1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mổ xẻ tàu ngầm

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ducsnipper, 23/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Quý Dzị đã góp sức tận tình....
    Tôi đã đặt mua một cuốn sách bên Mỹ - Complete idiot ''s guide *****bmarines( mắc thấ mother luôn)về cấu tạo và nói chung là về mọi ngóc ngách của SUB, tháng 12 mới có người cầm về, hy vọng lúc đó sẽ có nhiều thông tin cho mọi người có cùng sở thích.......
    To: Antey .... cái Web naval -technology anh biết rùi mà quá sơ sài, có phân tích gì về cấu tạo và cách thức hoạt động của Sub đâu em??? nó chỉ nói đại loại trên sub nào có cái gì vậy thôi
    To:Condor.... hê, hê, mấy cái hình của ông đắt giá đó, mà sao ông bạn giấu tịt đường link vậy? hay nó là tài liệu offline??
    To: Sỹ Phú..... Tài liệu của em cũng chỉ từ sách à, nếu không thì cho a biết link, anh dịch cho
    To All: Đang tìm tài liệu thêm, mọi người ráng chờ,
    BE COOL!
  2. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục....
    Bây giờ nói tới cơ chế phóng tên lửa đạn đạo của Ballistic Missle Submarinews ( SSBN), các sub hiện đại bây giờ có thể phóng tên lửa đạn đạo ngầm dưới nước ở độ sâu 30 hay thậm chí 50m, thật ra vào tháng 6 năm 1960 thì nuclear sub đã phóng thành công tên lửa đạn đạo . Tên lủa đạn đạo do nuclear subs phóng thường ở độ sâu 30m, nó đòi hỏi phải có những hệ thống phóng đủ mạnh mà còn đòi hỏi phải có hệ thống dẫn đường quán tính với độ chính xác cao
    [​IMG]
    Thiết bị phóng tên lửa gồm chủ yếu là hệ thống ống phóng và hệ thống động lực phóng. Bình thường tên lửa đặt trong ống phóng, khi bắn mới mở nắp đậy ra. Căn cứ vào lệnh điều khiển khởi động hệ thống động lực để phóng tên lửa ra khỏi ống phóng. Tốc độ và hướng đi của Sub ở dưới nước chịu ảnh hưởng bởi nhiều thứ như hướng dòng hải lưu, nhiệt độ bên ...cho nên nếu chỉ dựa vào hệ thống dẫn đường vô tuyến thì sẽ khó mà xác định vị trí con tàu, do đó cần phải có hệ thống dẫn đường quán tính để xác định vị trí của Sub và số liệu dẫn đường ban đầu của hệ thống điều khiển quỹ đạo tên lửa nhằm bảo đảm cho tên lửa bắn trúng mục tiêu.
    Khi sub phóng tên lửa ở dưới nước, tên lửa nằm trong ống phóng, ống này có cơ cấu bịt kín bằng nước, nó nằm theo phương thẳng đứng trong khoang tên lửa ở gần giữa tàu ngầm. Nắp đậy của ống phóng chịu một áp suất nước chừng 0,304MPa. Phía dưới nắp đậy, chỗ miệng trên của ống phóng có gắn một lớp màng cách ly làm bằng chất dẻo có tác dụng giữ kín hơi và nước, chịu được một áp suất vừa phải ( Damn, tài liệu giấu kín không cho biết áp suất bao nhiêu). Khi chuẩn bị phóng tên lửa, khí nén cao áp được thổi vào ống phóng, đồng thời nước biển được bơm vào khoảng trống giữa màng ngăn và nắp đậy làm cho áp suất trong ống phóng, phần trên màng ngăn và bên ngoài nắp đậy bằng nhau. Do vậy mà hệ thống thao tác mở nắp trên của ống phóng, màng ngăn phân cách không bị hư hỏng. Khi đó nước biển không thể tràn vào trong ống phóng được và không khí trong ống phóng cũng không bị đẩy ra ngoài. Lúc này người gọi tên lửa trong trạng thái phóng và ở trong điều kiện kỹ thuật hoàn hảo.
