, bất động sản thì...em bí rồi(chẳng lẽ lại áp dụng luật Anbani, Anbani đâu có chia tài sản là động sản và bất động sản đâu ạ)
    em sai ở chổ nào ấy nhỉ ,mong các bác chỉ giáo
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 21:04 ngày 25/03/2004
  3. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Chú nói chuyện lằng nhằng quá!, về câu truyện của chú nêu- anh chỉ lưu ý 02 điểm:
    1- Đối với tài sản là bất động sản (immovables) hoặc động sản (movables), trong trường hợp chia thừa kế, thì nhìn chung luật pháp quốc gia thường áp dụng hệ thuộc lex situs hoặc lex rei sitæ (luật nơi có tài sản). Anh không rõ quy định cụ thể của luật Anbani thế nào, nhưng trường hợp này rất có thể việc áp dụng 2 hệ thuộc trên sẽ có ưu thế;
    2. Bạn cần phải phân biệt rõ mô hình pháp lý mà ông A (quốc gia M) sử dụng để đầu tư vào nước N. Thông thường thì các khoản đầu tư ra nước ngoài của 1 thể nhân hiện nay hiếm khi tồn tại dưới hình thức đầu tư cá nhân mà thường đầu tư qua 1 pháp nhân. Nói một cách giản dị tôi lấy một ví dụ sau:
    Báo nêu: Tỷ phú McGovern đầu tư XX mio. USD vào Việt Nam. Nhưng trên thực tế thì mô hình pháp lý- tài chính của thương vụ đầu tư này sẽ như sau:
    a. Ông McGovern nắm 80% cổ phần của IDG là một công ty Mỹ(vi dụ)
    b. IDG đầu tư 100% vốn (XX triệu USD) vào 1 công ty Y tại Việt Nam
    c. Trường hợp ông McGovern qua đời, việc giải quyết kỷ phần thừa kế của ông chỉ được thực hiện trên 80% cổ phần của IDG tại Mỹ, về mặt pháp lý không dính dáng gì đến công ty Y tại Việt Nam
  4. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Chú em Sát thủ cũng có lý của nó. Ví dụ trong trường hợp ông A mua cổ phiếu tại một nước khác. Tuy nhiên người ra đề bài khó tính quá. Nếu không cho biết các điều luật và án lệ có thể viện dẫn theo luật của, ví dụ Mỹ và Anbani, thì các câu trả lời e rằng khó chính xác.
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Haha, Ai lại mang bài tập của cô giáo giao lên hỏi mọi người thế này chứ. Dạng bài này thi không có đâu. Yên tâm đi. Chỉ rơi vào câu hỏi trắc nghiệm thôi. Kì vừa rồi tớ vừa học cả 2 học phần Tư pháp quốc tế, biết tỏng "bài" cùa các thầy cô Tư pháp rồi. Chỉ tiếc là đến khi biết thì đã quá muộn. Hic...
    Về bài tập này, tớ có lời giải (của professeur hẳn hoi nhé). Sát thủ có mượn vở không. Chứ tớ lười post lên quá. Để hôm nào đi mua cái thể cào Netnam đang khuyến mãi đã. Chứ giờ đang 1269.
    Anh Hà và Anh Giaaotuicom lâu lắm mới gặp.
    Tấm lòng son!
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá mới gặp bác , hoan hô bác trở lại box
    bài tập cô em giao chỉ là để giải quyết hướng chọn luật thôi ạ, luật nào sẽ được áp dụng(luật Mĩ hay Anbani) để giải quyết thừa kế đối với từng loại tài sản(động sản và bất động sản ở trên đất Mĩ, động sản và bất động sản ở trên đất Anbani), yêu cầu của đề chỉ có thế thôi ạ
    to bác LVha74:cho em thắc mắc thêm về phần lưu ý 1
    lex rei sitæ là luật nơi có tài sản thì lex situs là gì ạ, em thì dốt tiếng Anh lắm , mà tra từ điển thì cũng không thấy, cám ơn bác
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Em câng tra mÊi mỏƠy cĂi hỏằ? thuỏằTc Luỏưt mà em biỏt câng không ra. Hic. Theo em nghâ thơ anh Hà 'ang nói vỏằ hỏằ? thuỏằTc Luỏưt nhÂn thÂn. Nhặng mà Hỏằ? thuỏằTc này theo em biỏt thơ nó là Lex Personalis.
