1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời bác Ếch tham gia thiết kế công trình xử lý này

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Tem, 12/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Vâng, chính là nhiều cái khác như thế...em mới thấy tò mò là làm sao kiểm chứng...Ví dụ như bác Ếch có đưa ra thật đầy đủ, chi tiết thì cũng vẫn phải làm thực tế mới biết được...Mà để xây dựng được cái công trình giả thiết này...em nghĩ ....(xin lỗi) ...ko phải ngày 1 ngày 2 được....
    Chắc là bác Ếch mới tính sơ sơ xem cần xây mấy cái bể, mỗi cái rộng dài bao nhiêu để từ đó mà dự trù kinh phí, còn ăn tiền thiết kế chứ ...
    Em cũng đang làm 1 quy trình xử lý một dòng thải khá ô nhiễm (hơn cái dòng thải giả thiết của bác ở mọi phương diện, trừ 2 nguồn C dễ ăn ra...và em cũng test từ nồng độ thấp, cỡ gấp 2 (tính theo COD và NH4 so với dòng thải bác nói...nhưng mọi việc ko hề suôn sẻ))...tất nhiên một mình em ko thể bao được toàn bộ cả công trình...và trình độ cũng hạn chế, nhưng chỉ mới ở quy mô lab, tự động hoá hoàn toàn chương trình và mọi thao tác...(điều kiện thí nghiệm khá tốt, so với Vn)....vậy mà em còn gặp rất nhiều trục trặc ngoài dự kiến....
    Bạn có thể nói rõ hơn một tý chỗ này không: đầu vào thế nào, dùng bể gì để xử lý, hay trục trặc ở chỗ nào?
    Em hiểu ý của bác là đưa cái công trình giả tưởng này ra để cho box sôi động...Em cũng rất thích mặc dù ko biết nên bắt đầu từ đâu......Còn bác Ếch cũng tự tin quá khi nói ở VN có thể làm được các công trình tiêu chuẩn quốc tế thế này...
    Tôi cũng chẳng biết thực hư thế nào ...
    Nói chuyện với bác Ếch phải giả tiền thì cũng khó......sinh viên nghèo lấy đâu ra...hay bác Ếch cho vài gợi ý...như kiểu thầy giáo hướng dẫn sv vậy....
    Bác Ếch chạy làng rùi ...
    Còn bác Tem có đề xuất gì ko? Cho em vài gợi ý...nếu ko có ai nói chuyện, thì em và bác trao đổi...Em muốn được học thêm....
    Kể ra có thêm vài bác nữa thì trao đổi sẽ sôi nổi hơn nhỉ ... theo tôi ta cần xác định dùng cách xử lý nào trước (aerobic, anaerobic, anoxic), sau đó bố trí các bể lại. Tiếp theo là tính toán cho từng cái: dựa trên khả năng chịu tải của từng loại bể xác định lượng cơ chất được loại bỏ qua từng bể, nồng độ biomass, lưu lượng, từ đó tính ra kích thước.
    Nhân tiện bác lấy ví dụ về sự hoà tan oxy trong nước, ko, chính xác là một môi trường lỏng....Ở lab em cũng có 1 bác Post-Doc làm về cái này...chỉ cái này thôi...tính toán, xây dựng công thức cho 1 thiết bị cụ thể, làm việc trong dk cụ thể, với 1 dòng thải đặc trưng cụ thể....hic...2 năm trời bác ạ...mà kết quả cũng ko phải là tuyệt đối...vậy mà kết quả chưa có gì là cụ thể thì phải....mà tính toán cũng mới chỉ là dựa trên thí nghiệm quy mô lab....chứ chưa tính tới sai lệch ở quy mô lớn hơn...
    Việc tính hệ số truyền khối vẫn dựa trên Sherwood number (Sh), có nhiều mô hình để tính Sh, mỗi mô hình dường như chỉ đúng trong một giới hạn điều kiện nhất định, bởi vậy vẫn sẽ còn nhiều người lao vào chỗ này.
