1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mổ xẻ chú tank nè ( mời các bạn tham gia nhiệt thành nhé)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ducsnipper, 20/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    He he Ăn Hành Tây dạo này có vẻ mê váy ngắn váy dài của người đẹp tank thế
    Như đã hứa, hôm nay Me nói về Shtora nè mấy You:
    Shtora-1 EOCMDAS (ELECTRO-OPTICAL COUNTER-MEASURES DEFENSIVE AIDS SUITE)
    -Đây là một hệ thống gây nhiễu quang-điện tử làm nhiễu tín hiệu dẫn hướng bán chủ động( Semiautomatic Command to line of sight-SACLOS) ATGM của kẻ thù, nó xác định khoảng cách và định vị vị trí mục tiêu( là vũ khí chống tank).Phần trên tôi đã phân loại Shtora-1 là hệ thống phòng bị dạng đối phó( countermeasure system) nó sẽ rất hiệu quả khi được phối hợp ( và đặt phía trước) hệ thống phòng bị dạng chủ động tiến công mà tôi đã đề cập ở trên (Drozd hay Arena).Xin nhấn mạnh là hệ thống này có thể chống hai loại ATGM:
    -Loại thứ nhất là IR ATGM bằng cách phát ra tin hiệu dẫn đường giả làm tên lửa bay lạc mục tiêu đồng thời cũng phun khói mù làm vô hiệu hoá tín hiệu dẫn bằng hồng ngoại IR,
    -Đối với loại ATGM điều khiển dây?.. (trước tiên ta phải tìm hiểu phương thức điều khiển tên lửa bằng dây: Tên lửa được điều khiển qua dây dẫn tín hiệu và bằng flare ở phía đuôi tên lửa ( muốn biết flare là gì thì vàođây: http://www.ttvnol.com/Quansu/281212/trang-2.ttvn ), flare ở đây dùng đễ giữ ?o một điểm tham chiếu? của tên lửa trong quá trình tiến về mục tiêu được điều khiển bời người bắn, hệ thống máy tính điều khiển sẽ làm thế nào đó bằng mọi cách phải ?ocài? flare vào cái điểm tham chiếu đó). Shtora chống lại ATGM wire guided bằng cách tạo ra một vùng không gian nhỏ có nhiệt độ cao (hotspot), bằng cách này nó đánh lừa tên lửa đi vào vùng không gian đó thay vì đi theo điểm tham chiếu mà lẽ ra nó phải hướng đến và kết quả là nó làm cho hệ thống máy tính của ATGM wire guided bị nhức đầu sổ mũi,ho lao .Tại hội chợ vũ khí ở Abu Dhabi năm 1995 Shtora-1 được gắn trên T-80U của Nga và T-84 Ukraina. Được đưa vào trang bị cho quân đội Nga là vào 1993.
    Hình trên cho thấy Shtora: gồm 2?ocon mắt? radar hai bên phía trướcvà sáu ống phun lựu đạn khói mỗi bên kết hợp với Kontakt-5 trên một em T-80U
    Shtora có các cụm chính như sau:
    1)Cụm tương tác quang điện tử bao gồm thiết bị gây nhiễu, modulator, bảng điều khiển, 4 cảm biến lazer phía trên tháp pháo.
    2) Hệ thống phóng lựu đạn gắm trên hai bên tháp pháo có khả năng tạo tấm màn khói nguỵ trang
    3) hệ thống cảnh báo lazer có độ chính xác cao
    4) Hệ thống kiểm soát chính, bao gồm bảng điều khiển, bộ vi xử lý, hệ thống màn ảnh tái hiện điều kiệnn chiến trường điều khiển bằng tay. Thông qua cá màn hình này mà chế độ phun khói mù ngụy trang nào sẽ được áp dụng.
