1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời bác Ếch tham gia thiết kế công trình xử lý này

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Tem, 12/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ech_Ngoidaygieng

    Ech_Ngoidaygieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0

    Xin lỗi mọi người nhé...........Dạo này Ếch bận quá không thể trò chuyện với mọi người được, hẹn có thời gian hơn sẽ nói chuyện tiếp...........Ếch "mê tiền" thật, nhưng vày ý kiến nhỏ không keo kiệt với các bác đâu, nhưng mà hôm nay chưa co thời gian............Còn bác nào nghỉ mình "chạy làng" cũng được, chả sao cả.......

  2. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    To dilav, COD = 10000 BOD = 1000. Thế bác dùng công nghệ vi sinh có được tí ích lợi nào đâu. Nếu có giải quyết hết BOD thì vẫn còn COD = 9000 mà. Không hiểu nổi sao bác chọn phương pháp này. Sorry, phải nói là rất phi thực tế.
    To bác Tem, cái đầu bài của bác có thể có 2 options: 1 bể Kị khí + 1bể Hiếu khí hoặc chỉ có 1bể Hiếu khí thôi. Cái thứ hai sẽ có thể sinh ra nhiều bùn nhưng có thể kiểm soát được. Nếu cần, nâng pH lên khoảng 8 - 8.5 để hỗ trợ nitrification và có ammonia bay hơi.Thời gian lưu bùn khoảng 25-27 ngày. Còn bác muốn denitrication thì có thể lắp thêm RBC hoặc Trickling Filter đằng sau bể hiếu khí. Circulate 50% nước sau xử lý để làm giảm nồng độ NH4 đầu vào hệ thống.
    Nói thật thì với đầu vào có NH4 cao như vậy thì bác có thể lắp béng 1 bộ chưng cất NH3 bán đảm bảo lãi to. Nước sau chưng cất thì xử lý như bình thường. Cái này nghe feasible hơn là 2 cái hệ trên vì đầu vào NH4 cao thế thì 2 cái trên chẳng biết sẽ chạy thế nào.
  3. Ech_Ngoidaygieng

    Ech_Ngoidaygieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0

    Nói thật thì với đầu vào có NH4 cao như vậy thì bác có thể lắp béng 1 bộ chưng cất NH3 bán đảm bảo lãi to. Nước sau chưng cất thì xử lý như bình thường. Cái này nghe feasible hơn là 2 cái hệ trên vì đầu vào NH4 cao thế thì 2 cái trên chẳng biết sẽ chạy thế nào.
    Bác gì đấy ơi............Mình không bàn luận đi sâu với bác về phương pháp xử lý vì mỗi người có một nhận xét, kinh nghiệm thiết kế khác nhau............Nhưng quả thật là "Bộ Chưng Cất NH3" mà bác nói mình chưa từng được nghe, bác có thể giải thích hay trình bày về nguyên lý đó để mình và mọi người tham khảo nhé......(nè đừng có bắt chước mình đòi tiền chi phí nhé.......hihihihiihiihii.....)......cám ơn trước..........
  4. dilav

    dilav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Bận quá, lâu lắm mới vào, thấy có người quan tâm, cũng vui ghê.....
    Bạn gì ơi, BOD chỉ là nhu cầu oxy cần thiết cho hoạt tính sinh học ko kể nitrification......Do vậy, nếu giả thiết là có tầm 1000-2000N nữa thì việc sử dụng pp sinh học là vẫn có thể loại đáng kể.....Hơn nữa COD 10K, cũng gồm rất nhiều thành phần, trong đó có cả thành phần trơ....Pp sinh học được ưu tiên ko chỉ vấn đề là loại BOD và COD mà quan trọng là nhằm vào 2 đối tượng khác, đó là N và P, là nguyên nhân gây phì nhưỡng trong nước.....
    Còn về cái tháp chưng NH3 của bạn, mình cũng ko nghe qua bao giờ....Nhưng mà NH3 cũng ko quá khó để tách, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào pH, và cũng chỉ cần thông khí không cũng đã có thể đạt tới 65% NH3 bay hơi rồi.....Còn nếu nói về chưng cất , ko hiểu có nhiệt độ cao, và tạp chất, liệu có phản ứng phụ???....Mong được trao đổi thêm.....
  5. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Ke ke,
    Ko hiểu ý của tôi rồi. Anyway. Chắc bạn mới chỉ làm TN trong lab.... .
    Về cái vụ tháp chưng cất NH3 thì cái này đã có trong từ ngàn xưa trong các sách Hóa công rồi. Nó chỉ có hiệu quả kinh tế khi áp dụng với nước có nhiều NH3..
    Tôi thấy bạn ếch và bạn dilav đều hỏi tôi về cái tháp này mà chắc hai bạn cũng đều làm CN môi trường cả. Thực ra thì trong tầm kiến thức hạn hẹp của tôi, CNMT chỉ là một phần nhỏ của CNHH và CNSH, các bạn nên tìm đọc hoặc có điều kiện học thêm về 2 môn này .
    Nói vui, tôi thấy CNMT chỉ quanh đi quẩn lại có mấy kiểu, học vừa chán vừa ít sáng tạo (No offend)..Chẳng hạn quyển Handbook của Metcaft (2003) đầy đủ thế mà cũng chỉ dày bằng quyển sổ tay hóa sơ cấp. Đấy là chưa vứt đi các phần hướng dẫn monitoring, analysing, lắng, lọc......(các pp cơ học), vứt đi thì CNMT chỉ còn đúng 400-500 trang sách thôi. Lúc đi làm thì chỉ toàn design, tính HRT,... hoặc khó hơn 1 chút là tính toán và bố trí hệ thống aeration cho mấy cái bể vi sinh hiếu khí.
    FP.
  6. dilav