  2. dilav

    dilav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    À, cái em đang làm là dạng SBR, thì cũng với mục đích loại tất cả nên quy trình gồm nhiều pha khác nhau (hiếu, yếm và kị khí)
    Đầu vào thì hiện tại tầm 10 000 (COD), 1 000 (BOD5), và 1000 (N-NH4) và 100 (p-PO4) (tính theo mg/L).
    Em ko xác định chất hữu cơ chính xác ở đây là gì, nhưng ko có nhiều chất dễ ăn như trường hợp bác Tem đưa ra.
    Trục trặc gặp thì nhiều lắm:
    - ví dụ như trào bọt (khống chế được nhưng ko kiểm soát được)
    - khó loại được nitơ do hàm lượng quá cao
    - khi đạt được hoạt tính của bọn nitrifiant rồi thì bắt đầu trục trặc về vấn đề pH....Tốc độ giảm pH rất nhanh....Tất nhiên là đã sử dụng ngay 1 bơm để bơm dịch vào điều chỉnh pH...
    vấn đề vấp phải lại là tín hiệu nhận được từ pH meter truyền về máy tính đôi lúc chậm hơn giá trị thực....lý do thì vì do đảo trộn ko đều (thể tích nhỏ...mà vẫn ko đảm bảo...)
    ...(và nhiều cái khác, nếu bác thích em sẽ lại kể tiếp...)
    - à, có 1 cái cực kỳ ngớ ngẩn...nhưng mà em vẫn muốn kể.... đó là mất điện nữa... sau 1 đêm kị khí thế là toi luôn cả cái lũ sludge...
    em làm về công nghệ chung chung....nên cũng kiến thức chỉ có hạn...Nhưng vì việc em làm cũng là 1 quy trình cụ thể và đầy đủ...nên em chạm phải nhiều cái khó khăn thực tế hơn...Những cái mà em tin là lý thuyết thông thường ko tính được và đôi lúc ko ngờ đến...
    Tính toán và thậm chí cả dựa trên mô hình thí nghiệm nhỏ để xây dựng mô hình lớn hơn, thú thực em vẫn nghi ngờ, đặc biệt với những dòng thải khó chịu như cái em đang lam...
  3. Ech_Ngoidaygieng

    Ech_Ngoidaygieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0

    À, cái em đang làm là dạng SBR, thì cũng với mục đích loại tất cả nên quy trình gồm nhiều pha khác nhau (hiếu, yếm và kị khí)
    Đây mới là nhân tài thật sự đấy.........rất vui khi có bạn tham gia vào topic này dilav ạ.....welcome
    hehehehe..........nói thiệt chứ Ếch cũng chẳng hiểu SBR là cái gì nữa................
    Đầu vào thì hiện tại tầm 10 000 (COD), 1 000 (BOD5), và 1000 (N-NH4) và 100 (p-PO4) (tính theo mg/L).
    Nước thải loại gì mà ngặt nghèo vậy bạn nhỉ??? Có thể cho Ếch biết được hôn vậy bạn ơi................nước thải rò rỉ của bãi rác hay nước thải nhà máy dược phẩm (tiêu chuẩn GMC), nước thải phân heo cũng hơi tương tự đấy.........không sao, từ từ rùi cũng sẽ sạch mù........hihihihihihiii

    Em ko xác định chất hữu cơ chính xác ở đây là gì, nhưng ko có nhiều chất dễ ăn như trường hợp bác Tem đưa ra.
    .........Trời đất ơi, bác Tem đưa ra các chỉ tiêu đó Ếch đọc xong muốn xỉu luôn mà bác bảo là "dễ ăn" à......hehehehehee............Chỉ có điều may mắn cho Ếch là các chỉ tiêu đó trong thực tế không có loại nước thải nào tử nhà máy sản xuất đưa ra (ít nhất là Ếch chưa từng gặp) có thành phần và chỉ tiêu giống như bác ấy ra đề cả..........
