1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mổ xẻ tàu ngầm

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ducsnipper, 23/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Mổ xẻ tàu ngầm

    hehe, chào Quý dzị, kẻ lười post bài nhất box này không có tham vọng nói nhiều về tàu ngầm, nói về nó chắc còn dài hơn 100 năm bên hàng không nữa. Vậy thì biết gì nói nấy coi như làm vịt mồi, quý dzị nào hứng thú bổ xung hen, nhất là hình ảnh về kết cấu các lớp tàu trong tàu ngầm, tui không tìm ra hình trong net về cái này ( Huy Phúc tham gia nhiệt tình nhe'').

    Tại sao tàu ngầm ( sau đây sẽ gọi là sub ) có thể nổi lên và lặn xuống?

    Là do sub có thiết kế khoang nước nén tải.Theo định lý Archimède sức đẩy mà tàu nhận được trên mặt nước vừa bằng với trọng lượng giãn nước của nó. Từ đó ta thấy rằng khi đang nổi muốn lặn xuống thì sub chỉ cần tăng thêm trọng lượng của tàu sao cho lơn hơn sức đẩy, khi đó nó sẽ chìm xuống và ngược lại.

    Tàu ngầm ngày nay được thiết kế nhiều khoang nước nén tải chính ở khoảng trống giữa phần vỏ chịu áp llực và phần vỏ không chịu áp lực được phân bố đối xứng đầu phí bên phải và bên trái, chúng được chia làm ba cụm : hai đầu và ở giữa thân tàu,. Khi sub muốn lặn xuống, người ta mở van thông khí và van thông nước của khoang nước nén tải chính ở hai đầu sub để đưa nước vào, sau đó sẽ mở van thông khí và nước nén tải chính ở cụm giửa để nhận nước vào . Khi nước đã đầy, trọng lượng tàu tăng lên lớn hơn lực nươc đẩy, tàu sẽ chìm xuống.

    Còn khi muốn nổi lên, ta dùng khí cao áp nén trên sub đẩy nước ở khoang nén tải chính của cụm giữa ra ngoài trước, rồi sau đó cũng tương tự cho các khoang ở hai đầu sub.

    Lưu ý là ngày nay vỏ tàu ngầm bao gồm hai lớp: Lớp vỏ chịu áp và lớp vỏ không chịu áp (lực)

    -Phần vỏ chịu áp là lớp vỏ được cấu tạo hình trụ tròn và hai chóp phần đầu có cốt sườn. Tấm vỏ cũa thân tàu là bộ phận chịu lực chính, cốt sườn dùng để giữ nguyên hình dáng và tăng độ cứng của tấm vỏ. Thân tàu thường được tạo thành hình dáng sao cho chịu lực đều, mặt cắt dọc của sub cho ta thấy nó là hình trụ tròn để dễ bố trí thíêt bị trên sub , còn mặt cắt ngang cho ta thấy là một hình tròn, như chúng ta đều biết hình tròn có thể chịu lực đầu nhau và tìng trạng chịu lực là tốt nhất, có thể phát huy dộ chịu nén cao. Phần lớp vỏ tàu chịu áp luôn được làm bằng kim loại/thép có cường độ cao ( Nga còn xài cả Titanium cho lớp Mike ), giúp sub chịu được áp suất cao tăng khả năng lặn sâu.
    -Phần vỏ không chịu áp (lực) thì làm bằng thép thường bọc ở bên ngoài lớp vỏ chịu áp làm cho có khoảng không gian dùng bố trí khoang nước nén tải chính như đã nói ở trên.



