1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mổ xẻ các tình huống tư pháp quốc tế

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 24/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xola

    xola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Em mới thi xong, không biết la?m ba?i đúng hay sai, pót lên đây nhơ? các Đại ca, Đại ty? chi? giáo:
    I. Đúng/sai, tại sao:
    1. Tối huệ quốc la? cơ sơ? đê? xây dựng cơ chế pháp lý cho chu? thê? nước ngoa?i trong mọi quan hệ dân sự theo nghifa rộng có yếu tố nước ngoa?i.
    Tra? lơ?i: SAI. MFN chi? áp dụng 1 cách hạn chế, chu? yếu trong lifnh vực thương mại, ha?i quan, ha?ng ha?i.
    2. chi? có ngươ?i nước ngoa?i mới la? chu? thê? cu?a TPQT
    Tra? lơ?i: SAI. thê? nhân trong nước, pháp nhân (trong & ngoa?i nước) & Quốc gia cufng có thê? la? chu? thê? quan hệ TPQT.
    3.
    II.
    1. So sánh chế độ đafi ngộ tối huệ quốc va? chế độ đafi ngộ quốc dân
    2. nêu đặc điê?m chu? yếu cu?a hai chế độ na?y trong hiệp định thương mại việt myf.
    III. ba?i tập
    Công dân A quốc tịch Việtnam, sinh sống ơ? CUBA, chết ơ? NGA. Khi chết không đê? lại di chúc, không ngươ?i thư?a kế.
    1. Di sa?n cu?a A sef được xư? lý ra sao?
    2. Nếu A la? công dân ANH, Sinh sống & chết ơ? PHÁP thi? di sa?n xư? lý như thế na?o?
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Phần bài tập :
    cầu a: trước hết phải xem giữa Việt Nam Nga và Cuba có hiệp định tương trợ tư pháp không đã. Mà hình như là có, em không rõ cụ thể từng hi6ẹp định sẽ nói gì, nhưng nguyên tắc chung khi Việt Nam kí hiệp định tương trợ tư pháp là
    căn cứ vào luật nơi có vật để định danh
    Định danh thành động sản và bất động sản. Động sản sẽ thuộc về nước mà người để lại di sản mang quốx tích . Bất động sản sẽ thuộc về nước nơi có bất động sản
    Ví dụ như tài sản ở Nga , thì sẽ dùng luật Nga để định danh là động sản hay bất động sản . Nếu là động sản thì sẽ thuộc về Việt Nam , Bất động sản sẽ thuộc về Nga. Cứ thế tương tự cho Cuba và Việt nam
    Câub:em không rõ giữa Anh và Pháp có hiệp định tương trợ tư pháp không?. Nếu có thì cứ căn cứ vào hiệp định . nếu không thì theo pháp luật quốc gia, Về di sản không người thừa kế trên thế giới có 2 trường phái.Pháp và Anh theo trường phái nhà nước là người chiếm hữu tài sản vô chủ, theo đó tài sản ở Anh thì sẽ thuộc về Anh và vì là chiếm hữu tài sản vô chủ nên Anh không có nghĩa vụ thanh toán nợ nần cho người đã chết. Pháp cũng tương tự như Anh
    Về câu 3: so sánh chế độ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ như công dân. Sẽ tìm thấy nó khác nhau về phạm vi áp dụng, mục đích ý nghĩa và đặc điểm (trong giáo trình có hết á)
    Về hiệp định thương mại VM thì em cũng không rành lắm
    Tóm lại nếu là em làm bài thì sẽ làm thế, còn bác làm thế nào

    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 10:11 ngày 20/07/2004
  3. Tanhiasongxanh

    Tanhiasongxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    To ban Xola
    Mình đang chuẩn bị thi môn TPQT này đấy. Bạn thi rồi chắc có nhiều kinh nghiệm nhỉ, xin chỉ giáo nhé.
