1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MODERN CALLIGRAPHY IN VIETNAM

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi dungsino, 13/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Vì đã mở topic này bên trang thuhoavietnam.com nên không post ảnh lại nữa, chỉ xin cung cấp đường link để mọi người cùng xem:

    http://thuhoavietnam.com/forum_posts.asp?TID=649&PN=1&TPN=1

    http://thuhoavietnam.com/forum_posts.asp?TID=649&PN=1&TPN=2

    http://thuhoavietnam.com/forum_posts.asp?TID=649&PN=1&TPN=3

    Xin được cập nhật thường xuyên vì số lượng ảnh rất lớn, mong mọi người thông cảm
  2. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    xin được tiếp tục cập nhật
    http://thuhoavietnam.com/forum_posts.asp?TID=649&PN=1&TPN=4
  3. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    một thời đạn bom, một thời hoà bình
    NGUYỄN QUANG THẮNG - 2006
    [​IMG]
  4. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Advance notice: The exhibition
    ô SCRIPT ằ
    Avant-garde in Vietnamese Calligraphy
    ....
    A new approach to the art of classic writing
    will open on September 29 (6:00 p.m.). You are invited!
    *
    is located in the HANDSPAN Building to the right
    of TAMARIND Cafâ in 78, Ma May Str (Old Quarter).
    Best regards,
    Thomas Ulbrich M.A.
    Art director
    http://www.studiotho.com mailto:info@studiotho.com
    The gallery and special exhibitions will be open daily from 9:00 a.m. to 7:00 p.m.
    The office will be closed on Sundays.
    *
    http://studiotho.com/invitation_english.pdf
    http://www.studiotho.com mailto:info@studiotho.com
  5. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Studio Tho và "The Zenei Gang of five" kính mời tất cả những người yêu thích Thư pháp đến tới tham dự bữa tiệc khai mạc triển lãm, sắp đặt, trình diễn, video art mang tên: "SCRIPT" - AVANT - GARDE CALLIGRAPHY của nhóm "The Zenei gang of five" gồm:
    Trần Trọng Dương
    Phạm Văn Tuấn
    Nguyễn Đức Dũng
    Nguyễn Quang Thắng
    Lê Quốc Việt
    Tác phẩm triển lãm được trưng bày kéo dài làm 2 đợt.
    Đợt 1: Từ ngày 29.09 đến 26.10.2007. Khai mạc vào 6h tối ngày 29.09
    Hội Thảo diễn giải về Thư pháp Việt Nam truyền thống Việt Nam
    Đợt 2: Tư ngày 28.10 đến 30.11.2007. Khai mac vào 6h tối ngày 28.10
    Tại:
    Studio Tho
    Handsapan Bld
    78. Mà Mây. Hoàn Kiếm. Hà Nôi
    +84-4-2409877
    Thomas@studiotho.com
    www.studiotho.com
    Mở cửa tham quan hàng ngày: 9h sáng - 7h tối
    Và cho tất cả những cuôc hẹn tiếp xúc với "The Zenei Gang of Five"
    Trần Trọng Dương. 098.8678050
    Phạm Văn Tuấn. 098.9667590
    Nguyễn Đức Dũng. 090.4294807
    Nguyễn Quang Thắng. 090.4360601
    Lê Quốc Việt. 091.3366224
    Triễn lãm tác phẩm của "The Zenei Gang of Five" sẽ tiếp tục triển lãm song hành tại Văn miếu với triển lãm cá nhân của Lê Quốc Việt tai Art Vietnam gallery đầu Xuân Mậu Tý 2008.
    Rất hân hanh được đón tiếp.
    Studio Tho và "The Zenei gang of Five"
    Kính báo.
    __________________
    Cửu Chân Quận Nhân
    - Lê Quốc Việt -
  6. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    THÔNG CÁO BÁO CHÍ



    TRIỂN LÃM THƯ PHÁP ?oCHỮ ?T
    Contemporary calligraphy ?"thư pháp đương đại
    Avant-garde calligraphy ?" thư pháp Tiên phong

