1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời các bạn tham dự cuộc thi: Viết về nơi mình đã sống (Tổng giá trị giải thưởng tạm thời là 149.2K

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi wildman1979, 24/05/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 06: [nick]xquangvinhx
    [/nick]
    Thời gian trôi nhanh lắm nhưng khi ta mang trong lòng nỗi nhớ da diết thì thời gian lại chậm một cách vô cùng.
    Thoát tôi đã tốt nghiệp đại học rồi đi làm vậy là xa An Giang 7 năm, nhanh thật! Nhớ ngày nào cứ trông chờ tới hè để được ba cho ?zđi lên Sài Gòn chơi?o. Chuyến đi chơi chỉ dài bằng 1 ?" 2 ngày công tác của ba nhưng sẽ là những câu chuyện bất tận để tôi huyên thuyên cùng bạn bè. Lớn hơn khi cả bọn ngồi mơ mộng về tương lai đứa sẽ thi y dược, đứa muốn thành giám đốc ngân hàng, đứa sẽ là cô giáo, lên Sài Gòn đứa sẽ ở quận 5, đứa tìm nhà ở Thủ Đức rồi mỗi cuối tuần cả bọn sẽ gom nhau lại mà đi uống cafe để kể chuyện nhau nghe,...hầu như là chủ đề duy nhất của những chuyến đi chơi Đồi Tức Dụp, Núi Sập, Núi Sam năm cuối cấp. Sài Gòn là giảng đường đại học, là những căn phòng trọ rất sinh viên, là những quán cafe, quán cơm bụi để cho những ước mơ bay cao với lời hẹn ?z5 năm nữa đúng 20 tháng 11 tất cả mọi đứa sẽ tụ họp về trường?o. Sài Gòn chỉ là một điểm để đi rồi về. Thế mà 7 năm rồi giờ tôi lại ngồi đây trên mãnh đất cách xa quê tôi hơn 12 giờ bay cộng thêm 5 giờ đi xe nữa để đếm từng ngày một cho tròn con số 8.
    Có ai đã bao giờ hỏi ?znhớ nhà là gì??o không? Là nỗi nhớ da diết những món ăn mà ba mẹ cho mình ăn lúc thuở nhỏ. Ôi nhà văn Sơn Nam sao mà ông lại nói đúng thế. Tôi thèm món bánh khọt nóng chỉ có bột và nước dừa chấm với nước mắm làm thật ngon của dì Hai trong hẻm. Tôi nhớ cái mùi của lẩu mắm cá linh Ngoại làm mà Ngoại nói là làm cho ba tôi ăn nhưng cả nhà ai cũng đều được 1 buổi no nê với một bụng căng đầy với đủ các loại rau. Những buổi tối chạy rong ruổi dạo quanh thành phố cùng bạn bè, nói là thành phố cho oai chứ chỉ mất chưa đầy 15 phút, rồi ngồi nhâm nhi món chuối nướng, bánh khoai mì nướng, bò bía, bò cá viên chiên với nước mía, tàu hủ đá, chè bưởi ở góc hồ Nguyễn Du (hồ mà đến giờ tôi vẫn cho rằng là lãng mạn nhất thế giới) là những hình ảnh không thể nào phai trong tôi được.
    Giờ đây, tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa là được về nhà. Nhà tôi nằm ngay dưới chân cầu Nguyễn Trung Trực mà người xóm tôi thường gọi là cầu Quay. Tôi cũng chẳng biết chắc chắn tại sao lại có tên gọi cầu Quay nhưng tôi biết ngay dưới dạ cầu là 1 khu xóm ọp ẹp chuyên ?zmần bò?o để bán thịt cho các chợ từ lâu lắm rồi, lâu hơn tôi biết nhiều. Nhà tôi không giàu nhưng cũng được xây cất kiên cố cứ rung lên mỗi khi có xe tải, xe chở hàng chạy qua và bụi thì dù có siêng lau dọn đến mấy cũng chịu. Bụi một phần cũng do công trình mở rộng mặt đường trước nhà tôi qua hơn 3 lần giải toả nhà kéo dài cũng phải hơn 12, 13 năm rồi vẫn còn dang dở.
    Tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa để được về thắp lên bàn thờ Nội và ông Ngoại mà đáp ơn là ?znhờ ông bà phù hộ mà con đã đi tới nơi ?zdề?o tới chốn?o. Ông Ngoại tôi yên nghỉ tại xã Định Mỹ huyện Thoại Sơn với con đường về quê ngoại hai bên là ruộng lúa bát ngát với mấy con cò trắng con bay, con đậu xa xa là núi Sập mà lúc nhỏ tôi hay tưởng tượng là giống hình đầu của con cá sấu. Ông Nội tôi thì nằm kề bên những đồng đội ở Nghĩa trang liệt sĩ của Tỉnh, và chỉ mất thêm vài mươi phút ngồi xe nữa là tôi có thể đến Vàm Xáng Vịnh Tre - Châu Phú để nhận được cái vỗ đầu và chúc mừng của ông bà Nội Tư và các cô chú.
    Tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa để được báo cáo với ba mẹ, với các cô chú cậu dì, anh chị những gì tôi đã thấy được, học được và để hồi đáp lời dặn dò của cậu lúc tôi chuẩn bị lên đường vào đại học ?ztụi tao làm hoài không khá thì cho mày đi ăn học để kiếm cái gì về làm cho khá lên?o.