    À, mà bạn có tài liệu của môn này thì làm ơn cho mình xin với. nếu là file điện tử thì xin gởi về pthanhthuy03@yahoo.com hoặc yev.adm@sys.yzk.co.jp
    Cám ơn bạn nhiều
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to Tannhia: sắp thi rồi àh, có gì cần thảo luận cứ post lên nhé, cho xôm tụ tí....Uh mà sao lại thi vào trong hè thế
    Bạn cũng có 1 số tài liệu , nhưng không phải là bản điện tử, cần bản điện tử thì bạn thử hỏi anh NoFear ấy
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    thế có bác nào nghía xem cái phần em tự trả lời đã ổn chưa ạ, em không được tự tin lắm
    Cho em thắc mắc tiếp , đây là thắc mắc về hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu
    Khác với vận đơn tàu chợ được điều chỉnh bới các công ước quốc tế, vận đơn tàu chuyến được điều chỉnh trước hết bởi pháp luật quốc gia, tuy nhiên nó có thể được điều chỉnh bởi cả điều ước quốc tế, nếu nó được chuyển nhượng qua người thứ 3,và sẽ bị điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế về tàu chợ.Đến đây thì em không hiểu, vận dơn tài chuyến phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu chuyến mà hợp đồng thuê tàu chuyến thì khác về bản chất so với hợp đồng thuê tàu chợ. Có khả năng nào mà lấy các công ước về vận đơn tàu chợ để điều chỉnh vận đơn tàu chuyến được ?
    Mong được nghe ý kiến các bác
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 17/09/2004
  6. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Quy tắc cơ bản để phân biệt giới hạn hiệu lực của Hợp đồng thuê tầu C/P và Vận đơn B/L được rút gọn như sau : C/P điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu ( Shipowners ) và người thuê tàu ( Chaterers ), dù người thuê tàu là người cầm B/L. Vận đơn lại điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển Carriers và người nắm Vận đơn không phải là người thuê tầu. Hợp đồng C/P có thể được điều chỉnh bởi Luật quốc gia do có thể xác định được chủ thể trong quan hệ đó nhưng Vận đơn phải được điều chỉnh bởi các Công ước về Vận đơn do chúng ta không thể xác định rõ chủ thể của mối quan hệ mà vận đơn điều chỉnh sẽ là ai, mang quốc tịch gì...
    Tuy nhiên, Nếu trong hợp đồng có viện dẫn Vận đơn và trong Vận đơn viện dẫn Hợp đồng thì một vài điều khoản của Vận đơn sẽ được hợp nhất vào Hợp đồng và nguợc lại. Ý nghĩa của viện dẫn là ở chỗ có thể rút ra những điều kiện có thể chấp nhận được từ một tài liệu nhất định mà tránh việc lặp chúng lại ở tài liệu khác. Thông thường là các điều kiện như " Thuyền trưởng phải ký Vận đơn đúng như đã được đưa ra nhưng không làm phương hại đến hợp đồng này" hoặc " theo mức cước ghi trên Vận đơn"
    Chủ tầu là chủ thể của 02 mối quan hệ pháp lý khác nhau. Với người nắm giữ Vận đơn không phải là người thuê tàu thì chủ tàu trở thành người chuyên chở. Quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể trong mối quan hệ pháp lý này được điều chỉnh bằng Vận đơn = điều kiện tầu chợ => Phải điều chỉnh bởi công ước quốc tế chứ không nhất thiết phải sang đến tay của người thứ 3.
    Cheer.
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em không hiểu vài điều thế này :
    vận đơn trong hợp đồng thuê tàu chuyến là vận đơn phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu, mà hợp đồng thuê tàu là do các bên thỏa thuận , nó không đúng nghĩa là vận dơn mà nó như là 1 biên lai nhận hàng, Còn trong phương thức thuê tàu chợ thì vận đơn gánh 3 chức năng :
    Là 1 biên lai nhận hàng
    Là 1 chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá
    là 1 bằng chứng của hợp đồng
    2 loại vận đơn này chức năng khác nhau, bản chất khác nhau vậy sao nguồn của vận đơn thuê tàu chợ lại điều chỉnh vận đơn thuê tàu chuyến được ??
    Nói rõ hơn , tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, theo 1 lịch tr2inh nhất định và dùng để chở hàng tạp hoá, tàu chuyến là tàu chạy theo yêu cầu của chủ hàng và thường dùng để chở các loại hàng hoá có khối lược lớp , hàng đặc chủng (ví dụ như xi măng, dầu...).