    -Shtora-1 có phạm vi hoạt đông 360 độ theo phương ngang với một góc lên xuống từ -5 đến +25 độ. Nó có tổng cộng 12 ống phóng khói mù và toàn bộ hệ thống nặng khoảng 400kgs. Thời gian tạo màn khói ngụy trang chỉ mất 3 giây và có hiệu lực trong vòng 20 giây, độ dày bao phủ của màn khói tạo ra bởi Shtora-1 trong khoảng 50m-70m.Hệ thống Shtora-1 kích hoạt khi bộ phận cảnh báo laser phát hiện mối đe doạ tiềm tàng.Khi đó ku chỉ huy sẽ ấn nút bấm tự động xoay tháp mặt trước tháp pháo về hướng phát ra tín hiệu đe doạ rồi kích hoạt hệ thống phun khói mù. Hệ thống khói mù này có dải tần trong khoảng 0.4-14 Em giúp che chở em tank của chúng ta khỏi sự dò tìm bằng laser và IR. Hệ thống gây nhiễu quang điện tử ký hiệu TShU1-7 có dải tần 0.7-2.5EM, ku này che phủ khoảng 20 độ phương vị mỗi bên nòng pháo chính và trong khỏang 4 độ theo phưong thẳng đứng.
    Hệ thống Shtora-1 này được quảng cáo là chống lại được mấy người đẹp gai góc ATGM như TOW,HOT,MILAN và DRAGON của Nato, cũng như AT-3 của khối Varsava cũ.Riêng bộ phận TSHU1-7 có cuộc đời khoảng một ngàn giờ.Toàn bộ hệ thống có ba chế độ hoạt động: Hoàn toàn tự động, bán tự động, du khiển tay và kiểu khẩn cấp.Theo sự quảng cáo(cũng cũng là quảng cáo) của nhà sản xuất thì khả năng giảm xác suất bắn trúng từ vài người đẹp có gai ATGM như sau:
    Tow và Dragon, Maverick, Hellfire và Copperhead laser seeker system: 4-5:1
    Milan và Hot: 3:1
    Pháo và đạn chống tank dẫn đường bằng laser: 3:1.
    -He he, không hề có số liệu thống kê nếu như ai đó dùng đồ chơi của Nga như AT-4/5 hay mấy ku AT-10/11 bắn qua nòng pháo chính của Nga và dẫn hướng by laser thì chuyện gì sẽ xảy ra?..
    Hạ hồi mổ xẻ em tank tiếp, phần tới ME sẽ nói về Arena.

    BE COOL!
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 12:25 ngày 16/12/2003
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Về cái mục giáp thế hệ thứ tư được phát triển thế này thì em không đồng ý vì thực ra xe tank sẻ dần dần mất đi ưu thế của mình trong vòng 20 năm tới và có lẻ đến 50 nửa chả ai xài đến tank .
    Lý do là vủ khí ngày càng có sức công phá mạnh hơn và gọn nhẹ hơn , chính xác hơn . 1 chiếc xe tank đắt tiền 1 khi bị phát hiện là bị tiêu diệt ngay trong khi bộ binh thì dể dàng lẩn tránh hơn , tank bị hạn chế về đánh nhau trong thành phố rừng núi và kém độ vận tải cơ động ở cấp độ toàn cầu , người ta không thể tập trung và chuyển ngay 1 sư đoàn tank từ Mỹ đến Indo chẳng hạn trong vòng 1 ngày trong khi bộ binh thì rất nhanh , trong khi chiến tranh của tương lai vấn đề cơ động và trong phạm vi toàn cầu là rất quan trọng .
    Vủ khí bộ binh ngày càng mạnh , ngày nay 1 anh bộ binh cầm ống phóng tên lửa chống tank có thể thịt tank nhưng mai này sức công phá mạnh hơn thì bộ binh lại càng nguy hiểm hơn với bọn tank .
    Chính vì vậy mà hướng phát triển của tank không nằm ở chổ chế tạo giáp mới có tính năng bảo vệ tốt hơn mà chế tạo giáp mới cho nhẹ hơn , tàng hình tốt hơn .
