1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời bàn luận về Logic

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nw4good, 07/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Mời bàn luận về Logic

    Lĩnh vực tinh thần của con người gồm có 2 phần: cảm xúc và tư duy (có lẽ khái niệm "cảm xúc" cũng đã nằm trong khái niệm "tư duy" thì đúng hơn chăng? xin hãy bàn thêm). Tôi muốn mọi người hãy bàn thêm về:

    - Tính logic mà đầu óc con người vẫn dùng để suy luận, suy nghĩ là gì?

    - Logic được hình thành từ đâu? Cái gì quy định ra những cái "lý" cho con người ?

    - Logic (theo cách hiểu của tôi là tính suy luận hợp lý) có phải là một đặc trưng chung của loài người không? Tại sao các dân tộc lại có các cảm xúc khác nhau đối với cùng một đối tượng (người này thích còn người khác lại ghét...) trong khi trước một sự suy luận hợp lý thì đều đồng tình? Có phải trong não chúng ta có sẵn những cách thức đó không? Cách thức suy luận logic có phải là quy luật chung cho tư duy của toàn loài người không? Xin hãy chỉ ra và bàn thêm về các cách thức này.

    - Cái gì hợp logic có phải là chân lý ? Xin khẳng định !

    - Nếu ai có sách về suy luận logic thì xin giới thiệu hoặc post lên cho mọi người cùng đọc.

    Cảm ơn các bạn!
  2. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Các cao thủ đâu rồi ? Bỏ mặc câu hỏi của em thế này ah ?
  3. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Vậy bạn hãy bàn về tư duy trước đã, suy luận logic như bạn nói bắt nguồn từ tư duy phải không, thế thì nên bắt nguồn từ tư duy là gì, các hình thái của tư duy...Còn chân lý, có chân lý không nhỉ?
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ logic bắt đầu hình thành khi con người nhận thức được về giống cái - đực (có lẽ con thú cũng có logic ), về ngày - đêm, về tôn ti trật tự trên dưới.
  5. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Logic có nhờ sự thông minh, thông minh lại có bản chất từ trí nhớ, trí nhớ lại do "cấu tạo" não, cấu tạo não do di truyền.
    Logic là do di truyền!
  6. thiendialoi

    thiendialoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Logic đại cương.
    Tôi thấy vấn đề mà môn logic cơ bản xoay quanh chủ yếu là TAM ĐOẠN LUẬN.
    Bác nw4good muốn hiểu cặn kẽ logic thì cứ ra chợ mà mua sách. Khi nào có chút kiến thức rồi nên vào đây post cho anh em cùng tìm hiểu.
  7. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Cái này chắc có liên quan một vài phần với những vấn đề bạn đưa ra:
    http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=105&hl=
    II. GIỚI HẠN SỬ DỤNG CỦA LOGIC HÌNH THỨC:
    Như ta đã biết logic hình thức có một vai trò rất quan trọng trong khoa học và đời sống . Việc hiểu biết và sử dụng nó sẽ đem lại nhiều lợi ích trong khoa học và đời sống xã hội. Nhưng chỉ có hiểu biết về nội dung của nó không thôi, thì việc sử dụng nó sẽ không tránh khỏi những sai lầm. Để việc sư dụng tránh khỏi những sai lầm, thì ta phải sử dụng nó một cách biện chứng, phải biế t sư dụng những chổ cần sử dụng, và không sử dụng những chổ không sử dụng; phải biết chổ nào những kết quả của nó chỉ có tính tương đối, chổ nào các kết quả của nó đúng một cách tuyệt đối, điều đó có nghĩa là ta phải biết được giới hạn của nó, và phải biết vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn. Để xác định được giới hạn của logic hình thức, trước hết ta phải tìm nguyên nhân gây ra những giới hạn đó, nghĩa là ta phải bắt đầu từ nguồn gốc tạo ra tư duy.
    1/Nguồn gốc tạo ra tư duy:
    Như đã biết , thế giới khách quan tồn tại trong 2 mặt đối lập của nó . Thứ nhất, nó tồn tại trong sự vận động và phát triển theo những qui luật xác định. Thứ nhì nó tồn tại trong sự đứng im, ổn định và bền vững tuyệt đối của nó (không có sự thay đổi về chất và lượng - định luật bảo toàn vạt chất). Những qui luật vận động xác định tương đối của vật chất . Những mối liên hệ này được phản ánh vào trong óc nảo con người thành những sự vật, hiên tượng, cùng với những mối liên hệ giữa chúng với nhau. Như vậy, ở giai đoạn này, sự phản ánh những mối quan hệ của vật chất trong thế giới khách quan, vào bộ óc não con người được phân thành hai trường hợp, trường hợp thứ nhất , chúng trở thành những sự vật, hiện tượng có hình dáng màu sắc . . . ở đây tính ổn định, bền vững tương đối , của các mối liên hệ , của vật chất, trong thế giới khách quan. Trong trường hợp này ta thấy có sự biến đổi sự không trung thực nhất định, trong quá trình phản ánh. Trong trường hợp thứ 2 chúng trở thành mối những mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng với nhau. Trong trường hợp này , tự phản ánh diễn ra hoàn toàn trung thực và chính xác. Qúa trình phản ánh thứ nhất này không chỉ có riêng ở con người, mà là một quá trình phản ánh chung, có ở mọi loài vật. Chỉ có điều, tùy theo từng loài, có những đặc trưng cấu tạo vật chất khác nhau, mà các qúa trình phản ánh cũng có những đặc trưng cấu tạo vật chất khác nhau, mà các quá trình phản ánh cũng có những chở khác biệt nhất định. Quá trình phản ánh này được gọi là cảm gíac. Riêng ở con người sống trong xã hội còn một qúa trình phản ánh thứ hai nữa , được gọi là giai đoạn nhận thức lý tính. Đó là quá trình phản ánh các sự vật, hiện tượng, cùng vơí những mối liên hệ giữa chúng vào trong ý thức của con người.
