1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mổ xẻ các tình huống tư pháp quốc tế

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 24/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em không hiểu ý anh nói vì việc sử dụng hệ thuộc luật nhân thân để điều chỉnh động sản là do các nước qui định:
    ví dụ luật Anh Mĩ, luật Pháp đều chia tài sản thành 2 loại :ĐS và BĐS, ĐS sẽ dùng luật nhân thân để áp dụng
    Đối với các nước theo 1 chế định thừa kế thì họ đều áp dụng luật nhân thân để chia thừa kế(thừa kế theo pháp luật) cả
    ---------------------
    em không biết áp dụng luật nhân thân thì có bế tắc nào không , còn bế tắc của em khi giải quyết bài tập trên là như thế này
    tài sản của Ông A trên đất Anbani , thì áp dụng luật Mĩ để giải quyết hay luật Anbani để giải quyết.
    Vì vụ việc được tòa Mĩ giải quyết nên tòa Mĩ sẽ dùng luật Mĩ
    1-trong hệ thống pháp luật của Mĩ lại có qui phạm xung đột dẫn chiếu sang luật Anbani
    2-Trong hệ thống qui phạm của luật Anbani lại có qui phạm xung đột dẫn chiếu ngược trở lại sang luật Mĩ
    3-do nguyênn tắc dẫn chiếu ngược trở lại chỉ được thực hiện 1 lần , nên tòa Mĩ buộc phải sử dụng luật Mĩ(không thể dẫn chiếu sang luật Anbani thêm được nữa)
    4- luật Mĩ thì qui định như thế này
    trước hết phải định danh tài sản-Mĩ áp dụng luật nơi có vật để định danh tài sản
    định danh tài sản thành động sản và bất động sản rồi thì động sản sẽ áp dụng hệ thuộc luật nhân thân để giải quyết, còn BĐS thì sẽ áp dụng luật nơi có vật
    em không hiểu ở chỗ Mĩ là nước theo nguyên tắc 2 chế định thừa kế(chia tài sản thành động sản và bất động sản), Anbani là nước theo 1 chế định thừa kế(coi tài sản là 1 khối thống nhất),
    vậy tòa Mĩ dùng luật nơi có vật để định danh(tức luật Anbani) thế thì làm sao mà định danh được
    Nếu đã không định danh được thì làm sao biết tài sản nào là động sản hay bất động sản để chia thừa kế ạ
    (Anbani còn có điều khoảng bảo lưu nữa nhưng em thấy nó không quan trọng trong trường hợp này, bác Cons thì thấy thế nào bác nhỉ)
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Những vụ án loại này là rất phức tạp. Người ta gọi là những bãi mìn pháp luật (legal minefields), không cẩn thận là tan xác. Giả sử đây là bài tập của cô giáo Sát thủ. Bài tập cứ đưa ra rằng luật Mỹ thế này, luật Anbani thế kia v.v. Sát thủ thử lừa lúc cô vui tính thử hỏi xem rằng luật Mỹ nó nói thế thì nó nói tại điều khoản hay án lệ nào? Nhỡ nó nói khác hay phức tạp hay dễ dàng hơn thì làm sao?
    Hỏi cô xong thì nhớ đọc thơ cho cô nghe "hôm qua lỡ chạm tay cô, về nhà cô có còn đau không nào?"
    Thân mến!
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    chạm tay cô 1 cái là cô cho em rớt học trình liền á,
    bài này cô cũng chưa đưa ra lời giải, bởi vì cô khác vô dạy thế rồi,em đang dò hỏi bài giải đấy, công nhận khó bác Giaoao nhỉ
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 20:04 ngày 01/04/2004
  4. hap23

    hap23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, đọc các bài của mọi người học thêm được bao nhiêu từ luật bằng tiếng Việt. Chứ tự nhiên bắt dịch ra thì chịu. hihihi thế này là có thêm vốn liếng để tinh vi với người ngoài rồi.