    Trục trặc gặp thì nhiều lắm:
    - ví dụ như trào bọt (khống chế được nhưng ko kiểm soát được)
    Cái vụ này thì ai cũng gặp hết đừng có lo, từ từ sẽ có cách thui......dễ ẹt hà.......heheheheeh........Ếch không nói vì Ếch muốn bác thử suy nghĩ lại những kinh nghiệm bình thường trong cuộc sống để giải quyết vấn đề này nhé.....nếu không được Ếch sẽ nói sau. (mà có phải trào bọt ở bể thổi khí hôn vậy?)
    - khó loại được nitơ do hàm lượng quá cao
    Vụ này thì ai cũng gặp khó khăn hết, nhưng mà bạn thử xem xét kỹ lại công nghệ thiết kế ban đầu, rùi hoán đổi vị trí dây chuyền công nghệ hoặc là thay đổi một số bể trong dây chuyền cho phù hợp hơn..........nếu vẫn chưa đạt thì sử dụng chế phẩm sinh học và ao sinh học thử xem sao nhé........lục bình, bèo tây Nhật Bản, lau, sậy......
    - khi đạt được hoạt tính của bọn nitrifiant rồi thì bắt đầu trục trặc về vấn đề pH....Tốc độ giảm pH rất nhanh....Tất nhiên là đã sử dụng ngay 1 bơm để bơm dịch vào điều chỉnh pH...
    Cái này thì Ếch thua luôn vì chẳng hiểu nitrifiant là cái quái gì cả.......heheheheehe
    vấn đề vấp phải lại là tín hiệu nhận được từ pH meter truyền về máy tính đôi lúc chậm hơn giá trị thực....lý do thì vì do đảo trộn ko đều (thể tích nhỏ...mà vẫn ko đảm bảo...)
    ...(và nhiều cái khác, nếu bác thích em sẽ lại kể tiếp...)
    Kể tiếp đi, hoặc nói rõ hơn thì mình mới hiểu, Ếch ngốc lắm.........chẳng hiểu gì về mô hình cả........
    - à, có 1 cái cực kỳ ngớ ngẩn...nhưng mà em vẫn muốn kể.... đó là mất điện nữa... sau 1 đêm kị khí thế là toi luôn cả cái lũ sludge...
    Trời đất ơi, cái này dễ ẹt...........Mua 3,4 cái cục UPS......loại có thể mắc nối tiếp để lưu giữ điện được lâu hơn, xài thoải mái luôn..........
    em làm về công nghệ chung chung....nên cũng kiến thức chỉ có hạn...Nhưng vì việc em làm cũng là 1 quy trình cụ thể và đầy đủ...nên em chạm phải nhiều cái khó khăn thực tế hơn...Những cái mà em tin là lý thuyết thông thường ko tính được và đôi lúc ko ngờ đến...
    Ặc .....ặc...........vấn đề này là chín hxác 100%.......cậu có ở phòng Lab 10 năm cậu cũng chỉ là một Master hay một PhD giấy mà thui...............ra công trường thực tế đi, rùi lúc ấy cậu sẽ hiểu thế nà olà Khoa Học........hehehehehe......đương nhiên phải có lý thuyết vững chắc nhé.........Đừng giống như .....Ếch ngồi đáy giếng..........
    Tính toán và thậm chí cả dựa trên mô hình thí nghiệm nhỏ để xây dựng mô hình lớn hơn, thú thực em vẫn nghi ngờ, đặc biệt với những dòng thải khó chịu như cái em đang lam...