    dilav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hi`hi`, bac fanta...hay fatty gì đó ới ời, bác nói thế em lại nói là bác chắc làm ít về MT rồi.........Nhưng chắc kn thì em ko có nhiều như bác.....Metcalf (2003) thì em cũng chỉ ngó, chứ chưa đọc hết, nhưng đúng là có thể nói là nó rất cơ bản cho ngành MT....Hoa'' công em cũng có vinh hạnh học đên 4 kỳ ở BK rồi bác ạ, hình như thêm 1 kỳ đồ án thiết kế 1 cái tháp nữa, mà khéo ko nhầm thì cũng là tháp chưng, nhưng ko phải chưng NH3.........Em cũng biết mặt mũi cái quyển sổ tay thời tiền sử của Nga rồi....Khốn nỗi là nếu mọi thứ đều có thể tính toán được chính xác (mặc dù cũng rất chi là vất vả...) thì người ta ko cần đến thực nghiệm nữa...Có những cái sáng tạo ko phải là làm ra 1 cái mới tinh, mà chỉ đơn thuần là thay đổi những cái cũ....Ko biết bác định nghĩa sáng tạo trong HH, MT, va SH là ntn?
    Con về cái mà em làm thì bác gợi í chính xác là gì....bác đừng bảo em chưng nó lấy NH3 tinh khiết nhé.........Với lại nói thì dễ, bảo là xây 2 cái bể này, phá mấy cái bể kia thì khác với thực tế lắm.....Bác vào đây trao đổi với em thêm vài câu, đợi bác Tem đi vắng quay lại rồi chỗ này lại xôm tụ rồi.....
  7. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Uh,
    Nếu bác dilav cho làm CNMT khoảng 5 năm là ít so với bác thì em xin nhận làm ít thời gian hơn bác vậy, còn về số project và đề tài nghiên cứu thì em mới làm sơ sơ khoảng 20 cái thôi.
    Anyway, bây giờ em đang rất bận với cái project về các hệ xử lý tự nhiên, đâm ra ko có thời gian mà nói rõ về cái tháp chưng cất NH3 được, bác nên chủ động tìm đọc thì hơn. Với cả bác đang làm việc chắc trong viện nghiên cứu hay trong trường đại học thì lại càng có điều kiện xem các sách chuyên ngành rồi. Người làm khoa học không chủ động nghiên cứu mà lại ngồi thụ động chờ người khác cung cấp thông tin xem chừng không ổn bác nhỉ .
    Em chỉ nói cái SBR của bác hơi bị phi thực tế là do tính khả thi của nó trong thực tế là rất thấp. Vì chẳng ai di chọn pp vi sinh áp dụng cho cái nước có BOD = 1/10 COD cả. Còn nếu bác làm để nghịch thì có gì đâu. À mà bác target nitrification với cái nồng độ NH3 cao như thế thì hơi khó nhằn đấy, vì bản thân NH3 inhibit cái nitrification.
    Cheers,
    FP
  8. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Cũng xin nói thiệt với bác FP, lúc đầu thiết kế, cũng đã có ý kiến đề xuất thu hồi NH3 và đường bằng chưng cất và kết tinh. Nhưng kết quả ngoài sự mong đợi, day chuyền phụ lại có hiệu quả kinh tế hơn dây chuyền chính (SX một loại chế phẩm sinh học), thế là đành phải từ bỏ ý tưởng đó vì mấy mấy chú lãnh đạo sợ bị thanh tra.
    Còn bác nói về cái tháp chưng gì đó, hồi xưa làm đồ án hoá công mất cả tháng trời, chứ bây giờ các bạn trẻ dùng Aspen chỉ mất có vài tiếng thôi bác ạ.
  9. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    He, thế nếu anh em trên này giúp bác được vụ này thì bác trúng quả to rồi còn gì.
    Em thấy các bác lãnh đạo chỗ bác cẩn thận quá, xử lý mà lại ra tiền thì quá quá nên làm rồi. Hay là bác cứ tham mưu mấy bác cốp đấy lắp dây chuyền thu hồi đi, cơ quan kiểm tra thì cứ khai là dây chuyền xử lý nước thải. Các chất thải thu hồi được nhà thầu X,Y,X mua lại để tái chế gì gì đấy. mà cái đấy ko nằm trong trách nhiệm của bên bác nữa rồi..
    FP
  10. Ech_Ngoidaygieng

    Ech_Ngoidaygieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    [quote-fattypanda viết lúc 04:37 ngày 06/09/2004-]
    Uh,
    Nếu bác dilav cho làm CNMT khoảng 5 năm là ít so với bác thì em xin nhận làm ít thời gian hơn bác vậy, còn về số project và đề tài nghiên cứu thì em mới làm sơ sơ khoảng 20 cái thôi.