    -----
    Quay lỏĂi bài tỏưp này. GỏằÊi ẵ cho Satthu là xuỏƠt phĂt nhặ sau:
    - Có 2 loỏĂi nguyên tỏc
    + 1 chỏ 'ỏằc 'ó theo hỏằ? thuỏằTc nào (luỏưt quỏằ'c tỏằi nhỏằng ngặỏằi không hỏằc ĐH Luỏưt HCM nhặng chỏc satthu hiỏằfu nhỏằ?? Vơ chúng ta 'ặỏằÊc hỏằc tỏằô mỏằTt thỏƠy vỏằ>i mỏằTt giĂo trơnh mà.
    ------
    Lex... là tiỏng La Tinh, không phỏÊi tiỏng Anh 'Âu. Tuy nhiên nó có 'iỏằfm tặặĂng 'ỏằ"ng vỏằ>i tiỏng PhĂp.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 28/03/2004
  8. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Anh không hiểu nổi mấy thầy trong đó đang dạy bọn em những gì. Lex rei sitae (the law of the place of situation of the thing) và lex situs (the law of the place where property is situated. In the conflict of laws the general rule is that lands and other immovables are governed by the lex situs) là hai khái niệm căn bản vào bậc nhất của tư pháp quốc tế. Xin lỗi nếu anh nặng lời, nhưng trong giới chuyên nghiệp, một sinh viên luật được xem là chưa từng nghiên cứu môn tư pháp quốc tế nếu như không thông thạo hai hệ thuộc này.
    Đối với vấn đề chia thừa kế, tuy không phải là tuyệt đối, nhưng hai hệ thuộc này thường chiếm ưu thế trong việc luật pháp quốc gia dẫn chiếu luật của nước nào sẽ được áp dụng để chia thừa kế. Đây là một nguyên tắc có tính logic, nếu ?olands and immovable are governed by the lex situs?, thì đương nhiên việc xem xét sự hiện các quyền tài sản (property rights), bao gồm cả quyền thừa kế (inheritance) cũng phải dựa trên lex situs.
    Ngoài ra, anh xin có một lưu ý nhỏ: Cons phải hết sức chú ý về sự lầm lẫn giữa việc phân biệt luật thủ tục (procedural law) và luật nội dung (substantive law) trong áp dụng pháp luật. Việc xác định tòa án nước nào có thẩm quyền xét xử tranh chấp độc lập tương đối với việc luật nước nào sẽ được dẫn chiếu để giải quyết trah chấp.
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    lex rei sitae: luật nơi có tài sản
    còn lex situs (the law of the place where property is situated. In the conflict of laws the general rule is that lands and other immovables are governed by the lex situs) :luật của nơi mà tài sản đu7ọc đặt để (tới đây em cũng không phân biệt được với lex rei sitae),trong xung đột pháp luật , nguyên tắc chung là đất đai và các bất động sản khác được điều chỉnh bởi lex situs
    em dịch nôm na là thế ,
    em có tìm ra 2 cái định Nghĩa , bác xem có chính xác không nhé
    lex situs, ie is dealt with
    according to the laws of the country in which it is situated
    "However, questions regarding the vali***y of the transfer of the movable property generally depend on the law of the country in which the movable property is located (the lex situs). "
    đến đây em hiểu lex situs và lex rei sitae đều là luật nơi có tài sản nhưng lex situs đu7ọc dùng cho BĐS còn lex rei sitae thì được dùng để điều chỉnh động sản
    Em hiểu thế không biết có đúng không
    ------------------------------
    nếu đúng thì nó khác với những điều được học , em học thì như thế này
    hệ thuộc luật nơi có tài sản(nơi có vật)
    nội dung của hệ thuộc qui định :PL của nước nơi có tài sản cần được áp dụng để giải quyết vấn đề sau
    1-quyền sở hữu và quyền tài sản
    2-thừa kế tài sản là bất động sản
    3- định danh tài sản là động sản hay bất động sản
    vậy thừa kế là bất động sản thì luật nơi có tài sản được áp dụng, còn thừa kế là động sản thì luật nhân thân đu7ọc áp dụng
    quay trở lại mấy cái định nghĩa , em xếp cả lex situs và lex rei sitae vào chung hệ thuộc luật nơi có tài sản , vậy là đúng hay sai
    mong bác chỉ giáo
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 30/03/2004
  10. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Rất khó để áp dụng luật nhân thân (lex domicilii ) đối với động sản, nhiều trường hợp sẽ dẫn tới bế tắc. Em cứ nghĩ một cách thấu đáo mà xem.

Chia sẻ trang này