    BE COOL!
  2. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ nói sơ qua về thông tin liên lạc:
    tóm tắt gồm có : kính tiềm vọng, radar, sonar
    -Tiềm vọng kính được dùng quan sát khi sub ở độ sâu kính tiềm vọng thường là 8-10m, nó là một ống kính quang học có thể kéo dài ra và rút ngắn được, đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu. Nó được cấu tạo bởi lăng kính ở hai đầu và thấu kính định hình + thấu kính đổi hình ở giữa, khi lăng kính ở dầu nhô lên phát hiện mục tiêu, hình ảnh mục tiêu sẽ truyền qua thấu kính định hình, thấu kính đổi hình trung gian, và về tới mắt ngừoi quan sát.Ngày nay nó d8ọưc lắp thêm các thiết bị nhìn đâm bằng tia hồng ngoại và cả laser đễ tăng khả năng quan sát.
    - Sub dùng radar để dò mục tiêu, khi radar phát sóng, antenna sẽ tiếp nhận sóng phản xạ từ mục tiêu quay về và nhờ vào các thiết bị điện tử khác sẽ phân tích ra các tham số chuyểb động, độ to nhỏ, hình dáng ......của mục tiêu. Radar trên sub có các loại chính như radar tìm kiếm, tấn công, phân biệt bạn thù.....Mục tiêu thăm dò bao gồm các loọai phương tiện tàu trên mặt nước, sub, máy bay săn ngầm.....
    -Sonar của sub lợi dụng đặc tính lan truyền trong nuớc của sóng âm, dùng chuyển đổi sóng điện và xử lý thông tin để dò tìm đối phương, cái này chủ yếu để phát hiện tàu nổi và sub. Có hai loại sonar chủ động do máy phát sonar phát ra gặp tàu địch phản xạ trở lại được máy thu tiếp nhận nó sẽ căn cứ vào tốc độ lan truyền trong nước và khoảng cách thời gian từ khi tín hiệu đến và khi thu nhận được cùng với hướng của sóng âm phản hồi thu nhận được mà xác định cự ly và phương vị của tàu đối thủ, sonar thụ đông thì chỉ thu nhận tín hiệu âm thanh từ mục tiêu phát ra.
    Sub giữ liên lạc với nhau và căn cứ trên đất liền bằng sóng vô tuyến ngắn, dài và cực dài.
    Sóng ngắn: bước sóng trong khoảng 10-100m dùng chủ yếu cho cự ly liên lạc xa, đdo sóng ngắn lan truyền trong nước sẽ nhanh chóng bị hấp thu bởi nứoc biển nên khi phát sub phải giương antenna lên khi phát. Ngày nay sub sẽ phát sóng ngắn lên vệ tinh, rồi vệ tinh sẽ truyền tín hiệu vầ trạm thu trên mặt đất giữ thông tin liên lạc giữa sub và căn cứ mặt đất.
    Sóng dài: bứoc sóng từ 10.000m-30.000m . Nó có khả năng từ trên không trung xuyên xuống nứơc nên tàu ngầm sẽ nhận được liên lạc
    Sóng cực dài 100.000m-10.000.000m, sóng này xuyên qua nước biển rất mạnh, do đó tín hiệu trên căn cứ phát ra thì tàu ngầm đang ở độ sâu cao vẫn nhện được, ngoài ra khi lặn quá sâu sub sẽ thả antenna dạng dây được cột một dầu vào phao, đầu kia cuộn vào moteur điện) để nổi lên ( một độ cao xác định được, để giữ bí mật cho sub)kéo theo dây antenna .Kiểu liên lạc này dùng khi subs hoạt động ở độ sâu lớn......
    Ặc ặc, bạn già Condor ơi cứu tui với, mệt quá rồi, ông thêm vài thứ đi nhe, cả Huy Phúc nữa.
    BE COOL!
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Nói tiếp về sub nhé, hôm rồI là sơ lược về cơ cấu lặn và phương thức thông tin liên lạc, bây giờ nói về ĐIỀU KIỆN ĐỂ DUY TRÌ SỰ SỐNG BÊN TRONG SUB ( xin nói trước là hình ảnh kiếm rất khó - tôi không nói tớI những tấm ảnh chụp bên ngoài của Sub, vì nói chung công nghệ sub là cón nhiều bí mật, bạn nào có hình ảnh liên quan xin post lên giúp một tay).
