1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mổ xẻ kế hoạch nhỏ và vỏ lon bia

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi hmh11ltkprc, 20/09/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hmh11ltkprc

    hmh11ltkprc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2014
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    1
    Chẳng rõ việc nộp vỏ lon bia, nước ngọt được triển khai hàng năm ở một số trường có quan hệ máu mủ gì với phong trào Kế hoạch nhỏ của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hay không, nhưng có thể chắc rằng nó nằm ngoài dự liệu của thiếu niên Sơn Tây và Hải Phòng năm 1958, những người đã khởi sướng phong trào. Cũng như sự tự nguyện trong đa số các vấn đề hiện tại của xã hội nói chung và của nhà trường nói riêng, sự tự nguyện trong phong trào Kế hoạch nhỏ của nhiều trường hiện nay chẳng khác gì sự bắt buộc.

    [​IMG]

    Mặc dù nhiều giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ đã lên tiếng giải thích về tinh thần tự nguyện trong phong trào, xác định có sự hiểu lầm cũng như cho biết sai phạm, nếu có, là lỗi của cấp dưới quyền thì dường như mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. Phong trào luôn được triển khai với yêu cầu “nộp đúng và đủ số lượng” (hơn và dư thì càng tốt) hoàn toàn trái ngược với sự tự nguyện. Đó là chưa kể những đòn tâm lý, chiêu trò luật bất thành văn như sẽ được tuyên dương, hạ điểm thi đua, hạ hạnh kiểm…gây áp lực lên học sinh.

    Yêu cầu về số lượng và sự bắt buộc sẽ tỉ lệ thuận với quy mô và cấp độ của tổ chức khi Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh ở nhiều trường cũng triển khai phong trào Kế hoạch nhỏ là điều có thể dự đoán được. Điều này đồng nghĩa với một thực tế khó có thể phủ nhận là phong trào sẽ khiến cho nhiều học sinh và phụ huynh thêm khó khăn trong việc tìm kiếm vỏ lon để nộp.

    [​IMG]


    [​IMG]



    Trích văn bản Thông báo của một chi đoàn

    Tuy nhiên, đừng vội tán thành! Chuyện khó khăn rất có thể chỉ đúng với thời điểm những năm trước đây, đặc biệt là hơn 10 năm về trước khi mà cuộc sống còn bấp bênh và bia, nước ngọt, là những thứ có phần xa xỉ đối với phần lớn các gia đình kể cả trong những ngày tết. Gần như phụ huynh và học sinh lúc bấy giờ phải đi vào các vựa phế liệu hoặc ai siêng thì canh me nhưng người bán ve chai để mua lại các vỏ lon với giá cao. Nên nhớ là thời điểm đó nghề mua bán ve chai chưa được rầm rộ như hiện nay, chờ ve chai đi qua là chuyện không phải dễ dàng gì cho lắm.

    Còn hiện nay, chất lượng đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Bia, nước ngọt không còn là những thứ xa lạ nữa. Số liệu thống kê sơ bộ 3 tỷ lít bia trong 1 năm và dự báo trong năm 2014, hơn 2 tỷ lít nước ngọt các loại được bán ra của BMI có thể minh chứng cho điều đó.

    Được biết phong trào Kế hoạch nhỏ thường triển khai một năm hai đợt. Đợt 1 thường là nộp giấy vụn, báo cũ và đợt 2 là nộp vỏ lon bia, nước ngọt. Thời gian triển hai phong trào đợt 2 là sau khi ăn tết xong, phải nói là hết sức hợp lý và thuận tiện cho việc hoàn thành kế hoạch. Thực tế cho thấy, hai năm gần đây vào mỗi dịp tết lượng bia và nước ngọt sử dụng trong mỗi gia đình tăng đáng kể. Rõ ràng đây là thời điểm rất tốt để triển khai phong trào kế hoạch nhỏ.

    Tuy nhiên chắc chắn đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên bởi vì phong trào đã được triển khai kéo dài hàng năm liền bất chấp những tiêu cực, hệ lụy mà nó gây ra. Nói thẳng phong trào Kế hoạch nhỏ nộp vỏ lon đã thất bại hơn 10 năm về trước và việc duy trì nó đến tận bây giờ là một điều khó hiểu. Sự cứng nhắc, bất cập, thiếu thông tin và không có óc suy xét phán đoán là những yếu tố tạo nên thất bại của phong trào.

    Xét tình hình hiện nay, vỏ chai nhựa mới thực chất là nguồn dồi dào, có tính khả thi hơn cho việc thực hiện Kế hoạch nhỏ. Việc xuất hiện hàng loạt người đi nhặt ve chai trên các tuyến đường phố phường có thể lý giải cho điều này. Với việc thu gom vỏ chai nhựa gần như đều đặn trong năm, không phải chờ thời tới dịp, thiết nghĩ những người đứng ra tổ chức Kế hoạch nhỏ hiện nay nên cân nhắc.

    Về phương diện mục đích của kế hoạch, tính minh bạch của số tiền thu được dù đã được giải thích nhưng vẫn là vấn đề tranh cãi, phụ huynh nhắm mắt cho qua. Còn việc tạo nên ý thức cho các em học sinh trong vấn đề tiết kiệm, bảo vệ môi trường thì gần như là bất khả thi, nếu không muốn nói là phản tác dụng.

    Rất may là bên cạnh những phong trào theo kiểu máy móc này vẫn còn nhiều phong trào Kế hoạch nhỏ khác linh động hơn như thu gom phế liệu trong gia đình, trong trường học, trên đường đi học, trồng cây...Điều quan trọng khi tổ chức kế hoạch là khơi gợi tinh thần tự nguyện trong mỗi học sinh, xác định rõ khả năng đáp ứng cũng như tính khả thi của kế hoạch.

    Phong trào Kế hoạch nhỏ dĩ nhiên là cơ hội tốt để hướng các em xây dựng được tinh thần cộng đồng, ý thức tiết kiệm và nó cần được nhân rộng phổ biến hơn nữa. Theo khảo sát, tất cả mọi người đều tán thành và ủng hộ. Tuy nhiên, công tác tổ chức phong trào như thế nào, đó mới là vấn đề quan trọng. Rất mong những người đứng đầu các tổ chức đoàn đội lưu tâm, đừng để phong trào Kế hoạch nhỏ mang tiếng xấu, gây mất lòng tin nơi phụ huynh và học sinh.

    Còn rất nhiều kiểu biến tướng, dị dạng của phong trào Kế hoạch nhỏ hiện nay, điển hình là hình thức nộp tiền mặt, nhưng xét cho cùng nó chỉ là hệ lụy, kết quả rất "thiết thực" của những phong trào rởm như Kế hoạch nhỏ nộp vỏ lon từ hơn 10 năm về trước. Chúng tôi xin kết thúc bài viết ở đây, rất mong mọi người đóng góp ý kiến!

    Nguồn: mục tùy bút của tạp chí Én mỏng

Chia sẻ trang này