1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mọc răng khôn hàm dưới gây đau nhức phải làm sao?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi phammanhtien2, 27/02/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phammanhtien2

    phammanhtien2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2016
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi:

    Chào bác sĩ, tôi vừa mọc răng khôn hàm dưới gây đau nhức vô cùng, tôi muốn nhờ bác sĩ tư vấn mọc răng khôn hàm dưới nên làm gì tốt nhất? Cám ơn bác sĩ. (Hùng Duy-Vĩnh Long).


    Trả lời :

    Chào bạn Hùng Duy !

    Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “mọc răng khôn hàm dưới gây đau nhức” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.



    [​IMG]

    mọc răng khôn hàm dưới gây đau nhức

    Răng khôn là răng mọc sau cùng và trong cùng trên cung hàm cùng với 28 chiếc răng khác tạo thành một khuôn hàm đủ 32 chiếc. Tuy nhiên, đây cũng là những răng có nguy cơ gây đau nhức và bệnh lý cao nhất do thời điểm và vị trí mọc của nó khá đặc biệt.

    Nguyên nhân của tình trạng mọc răng khôn bị đau là bởi răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc thẳng dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu, khó vệ sinh răng nên dẫn đến viêm nhiễm, sâu răng. Các răng khôn này có thể húc vào răng số 7 và lâu ngày có thể khiến cho răng số 7 bị lung lay và gãy rụng.

    ***Có thể bạn quan tâm: Những triệu chứng thường gặp khi răng khôn mọc<<

    Phải làm sao khi mọc răng khôn bị đau nhức dữ dội?
    Khi mọc răng khôn sẽ rất đau, tấy đỏ và sưng lên, thời điểm này rất dễ bị nhiễm trùng, chính vì thế bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) sau khi ăn để răng miệng luôn được sát trùng sạch sẽ. Ngoài ra bạn nên dùng nước sát trùng rửa trực tiếp vào chỗ mọc răng khôn khoảng 15 phút, ngày thực hiện 2-3 lần.

    Để thực hiện giảm đau tạm thời, bệnh nhân có thể sử dụng tỏi để tiêu viêm. Dùng 1 nhánh tỏi đập nát + 1 chén nước nhỏ + 1 ít muối sau đó hòa tan vào với nhau. Dùng dung dịch này thấm lên vùng bị đau sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.

    Thông thường, khi thăm khám mọc răng khôn, nha sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân 2 loại thuốc để điều trị ngoại trú: thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin…phối hợp với metronidazol (rhodogyl phối hợp với metronidazol và spiramicin). Các loại thuốc này vừa có tác dụng giảm đau vừa có thể tiêu sưng, giảm viêm nhiễm khá hiệu quả.

    Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau khi bệnh nhân hết sưng đau thì cần được nhổ răng khôn, đặc biệt đối với những răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì việc nhổ răng khôn là điều cần thiết để loại bỏ biến chứng như làm rụng răng số 7 hoặc gây viêm nhiễm, áp xe xương ổ răng.

    Thông thường, với các răng khôn ít đau nhức và mọc thẳng thì có thể không cần nhổ bỏ nhưng trường hợp răng đau nhức dữ dội, viêm nhiễm nặng do mọc lệch thì tốt nhất nên nhổ càng sớm càng tốt. Đây là chỉ định cần thiết để bảo tồn các răng kế bên.

    Trên đây là những chia sẻ về cách khắc phục tốt nhất khi mọc răng khôn hàm dưới bị đau nhức, hy vọng sẽ giúp bạn Hùng Duy sớm ăn uống bình thường trở lại.

Chia sẻ trang này