    Nhóm Tiên Phong - ?oGang of Zenei?:
    Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương
    Thiền Phong Phạm Văn Tuấn
    Thiên Hỏa Nguyễn Đức Dũng
    Ân Xuyên Nguyễn Quang Thắng
    Ái Châu, Cửu Chân Quận Nhân Lê Quốc Việt
    Tên triển lãm : CHỮ / SCRIPT
    Thời gian : 29-09-2007 đến 29- 11- 2007
    Địa điểm : gallery Thọ 78 Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Số lượng tác phẩm : 60-70 bức.
    Trường phái : thư pháp đương đại
    Văn tự sử dụng : chữ Nôm-f , phụ dùng chữ Hán漢

    TỰ BẠCH
    Nằm trong khối những nước đồng văn, Việt Nam từng xác lập một diện mạo thư pháp kéo dài gần mười thế kỷ. Quốc gia độc lập, các triều đại thực thi chính sách ?odĩ thư tuyển sỹ? (qua chữ kén người). Chữ Khải triều Lý (XI ?" XIII) mang phong cách thời Đường được tái hiện rắn rỏi trên những trang sử đá, mà vẫn không kém vẻ trữ tình qua nét chữ Phi bạch của Lý Nhân Tông ngự đề trên trán bia chùa Long Đọi. Ba chữ ?oThanh Hư động? của Trần Duệ Tông theo đòi được phong thái trang nghiêm khỏe khoắn của chữ Lệ đời Hán, khác hẳn với sự trầm mặc đầy chất tưởng niệm của chữ Triện trên trán bia Lam Kinh thời Lê sơ (XV). Người ta còn nhớ đến bút tích vị vua tài thao lược Lê Thánh Tông trên những cung đường chinh Nam mở mang bờ cõi; hay những biển gỗ, vách đá khắc thơ Nôm chúa Trịnh trên những bước chân thăm thú yên hà. Nội chiến Nam - Bắc triều, nhà Mạc biến thể chữ viết của Triệu Mạnh Phủ thịnh hành thời Lê sơ thành chữ viết ?ođầu cong chân quẹo?, làm tiền đề sản sinh ra lối ?ochữ sắc phong? thời Lê Trung Hưng sau đó; lối chữ này là một phối thể Hoa - Việt, không giống bất kỳ ?onhà? nào bên Bắc quốc. Các vua nhà Nguyễn đều là những bậc quân vương yêu thích văn chương và sùng chuộng giáo hóa; vua Tự Đức toan làm một Hứa Thận, đích thân soạn cuốn tự điển song ngữ Hán - Nôm với hơn 8500 mục tự. Quần thần theo đó mà thả sức bút hoa. Này núi Non Nước, kia đỉnh Vô Vi, nọ chân Tử Trầm nữa sườn Hương Tích?đâu đâu cũng bàng bạc những nét bút mang hồn phách của cả một dân tộc. Kiểu sức là đặc điểm của thư pháp thời Nguyễn đồng thời là dấu son đẹp đẽ chấm dứt nghệ thuật thư pháp nước nhà trước khi Việt Nam chuyển đổi văn tự. Đinh chuộng ý " , Lý chuộng vận < , Trần chuộng luật < , Lê chuộng pháp . , Mạc chuộng biến S , Nguyễn chuộng kỹ S? là tổng quan về lịch sử thư pháp Việt Nam.