    Tính toán đi để có khái niệm sơ khởi, rùi khi ra thực tế cậu sẽ hiểu mìn hsai cái gì và đúng cái gì ......đương nhiên không bao giờ được lấy số liệu của mô hình nhỏ mà suy diễn ra công trình thực tế được..............Ngay cả số liệu của mô hình là chính xác 100% khi đem áp dụng thực tế cũng sẽ có sai sót vì nhiều yếu tố ảnh hưởng mà trong PTN chúng ta không thể tạo được hoặc lường trước được.........
    Có một chuyện nhỏ này hơi mất lịch sự với các bạn nữ nhưng mà mình muốn kể để các bạn hiểu rằng thực tế rất khác xa lý thuyết :
    " ......Ngày ấy mình có một công trình về xử lý nước thải SH của một nhà máy dệt, may thành phẩm....công nhân chủ yếu là nữ (khoảng trên dưới 500).......Chỉ là loại nước thải bình thường chẳng có gì khó khăn với mình cả, sau khi bàn bạc với lãnh đạo nhà máy yêu cầu công trình phải xây ngầm, thiết bị đảm bảo chất lượng, tự độn ghóa hoàn toàn.........chuyện nhỏ........sau khi công trình hoàn thành , tất cả đều ăn mừng mọi chuyện tưởng chừng như suôn sẻ nhưng cứ vài ba ngày nhà máy lại gọi điện báo là nước tràn, bơm cháy............ban đầu còn tường là do bơm dỏm, không đảm bảo chất lượng (Ebara) sau khi thay bơm lại tiếp tục tình trạng cũ, mình nghi ngờ là SCR có vấn đề nhưng kiểm tra cũng thấy chẳng sao cả, dùng máy thổi để thông tất cả đường ống thì công trình lại tiếp tục hoạt động tốt, nên nhớ rằng công trình ngầm, không thể xem xét được, chỉ đoán mò mà thui...........Bẵng đi một thời gian lại tiếp tục vấn đề cũ........Tức quá, mình bèn đề nghị với cấp lãn hđạo nhà máy là khoan bê tôn gcủa công trình lên để xem chuyện gì xảy ta ở dưới và mìn hsẽ chịu hoàn toàn chi phí xây dựng lại nền móng nàh xưởng........họ chấp nhận và tiến hàn hkhoan nắp công trình...........hỡi ôi............Rác không là rác........mà xin lỗi các bạn nữ một lần nữa nhé......rác chỉ toàn là BVS phụ nữ.........mà không phải là loại thường to đùng đâu nhé, chỉ bằng ngón tay út thui.............thú thiệt khi thiết kế mình đâu biết một số chị em công nhân có thói quen sử dụng loại này mà Ếch cũng có bao giờ thấy đâu mà biết nhỉ???............Thế là phải lập tức đề nghị cho đổi lại kích thước và kiểu loại SCR (loại tự động) khác........Công trình yên ổn cho đến tận ngày nay......(cũng hổng chắc nữa, Ếch không còn ở đó để mà biết bây giờ chị em nàh ta có thói quen dùng loại nào nữa....hehehehehe........).......Chuyện thật 100%, kể để các bạn hiểu là thực tế đôi khi lại có nhữn gđiều mà bạn không ngờ đến, ngay cả PhD cũng bó tay..........
    Chúc mọi người vui vẻ nhé........
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 16/07/2004
  4. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Đầu vào thì hiện tại tầm 10 000 (COD), 1 000 (BOD5), và 1000 (N-NH4) và 100 (p-PO4) (tính theo mg/L).
    Nước thải loại gì mà ngặt nghèo vậy bạn nhỉ??? Có thể cho Ếch biết được hôn vậy bạn ơi................nước thải rò rỉ của bãi rác hay nước thải nhà máy dược phẩm (tiêu chuẩn GMC), nước thải phân heo cũng hơi tương tự đấy.........không sao, từ từ rùi cũng sẽ sạch mù........hihihihihihiii
    Bác Ếch kinh nghiệm wá ...

    Em ko xác định chất hữu cơ chính xác ở đây là gì, nhưng ko có nhiều chất dễ ăn như trường hợp bác Tem đưa ra.