    Một ý nữa là nếu Albani là nước thù địch của Mỹ thì sao nhỉ? (lại bị cấm vận kiểu Cuba nữa thì sao nhỉ: không được đầu tư, đi lại...???) hehehe nghe có vẻ hơi chính trị. Nhưng chính trị là quyết định đối với luật, common law càng thế (các quan tòa cãi nhau chí choé).
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0

    Th1: Toà án Mĩ giải quyết, vậy luật Mĩ sẽ được áp dụng
    mà theo luật Mĩ thì trước hết là phải định danh tài sản, Mĩ áp dụng luật nơi có vật để định danh
    Định danh theo luật Mĩ bao gồm :
    Định danh tài sản trên lãnh thổ Mĩ
    Định danh tài sản trên lãnh thổ Anbani
    Định danh tài sản trên lãnh thổ Mĩ sẽ ra động sản và BĐS, động sản sẽ áp dụng luật nơi cư trú cuối cùng để giải quyết, BĐS sẽ áp dụng luật nơi có vật để giải quyết
    Đối với tài sản trên lãnh thổ Anbani thì rắc rối hơn, phải lưu ý 2 vấn đề:
    1- Tuy Anbani là nước theo 1 chế định thừa kế, coi tài sản là 1 khối thống nhất và áp dụng luật QT để chia, nhưng trong luật DS của họ, vẫn có khái niệm ĐS và BĐS, và ranh giới phân chia ĐS và BđS
    2- Mĩ là nước không thừa nhận dẫn chiếu ngược trở lại
    Vậy Mĩ không thừa nhận Việc Anbani dẫn chiếu ngược trở lại luật Mĩ, tức là trong trường hợp này sẽ không chấp nhận áp dụng luật quốc tịch để giải quyết
    toà Mĩ vẫn sẽ mượn luật của Anbani , như trên đã nói Anbani tuy là nước theo 1 chế định thừa kế, nhưng trong luật của họ vẫn có khái niệm động sản và bất động sản, Vậy tòa Mĩ hoàn toàn có thể dùng luật Anbani để định danh
    sau khi định danh rồi thì chia như thường :đối với động sản sẽ áp dụng luật nơi cư trú, đối với BđS sẽ áp dụng luật nới có vật
    ------------------------
    còn về trường hợp 2 cô giải vắn tắc quá nên em không hiểu , em cũng có mượn bảo bối của bạn nhưng bảo bối cũng viết vắn tắc quá, em cũng không hiểu luôn
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    hôm nay làm bài kiểm tra học trình, câu hỏi là :anh (chị) hãy cho biết tại sao trong hợp đồng Lixăng , pháp luật buộc các bên phải thoả thận các điều khoảng về
    +căn cứ lập hợp đồng
    +thờ hạn có hiệu lực
    +lãnh thổ Lixăng
    +dạng Lixăng
    ----------------------
    em về post bài em làm rồi các bác xem em làm thế có được không nhé
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    1-phải thỏa thuận trong hợp đồng về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng và về lãnh thổ Lixăng vì xuất phát từ đạc điểm của hợp đồng Lixăng, đây chỉ là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng chứ không phải là chuyển giao quyền sở hữu , để bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu nên hợp đồng Lixăng bị giới hạn trong không gian(lãnh thổ Lixăng) và thời gian nhất định (thời gian có hiệu lực)
    2- về căn cứ kí kết hợp đồng : là văn bằng bảo hộ độc quyền hay hợp đồng lixăng độc quyền trước đó. Vì b/c của Lixăng là chuyển giao quyền sử dụng cho nên phải xác định ai có thể kí kết hợp đồng và đối tượng sở hữu công nghiệp còn trong thời hạn bảo hộ hay không hay đã là sản phẩm của công chúng
    3- dạng Lixăng: gồm Lixăng đơn giản, lixăng không độc quyền, lixăng độc quyền, lixăng tự nguyện, lixăng cưỡng bức. Mỗi dạng Lixăng có đạc điểm riêng dẫn đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong mỗi dạng lixăng là khác nhau, do đó muốn xác định được quyền và nghĩa vụ các bên, thì trước hết phải xác định được dạng lixăng
    em giải thế có được hay không
    -------------------------------
