1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời các bác yêu võ thuật, yêu nước Việt vào đây!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AKmigo, 07/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
  2. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    he..he..bua đó đi dao ngang wa thấy mấy chú mặt áo xanh sao trắng trẻo hơn ngày thường ,giờ mới biết là tại sao.
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    1) Thiếu gia không thích / tôn trọng từ điển cá nhân của người khác thì hạ đạo xin thảo luận với thiếu gia bằng loại từ điển chung vậy.
    2) Hạ đạo đang sống ở VN, mỗi ngày theo tiêu chuẩn phân phối thì hạ đạo có 3 loại báo giấy để đọc, chưa kể báo chuyên ngành tuần tháng (thú thực với thiếu gia là hạ đạo cũng rất ít đọc, hiếm đọc để tránh lây nhiễm lối suy nghĩ, tư tưởng khô cứng) Như theo lời thiếu gia nói là báo chí VN chưa bao giờ có chính kiến gì là hoàn toàn sai lầm, họ luôn thể hiện chính kiến dù đó là mẫu quảng cáo nhưng loại chính kiến đó là chính kiến nhồi sọ, ngay tác giả của nó cũng biết nhưng họ cũng nhận thức được loại chính kiến mà họ cần thể hiện nếu ngược lại với chủ trương của party là liền đó sẽ nhận được hậu qủa khôn lường, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày gia đình họ, mà một tấm gương của vị Tổng biên tập một tờ báo lớn tại ST là điển hình.
    3) Chính kiến mà hạ đạo đang đề cập là loại ý kiến cá nhân được phát khởi từ nhận thức về chính trị, về các mối quan hệ trong việc tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước. Vì lý do gì mà thiếu gia xem nó có tính di truyền như thể huyết thống ? có phải đã được đào tạo nhồi sọ, chính trị một chiều ?
    4) Tổng thể cái ý thứ 3. của thiếu gia làm hạ đạo liên tưởng đến loại triết thuyết CT của bọn bắc phương "tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ" nó làm ngu muội tầng lớp bị trị, khuyến khích xung đột, chiến tranh triền miên, là điển hình của tư tưởng thôn tính, bành trướng, bá quyền.
    5) Thể diện của hạ đạo không cần tỉa tót, làm dáng nên không soi gương như thể người ngoài nhìn vào bản mặt và thân thể của hạ đạo, theo hạ đạo việc làm đến đâu hẳn người ngoài sẽ nhìn vào như thế đó. Đơn giản như là đang giỡn vậy.
  4. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hihi, đọc qua mới biết, tại sao cậu đc nhận nhiều báo phân phối mà ko phải bỏ tiền mua. Mục 3 và 4 của cậu, quan niệm về 02 chữ " chính kiến" của cậu quả là đa dạng.
  5. VeVoiVoVan

    VeVoiVoVan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    @DTA
    2. 3. Những điều DTA nói là những nhập nhằng của ảnh hưởng chính thể lên xã hội, học đường, và gia đình. Không cần lý giải dông dài, hãy đi lại mấy chục năm về trước, ngay cả trong thời Pháp thuộc, thời chiến tranh, người dân có thể bày tỏ chính kiến của mình dễ dàng hơn hiện nay rất nhiều. Đừng đổ lỗi cho dân tộc, trong khi chủ nghĩa, độc tài, lòng tham lam và hèn nhát của một thiểu số cầm quyền đã làm "tiêu điều" nhiều thế hệ.
    Chính quyền có thể được xây từng nhiều cá nhân nếu giá trị cá nhân được tôn trọng. Điều nầy gắn liền với dân chủ và tự do tư tưởng + ngôn luận, mà hiện nay VN không có. VXDTA dường như đang mâu thuẩn giữa thương, ghét, tội, công, etc..
  6. VeVoiVoVan