    A.CUNG CẤP KHÔNG KHÍ ĐỂ THỞ BÊN TRONG SUB:
    . Thành phần không khí mà chúng ta thở hàng ngày bao gồm:
    Nitrogen :78%
    Oxygen: 21%
    Argon: 0.94%
    Carbon dioxide: 0.04%
    Ai cũng biết subs coi như là một container được đóng kín nên lượng không khí chứa bên trong là rất giớI hạn. Có ba điều phảI xảy ra trên bất cứ sub nào để giữ lượng không khí bên trong nó là thở được đối với thuỷ thủ đoàn
    1/ Lượng oxy phảI được bổ sung thừơng xuyên thế vào lượng đã bị tiêu thụ.Nếu tỉ lệ phần trăm của Oxy trong không khí quá thấp thủy thủ sẽ?..nghẹt thở
    2/ Carbon dioxide phảI được loạI bỏ khỏI không khí, nếu nồng độ carbon dioxide trong không khí tăng lên nó sẽ trở thành độc tố ( toxin)
    3/ Độ ẩm gây ra bởI hơi thở của chúng ta cũng phảI được loạI bỏ
    -Oxy được cung cấp từ những bồn chứa cao áp ( pressurized tanks) , từ máy tạo oxy ( oxygen generator) máy này tạo ra oxy bằng cách điện phân nước ( sẽ đi vào chi tiết ở phần sau), oxy còn được cung cấp từ những hộp chứa nhỏ khác mà phương thức giảI phóng oxy của nó là dựa vào các phản ứng hóa học phát nhiệt lượng cao ( nói nhỏ các bạn nghe là cái cách này được áp dụng trên trạm MIR của Nga hồI xưa đó). Lượng Oxy bổ sung này được kiểm soát bằng hệ thống máy tính riw6ng luôn đo nồng độ oxy bên trong sub, ngoài ra nó còn được bổ sung từng đợt trong ngày.
    -Lượng CO2 bên trong sub được loạI bỏ bằng cách dùng soda lime ( bột vôi soda ???), chất này là hỗn hợp của Sodium hydroxide và Calcium hydroxide chứa trong một thiết bị tạm gọI là thiết bị lọc khí. CO2 sẽ bị giữ lạI bên trong thiết bị này bởI phản ứng hoá học và do đó nó bị loạI bỏ khỏI không khí trong sub.
    -Ẩm độ được loạI bỏ bởI các chất hoá học hay bằng Dehumidifier ( máy loạI bỏ độ ẩm, chi tết sẽ bàn sau) máy nàu gíup ngăn chặn sự ngưng tụ hơi nứơc trên các thiết bị và bên trong lớp vỏ tàu.
    Những thứ còn lạI như khói thuốc lá ( teo mà là caption thỉ không tuyển lãp AK_M làm thuyền viên cua sub, nó hút thuốc thấy rét luôn), Hydro hay CO (carbon monoxide) sẽ được loạI bỏ bằng burners ( dịch sao bây giờ: lò đốt hen ???) . CuốI cùng, các tấm lọc sẽ loạI bỏ bụI bặm, các chất dơ ?..ra khỏI không khí bên trong sub.
    B.VẤN ĐỀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO SUB
    Sub dùng các thiết bị lọc nước biển ra nước ngọt để cung cấp cho các nhu cầu sinh hoạt cần thiết của nó. thiết bị này nôm na cái lò hơi đun nóng nuớc biển để ngưng tu hơi nứơc, hơi nứoc thì không chứa muốI, ngưng tụ nó bằng cách làm lạnh hơi nươc ta sẽ được nước ngọt ( hehe, khong phai coke đâu nhe Lonsome) rùi thì đem chứa vô bồn trữ. Trung bình môt ngày đêm một sub có thể sản xuất 38,000 đến 150,000 lít nước ngọt phục vụ chủ yếu dùng để giảI nhiệt các thiết bị điện tử trên tàu như là hệ thống máy tính và các navigation equipment, tất nhiên là nó cũnng dùng cho thuỷ thủ đoàn ?" ăn uống, vệ sinh.
    C.DUY TRÌ NHIỆT ĐỘ CẦN THIẾT BÊN TRONG