    Vậy là cuối cùng thì "Người làm khoa học phải tự học" đúng hôn vậy bác FFT ui........hihihihiihi.....làm Ếch cứ nôn nao đợi bác giúp hộ vài thông tin.........hehehehehe......Nếu bác đang bận thế thì đành chịu vậy chứ biết làm sao nữa............
    Ah, tiện đây có vài lời thưa với bác về vấn đề đánh giá ngành CNMT .......Theo Ếch thì bác Dilav nói bác như tếh là đúng đấy, bác chưa hiểu sâu về ngành CNMT, mà cũng có thể là bác hiểu sâu nhưng sai......(ặc, ặc.....)......Với kinh nghiệm 5 năm làm việc trong ngành MT và gần 20 cái projects thì quả thật là đáng nể phục.......Nhưng chẳng hay bác làm 20 cái đề án, dự án đó là về mảng nào trong ngành MT vậy bác nhỉ???.....Thêm nữa là những projects đó có được thi công thực tế chưa vậy??? .........Theo quan điểm của Ếch thì trên trái đất này mọi thứ, mọi việc đều sinh ra và phát triển theo nhu cầu cần thiết của nó, ngành CNMT cũng thế bản thân nó chính là KH ứng dụng và cũng có thể nói nó là mẫu số chung của các ngành Hóa, Lý, Sinh, xây Dựng, Chế tạo máy, thiết kế công nghiệp.......Nó ứng dụng các kết quả, thành quả và hệ quả của các ngành Khoa Học khác để phục vụ cho mục đích cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm và tái sử dụng vật chất, chế tạo thiết bị, sản phẩm................Thật ra mà nói nó rộng lớn hơn các ngành HH, SH, LH .....rất nhiều. Nếu chỉ tập trung vào 2 chữ Công Nghệ bác đã chưa thể xác định được tất cả những ngành lkhoa học liện quan rồi chứ đừng nói gì thêm vào phần Môi Trường..........vài lời nhiều chuyện vậy thui......hihihihhii......Ờ còn chuyện này nữa.....hihihihiii....mong bác bỏ qua cho chứ thật ra cái thói kiêu ngạo của Ếch còn cao hơn bác cả ngàn lần đấy........5 năm làm việc trong ngành MT của bác mà chỉ có 20 dự án.......thì hơi bị........ít quá đấy.....hehehehehehe........hèn gì bác chưa hiều hết về ngành CNMT cũng phải thui...............Ếch chỉ làm việc khoảng 4 năm 6 tánhg thui, nhưng số dự án Ếch thiết kế, thi công hoàn thành và bỏ chạy bằng với số lượng các thùng Beer và các chai XO, XI mà tớ đã uống đấy......................Vì tếh không tài nào nhớ nổi là bao nhiêu nữa........Chỉ biết một cái dự án trung bình từ 500 triệu-1 tỉ tờ chỉ thiết kế, tính toán trong 3 giờ (nếu các bác không tin có thể hỏi tất cả những kỹ sư MT hiện thời đang chạy sô trong Tp.HCM), còn những cái nhỏ hơn nữa thì nói thật làm mọi lúc mọi nơi, bằng điện thoại, bàng internet........hihihihihihiii.........mà thực ra Ếch chẳng bỏ sót cái nào cả từ những cái khó ăn, khó nuốt như Đường, Beer, Cồn, thuộc da, luyện kim, xi mạ, dệt nhuộm........ cho đến xử lý nước khu công nghiệp, hộ gia đình, khói, khí, sơn và rác..........thậm chí lắp bồn cầu, bể tự hoại và cà thay lõi lọc, gắn quạt gió nữa chứ.........hehehehehehehe...........Thế có tình là PROJECTS được hôn nhỉ.......khà khà khà......
    Huhuhuhuhuu.........vậy mù bây giờ vẫn nghèo rớt .......vài đô......huhuhuhuuhu

    To bác Tem: Ếch đã ngửi thấy mùi Money mù.....hehehehehe.........Mình hợp tác nhé.......7/3 tớ 3 bác 7 ......chịu chưa...........nếu đồng ý.......vài bữa Ếch post bài thiết kế liền.......
    Chào hàng một chút xíu nhé.......Theo đề bài cần phải có thêm phần xử lý bùn........hehehehhee......Metan tank......Ở Việt Nam ai dám nhận thiết kế loại này nhỉ.........không bao nhiêu người đâu.......Thu hồi năng lượng tử bể này là hiệu quả nhất đấy......

Chia sẻ trang này