1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mổ xẻ các tình huống tư pháp quốc tế

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 24/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    cho hoakhongtim hỏi với, trong trường hợp mình không biết qui định cụ thể của 1 nước là có chịu áp dụng dẫn chiếu ngược gì không thì làm sao mình giải quyết? vì trong bài tập này satthu đã có 2 bài với 2 cách giải quyết khác nhau. ( bài sau, satthu pót lên, bảo là Mĩ kg chịu dẫn chiếu ngược)
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    bạn coi lại rồi Mĩ và Hy Lạp là 1 trong số rất ít nước không chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu sang nước thử 3, còn nước nào nữa không thì bạn không biết, dĩ nhiên là mình không thể biết hết được qui định của từng nước , mỗi người cũng chỉ chuyên vào 1 vài nước có quan hệ chủ yếu với VN thôi
    Còn VN thì chấp nhận luôn cả 2 loại dẫn chiếu
    (Hoakhongtim đang học tư pháp quốc tế thì vào đây tranh luận cho vui đi, lâu lâu mới thấy bạn post được 1 bài )
  3. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    xung đột pháp luật trong vấn đề quyền tác giả trong tư pháp quốc tế.
    có xung đột pl trg lĩnh vực quyền tác giả trg TPQT. Dựa trên bản chất của mối quan hệ quyền tác giả trong quan hệ quốc tế là quan hệ dân sự mở rộng có tính chất nước ngoài, có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau điều chỉnh. Vấn đề là khi tranh chấp xảy ra, luật nào được áp dụng? ví dụ về vấn đề thời hạn bảo hộ của các nước khác nhau. Nước A qui định thời hạn bảo hộ là từ lúc tác giả còn sống đến hết 50 năm sau khi tác giả chết, nước B qui định là đến hết 75 năm sau khi tác giả chết. Liệu 1 tác phẩm của công dân nước B khi phổ biến ở nước A sẽ được bảo hộ với thời hạn là bao nhiêu? Và tư pháp quốc tế giải quyết vấn đề này bằng cách đưa ra nguyên tắc đối xử quốc gia, tác phẩm của công dân nước B khi được phổ biến, bảo hộ tại nước A sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước A là có thời hạn bảo hộ là từ lúc tác giả còn sống đến hết 50 năm sau khi tác giả chết. Ngoài ra ta còn có thể dễ dàng nhận thấy nguyên tắc giải quyết xung đột đã được áp dụng là nguyên tắc tiêu chuẩn hoá luật thực chất trong nước. hầu hết những qui định của các quốc gia về vấn đề quyền tác giả đều được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các qui định của các công ước có liên quan đến vấn đề này, như công ước Benrne, công ước Gionever?
    Vấn đề đặt ra là đã có 1 sự bảo thủ hay đơn giản hoá các qui định pháp luật khác nhau của các nước khác nhau bằng nguyên tắc đối xử quốc gia đối với tính lãnh thổ của quyền tác giả. Xuất phát từ bản chất lịch sử của quyền tác giả. Lúc mà những loại hình tác phẩm ra đời còn chưa có điều kiện để phổ biến thì vấn đề xâm phạm quyền tác giả cũng chưa phổ biến. Khi người ta có thể xâm phạm chúng trong phạm vi 1 lãnh thổ thì pháp luật qui định về vấn đề này của lãnh thổ đó ra đời để điều chỉnh trong phạm vi lãnh thổ. Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của xã hội, của các quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội đã vượt khỏi phạm vi lãnh thổ và người ta nhận thấy ràng có sự khác biệt giữa pháp luật của các quốc gia khác nhau về vấn đề này. Nhiệm vụ của tư pháp quốc tế là phải giải quyết vấn đề này. Và người ta nhận thấy rằng giữa các nước không đồng nhất quan điểm nhau, họ luôn muốn giữ vững quan điểm của mình, cho nên phương pháp giải quyết tốt nhất là giữ vững tính lãnh thổ của quyền tác giả. Song song đó, các điều ước quốc tế được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật các quốc gia, trên cơ sở đảm bảo các quyền lợi chính đáng của tác giả tại nuớc ngoài và của tác giả nước ngoài tại nước sở tại đã ràng buộc các quốc gia thành viên, tạo cơ sở cho các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia không là thành viên (nhưng lại nhận thấy được tính đúng đắn của các qui phạm này) xây dựng thành các qui phạm pháp luật quốc gia.
    ---
    các bác cho HKT biết quan điểm của các bác với
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của bạn khác HKT 1 chút( bạn cũng đang học vấn đề này thôi, vỡ lòng ấy mà, muốn có ý kiến xịn HKT phải chờ ý kiến các bác cao thủ thôi)
    muốn có xung đột pháp luật thì phải có 2 điều kiện :
    hơn 2 hệ thống pháp luật khác nhau đều có thể điều chỉnh 1 vấn đề
    Và các hệ thống pháp luật khác nhau đó điều chỉnh khác nhau
    Chính vì tính lãnh thổ nên quyền tác giả tại 1 quốc gia luôn luôn chịu sự điều chỉnh toàn vẹn bởi pháp luật quốc gia ấy, luật nước ngoài không có hiệu lực vậy thì làm sao có xung đột được, do vậy khi xem xét về quyền tác giả trong tư pháp quốc tế thì không xem xét về việc chọn luật áp dụng mà xem xét về việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài thống qua việc nghiên cứu các hình thức bảo hộ quốc tế về quyền tác giả, Hiện nay có 2 hình thức bảo hộ là :
    +Kí kết hay tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương
    + bảo hộ trên nguyên tắc có đi có lại
    Mong được trao đổi
    ------------
    Em thắc mắc thêm 1 chút :Công ước Berne vừa có hiệu lực ở VN hơn 1 tuần , trong công ước Berne ghi nhận 2 nguyên tắc quan trọng là
    nguyên tắc bảo hộ tự động
    nguyên tắc bảo hộ tối thiểu
    Trong nguyên tắc bảo hộ tối thiểu có ghi nhận nhiều quyền cúa tác giả tác phẩm trong đó có quyền được bão vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
    trước đây khi dịch chui các tác phẩm nước ngoài các nhà biên tập ở VN thường hay biên tập các đoạn sách trái thuần phong mỹ tục hay các đoạn nhạy cảm về chính trị....Thế thì bây giờ các nhà biên tập phải làm sao ạ, bảo hộ thì phải bảo hộ rồi (bảo hộ tự động ), mà đã bảo hộ thì không được cắt xén tác phẩm của người ta ( bão hộ tối thiểu). Mà để nguyên thì lại đụng chạm nhiều thứ....nhạy cảm

Chia sẻ trang này