    Ngoài ra cái giáp điện của bác thực ra là 1 dự án "cục gạch" hoàn toàn sai lầm từ mặt học thuyết hậu thuẩn cho nó đến hiệu quả cho nó , vì tank tương lai sẻ ngày càng dựa nhiều hơn và ATGM ( Anti Tank Guilded Missile) vậy thì với 1 quả ATGM có đầu đạn Tandem đặt biệt thì loại giáp kia sẻ vô dụng .
    Phát triển 1 lớp giáp như thế trong khi nó đã có khắc tinh rồi thì không khôn ngoan tý nào .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Hehe, có người vừa doạ me không post bài tiếp sẽ bị treo nick, sợ quá nè:
    Arena Active Protective System: Là thế hệ APS hiện đại nhất của Nga ( cùng với Drozd-2 đã nói tới trong các bài cũ) em này là thứ phòng bị chủ động thứ thiệt, được Nga phát triển khoảng 1993 cho đến nay thật sự không có hệ thống tương đương (về tính năng) nào có thể so sánh với nó.Người Nga đã trình diễn hệ thống này trước sự chứng kiến của Pháp, Đức và thật sự hệ thống phòng bị này có hiệu quả như quảng cáo.Pháp bắt chước Nga nghiên cứu phát triển hệ thống tương tự muộn hơn , vào khỏang năm 1997.
    Arena có khả năng bảo vệ tank khỏi các cuộc tấn công bằng antitank grenade thông thường và ATGM, đặc biệt nó còn vô hiệu hoá ATGM bắn cầu vồng hay được bắn từ trên không (A10 hay Apache chẳng hạn) nhằm vào nóc tank là vị trí có giáp mỏng nhất. Từ khi phát hiện khả năng bị tấn công cho đến lúc máy tính kích hoạt Arena chỉ mất có 0.2-0.5 giây ( khiếp chưa).Hệ thống Arena hoạt động hoàn toàn tự động và có khả năng che phủ lên tới 300 độ xung quanh xe, giải pháp kỹ thuật tóm gọn như sau:
    - Radar bước sóng mm đa chức năng phát hiện và theo dõi đường đi của các mục tiêu antitank
    - Dùng chùm đạn tạo mảnh có sức xuyên phá cao bắn chụm vào ATGM đang bay tới nhằm vô hiệu hóa nó
    - Máy tính cực mạnh và các trang thiết bị có sự phối hợp đồng bộ cao nhằm bảo đảm tính thống nhất của toàn bộ hệ thống.
    Cụ Thể:
    Đạn được chứa trong các silo (khoảng 20 -26 cái tùy trang bị) nằm xung quanh tháp pháo , radar được đặt phía trên còn các thiết bị khác nằm bên trong tháp pháo, các cáp nối thiết bị bên trong với radar đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi bộ phận khai hoả trên hệ thống.Hệ thống này được khởi động từ bảng điều khiển của trưởng xe, sau đó nó hoạt động tự động hoàn toàn,sau khi khởi đông nó tự kiểm tra các thông số, nếu mọi thứ đều ổn hệ thống tự chuyển sang chế độ trực chiến thường trực.Tất cả mọi thông số và trạng thái của hệ thống hiển thị trên bảng điều khiển. Khi ở trạng thái trực chiến , phần radar đa hướng gắn trên tháp pháo sẽ chủ động quét dò tìm mục tiêu là Antitank Grenade/ATGM và xác định bất kỳ mục tiêu nào cách tank trong khoảng 50m, sau đó radar và chuyển thông tin này cho máy tính , máy tính sẽ khoá chặt mục tiêu khi nó cách tank trong khoảng 7.8m-10.06m và ra lệnh khai hoả silo chứa đạn nào mà nó cho là sẽ có tác dụng cao nhất ( xin nhắc lại là đây là loại đạn chùm có kích thước nhỏ, khi nổ tạo ra các mảnh có khả năng xuyên phá rất cao,có tài liệu giải thích tương tự như loại mìn Claymore cho dễ hiểu) các viên đạn này các viên đạn này sẽ nổ cách mục tiêu cần hủy diệt trong khoảng 1.3m-3.9m tạo ra một lưới mảnh phá, phá hủy mục tiêu trước khi nó có thể chạm vào tank, hay ít nhất thì cũng làm giảm khả năng công phá của nó rất nhiều lần.Khoảng thời gian giữa hai lần khai hỏa của Arena là 2-4 giây.Mỗi silo đạn có góc phương vị khác nhau nó được bố trí sao đó để khi khai hoả nó tạo ra các góc bảo vệ là bao trùm lên nhau theo kiểu mắc xích, bảo đảm cho bán kính che chở cho tank là tốt nhất (Lúc trước trong topic ?o Triển lãm các loại tank hiện đại? hay ?oKornet E Antitank Missile AT-14?.? Tôi nhớ không rõ có một tấm hình trắng đen minh hoạ điều này rất hay, bây giờ tìm lại không thấy nữa, bạn nào có thì post lên minh hoạ thêm giùm tôi nhé).Hệ thống này hoạt động cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết và điều kiện hoạt động của tank trong khi chiến đấu kể cả vừa chạy vừa xoay tháp pháo
    Arena sẽ không có tác dụng đối với các mục tiêu có tiết diện nhỏ (đạn 12ly7 chẳng hạn), hay các vật thể bay có tốc độ chậm, giả sử như các mảnh đất đá bị văng lên do một tác động vật lý nào đó. Nó cũng không phản ứng lại các loại đạn hay mục tiêu nào không xâm phạm qua khỏi ranh giới 50m kể từ vỏ ngoài tank. Tóm lại nó phát hiện và theo dõi các mục tiêu đe doạ tank từ khoảng cách 50m, khoá mục tiêu ở khoảng cách 20-30m bằng máy tính trung tâm rồi phát lệnh khai hỏa, đạn phá mảnh sẽ khai hoả cách mục tiêu 1.3m-3.9m, khi ấy mục tiêu cách vỏ ngoài của tank từ 7.8m-10.06m.
    Hình minh hoạ hoạt động:
    Khi bị đạn Arena phá thì một viên đạn chống tannk sẽ bị như thế này:
    Một silo chứa đạn của Arena:
    -Qua thực nghiệm nó có tác dụng chống lại TOW, HOT, MILAN,HELL FIRE và cả các vũ khí chống tăng vác vai như AT-4 và LAW 80. Cũng như Shtora-1 tôi nói ở trên không thấy có tài liệu nào cho biết nó có tác dụng hay không đối với ATGM do Nga chế tạo cũng như ATGM bắn từ nòng pháo chính trên tank ( hehe, chắc là bí mật chứ chả lẽ người Nga không thử thì vô lý quá). Arena được hoàn thiện vào 1997 với phiên bản Arena ?"E, giá thành rất đắt vào khoảng 300 ngàn USD ( thời giá 1998).
    Drozd ( trong các bài trước có phân tích) hay Arena vừa nói đến được thiết kế dùng phối hợp với ERA gắn trên thân xe và xung quanh tháp pháo. Hai hệ thống này sẽ bổ sung cho nhau, nếu một trong hai bị vô hiệu hóa thì vẫn còn một em tiếp kiến đạn thù trứoc khi có thể gây hại trực tiếp đến chú tank hehee?..
    Radar của Arena, phần nhô cao trên tháp pháo:

    Mấy cái thùng chữ nhật xung quanh chính là các silo chứa đạn:

    Phần tới tôi sẽ nói về các loại Countermeasure Systems của phương Tây.