    .........Trời đất ơi, bác Tem đưa ra các chỉ tiêu đó Ếch đọc xong muốn xỉu luôn mà bác bảo là "dễ ăn" à......hehehehehee............Chỉ có điều may mắn cho Ếch là các chỉ tiêu đó trong thực tế không có loại nước thải nào tử nhà máy sản xuất đưa ra (ít nhất là Ếch chưa từng gặp) có thành phần và chỉ tiêu giống như bác ấy ra đề cả..........
    Chắc bác Ếch hiểu nhầm rùi, dễ ăn là acetic và glucose đó, toàn món khoái khẩu của VSV !!! Đúng là trong thực tế VN chưa có loại nước thải này, nhưng bác thử tưởng tượng nước thải của một quá trình lên men xem có giống (hoặc gần giống) thế này không ?
    Trục trặc gặp thì nhiều lắm:
    - ví dụ như trào bọt (khống chế được nhưng ko kiểm soát được)

    Cái vụ này thì ai cũng gặp hết đừng có lo, từ từ sẽ có cách thui......dễ ẹt hà.......heheheheeh........Ếch không nói vì Ếch muốn bác thử suy nghĩ lại những kinh nghiệm bình thường trong cuộc sống để giải quyết vấn đề này nhé.....nếu không được Ếch sẽ nói sau. (mà có phải trào bọt ở bể thổi khí hôn vậy?)
    Không biết bác Ếch có cao kiến gì hôn chứ tôi thấy giữa khống chế được và kiểm soát được là khác nhau nhìu lém ...
    - khó loại được nitơ do hàm lượng quá cao
    Vụ này thì ai cũng gặp khó khăn hết, nhưng mà bạn thử xem xét kỹ lại công nghệ thiết kế ban đầu, rùi hoán đổi vị trí dây chuyền công nghệ hoặc là thay đổi một số bể trong dây chuyền cho phù hợp hơn..........nếu vẫn chưa đạt thì sử dụng chế phẩm sinh học và ao sinh học thử xem sao nhé........lục bình, bèo tây Nhật Bản, lau, sậy....
    Cái dzụ này chắc chỉ có ở VN thui, mà dilav đang học ở đâu vậy?
    - khi đạt được hoạt tính của bọn nitrifiant rồi thì bắt đầu trục trặc về vấn đề pH....Tốc độ giảm pH rất nhanh....Tất nhiên là đã sử dụng ngay 1 bơm để bơm dịch vào điều chỉnh pH...
    Cái này thì Ếch thua luôn vì chẳng hiểu nitrifiant là cái quái gì cả.......heheheheehe
    Tôi muốn hỏi bạn dilav cái này một tý: trong bể của bạn NH4 bi oxy hoá đến N2 hay NO3 ?
    vấn đề vấp phải lại là tín hiệu nhận được từ pH meter truyền về máy tính đôi lúc chậm hơn giá trị thực....lý do thì vì do đảo trộn ko đều (thể tích nhỏ...mà vẫn ko đảm bảo...)
    ...(và nhiều cái khác, nếu bác thích em sẽ lại kể tiếp...)

    Kể tiếp đi, hoặc nói rõ hơn thì mình mới hiểu, Ếch ngốc lắm.........chẳng hiểu gì về mô hình cả.......
    - à, có 1 cái cực kỳ ngớ ngẩn...nhưng mà em vẫn muốn kể.... đó là mất điện nữa... sau 1 đêm kị khí thế là toi luôn cả cái lũ sludge...
    Trời đất ơi, cái này dễ ẹt...........Mua 3,4 cái cục UPS......loại có thể mắc nối tiếp để lưu giữ điện được lâu hơn, xài thoải mái luôn.......
    em làm về công nghệ chung chung....nên cũng kiến thức chỉ có hạn...Nhưng vì việc em làm cũng là 1 quy trình cụ thể và đầy đủ...nên em chạm phải nhiều cái khó khăn thực tế hơn...Những cái mà em tin là lý thuyết thông thường ko tính được và đôi lúc ko ngờ đến...