    em hỏi thêm :trong hợp đồng lixăng không độc quyền và độc quyền, sau khi chuyển giao quyền sử dụng thì bên chuyển giao có còn được sử dụng đối tượng của hợp đồng hay không hay là thôi
    Trong hợp đồng lixăng độc quyền
    A đã lixăng độc quyền cho 1 doanh nghiệp B ở VN , thì A sẽ không được lixăng cho bất kì ai ở bất kì nơi nào trên thế giới nữa như vậy có vi phạm tính lãnh thổ của hợp đồng lixăng không
    có 1 câu nhân định: hợp đồng lixăng độc quyền là chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp chứ không phải là chuyển giao quyền sử dụng nữa. Nhân định đúng hay sai
    Mong được nghe ý kiến các bác
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 29/04/2004
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    bài 1 1 công ty may mặc Việt Nam muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài , thông qua việc kí kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài . hãy tư vấn cho công ti này về khả năng áp dụng luật điều chỉnh cho các vấn đề pháp lí sau :
    1- Về tư cách chủ thể của các bên kí kết
    2-về hình thức kí kết hợp đồng giữa các bên
    3- về quyền và nghĩa vụ của các bên từ hợp đồng
    4- về mức bồi thường thiệt hại từ Hợp đồng
    --------------
    về tư cách chủ thể ta dùng luật quốc tịch của pháp nhân để giải quyết
    Về hình thức kí kết hợp đồng, ta dùng luật nơi kí kết hợp đồng để giải quyết
    về quyền và nghĩa vụ các bên từ hợp đồng Vn dùng luật nơi kí kết hợp đồng để giải quyết đa số các nước áp dụng luật nơi thực hiện nghĩa vụ, thông thường trong 1 hợp đồng cụ thể các bên phải thỏa thuận 1 hệ thống pháp luật nào đó để điều chỉnh, nếu không thì nếu có tranh chấp toà nào có thẩm quyền giải quyết thì sẽ áp dụng hệ thống pháp luật nước đó
    về mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, em hơi ngạc nhiện vì chỉ có hệ thuộc nơi vi phạm pháp luật áp dụng để bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thôi . Tuy vậy em nghĩ có thể dùng hệ thuộc luật nơi thực hiện nghĩa vụ đễ giải quyết
    Đây là bài tập cô giao, em giải thế không biết có ổn không các bác nhỉ, mong được nghe ý kiến các bác (sắp thi rồi , cô giao bài tập nhiều quá)
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Satthu nói rõ ra nữa nào. Áp dụng hệ thuộc thì chỉ là khởi đầu, còn cụ thể là luật nước nào thì nên chỉ rõ tên ra chứ.
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    bác khó tính quá:
    Về tư cách chủ thể, công ti may mặc là pháp nhân VN nên dùng luật Vn để xem xét tư cách chủ thể, đối tác là thương nhân nước nào thì sẽ dùng luật nước ấy
    Về hình thức kí kết nếu được kí kết ở VN thì sẽ dùng luật VN để xem xét hợp đồng có hợp pháp về hình thức không, còn nếu kí kết ở nước ngoài thì sẽ dùng luật nước ngoài
    Về quyền và nghĩa vụ của các bên , các bên cứ theo các thỏa thuận trong hợp đồng mà thực hiện, nếu có tranh chấp thì phải xem tranh chấp là tranh chấp nghĩa vụ gì, nghĩa vụ đó được thực hiện ở nước nào thì sẽ dùng luật nước đó để điều chỉnh, nhưng theo em đây chỉ là nguyên tắc chung thôi chứ còn Việt Nam thì khác , nếu toà của Vn có thẩm quyền xét xử thì sẽ dùng luật VN để xử tất tần tật vì VN dùng luật nơi kí kết hợp đồng để giải quyết quyền và nghĩa vụ các bên, đó là ý của em , tại bài này em cũng không có lời giải, em băn khoăn là nghĩ thế có đúng không
    Về mức bồi thường thiệt hại, nếu thiệt hại gây ra ở Vn thì luật VN điều chỉnh, nếu ở nước ngoài thì dùng luật nước ngoài điều chỉnh

Chia sẻ trang này