    Trong giai đoạn nhận thức lý tính , những sự vật, hiện tượng, cùng với những mối liên hệ của chúng , được phản ánh vào trong ý thức con người thành những khái niệm, phán đóan, và suy luận - gọi là tư duy. Ở đây , các sự vật , hiện tượng được phản ánh vào trong ỳ thức con người, trở thành những khái niệm. Còn mối liên hệ giữa chúng phản ánh vào trong ý thức con người trở thành những phán đóan , suy luận . Sự phản ánh trong giai đọan thứ 2 này, tuy dựa trên nền tảng là thế giới khách quan, nhưng nó lại phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Nếu trình độ nhận thức , ý thức của con người càng cao , thì sự phản ánh càng chính xác càng trung thực. Vì vậy, muốn nâng cao sự chính xác, sự trung thực của qúa trình phản ánh này, thì phải nâng cao kiến thức, trình độ nhận thức của mỗi con người. Đây lầ quá trình tự phát. Ngoài quá trình tự phát nói trên còn có một cách , để con người nâng cao sự chính xác, sự trung thực của phản ánh này, đó là nâng cao một cách tự giác, có sự chủ động tác động có ý thức của mỗi con người. Bằng cách tìm ra các qui tắc, qui luật mà nếu tuân thủ chúng thì quá trình phản ánh này sẽ diễn ra một cách chính xác , và trung thực. Môn để tím ra những qui tắc, qui luật đó gọi là logic học. Kết quả của nó chính là những hình thức và qui luật của tư duy.
    Trong hình thức của tư duy có khái niệm, phán đoán , sụy luận. Các qui luật của tư duy là những qui luật mà hình thức tư duy phải tuân theo , để phản ánh được chính xác. Nó gồm có bốn qui luật là:qui luật đồng nhất , qui luật không mẫu thuẩn, qui luật triệt tam(loại trừ cái thứ 3)và qui luật lý do đầy đủ.
    Hình thức tư duy chính là sự phản ánh các sự vật , hiên tượng và các mối liên hệ của chúng ta vào ý thức con người. Mỗi một hình thức lại có một đặc điểm riêng, các khái niệm chỉ phản ánh các sự vật, hiên tượng. Phán đóan là mối liên kết giữa cac khái niệm với nhau. Nó phản ánh mối liên kết giữa các sụ vật, hiện tượng nhất định lại với nhau. Suy luận là một quá trình biến đổi từ một, hay một số phán đóan đã biết , để cho ra một phán đoán chưa biết . Nó được thực hiện dựa trên những mối liên kết giứa các phán đóan với nhau. Như vậy, suy luân phải được thực hiện dựa trên nến tảng của nó , là sự phản ánh các mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng với nhau, nhưng trong một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, so với phán đóan . Trong suy luận lại có 3 hình thức là:suy luận diễn dịch(trực tiếp và gián tiếp), suy luận qui nạp (hoàn toàn và không hoàn toàn), suy luận loại tỷ. Suy luậ diễn dịch phản ánh chính xác mối liên hệ có tính tất yếu giữa các sự vật , hiện tượng và các mối liên hệ khác nhau của vật chất trong thế giới khách quan một cách tuyệt đối, suy luận qui nạp hoàn tòan cũng giống như suy luận diễn dịch. Suy luận qui nạp không hoàn toàn phản ánh chính xác mối liên hệ giữa các sự vât, hiện tượng, và các mối liên hệ khác nhau của vật chất, trong thế giới khách quan . Nó chỉ đúng một cách tương đối mà thôi , nghĩa là có thể đúng trong mọi trường hợp, nhưng cũng có thể đúng trong một phạm vi giới hạn nào đó về không gian và thời gian, mà ta không thể kết luật chắc chắn được . Suy luận loại tỷ cũng phản ánh các mối liên hệ giữa các sự vật với nhau. Nhưng kết qủa của nó chỉ mang tính chất giả thuyết, cần phải được kiểm nghiệm lại , bằng thực nghiệm , hoặc các phương pháp khác. Nhưng nó lại có tác dụng rẩt lớn để dẫn tới những phát min khoa học. Ta có thể dùng nó làm phương pháp suy nghĩ mở rộng sự hiểu biết . Bởi vì nó có một ưu điểm rất lớn so với các loại suy luận khác, là nó có thể áp dụng phương pháp mô hình hóa, gần với sựvật , hiện tượng hơn, dể tìm ra đưọc những cái mới hơn.
    Các qui luật tư duy chỉ phản ánh các mối liên hệ của các sự vật, hiên tượng, sự ổn định bền vững và tính xác định tương đối của chúng. Chúng không thể phản ánh những mối liên hệ của vật chất trong thế giới khách quan trong quá trình vận động và phát triển liên tục của nó.
    2/ Giới hạn sử dụng của logic hình thức:
    Giới hạn sử dụng của logic hình thức phụ thuộc vào bản chất của nó ;vào các hình thức biểu hiện bên ngoài của nó là ngôn ngữ tự nhiên, cùng bản chất của mối liên hệ giữa chúng với nhau.