    Ý thức CHỮ (văn tự) là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nên một quốc gia, nên sau khi giành được tự chủ (938 SCN), các triều đại đã chọn chữ Hán làm văn tự chính thống, mặt khác người Việt cũng đã sáng tạo nên một thứ chữ riêng của dân tộc mình; và thứ văn tự này đã trở thành một hệ thống hoàn bị vào quãng thế kỷ XII ?" XIII. Không được coi là văn tự của nhà nước không có nghĩa chữ Nôm là một thứ chữ yếu thế hơn chữ Hán. Chữ Nôm trải mình trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội: dịch kinh sách (Phật, Nho, Đạo, Thiên Chúa), viết thư từ nhật ký, chép y thuật, ghi gia phả, sáng tác văn học, phu diễn lịch sử, hay biên chép hương ước, khoán ước? Hơn 1500 tài liệu Nôm với hàng vạn trang sách lưu trữ ở Việt Nam, Pháp, Vatican, Nhật Bản, Hà Lan và nhiều nơi khác nữa trên thế giới là minh chứng cụ thể nhất về khả năng truyền tải văn hóa của thứ văn tự này.
    Cùng với chữ Nôm Tày và Nôm Ngạn, chữ Nôm Việt thuộc về loại văn tự do chính người bản địa sáng tạo trên cơ sở đường nét và hình khối chữ Hán dùng để ghi lại tiếng mẹ đẻ của mình. Từ vị thế khu vực, chữ Nôm có thể sánh cùng với chữ khối vuông của người Choang, chữ Hangul của người Hàn, chữ Koa-a-cheh của người Đài hay chữ Kata-Kana và Hira-gana của người Nhật? Tuy nhiên, sự biến mất của chữ Nôm khỏi đời sống của người Việt lại do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau.
    Từ năm 1869 đến 1919, Pháp lần lượt ban hành các đạo luật G.Ohier, J.Lafont, Le Myre de Vilers và Albert Sarraut nhằm ?odiệt Hán ?" Nôm, hưng quốc ngữ?, nhằm tách dân chúng ra khỏi tầng lớp Nho sĩ, cô lập Đại Nam với các nước đồng văn và quan trọng nhất là ?obiến những đứa trẻ Annam trở thành người ngoại quốc trên chính đất nước của chúng? [trích lời Toàn quyền Paul Bert 1886]. Đầu thế kỷ XX, với mong muốn bắt kịp với văn hóa phương Tây, một số trí sĩ yêu nước hô hào dùng chữ quốc ngữ. Người chuyển sang học theo tiếng Pháp và chữ cái Latin vốn đã nhiều lại càng nhiều hơn. Thư pháp bị tách khỏi môi trường sinh dưỡng, và từ một thực thể văn hóa sống động trở thành một nét đẹp quá khứ. R.Dorgelè mỉm cười vì một loài cây nhiệt đới biến màu lá theo da thằn lằn. Họ Tưởng thì tiếc vì mất đi một nước đồng văn. Còn người Việt thấy mình may mắn vì là nước duy nhất trong vùng Đông Á chuyển đổi thành công văn tự từ chữ khối vuông sang ?ochữ Âu? (caractêres Européens). Tuy nhiên, sự đứt gãy trong việc kết nối với truyền thống khiến văn hóa Việt Nam đã ?obẻ ghi? sang một giai đoạn mới! Việc loại bỏ chữ Hán chữ Nôm đã thổi một luồng gió tân kỳ vào tư duy của cả một dân tộc? Bẵng đi dăm bảy chục năm, đến thập kỷ tám mươi, chín mươi của thế kỷ trước, người Việt nảy ra ý định làm một cuộc hành hương tìm về nét đẹp văn hoá của một thời. Trong dòng người hành hương đa nguyên ấy có Zenei Gang of Five (nhóm thư pháp Tiền Vệ).