    Ặc .....ặc...........vấn đề này là chín hxác 100%.......cậu có ở phòng Lab 10 năm cậu cũng chỉ là một Master hay một PhD giấy mà thui...............ra công trường thực tế đi, rùi lúc ấy cậu sẽ hiểu thế nà olà Khoa Học........hehehehehe......đương nhiên phải có lý thuyết vững chắc nhé.........Đừng giống như .....Ếch ngồi đáy giếng..........
    Tính toán và thậm chí cả dựa trên mô hình thí nghiệm nhỏ để xây dựng mô hình lớn hơn, thú thực em vẫn nghi ngờ, đặc biệt với những dòng thải khó chịu như cái em đang lam...
    Tính toán đi để có khái niệm sơ khởi, rùi khi ra thực tế cậu sẽ hiểu mìn hsai cái gì và đúng cái gì ......đương nhiên không bao giờ được lấy số liệu của mô hình nhỏ mà suy diễn ra công trình thực tế được..............Ngay cả số liệu của mô hình là chính xác 100% khi đem áp dụng thực tế cũng sẽ có sai sót vì nhiều yếu tố ảnh hưởng mà trong PTN chúng ta không thể tạo được hoặc lường trước được......
    Bác Ếch có chuyện gì vui thì cứ kể tiếp nhé ...
  5. dilav

    dilav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hì, có bác Ếch quay lại... vui hẳn...
    Trong các câu trả lời và chuyện kể của bác, có cái bác nói khá đúng, có cái nói sai.... nhưng em ko bình luận chi tiết nhiều, nhưng cái làm em thất vọng nhất, cho dù là bác đùa (nếu thế thì em thấy nhạt)...khi bác nói bác ko biết SBR là gì......
    Nghe bác nói như vậy chứng tỏ bác cũng đi nhiều, làm nhiều rồi.....Em cũng hy vọng của bác...bác ở lại góp vui, ít nhất với em và bác Tem với cái chủ đề này 1 chút để anh em học hỏi kinh nghiệm....
    Qt em đang làm nó chỉ nằm trong duy nhất 1 bể thôi bác ạ.... (chú thích phát: cái bể đó là được gọi là SBR)......Bác mà ko biết thật thì chỉ có cách gu''-gồ thôi..... Vì thế, em chả thay đổi được các bể với nhau...Tất nhiên là em có thể thay đổi đk làm việc của nó để loại cái này trước, loại cái kia sau....Về lý thuyết là cũng giống như đảo thứ tự các bể......Nhưng theo bác, liệu có chạy ko? nếu mục đích của em chỉ tập trung vào loại N và P trên 90% thôi, chưa cần tính đến BOD và COD đâu......Hay bác gợi ý cho em điểm xuất phát??? À, chú thích là em ko chơi trò pha loãng đầu vào đâu nhé.... Mục đích là xử lý dòng thải ko qua pha loãng....
    Còn về vụ bọt....Nói thì dễ, làm thì khó bác ạ...Cái gì chứ đúng như bác Tem nói đấy...Em đã phải dùng 2 từ khác nhau khi mô tả về nó....
    Vấn đề điện thì đúng như bác Ếch nói....Em có xài mấy cái cục gì gì đó (em quên tên rồi) biết là nó có nhiệm vụ tích điện và cả thông tin lại trong trường hợp có sự cố....nhưng em kể ra chỉ để là nếu bác có làm công trình thì nhớ tính tới nó...Tính cụ thể, vì em xài nó mà vẫn gặp trục trặc....Cái này có thể nói thêm sau....