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 11:00 ngày 17/12/2003
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Hình của anh Đức sao không xem được để em post lại mấy tấm hình củ này :
    Cái radar vi sóng đây :
    [​IMG]
    Hộp đạn đây :
    [​IMG]

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 17:41 ngày 24/12/2003
  5. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.439
    [​IMG]
    Cho em hỏi về cái đạn tù của bác sniper, có 1 điều mới nhìn tưởng hợp lí trong hình này, nhưng lại rất vô lí , đó là làm sao để viên đạn có thể đi xuống như trong hình vì hoàn toàn kô có lực nào đẩy nó đi xuống cả!! Cho dù viên đạn có thể xoay trục theo hướng như vậy, nhưng theo quán tính, nó vẫn bay thẳng!!
    Vậy liệu có phải đây là đạn nổ hay tên lửa chống tăng kô?
    TO đức Sniper : cái tin nhắc anh gửi cho em kô mở được, nó báo kô "tin nhắn này kô tồn tại hoặc kô phải của bạn", có gì anh nhắn vào YM của em : bulu_buloa@yahoo.com!
  6. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Cái hình đó là minh học cho đạn nổ, và nên nhớ là nó chỉ minh hoạ tương dối cho cái phần " Mũi" của viên đạn mà thôi, Bulubuloa chịu khó đọc kỹ lại phần đó sẽ hiểu, chúc vui
    BE COOL!
  7. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Như đã hứa, hôm nay bàn về Western Countermeasure Systems.
    Sau khi người Nga đã thành công trong việc chế tạo và ứng dụng Drozd chống lại mối đe dọa của RPG và ATGM trong cuộc chiến Afghanistan sau đó lại thêm hệ thống Shtora và Arena ra đời ( với hy vọng xuất khẩu chúng cho các khách hàng truyền thống) các nước phương Tây mới chú ý đến lĩnh vực này, một số nghiên cứu về cách phòng thủ thụ động kiểu như ERA, số khác chuyên tâm cho hệ thống chủ động phòng bị APS, vì nó có cái hay ở chỗ là tiêu diệt được vũ khí chống tank trước khi chúng có thể " chạm" vào bản thân chiếc tank.
    -Về cái loại phòng thủ thụ động phương Tây cho ra loại hình LWR ( Laser warning receiver), nó thực ra chỉ báo động cho tổ lái biết có incoming projectile mà thôi, về sau thì ngoài tính năng này nó còn có thể phát tín hiệu gây nhiễu ( như Shtora của Nga). Gần đây Pháp và Do Thái áp dụng hệ thống phòng bị tương tự Shtora-1 vào tank của họ, cả Ba Lan cũng tự trang bị thiết bị tương tự. Riêng Anh, Mỹ và Canada vẫn đang ngiên cứu một loại thiết bị có tính năng tương tự như Drozd của Nga nhưng không biết đã đạt được kết quả khả quan nào hay chưa.
    GALIX SYSTEM
    Loại này của người Pháp gằn trên chiếc Leclerc, nó gồm một hệ thống kiểm soát điện tử và các ống phóng gắn ở phía sau của tháp pháo, có chu vi bảo vệ là xoay 360 độ, nó có thể bắn loại đạn khói 80mm, đạn chống bộ binh, hoặc tín hiệu nhiễu hồng ngoại trong khoảng 30-50m, xem hình thấy mấy cái lỗ bắn đạn khói trên tháp pháo nè:
    Theo như quảng cáo của mấy anh Pháp đánh trận dở ẹt này thì hệ thống Galix phản ứng lại các mối đe doạ phát hiện được trong vòng một giây kể từ khi nhận biết và có khả năng chống lại bất cứ mối hiểm hoạ nào ( hehe, theo tôi thì quá xạo, chỉ có phát nhiễu, tạo khói mù mà nói như vậy thì quá xá là cường điệu), thật ra cái màn khói bắn ra từ 13 ( có khi là 9) ống phóng tồng cộng này chỉ có thể che 120 độ phần trước của tank( kém hơn Shtora nhiều) mà thôi nhưng nó kéo dài khỏang 30 giây ( theo quảng cáo), đám khói mù này có thể làm mù mắt mấy em ATGM dùng IR điều khiển ( hồng ngoại). điểm kém của Galix còn ở chỗ nó không có LWR để báo độn tổ lái khi có hiểm hoạ đe doạ và không tự động kích hoạt hệ thống được......