    Zenei Gang of Five là nhóm năm người trẻ tuổi mà học vấn và tín niệm ban đầu được xác lập trên nền tảng văn hoá Hán-Nôm và thư pháp truyền thống Việt Nam. Tác phẩm của Zenei Gang of Five biểu hiện rất rõ thái độ đối với thư pháp cổ điển và hiện đại. Nhóm đã không ngần ngại tiếp nhận những luồng tư tưởng nghệ thuật mới để điều chỉnh lại mình, truy cầu và lý giải thư pháp theo hướng đa dạng hóa nhằm thỏa mãn những nhu cầu thẩm mỹ đa nguyên của công chúng hiện nay. Tính duy nhất và phi cá tính của thư pháp cũ bị hóa giải, thay vào đó là những lối biểu đạt duy cảm và ý vị.
    Trong cuộc thử nghiệm và khám phá này, The Zenei Gang of Five muốn gửi đến công chúng sự biểu hiện đa sắc thái từ ngôn ngữ học, phù hiệu học, chủ nghĩa kiến cấu, trùng cấu và giải cấu trúc, chủ nghĩa trừu tượng và nghệ thuật trang trí? Trong đó, nghệ thuật trừu tượng không hoàn toàn nhất quán, nhưng trên cơ sở xác nhận sự thay đổi để tạo lập nên hệ thống tác phẩm mà đối thoại văn bản được hiển thị ở cách nhìn nghiêng, hay tiêu cự nhìn hoặc thưởng thức từ cả hai chiều. Sự biểu đạt bằng kỹ pháp mới, kết cấu mới, hình thức không gian mới khiến cho tác phẩm có tính lập thể cảm; buông bỏ các phép tắc và nguyên lý tạo tự, hướng nội hàm tác phẩm đến các giá trị thẩm mỹ tự do thiên về xúc cảm, tập trung cường điệu các hình thức cá thể; giải tán sự thưởng thức mang tính xem - đọc của thư pháp truyền thống.
    Đương nhiên, The Zenei Gang of Five cho rằng lý giải tính hiện đại trong thư pháp chính là khả năng sáng tạo trên nguyên bản - cội nguồn. Sau giai đoạn sùng thượng cổ điển, The Zenei Gang of Five cố tình quên đi sự trọng thị với nội hàm cố hữu của thư pháp truyền thống ở bình diện: thủ pháp thể hiện, hiệu quả hình thức, và chủ đề tư tưởng. Sẽ có tác phẩm chưa đủ tạo nên ý nghĩa và giá trị nghệ thuật, hoặc chỉ là sự manh nha của cách tân; nhưng việc lột xác nhằm thoát ly lối mòn lịch sử là biểu hiện của ý thức muốn mở rộng biên độ cảm nhận và nhu cầu thẩm mỹ của xã hội hiện nay. Thư pháp mới rõ ràng không hoàn toàn trùng khít với thư pháp truyền thống ở nhiều phương diện. Bút, mực, văn tự hay những kỹ pháp cũ chỉ được coi là một phương thức trong quá trình sáng tạo. Cũng dần phải thừa nhận rằng, thoát xác là một hành động sinh tạo văn hóa nhằm sáp nhập môn nghệ thuật cổ điển và bảo thủ này vào dòng nhánh của nghệ thuật đương đại thế giới. Đây chính là sự hợp hôn của chủ nghĩa kết cấu và chủ nghĩa giải cấu trong văn hóa Đông phương, mà hư vô là một trong những đặc trưng của chủ nghĩa giải cấu. Nó cũng nằm trong phạm trù ?okhông xác định?, thuộc khái niệm tư duy của nghệ thuật hậu hiện đại. Trong xu thế đối thoại, hội nhập khu vực và thế giới, việc cố thủ với chất liệu văn tự này liệu có phải là một giải pháp đúng đắn trong việc tìm về bản sắc dân tộc!? Tuy nhiên, The Zenei Gang of Five muốn rằng mình trước hết là chính mình. ?oĐến hiện đại từ truyền thống? dẫu sao vẫn là con đường phải đi, bởi ?ođường? là ĐẠO.
    Những điều lưu ý khi đánh giá tác phẩm.