    Còn về câu hỏi của bác Tem về N...Mục đích là đưa về tận N2, nhưng rõ ràng là phải đưa về NO3 đã chứ........Đặc trưng 2 hệ VSV đó khác nhau, đó chính là thách thức trong trường hợp của em....Còn tất nhiên em đã nghe nói tới con Anamox (hi vọng viết đúng tên)...nhưng coi như là giả thiết em ko nuôi được con đấy trong đk ở lab em, mà em chỉ có thể làm việc từ một sludge lấy từ nhà máy nước thải thành phố, hàm lượng N trong nước thải mà ở đó xử lý chỉ là 5mg/L thôi ...(cái này là thực tế trong đk em làm) ....vậy thì theo 2 bác...start-up làm sao??? Em hơi nghiêng về bên vi sinh....nhưng em nghĩ nó là đk chủ chốt của 1 qt xử lý sinh học....Nếu ko giải quyết được vấn đề biomass thì chắc thiết kế nhà máy cũng chả giải quyết được....
    Về cái tảo, bèo sinh học.....em nói thật với bác Ếch, em đã tìm hiểu sơ sơ, có thể vì em chưa biết hết...Bác có nghĩ là nó sống được trong môi trường dòng thải của em ko?...
    Em chờ 2 bác vào bàn, hiến kế cho em làm xong việc....
  6. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Trời !!! vấn đề của bạn dilav đâu có đơn giản !!!
    Cái món SBR thì nói thật với bạn tôi mới chỉ đọc một ít thôi chứ chưa từng làm, nên bảo góp ý cho bạn thì quả là hơi liều mạng ...
    Nhưng vì tiêu chí thảo luận các vấn đề liên quan đến xử lý môi trường thì đề tài của bạn rất hay !
    Có lẽ bạn phải nói rõ hơn một tý là hiện nay bạn đang áp dụng trình tự như thế nào ? Hiệu quả xử lý sau từng giai đoạn đối với từng chất ?
    Nồng độ bạn nói ở trên có đúng là nồng độ trong reactor lúc bắt đầu quá trình hay nồng độ của dòng thải ? Tôi có xem qua việc ứng dụng SBR xử lý những dòng thải "khó chịu", nhưng hàm lượng N và P đều thấp hơn nhiều.
  7. dilav

    dilav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cái món SBR thì nói thật với bạn tôi mới chỉ đọc một ít thôi chứ chưa từng làm, nên bảo góp ý cho bạn thì quả là hơi liều mạng ...
    Nhưng bác có kinh nghiệm về cái khác, biết đâu lại có ý tưởng gì hay....
    [Có lẽ bạn phải nói rõ hơn một tý là hiện nay bạn đang áp dụng trình tự như thế nào ? Hiệu quả xử lý sau từng giai đoạn đối với từng chất ?
    Trình tự thì rất đơn giản...Giống như khi sử dụng nhiều bể, em cũng cho nó thay đổi từ kị, rồi thoáng, và yếm khí để lúc đầu loại P, sau đó oxy hoá NH4 và loại C, rồi đến khử NO3. Vấn đề ở chỗ là khi theo trình tự đó, thì hiệu suất chỉ được tầm 30% cho COD và N, còn DBO có thể đạt tới 80%...Nhưng cũng ko kéo dài được....
    Làm việc với 1 bể có nhiều ưu điểm, nhưng cái khó là ở mỗi pha lại cần 1 đk khác, và việc điều khiển đk cho thích hợp với từng pha đôi lúc vẫn còn khó khăn (như vấn đề pH em nói ở trước). Hơn nữa, cái này là single sludge nên mới có vấn đề về biomass, nên hiện tại em cũng ko còn áp dụng trình tự nói ở trên nữa...
    Nồng độ bạn nói ở trên có đúng là nồng độ trong reactor lúc bắt đầu quá trình hay nồng độ của dòng thải ?