    VeVoiVoVan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
  7. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Kha?kha?... hạ đạo không biết thiếu gia vô ti?nh hay cố ý nếu như cái đoạn bôi va?ng 2 cu?a thiếu gia kéo da?i đến dấu chấm câu, thi? lúc ấy thiếu gia sef thấy rof ră?ng 2 đoạn bôi va?ng cufng la? một ý ma? thôi. Thiếu gia thư? kiê?m chứng lại bă?ng quyê?n Tư? điê?n Việt Nam sef thấy rof mô?n một ý cu?a hạ đạo la? lấy tư? đó ra ma? thôi. Thiếu gia không thích / tôn trọng tư? điê?n cá nhân nên hạ đạo pha?i du?ng loại Tư? điê?n chính thức va? phô? biến ma? mọi ngươ?i du?ng vậy
  8. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Đúng, có vẻ thời Pháp thuộc người dân bày tỏ dễ hơn. Khi đọc Vũ Bằng cảm nhận được ngay điều đó. Tuy nhiên, có điều này cần làm sáng tỏ: Văn hóa VN từ xưa tới nay, con người gần như ko có quyền bày tỏ. Đến mức đôi lúc cho bày tỏ cũng ko còn tự tin để bày tỏ. Các anh, do hoàn cảnh thời thế, trong cách nhìn luôn cho những thứ đó là sản phẩm của CNCS. Theo em, CNCS chỉ làm cho nó trầm kha hơn chứ cái đó có từ xa xưa rồi. Từ khi chính quyền PK VN đán áp Phật giáo, thờ Khổng Phu Tử, chọn Nho học + lối " huấn hỗ học" thì tính tự do sáng tạo đã chết dần. Anh gần như ko dám làm gì trái ý bố mẹ anh chứ đừng nói tới chính quyền.
    ( lát viết tiếp - có khách)
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Lão Vove xem lại cái chỗ bôi vàng nhé, lão đọc nhưng lại bỏ xót nhiều ý hay đấy.
  10. VeVoiVoVan

    VeVoiVoVan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    1. Có vài yếu tố ta nên xem xét,
    Thứ nhất, hơn 60 năm trước, chắc chắn (chứ không phải là có vẻ) là con người ta có thể bày tỏ chính kiến dễ dàng hơn, dù đang trong thời Pháp thuộc và phương tiện truyền thông thì thô sơ hơn bây giờ nhiều. Đọc Vũ Bằng thì không đủ. Hãy tìm đọc Tự Lực Văn Đoàn, các tranh luận của thơ mới, thơ cũ, các quan niệm nghệ thuật, các bài báo chỉ trích hủ tục, phê phán chính quyền, thì sẽ thấy ngay. 60 năm sau, lẽ ra phải tiến bộ với trào lưu xã hội thế giới chứ tại sao lại thục lùi. Các văn nghệ sĩ chỉ bày tỏ một tí, đã xảy ra Nhân Văn Giai Phẩm mà di hại kéo dài cả đời người, ai gây ra? Đâu phải bản tính dân tộc đâu.
    DTA bảo "văn hóa VN từ xưa tới nay, con người gần như không có quyền bày tỏ". Và có nhắc đến tác hại của nho học. Phải nên rạch ròi giữa cái chính kiến, cái quyền bày tỏ chính kiến, và phương pháp bày tỏ chính kiến. Bên cạnh, nên nhớ, ý thức nhân quyền lớn lên cùng với văn minh thế giới. Ngày xưa, việc chém đầu người, trả thù kiểu cao bồi bắn nhau chí chóe là việc có thể chấp nhận, ngày nay ngược lại. Không thể đổ lỗi một quốc gia. Ít ra, lịch sử VN cũng có rất nhiều các cuộc khởi nghĩa và nổi loạn. Cứ cho là tác hại của nho học làm cùn nhục sinh khí của cả quốc gia thời PK, nhưng ta nên khoanh lại những đoạn thời gian vừa qua, và nếu có thể, so sánh với các nước sàng sàng với ta ngày xưa, như ĐH, Đài Loan, Thái Lan đi, rồi đặt câu hỏi: tại sao thiên hạ tiến mà ta lùi?
    2. Nếu TA được sống trong không khí miền Nam ngày xưa hay ít ra được thấy những gì còn rớt lại, thì sẽ hiểu tại sao anh có thái độ phân biệt Nam tông và Bắc tông rõ ràng. Ngay sau 54, từ Nhân Văn Giai Phẩm, văn chương nghệ thuật (tạm gọi là một phần của văn hóa) miền Bắc ra sao, DTA đã biết. Cùng khoảng thời gian nầy, miền Nam phát triển thoải mái, đa dạng, phong phú hơn nhiều. Trong 19 năm ngắn ngủi, nó để lại ảnh hưởng đến bây giờ, dù kẻ chiến thắng, và nhiều người nhất là vì tự ái vùng miền, không chịu thừa nhận và còn tỏ vẻ thái độ cao kỳ hoặc dè bỉu. Bên cạnh là bao nhiêu cuộc biểu tình của thanh niên, hoạt động đảng phái. Dù còn xa mới hoàn hảo, dù còn rất nhiều khiếm khuyết, nhưng so với hiện nay, thì mức độ tự do tư tưởng ngôn luận thời ấy, vẫn khá hơn ngày nay rất xa.
    Lần nữa, không thể đổ lỗi cho dân tộc. Mà dân tộc chính là nạn nhân.

Chia sẻ trang này