    Giả sử công ti A bán dầu cho công ti Bvà họ kí một hợp đồng thuê tàu chuyến , hợp đồng này dựa theo mẫu chuyên dùng ví dụ Mobil voy, và kèm theo là vận đơn. Giả sử vận đơn được chuyện nhượng cho công ti C , và do thế vận dơn không bị điều chỉnh bởi hợp đồng mà nó sẽ bị điều chỉnh bởi các công ước về vận đơn. Điều thắc mắc là các công ước về vận đơn là nguồn để điều chỉnh hợp đồng vận chuyển bằng tàu chợ, mà tàu chợ là dùng để chở hàng tạp hoá còn dầu khí là hàng hoá đặc biệt, hai loại hàng hoá này khác nhau nên hai loại vận đơn cũng khác nhau thì làm so có thể lấy nguồn của vận đơn này điều chỉnh vận đơn kia được
    Mong được nghe ý kiến của bác
  8. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Vận Đơn và Cp là hai chứng từ khác nhau hoàn toàn về bản chất. CP điều chỉnh quan hệ giữa người thuê tầu và chủ tầu. Vận đơn điều chỉnh quan hệ của người chuyên trở và người cầm Vận đơn. bất kể đó có phải người thuê tầu hay không.
    Nếu đồng chí có thời gian tớ sẽ cho đồng chi nhì tận mắt cái Vận đơn thông thường và vân đơn CP nó khác nhau như thế nào. Vì đồng chí không phải dân Ngoại Thương nên tớ sẽ bỏ qua những vấn đề về nghiệp vụ mà chỉ trao đổi về mặt pháp lý ( hay dân NT còn gọi là " bề mặt chứng từ" ).
    Vận đơn thông thường ( mà dân ngoại đạo vẫn gọi là BL tầu chợ ) kiêm luôn vai trò của hợp đồng nên tất cả các điều khoản đã được liệt kê ở mặt sau của Vận đơn - in nhỏ li ti . Điểm khác biệt lớn nhất chính là các điều khoản này không thể thay đổi cho dù khách hàng có là ai. Còn vận đơn CP thì mặt sau để không vì đã có CP. CP chỉ quy định các điều khoản về thời gian bốc dỡ, trách nhiệm của các bên trong việc xếp dỡ và bảo quản hàng hoá từ cảng đi đến cảng đích còn Vận đơn CP điều chỉnh mối quan hệ sở hữu hàng hoá. về mặt này thì chúng độc lập với nhau.
    Các Công ước điều quy định " điều chỉnh vận đơn đường biển " chứ không có Công uớc nào phân biệt Vận đơn thường và BL CP cả . Tớ có thể cung cấp bản gốc.
    Nếu đứng trên quan điểm Luật học thì rất dễ bị nhầm lẫn bởi nghiệp vụ ngoại thương mới thể hiện hết bản chất của vận đơn. Hy vọng có thể trao đổi vấn đề này nhiều hơn nữa với đồng chí bởi tớ chỉ biết luật đời chứ Luật pháp thì dốt lắm
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    chào bác hbb :
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Vận Đơn và Cp là hai chứng từ khác nhau hoàn toàn về bản chất. CP điều chỉnh quan hệ giữa người thuê tầu và chủ tầu. Vận đơn điều chỉnh quan hệ của người chuyên trở và người cầm Vận đơn. bất kể đó có phải người thuê tầu hay không. [/QUOTE]
    B/L điều chỉnh 2 mối quan hệ :quan h6ẹ giữa người chuyên chở - người thuê tàu và quan hệ giữa người chuyên chở - người nhận hàng (mà theo lời bác là người cầm vận đơn??)