    Thư pháp cổ điển với thư pháp hiện đại đều là nghệ thuật biểu hiện chất liệu CHỮ mang tính mỹ học với những phương thức, tâm lý, tâm thế và cơ chế không hoàn toàn đồng nhất. Từ những tiêu chí cổ điển, thư pháp hiện đại rất dễ bị coi là ?ophản truyền thống?, ?ophản thư pháp? hay ?ophỉ báng văn hóa?. Tuy nhiên, hãy nhìn vào một ngôi nhà từ cùng một khung cửa sổ với con mắt độ lượng và thiện chí.

    Thư pháp truyền thống:
    Nhằm truy cầu cảnh giới đạo đức và tinh thần.
    Văn tự rõ ràng, cấu trúc theo khối vuông, chú trọng tính xem - đọc. Tuy nhiên, cái đẹp lại nằm ở Thảo thư- thể chữ rất khó đọc.
    Tuân thủ nguyên lý tạo tự theo năm thể thư pháp: chân , thảo, triện, lệ, hành.
    Điển nhã, từ chương và giáo điều về nội dung.
    Cách dụng bút: lâm mô, điển phạm, chuẩn mực.
    Nệ cổ là đặc trưng cơ bản
    Không gian thể hiện: chữ mô phạm nằm gọn trong khung giấy, chương pháp nghiêm cẩn kín kẽ.
    Ấn triện và mực tàu đơn cấp độ.
    Đường nét đơn chất (đơn sắc độ), thuần đen.
    Nền đơn tầng, thuần trắng
    Mỹ học của thư pháp truyền thống là thể hiện cái đẹp của sự tu luyện đạo đức và nhân cách, của văn chương và trí tuệ.
    Chịu ảnh hưởng của mỹ học cổ điển, mỹ học Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo...
    Thư pháp hiện đại:
    Phát huy cá tính, giải phóng tư duy. Biểu đạt sinh mệnh và nội tâm cua con người cá nhân.
    Không nệ văn tự. Có khi hoặc có thể buông bỏ nguyên lý tạo tự. Chú ý tính xem - cảm. Phá vỡ gian giá của chữ. Và cấu trúc lại trên một khuôn hình mới. Ngũ thể kết hợp với giản bạch, giáp cốt văn, và được chuyển hóa sang chữ Nôm.
    Tính hiện đại của quan niệm tinh thần kết hợp với tính cổ điển của nội dung.
    Vẫn có thể đi bút điển phạm, song khai phóng văn tự là chủ điểm.
    Tính sáng tạo là đặc trưng cơ bản.
    Mực tràn khung giấy. Mỗi một tác phẩm có một bố cục riêng không lặp lại, tính độc bản cao. Có tính biểu cảm.
    Sử dụng các kỹ pháp của thư hoạ truyền thống như: phún mặc, bát mặc, mặc phá thuỷ.
    Sử dụng triện hay ván khắc, bản dập văn bia để trang trí không gian nền.
    Mực đa cấp độ. Tạo chất bên trong mỗi đường nét và ngay trong nền tác phẩm.
    Mỹ học của thư pháp hiện đại đi tìm sự phù hợp giữa nội dung và hình thức, sự hợp lý của không-thời gian, phản ánh cuộc sống đương đại trong quan hệ với truyền thống. Chịu ảnh hưởng của trường phái thư hoạ Trung Hoa và các trường phái mỹ học phương Tây như trừu tượng, nghệ thuật trang trí...







  7. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Thiên Hoả Nguyễn Đức Dũng thay mặt nhóm anh em Zen''ei Gang of Five trân trọng kính mời anh chị em, bạn bè, những người yêu thư pháp đến dự Khai mạc triển lãm thư pháp tiền vệ "CHỮ"
    [​IMG]
  8. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Ảnh các tác phẩm thư pháp hiện đại của nhóm Zenei Gang of Five trưng bày tại triển lãm "Chữ" khai mạc 18h00 ngày 29/9/2007 tại 78 Mã Mây gồm:
    Lê Quốc Việt - Đại học Mỹ thuật Hà Nội
    Nguyễn Quang Thắng - K40 chuyên ngành Hán Nôm - Khoa Văn học - ĐH KHXH&NV Hà Nội
    Nguyễn Đức Dũng - K41 chuyên ngành Hán Nôm - Khoa Văn học- ĐH KHXH&NV Hà Nội
    Trần Trọng Dương - K43 chuyên ngành Hán Nôm - Khoa Văn học- ĐH KHXH&NV Hà Nội
    Phạm Văn Tuấn - K44 chuyên ngành Hán Nôm - Khoa Văn học- ĐH KHXH&NV Hà Nội
    http://www.studiotho.com/artworks/Gang%20of%20Five/index.htm
  9. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Thien Hoa bán mở hàng bức "Hình Ảnh". Giá 1000USD . Người mua là vợ chồng anh John ở California - Mỹ, là người sưu tập nghệ thuật. Tiếp sau Thien Hoa, anh em thư pháp tiền vệ cũng đã bán được tác phẩm trong ngày hôm nay với 3 bức khác giá 4000USD, 2000USD, 900USD . Hy vọng ...
    [​IMG]
  10. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Nhóm thư pháp Tiền vệ "Zenei gang of five" gồm:
    Lê Quốc Việt
    Nguyễn Quang Thắng
    Nguyễn Đức Dũng
    Phạm Văn Tuấn
    Trần Trọng Dương
    Trân trọng kính mời tất cả các bạn yêu thư pháp đến dự buổi lễ, bữa tiệc khai mạc (phần 2) và trình diễn thư pháp tiền vệ.
    Địa điểm: Studio Thọ 78 Mã Mây - Hà Nội
    Thời gian: 18h00 ngày 28 tháng 10 năm 2007
    Trân trọng kính mời!

Chia sẻ trang này