    Hôm khác sẽ bàn tiếp về các thành quả trong lĩnh vực này của Israel .
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 18:27 ngày 19/12/2003
  8. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Người Do Thái gắn trên chiếc Merkava 3 MBT của mình hệ thống LWS-2( Laser Warning System 2). Hệ thống này sẽ báo động tổ lái khi nó phát hiện được tín hiệu optical radiation ( quang bức xạ ?) phát ra từ bất cứ hướng nào nhằm vào mình, sau đó nó sẽ cảnh báo lần nữa sự hiện diện của kẻ thù và khả năng có bị tấn công thực sự hay không (Vvì lý do này mà nó có số 2-cảnh báo hai lần).Nó có thể chỉ ra rõ ràng cách thức kẻ thù dùng để định vị và "khoá" mục tiêu: IR searchlight ( dò hồng ngoại), laser rangefinder( la de đo khỏang cách), laser designator ( dò bằng la de). Merkava 3 được xem là MBT tank đầu tiên bắt buộc có gắn hệ thống cảnh báo sớm khi xuất xưởng.
    Hệ thống POMALS là một thứ hoạt động gần tương tự như Shtora-1 của Nga.Sau khi LWS xác nhận mối hiểm họa đe doạ và truyền thông tin này đến POMALS nó sẽ khai hoả các ống phóng rocket 60mm gắn trên tháp pháo, cá cống chứa nhiều loại countermeasure khác nhau ( cần hiểu là nhiều loại phương pháp đối phó khác nhau)như là: chaff hay flare, đạn khói chống IR, đạn HE.. Thực ra mà nói thì hiệu quả của các loại hình Countermeasure mà người Do Thái đang dùng là không rõ rệt, trử các trường hợp bị phục kích bằng bom cài dưới mặt dường , các trường hợp Merkava bị bắn cháy trong khõang thời gian 1996-1998 bởi du kích Hezbolah dùng AT-3s, AT-4s,TOW đều không cho biết là có được trang bị các thiết bị APS kể trên hay không., các bạn xem hình thấy 6 cái ống phóng của POMALS mỗi bên còn được bọc một lớp vỏ ngoài, không để trơ ra ngoài như người Nga:
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 09:09 ngày 22/12/2003
  9. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0

    Để kết thúc về giáp tôi tóm tắt chút xíu về Counter Active Protective Sytems (CAPS) của Mỹ, nhằm đối phó với sự tiến bộ vướt bực của APS trên dòng tank hiện đại.Tham vọng của dự án này là khả năng vượt qua mọi sự phòng bị bất kể dạng APS nào.Các kỹ thuật phối hợp trên CAPS bao gồm các tính năng chống lại tín hiệu gây nhiễu ATGM, tín hiệu tạo mục tiêu giả đánh lừa ATGM, đạn HE nhiều tầng và cả tín hiệu điện tử chủ động phát ra nhằm làm vô hiệu các tín hiệu gây nhiễu phát ra từ các thiết bị như Shtora....., các mẫu thử nghiệm đầu tiên của Mỹ là FY98 và FY00 chương trìng kéo dài trong ba năm kể từ 1998 với số tiền dự án là 9.7 triệu dollar....tới nay chưa thấy chú Sam công bố kết quả gì về dự án này, có thể nó đã chết yểu vì...quá tốn kém mà thật không cần thiết lắm ( M1 giờ chỉ đi khè mấy chú du kích hay khủng bố là chính thôi mà)
    BE COOL!
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác Đức ơi, rỉa bác chút.
    Đây là ảnh đạn đánh chặn ATGM, nhưng không phải của Arena mà là Shtora. Khác Arena (bắn ra tên lửa, tên lửa nổ bắn mảnh đạn), các hộp này bắn luôn ra mảnh đạn.

Chia sẻ trang này