    CP chỉ điều chỉnh 1 mối quan hệ là người chuyên chở và người thuê tàu .Ở đây theo em khái niệm chủ tàu chỉ được đặt ra trong trường hợp liên quan đến trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của chủ tàu mà thôi. Vấn đề này còn thắc mắc mong bác cho ý kiến
    Trong tàu chợ, người chuyên chở chính là chủ tàu, trong tàu chuyến người chuyên chở nếu dùng tàu của mình d8ể chở hàng thì người chuyên chở là chủ tàu ,nếu thuê tàu của người khác rồi cấp vận đơn của mình thì người chuyên chở không là chủ tàu. TỪ đó em thấy C/P phải được kí giữa người thuê tàu và người chuyên chở chứ
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Vận đơn thông thường ( mà dân ngoại đạo vẫn gọi là BL tầu chợ ) kiêm luôn vai trò của hợp đồng nên tất cả các điều khoản đã được liệt kê ở mặt sau của Vận đơn - in nhỏ li ti . Điểm khác biệt lớn nhất chính là các điều khoản này không thể thay đổi cho dù khách hàng có là ai. Còn vận đơn CP thì mặt sau để không vì đã có CP. CP chỉ quy định các điều khoản về thời gian bốc dỡ, trách nhiệm của các bên trong việc xếp dỡ và bảo quản hàng hoá từ cảng đi đến cảng đích còn Vận đơn CP điều chỉnh mối quan hệ sở hữu hàng hoá. về mặt này thì chúng độc lập với nhau. [/QUOTE]
    Đúng là em được sáng mắt ra , trong trường thầy chỉ nói sơ qua là trong hợp đồng thuê tàu chuyến cũng có vận đơn , vận đơn này phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu, nhưng phụ thuộc như thế nào và phụ thuộc đến đâu thì thầy lại không nói. Giờ em mới biết giữa chúng lại có những mặt độc lập với nhau. Bác có thể chỉ em cách nào lấy được mấy cái vận đơn mẫu, hợp đồng mẫu để xem qua để xem chúng phụ thuộc ở chỗ nào độc lập ở chỗ nào để mới biết đường mà thắc mắc tiếp. À mà ý bác là vận đơn C/P vừa phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu chuyến vừa chịu sự điều chỉnh của các công ước vận đơn ??. Tại vì trong trường em chỉ được học là nó chỉ phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu chuyến thôi
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Các Công ước điều quy định " điều chỉnh vận đơn đường biển " chứ không có Công uớc nào phân biệt Vận đơn thường và BL CP cả . Tớ có thể cung cấp bản gốc. [/QUOTE]
    đúng là em thấy trong mấy cái công ước không có sự phân biệt các loại vận đơn gì cả, chỉ nói là vận đơn chung chung thôi
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 19:53 ngày 21/10/2004
  10. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản thế này nhé ... satthutinhdoi có tiền mua một cái xích lô.. nhưng vì bận đi học lên cậu phải thuê tiểu thư vui vẻ ( chẳng hạn ) đạp hộ... Sát thủ có hai cách để khai thác tối đa cái xích lô đó :
    1. Hôm nào chốn tiết được thì cậu tự đạp.. Cậu vừa là chủ vừa là người làm công. Vì là xích lô của cậu lên cậu thích cô nào thì chở, không thích thì thôi. Cho dù có chở mấy cô áo dài trắng hay thồ thịt lợn gì thì cậu cũng chỉ phát cho người ta cái giấy biên nhận mà chúng ta gọi là Vận đơn xích lô chợ
    2. Hôm nào không chốn tiết được thì cậu thuê tiểu thư đạp hộ. Nhưng tiểu thư không có quan hệ làm ăn nhiều nên không dám thuê định hạn ( Time charter ) mà chỉ đơn thuần đạp ..đạp. Cậu ký CP với ai, như thế nào tiểu thư không cần biết.. Chỉ biết cứ đúng ngày giờ đến đúng địa điểm theo chỉ dẫn của cậu lấy hàng . và dĩ nhiên, tiểu thư cũng không phải là người ký hợp đồng nên cũng chẳng quan tâm đến việc mình chở cái gì, chở cho ai.. chỉ biết đạp .. đạp. Trách nhiệm của tiểu thư chỉ là phát hành CP B/L cho người bốc hàng lên xích lô, lo đạp cho đến nơi đến chốn... Đến đích thì thu hồi CP B/L và trả hàng rồi đem CP B/L đó đến đưa cho cậu chứng minh mình đã hoàn tất nhiệm vụ và lĩnh tiền công.
    Chấm hết
    Nói chung cái vụ Ngoại Thuơng này loằng ngoằng lắm ... Mấy cái CP đó cũng khó kiếm... Cậu phải liên lạc với mấy công ty XK gạo, than .. nhập khẩu phân bón thì may ra mới có. Nhưng cũng hơi khó đấy.. Tớ về tìm lại xem còn cái nào không... Nếu còn sẽ cho cậu ngó một chút

Chia sẻ trang này