    Nhiệt độ nuớc biển bao quanh bên ngoài sub xuống tớI khỏang 4 độ C. Lớp vỏ kim loai đương nhiên dẫn nhiệt cho nên bắt buộc sub phảI được ?o sưởI ấm bằng diện? ( electrically heated) mà duy trì môt nhiệt độ thích hợp bên trong con tàu.Nguồn điện này cung cấp bởI đông cơ hạt nhân, dộng cơ diesel ( nếu là diesel sub), và từ batteries (trong trừơng hợp khẩn cấp)
    ??HồI sau còn tiếp, các bạn đón xem?..
    BE COOL!
  4. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    D. CỨU HỘ
    Khi môt lý do nào đó ( va chạm đá ngầm, tàu địch, vướng thuỷ lôi?) mà bị chìm, subs sẽ phát tín hiệu cấp cứu bằng radio trên làn sóng qui ước trứơc hay thả phao cứu hộ lên mặt biển, phao này có thiết bị phát tín hiệu cấp cứu và cung cấp vị trí của sub bị chìm. Trong trường hợp này, nuclear sub sẽ lò phản ứng và chuyển sang chế độ dùng nguồn battery.Trong trừờng hợp này thủy thủ đoàn phảI đướng đầu vớI các nguy cơ:
    - Các khoang tàu bị ngập nước
    - -Lượng oxy sử dụng phảI hạn chế tốI đa trong khi chờ đợI lực lượng cứu hộ.
    - CO2 sẽ tăng cao thành độc tố
    - Nếu năng lượng do batteries cung cấp bị cạn thì nhiệt độ trong tàu sẽ tuột xuống do hệ thống sưởI bị ngưng hoạt động.
    Công tác cứu hộ phảI được tổ chức khẩn cấp, thông thường không trễ hơn 48h kể từ khi tai nạn xảy ra. Dụng cụ cứu hộ cho sub đến nay chỉ có hai loạI
    Mini-sub có tên là Deep-Submergence Rescue Vehicles (DSRV) và chuông lặn (Diving bell)
    DSRV có thể di chuyển độc lập xuống tận nơi xảy ra sự cố nhờ khả năng lặn cực sâu của mình, ở đó nó sẽ gá vào sub cần cứu hộ qua một cửa thoát hiểm, sau đó mở cánh cửa này từ phía ngoài , thông thường một DSVR có thể chứa tốI đa 24 thành viên của Sub cần cứu hộ mỗI lượt. Cách cứu hộ của chuông lặn là được đưa xuống từ một tàu mẹ qua hệ thống cáp kéo, cách thức tiến hành cứu hộ tương tự
    Để đưa một sub bị chìm lên mặt nước, thường sau khi thuỷ thủ đoàn đã thoát ra ngòai, ngườI ta dùng các phao khổng lồ ( pontoon) được cột vào xung quanh sub, bơm không khí vào phao, phao nổI lên cùng vớI sub. Nói chung công tác cứu hộ thủy thủ đoàn của sub là cực kỳ khó khăn và thường ít thành công mỹ mãn, nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố như độ sâu bị chìm, góc chìm của tàu ( nếu đúng ngay nắp khoang thoát hiểm thì phảI mở vỏ tàu bằng hàn xì, đòi hỏI nhiều thờI gian và cực kỳ nguye hiểm), điều kiện thờI tiết??..
    TớI đây xin một phút tưởng niệm thuỷ thủ đoàn cũa tàu Kurk??
    Hình của DSVR:
    BE COOL!
  5. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Ông bạn Ducsnipper, tui tiếp ông đây nè
    b]Động cơ không dùng không khí (AIP ?" Air Independent Propulsion)
    Tàu ngầm ngày nay để tránh bị phát hiện và thực hiện các cuộc lặng dài ngày cần phải sử dụng các loại động cơ không cần không khí (AIP ?" Air Independent Propulsion) để lặn sâu và lâu hơn. Một trong những loại động cơ đó là động cơ sữ dụng pin nhiên liệu.
    Pin Nhiên Liệu (Fuel cells)
    Pin nhiên liệu hoạt động bằng phản ứng kết hợp oxy và hydro từ đó nước, điện và nhiệt. Loại pin nhiên liệu này có rất nhiều tiềm năng cho các ứng dụng trong lĩnh vực không gian cũng như các ngành công nghiệp tự động hoá khác. Có nhiều dạng pin năng lượng, nhưng loại thường được ứng dụng cho tàu ngầm được gọi là PEM (Polymer Electrolyte Membrane) - loại này hiện nay gây đươc nhiều sự chú ý do hoạt động ở nhiệt độ thấp (80oC) và ít hao nhiệt lượng.