    Về những giới hạn liên quan đến bản chất của logic hình thức nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành của tư duy ta thấy:các khái niệm và qui luật của tư duy chỉ phản ánh được các sự vật , hiện tượng cũng như mối liên hệ giữa chúng. Nghĩa là chúng chỉ phản ánh thế giơí tự nhiên trong trạng thái tĩnh , ổn định và bền vững tương đối của nó . Chúng không thể phản ảnh thế giới khách quan, trong trạng thái vận động liên tục, và trong trạng thái tĩnh tại, bền vững, ổn định tuyệt đối của nó . Các phán đóan đối với trường hợp phản ánh các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, nghĩa là phản ánhthế giới tự nhiên trong trạng thái tỉnh, ổn định, xác định và bền vững tương đối của nó thì chính xác. Nhưng đối với trường hợp phản ánh các mối liên hệ của vật chất, trong sự vận động của nó, trong thế giới khách quan thì chưa gõ ràng. Nghĩa là nó có thể chính xác hoặc không chính xác. Ta phải kiểm tra lại sự chính xác của nó bằng thực nghiệm, hay các công thức tóan học. Đối với suy luận thì phức tạp hơn, suy luận qui nạp không hoàn toàn thì độ chính xác của nó cũng không rõ ràng, có trường hợp nó chính xác một cách tuyệt đối , mà cũng có trường hợp nó chính xác trong phạm vi nào đó trong không gian và thời gian, chúng ta không có một cân cứ nào kết luận được. Còn đối với suy luận diễn dịch và suy luận qui nạp hòan tòan, thì sự chính xác của chúng là tuyệt đối trong mội trường hợp. Riêng đối với suy luận lọai tỷ tuy nó chỉ cho ta những giả thuyết, chứ không cho ra các kết luận(nhưng ta có thể kiểm chứng các kết quả của nó, bằng phương pháp khác như thực nghiệm. . . )nhưng vai trò của nó rất là rộng lớn trong khoa học, và nhờ nó ta có thể mở rộng phạm vi sử dụng của logic hình thức, trong một số điều kiện nhất định. Bởi vì nó liên quan mặt thiết với phương pháp mô hình hóa, để từ những cái đã biết rồi, suy ra cái chưa biết. Nhờ nó ta có thể tạm thời dùng ngôn ngữ tự nhiên, để mô tả mối quan hệ của vật chất rong thế giới khách quan, trong sự vận động liên tục của nó, cùng với những quá trình vận động, xãy ra trong thế giới khách quan. Thậm chí ta có thể dùng nó để diễn tả trạng thái tỉnh lặng, ổn định, bền vững tuyệt đối của thế giới khách quan, mà không có một phương pháp thực nghiệm nào, một công thức tóan học nào, một ngôn ngữ nào, có thể mô tả được điều đó. Mà việc nắm vững bản chất của thế giới khách quan, nắm vừng thuộc tính tỉnh lặng, ổn định, bền vững tuyệt đối của nó sẽ mở ra một cánh cổng lớn, một tương lai sáng lạn cho sự phát triển của khoa học. Nó là chìa khóa mở ra cánh cửa cho phép ta giải thích được nhiều sự bí ẩn trong khoa học và trong tự nhiên, mà cho tới nay giới khoa học vẫn phải bó tay.
    Những giới hạn liên quan đến ngôn ngữ ít quan trọng hơn. Đầu tiên do ngôn ngữ tự nhiên phụ thuộc vào từng vùng địa phương, cho nên nó không thống nhất cho tát cả mọi người. Những kết quả khoa học thuộc quốc gia này, muốn phổ biến vào dân chúng của quốc gia khác rất khó khăn, ngoaị trừ một số người có trình độ ngoại ngữ. Thứ nữa là do mối quan hệ bản chất giữa tư duy và ngôn ngữ qui định. Tư duy thì phản ánh thế giới khách quan, còn ngôn ngữ thì hòan tòan phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người, từ đó mà dẫn đến hiện tượng đồng âm khác nghĩa, làm cho ngôn ngữ tự nhiên trỡ nên thiếu rõ ràng, thiếu chích xác. Mặt khác, vì ngôn ngữ tự nhiên mang tính bao quát thiếu rõ ràng nên nó không thể diễn tả một cách chi tiết từng qui luật, như các công thức tóan học. Nhưng nó lại có mặt mạnh là: phản ánh một cách trực tiếp, các hình ảnh trực quan thuộc thế giới tự nhiên, nên nó có khả năng tác động trực tiếp vào thế giới quan của mỗi người, qua đó tác động vào nhân sinh quan, và lối sống của họ.
    III/ BÀN VỀ VIỆC SỬ DỤNG LOGIC HÌNH THỨC:
    Như ta đã biết , logic hình thức có một vai trò rất quan trọng và to lớn trong khoa học và đời sống xã hội . Việc sư dụng nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học và cuộc sống của mỗi con người. Nhưng do giới hạn của nó mà việc sử dụng nó phải khéo léo , trong phạm vi sử dụng nó. Việc đề cao logic hình thức tuyệt đối hóa nó sẽ dẫn ta tới chổ vượt ra ngoài phạm vi sử dụng nó, dẫn đến kết quả sai lầm , những sự bảo thủ trì trệ, cản trở sự phát triển của khoa học. Vì các nhân tố mới sẽ không có cơ hội nẩy nở và phát triển(như ở thời trung cổ Châu Âu). Việc hạ thấp nó , coi thường nó , tức là không dùng nó ngay trong phạm vi sử dụng nó , cũng sẽ là một sai lầm . Vì điều đó sẽ dẫn ta tới chổ suy luận không chính xác, không phù hợp với thế giới khách quan . Ðiều này sẽ làm cho ta mất đi một phương tiện đắc lực để thúc đẩy khoa học phát triển ;tách rời khoa học với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi người dân . Mặt khác nó cản trở sự nâng cao trình độ nhận thức của mỗi người dân trong xã hội. Chúng ta không nên đề cao nó mà cũng nên hạ thấp nó mà phải sử dụng nó một cách hài hòa, biện chứng , tùy theo từng trường hợp cụ thể. Ðiều này đòi hỏi mỗi người , ngoài việc nắm vững các kiến thức về nội dung của nó , mà phải nắm vững kiến thức về giới hạn sử dụng của nó . Phân biệt được trong đó cái nào có tính chấ t tương đối, cái nào có tính chất tuyệt đối . . . Ðồng thời phải có kỷ năng điêu luyện trong việc sử dụng nó . Nhờ vậy , ta có thể dể dàng trong việc sử dụng nó , chổ nào đúng , chổ nào sai, chổ nào kết quả chính xác tuyệt đối , chổ nào kết quả cần phải kiểm nghiệm, trong trường hợp mâu thuẫn, thì phải tìm lỗi ở đâu. . .
    Ví dụ: Người ta hay than phiền là, trong thời trung cổ của Châu Âu, thay vì phải làm thực nghiệm để xác định vấn đề, đối phương lại dùng tam đoạn luận để trói buộc họ. Họ kết tội tam đoạn luận nhưng nếu nắn vững giới hạn của logic hình thức , họ sẽ nhận ra rằng :tam đoạn luận chẳng có lổi gì cả. . . Vấn đề là phải xem xét lại các khái niệm, phán là yếu tố kém chính xác hơn, độ tin cậy kém hơn. Ðể được một kỷ năng sử dụng logic hình thức một cách điêu luyện như đã nói trên, đòi hỏi người sử dụng nó, mà họ cần phải có một thời gian khổ công rèn luyện mới thành, chứ không phải ngày một ngày hai mà có được.
    Ðể nâng cao trình độ của nhân dân , nâng cao sự phát triển của khoa học. . . Chúng ta không những trang bị cho họ những kiến thức về khoa học tự nhiên và xã hội, mà cần phải trang bị cho họ những kiến thức về logic hình thức , và rèn luyện kỷ năng sử dụng nó, cho họ một cách nhuần nhuyễn. Việc này phải được thực hiện ngay từ những lớp đầu tiên , của chương trình giáo dục phổ thông, và nâng cao dần cho đến những năm đầu của chương trình đại học.
  8. ruacon123

    ruacon123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    103
    theo tui mọi suy luận logic có được là do kinh nghiệm
  9. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Logic như mọi người thường nhắc tới là logic hình thức, nội dung cơ bản của nó là tam đoạn luận của Arixtot nhưng sau này tam đoạn luận còn có một hình thức khác do Hê-ghen sáng tạo ra. Còn một loại khác chưa phổ biến ở VN (với ý nghĩa là cách thức suy luận các vấn đề ngoài toán học) là logic toán.
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 18/11/2006
  10. black_mind

    black_mind Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    đấy là logic hình thức,logic biện chứng và logic toán học
    Thực ra khi xem xét logic duới tư cách là1 bộ môn khoa học, thì chúng ta chỉ xét những cái chung nhất của con người, nhưng khi đi vào tùng cá nhân cụ thể thì lại khác, bới mõi cá nhân đều có 1 thước đo chân lý của riêng bản thân minh,tuy là cùng cơ sở là tam đoạn luận nhưng phán đoán của từng nguời khác nhau,thì suy luận sẽ khác nhau

Chia sẻ trang này