    Đó là nồng độ influent bác ạ....Còn nồng độ của mixture thì em để mở....cũng như 2 giá trị HRT và SRT trong trường hợp của em đều được để mở...Tất nhiên, HRT càng thấp càng tốt....Chính thế em mới nhờ 2 bác gợi ý cho em cái start-up. Còn mục tiêu của em phấn đầu đề ra khi đã đạt được 1 hệ biomass ổn định và hiệu quả là 1 batch = 8h và HRT = 1-2ngày.
    Tôi có xem qua việc ứng dụng SBR xử lý những dòng thải "khó chịu", nhưng hàm lượng N và P đều thấp hơn nhiều.
    Vâng, em biết thế...Nhưng bác mà biết dòng thải đầu vào thực của chỗ em làm thì còn kinh khủng nữa, gấp cỡ 10 lần của em....nhưng cái đó đã ra kq, và em là bước thứ 2 thôi....Và ôi thôi mùi....
  8. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Đúng như bạn nói việc xử lý dựa trên single sludge phụ thuộc rất nhiều vào hệ VSV tạo được, và rất khó kiểm soát. Về phần start-up có lẽ bác Êch có nhiều kinh nghiệm nên có thể sẽ đề xuất với bạn nhiều ý tưởng hay. Về phần tôi do khả năng hạn chế nên trước mắt phải hiểu rõ quá trình của bạn đã. Tôi có vài câu hỏi như thế này:
    - Trong giai đoạn đầu (kỵ khí): VSV nhả PO4 để lấy BOD, vậy thì cuối giai đoạn này biến đổi COD và BOD thế nào?
    - Giai đoạn 2 (hiếu khí): NH4 --> NO3, VSV ăn COD và BOD, cuối giai đoạn này biến đổi của NH4, COD và BOD? Nitrifiers có specific growth rate khá thấp, nên tôi đoán giai đoạn này phải lâu (dĩ nhiên còn tuỳ thuộc vào nồng độ của NH4 và biomass)
    Trước mắt là như thế, tôi sẽ hỏi thêm. Rất thích được trao đổi với bạn, hy vọng cũng giúp mọi người quan tâm hơn đến topic.
  9. dilav

    dilav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    - Trong giai đoạn đầu (kỵ khí): VSV nhả PO4 để lấy BOD, vậy thì cuối giai đoạn này biến đổi COD và BOD thế nào?
    - Giai đoạn 2 (hiếu khí): NH4 --> NO3, VSV ăn COD và BOD, cuối giai đoạn này biến đổi của NH4, COD và BOD?

    Mấy câu hỏi này của bác em ko trả lời cụ thể được....vì thực tế là quá trình ko chạy (ý là kết quả sau 1 thời gian thì giảm rõ rệt) khi em để đk đó....nên em dừng và thay đổi....Nhưng đó vẫn sẽ là quy trình cuối được áp dụng....sau khi thu được 1 hệ biomas hiệu quả.....
    Hơn nữa, khi xác định COD lúc đó chỉ có thể là xác định CODs thôi, còn giá trị CODt thì gần như ko thay đổi. Và để xác định hiệu suất tích PO4, em cũng đã ko xác định VFA, đó cũng là 1 thiếu sót...nhưng lúc đó ko có thời gian để làm việc đó...
    Nitrifiers có specific growth rate khá thấp, nên tôi đoán giai đoạn này phải lâu (dĩ nhiên còn tuỳ thuộc vào nồng độ của NH4 và biomass)
    Về nitrifiers (hôm nọ bác Ếch ko nói thẳng em viết sai, còn chê là ko biết ) thì đúng là lâu, nên em đã tập trung vào chúng nó nhiều hơn, và kết quả cũng có nhiều khả quan....
  10. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Dạo này tôi bận quá không trò chuyện được với dilav và bác Ếch, mấy con VSV của dilav thế nào rồi ?
    Bác Ếch có chuyện gì vui vui thì kể cho bà con nghe chơi nha !

Chia sẻ trang này