    Trong thiết bị PEM, khí hydro áp lực cao được đưa vào anode của pin, nơi thanh platinum làm xúc tác sẽ phân ly mỗi cặp phân tử hydro thành 4 ion H+ and 4 điện tử. Các điện tử rời anode và một dòng điện được tạo ra. Đồng thời, tại cathode, mỗi phân tử oxy bị tách ra thành các nguyên tử. Các ion H+ từ anode sẽ di chuyển sang phía cathode và ở đó ion H+ kết hợp với oxy tạo thành nước. Tổng quát quá trình này được mô tả bằng công thức 2H2 + O2 => 2H2O, phần thải ra của pin nhiên liệu chỉ là nước. Mỗi pin nhiên liệu như trên tạo ra được 1 dòng điện 0.7volts DC, một số lượng lớn các pin nhiên liệu kết nối song song sẽ cho ra một dòng điện lớn hữu dụng.
    Sơ đồ mô tả pin nhiên liệu.
    Hiện nay pin nhiên liệu đã chế tạo và sữ dụng thành công trong các chương trình klhông gian của Mỹ và đang được nghiên cứu tăng hiệu điện thế để trớ thành một trong những nguồn năng lượng chính của tàu ngầm.
    Thách thức lớn nhất của pin nhiên liệu là việc dự trữ các thành phần hydro và oxy - nhất là hydro vì dự trữ hydro ở dạng lỏng, áp suất cao rất nguy hiểm. Một trong những giải pháp là trữ hydro dưới dạng hydride kim loại ở áp suất thấp, nhiệt độ bằng nhiệt độ nước biển xung quanh và khi cần sữ dụng hydro, ta có thể trích ly hydro từ hỗn hợp bằng cách thay đổi nhiệt độ và áp suất.
    Mệt quá rồi bác nào nhào vô tiếp đi...
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng... [/b]
    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 23:24 ngày 25/10/2003
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ai chế ra topic nào thì chịu khó mà nuôi hì hì hì hì hì.
    Phụ chút quảng cáo chiếc tầu ngầm em khoái nhất:
    Komsomolets K-278.
    Lượng choáng nước 8000 tấn, dài 120 mét, cao 11 mét, rộng 8 mét. Đây là chiếc tầu ngầm tấn công duy nhất thuộc lớp Mike (tên Nga là Plavnik) mà phương Tây biết đến. Ngày nay tiêu chuẩn đánh giá tầu ngầm đa dạng hơn: loại ngư lôi và tên lửa, khả năng bắn trúng, tiếng ồn. Nhưng với mức ngày ấy, nó là chiếc tầu ngầm khiếp nhất thế giới. Con số về độ sâu tác chiến, tốc độ di chuyển ngầm và sức tấn công của ngư lôi vẫn vượt xa các con số kỷ lục Mỹ hiện tại. Hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ OK-650 b-3 tổng công suất 380.000kw, công suất đẩy chân vịt 43 000 hp. ắc qui kim loại lỏng (nattri-lưu huỳnh). tốc độ khi lặn 70km/h, khi nổi 30km/h. Tầu có tháp điều khiển titaniumvà đặc biệt: tháp này thụt vào được. Tầu tác chiến được ở độ sâu 1000met, lặn sâu 1,25km. Tức là, không vũ khí nào của Mỹ đến được nó và nó thoải mái ngồi dưới bụng anh trêu anh bằng ngư lôi hạt nhân RK-55.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tầu đắm 7-4-1989. Nguyên nhân đắm do cháy một máy lọc khí, nhưng thuyền trưởng đã không sử lý tốt.
    No Day
    Em đã xem đoạn phim về cảnh launch (hạ thuỷ) của nó: tháp pháo thụt vào, hai dây chùng giữ tầu không quay và, các bác bít không.......tầu được cẩu xuống nước bằng duy nhất một dây cáp treo. Xuống nước, tháp pháo tầu từ từ thò lên.
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ngày nay, nó ở đây và trông thế này:
    MOD nào xoá hộ hai bài trên cái nhờ.
  8. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị MOD cứ giữ bài của Huy Phúc lại.
    Như tôi đã nói từ đầu tài liệu về SUB mà mổ xẻ kỹ lưỡng về cấu tạo và hoạt động của nó rất khó tìm trên net, kiểu như Fas và Global security chỉ giới thiệu sơ qua về từng loại tàu ngầm chứ không hề mổ xẻ nó. Bạn nào có link trên net mà không có thời gian đọc và dịch thì cho tôi xin mấy cái link đó, tôi sẽ dành thời gian làm việc đó thay cho các bạn........
    Huy Phúc nếu có mấy cái link đó thì cho tớ xin nhé......?????
    BE COOL!
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Anh ghé qua www.naval-technology hay www.rusarms.ru buồn buồn thì vào www.aeronautics.ru dùng công cụ dịch thì vào www.army.lv ,cũng có khá nhiều bài phân tích hay .
    Bây giờ thì em phụ hoạ 1 tý ,anh với lão Condor mới nuôi có 1 cái topic riêng bây giờ hùn nhau nuôi mà sao la ó than thở quá dzị .
    Bây giờ nói về tàu ngầm hén ,nhìn chung thì nó khá giống thằng khinh khí cầu ở chổ nó đều lơ lửng trong chất lưu (nước và không khí ) và di chuyển trong đấy nhờ lực đẩy ,còn lơ lửng thì nhờ vào lực archimede.
    Vậy thì tàu ngầm không có cánh để tạo lực nâng mà chỉ có cánh lái .Thời xưa muốn quẹo trái hay phải tàu ngầm phải giảm tốc độ xuống rồi từ từ bẻ cánh lái đứng ở đuôi mà quẹo ,cải tiến hơn chút thì có 2 động cơ trái phải quẹo bên nào thì tăng công suất động cơ bên kia và giảm công suất động cơ bên đó .Thời ngày nay thì nhờ luyện kim tốt nên có thể quẹo nhưng cũng vẩn từ từ ở tốc độ không đến nổi ỳ ạch ,đa số các cánh của tàu ngầm có ý nghĩa giử độ ổn định hơn là để cơ động . Lý do là tàu ngầm có phải là cá đâu là lượn lờ lung tung ,vả lại độ đậm đặc nước rất cao ,lực cản lớn bẻ lái ở tốc độ cao là nó cắt phăng luôn cái đuôi khốn khổ ,cho nên giử thăng bằng là chính lâu lâu chỉ dám chỉnh vài độ qua trái qua phải để từ từ quẹo hay để lấy thăng bằng .
    Về chuyện ngóc đầu hay chúi đầu thì tàu ngầm ngày nay có thêm 2 cánh cánh lái ở 2/3 về phía trước .Cánh này cũng chỉ bẻ vài độ lên hay xuống mà thôi ,mục đích là ngoài giử cân bằng còn giúp tàu từ từ tăng giảm độ sâu trong khi vẩn giử được cân bằng trọng lượng .
    Khi cần lặn khẩn cấp lên nổi khẩn cấp thì xưa nay tàu ngẩm vẩn chỉ có 1 kiểu đó là làm thay đổi vị trí trọng tâm, đầu nặng hơn thì đầu chìm xuống tàu ngầm sẻ lặn nhanh còn đuôi nặng thì đuôi chìm xuống tàu ngầm sẻ lao nhanh lên mặt nước .
    Cách làm thì đơn giản là xả bớt 1 ít nước ở giửa trong khi đó xả nhanh nước ở đầu hoặc đuôi và bơm từ từ nước vào đuôi hoặc đầu .Để tạo sự bất cân bằng lực đẩy archimede dọc theo thân tàu giúp nó ngóc đầu lên hay chúi xuống .
    Nổi khẩn cấp
    [​IMG]
    Cái cánh ở đây này :
    [​IMG]

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 14:56 ngày 27/10/2003
  10. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Sơ đồ của loại tàu ngầm Amur - project 1650 và 950. Đây là loại tàu ngầm có sử dụng fuel cells AIP.
    Ráng nuôi cái topic này đi ông ban già Ducsnipper. He he he.
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng...

Chia sẻ trang này