    Khi phóng tên lửa, trước tiên mở cơ cấu bảo hiểm khai hỏa của hệ thống động lực phóng, sau đó ấn công tắc phóng tên lửa trên bàn diều khiển ( cool , man!!!!) để đốt cháy ống nổ điện, đồng thời điểm hỏa hệ thống động lực phóng làm cháy lượng thuốc cháy trong bộ sinh khí cháy. Khi thuốc cháy sinh ra khí cháy ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ đi qua bộ làm lạnh bằng nước tạo nên hỗn hợp khí cháy + hơi nước, đi qua hệ thống ống cong và vào buồng phóng. Giữa tên lửa và ống phóng có lắp thiết bị làm kín bằng khí để cho khí cháy đi vào buồng áp suất phần đáy tên lửa nhằm đẩy tên lửa lên theo đường đạn nhất định, tên lửa xuyên qua màng ngăn giữ kín miện ống phóng......
    Sau khi bay ra khỏi ống phóng , tiếp xúc nướ tên lửa vọi lên không , lúc này động cơ tên lữa mới tực cháy và đưa tên lửa theo quỹ đạo định sẳn để bay tới mục tiêu.Đồng thời sau khi tên lửa ra khỏi ống phóng thì nước biển sẽ tràn ngay vào trong ống phóng, trọng lượng nứơc biển đó là lớn hơn trọng lượng quả tên lửa ( Tên lửa Polaris A-1 của Mỹ nặng 12,6 tấn, sau khi phóng lượng nước biển tràn vào có trọng lượng khoảng 13.6 tấn). Vì thế mà ta phải thải bớt nước trong khoang chứa nước tải ra ngoài để điều chỉnh độ cân bằng, ổn định của sub. Lưu ý là các ống phóng và các khoang của Sub được ngăn cách bằng các tấm chắn cho nên khi sub phóng tên lửa thì nước biển không tràn vào tàu được.
    Ảnh của nắp ống phóng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quan sát bằng kính tiềm vọng:
    [​IMG]
    Trong phòng Sonar:
    [​IMG]
    BEE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 27/10/2003
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đầu biết là đối với sub chạy bằng động cơ diesel, thường nó có hai hay nhiều cụm máy diesel, dộng cơ diesel có hai hiệm vụ, chạy máy phát điện để xạc bộ các pin ( batteries) và tạo năng lượng quay chân vịt để làm cho sub hoạt động. các động cơ diesel này có thể chạy ở chế độ kết hợp, tức là một động cơ dùng để chạy sub, còn động cơ kia thì chạy máy phát điện.Tàu ngầm diesel phải nổi lên mặt nước (hay ở độ sâu kính tiềm vọng,5-10m chiều sâu, nếu ở độ sâu này tàu sẽ mở ống thông hơi- snorkel) để chạy máy diesel mà sạc dàn pin, khi dàn pin đầy thì sub mới có thể lặn xuống (độ sâu tác chiến.)
    "Battery operation is the only way a diesel sub can actually submerge".........Ở đây đặt ra một câu hỏi, tại sao diesel sub không thể vừa lặn vừa sạc dàn pin,vì lý do dộng cơ diesel gây tiếng ồn lớn dễ bị đối phương phát hiện hay còn vì lý do nào khác?????? hehehe, có bạn nào biết không????
    Diesel sub lớp Kilo của Nga:
    [​IMG]
    [​IMG]
    <FONT color=red size=4>BE COOL!</FONT>
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 18:51 ngày 27/10/2003
  4. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    He he, ông bạn phóng hỏa tiển đạn đạo thì tới phiên tui phóng hoả tiển tấn công mục tiêu trên mặt biển và tàu ngầm từ tàu ngầm nè.
    Phần lớn các tàu ngầm tấn công hiện đại ngày nay, không chỉ được trang bị ngư lôi để tấng công tàu địch mà còn được trang bị hỏa tiển tấn công tàu, các mục tiêu trên mặt biển và kể cả tàu ngầm địch (vì tầm bắn lẫn tốc độ của hỏa tiển cao hơn ngư lôi)
    Các hỏa tiển tấn công loại phóng từ tàu ngầm được đặt trong các ống phóng ngư lôi. Mỗi hỏa tiển được nối với phần động cơ đẩy của ngư lôi. Khi phóng hỏa tiển, trong giai đoạn đầu, phần động cơ ngư lôi sẽ được khởi động, phóng ra đưa hỏa tiển tiến dần lên mặt nước, khi tới mặt nước phần động cơ ngư lôi này sẽ được tách ra, động cơ hỏa tiển sẽ được kích hoạt và phóng hỏa tiển về phía mục tiêu.
    Phần lớn các loại hỏa tiển phóng từ tàu ngầm là loại active radar homing. Tuy nhiên cũng nên nói một chút về sự khác nhau của hỏa tiển chống tàu ngầm và hỏa tiển chống các mục tiêu trên mặt nước.
    Hỏa tiển chống các mục tiệu trên mặt nước phóng từ tàu ngầm thường là loại cruise, active radar homing (như Yakhont của Nga). Sau khi nhận diện mục tiêu, vị trí mục tiêu, các data này được nạp vào bộ dẫn đường của hỏa tiên, đây sẽ là các dữ kiện ban đầu để hướng dẫn đường đi cho hỏa tiển, khi còn cách mục tiêu một khoảng cách nào đó tùy loại hỏa tiển (khoảng cách này được xác định bằng vị trí phóng của tàu ngầm, vị trí của mục tiêu khi hỏa tiển được phóng, tốc độ, hướng hành trình, khoảng thời gian hành trình của hỏa tiển?) radar của hỏa tiển sẽ bật lên và tự tìm diệt mục tiêu.
    SS-N-26 Yakhont
    Một số các hỏa tiển chống tàu ngầm phóng đi từ tàu ngầm là loại đạn đạo (như Club-91RE1 của Nga, có khả năng phóng ở độ sâu 150m, trong lúc tàu ngầm chạy với tốc độ 15knots, tầm bắn tối đa 50km). Khi hỏa tiển được phóng tới vị trí bên trên mục tiêu (sau quá trình hành trình đạn đạo), tầng đẩy của hỏa tiển sẽ tách rời, một dù bung ra giúp cho đầu đạn tiếp nước an toàn, không gây nổ. Sau khi tiếp xúc mặt nước, dù cũng sẽ được tách ra, phần đầu đạn còn lại là một ngư lôi sẽ tự tìm diệt mục tiêu bằng active homing sonar (hay hydro-acoustic seeker - active).
    Hỏa tiển Club-S 91RE1 anti-submarine
    Minh họa hỏa tiển Club 3M54E1 phóng từ tàu ngầm và tàu chiến
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng...
    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 27/10/2003
  5. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    He he, không phải tui dấu mấy cái link đâu, mà copy lại lâu quá rồi không nhớ copy ở đâu nữa. Lúc nào tìm ra tui sẽ gởi lên sau. Cụng ông một cái . He he
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng...
  6. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    He he, bộ ông định cho cả thủy thủ đoàn chết ngạt vì thiếu oxy và khí thải của động cơ diesel hay sao mà vừa lặn vừa chạy máy diesel sạc pin. Có vậy người ta mới nghĩ ra cái động cơ chạy không cần không khí (AIP - Air Independent Propulsion) chớ. Cụng ông một ly nữa nè . He he he
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng...
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Anh Đức, iem quên cha cái link rồi, sorry. Đây là chiếc bản cắt Agosta cho thấy ống phóng hoả tiễn cùng phòng như lôi. Hình như các anh mải đi về hoả tiễn mà quên mất vũ khí truyền thống của tàu ngầm là ngư lôi rồi.
     Sỹ Phú
  8. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Agosta phóng hoả tiễn.
     Sỹ Phú
  9. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Chiếc Gotland với hệ thống AIP
     Sỹ Phú
  10. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hoả tiễn phóng từ tàu ngầm Ohio class của Mỹ.
     Sỹ Phú

Chia sẻ trang này