    Tôi đợi 14 tuần 1 ngày nữa để về với mãnh đất nằm ở một góc khuất nhỏ của tấm bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long mang hình của giọt nước sông Tiền-sông Hậu xanh trong, giọt nước mắt của những người con mong nhớ và hình dáng của một viên ngọc quý. An Giang -quê tôi./.
  2. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 07: @tuan13a1
    KIÊN GIANG, TUỔI THƠ VÀ KÝ ỨC
    Khi nhắc đến tuổi thơ của mình tôi cảm thấy mình là một người thật may mắn. May mắn không phải vì gia đình tôi khá giả, không phải là vì tôi có một tuổi thơ với đầy đủ vật chất .... không phải như vậy. Mà điều gần như ngược lại mới thật sự làm cho tôi cảm thấy mình thật sự may mắn, thật sự hạnh phúc mỗi khi nghĩ về những ngày còn thơ bé.
    Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng thôn quê ở tỉnh Kiên Giang. Lúc đó quê tôi còn nghèo lắm, nhà người dân chủ yếu mái lá vách đất ( đất lấy dưới sông, ao lên trộn với rơm và tro sau đó đắp lên những cây trúc được cắm nối tiếp với nhau. Gần giống như bê tông cốt thép bây giờ đó mà). ở trên sông thì toàn cầu khỉ tìm đỏ con mắt mới thấy được 1 cây cầu bê tông. Gia đình tôi cũng không đến nỗi quá khó khăn nhưng tôi cũng phần nào cảm nhận được cuộc sống khó khăn lúc đó.
    Những bữa cơm đạm bạc cứ quanh đi quẩn lại với những món rau nhà tôi trồng. Lúc đó tôi rất thích ăn món mắm mỡ. gồm thịt mỡ của con heo đem chiên lên ch ra mỡ sau đó cho nước mắm, chan vào cơm ăn. Rồi thì món kho quẹt, bông điên điển xào,rau càng cua? Những bữa cơm với thịt rất hiếm hoi. Những bữa cơm với thịt tôi thường rất háo hức, cứ mong sao cho mau đến bữa cơm để được thưởng thức món thịt kho thơm phức mà mẹ tôi chế biến.
    Tuy cuộc sống vật chất khó khăn nhưng về mặt tình cảm giữa người với người, tình hàng xóm láng giềng ở quê tôi rất tốt đẹp. Từ đầu xóm đến cuối xóm gặp nhau ngoài đường thì cũng gật đầu chào hỏi nhau. Còn những đứa trẻ như tôi thì phải khoanh tay và chào cho thật to mỗi khi gặp những người lớn tuổi. hầu như mọi thứ bạn đều có thể vay mượn hàng xóm từ tiền bạc, đến lúa gạo, đến những thứ rất bình thường. Tôi đây cũng đã từng rất nhiều lần cầm cây đèn dầu đi qua nhà hàng xóm để xin lửa ( ở nhà chỉ có 1 cái hộp quẹt, nếu nó bị lạc đi đâu mất hoặc bị hư ). Rồi thì mang ấm nước đi xin nước mưa ( nhà tôi không có bể chứa nước mưa).
    Những khó khăn vất vả đó là chuyện của người lớn, đối với bọn trẻ con chúng tôi thì còn quá nhỏ để suy nghĩ, để quan tâm đến những chuyện đó . Nói thiệt nha, bọn trẻ nhà quê chúng tôi lúc đó khờ lắm. Chúng tôi chỉ biết vui chơi, những trò chơi dân gian, rất nhiều rất nhiều những trò chơi tập thể trong đó không thiếu những trò chơi nguy hiểm mà bây giờ nghĩ lại tôi có thể tóm gọn trong 2 chữ ?o chơi dại !?.
    Những trò chơi của bọn con trai chúng tôi thường là những trò chơi mang tính chiến đấu. trong bọn thường được chia thành 2 phe. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lấy cọng của lá cây sắn mì, bằng những cành nhỏ của cây trúc sau đó cắt thành từng đoạn khoảng 3 ?" 4 cm. Sau đó gấp những đoạn đó làm đôi kẹp vào sợi dây thung ( sợi thung tròn tròn dùng để cột bịch nylon bây giờ đó). Có đứa tỏ ra chuyên nghiệp hơn thì tìm những cây chạng ( từ 1 cành cây chia ra thành 2 cành nhỏ khác như hình chữ Y ) nhỏ làm ná để bắn cho mạnh. Như mọi chiến binh tôi cũng bị dính rất nhiều phát đạn, những phát đạn đau muốn phát khóc,có khi bị những vết bị bầm tím đến 3 - 4 ngày.
    Miền Tây vốn dĩ nổi tiếng với hệ thống kinh rạch chằng chịt, nên tắm sông là chuyện đương nhiên. Hầu như chiều nào bọn tôi cũng tụ tập để tắm sông cả. hết biểu diễn nhảy từ trên cầu xuống sông lại bày trò chơi đuổi bắt dưới sông. Hôm thì chia ra làm 2 phe lấy bùn dưới sông ?. chọi nhau. Những cuộc chạm chán, có khi giáp lá cà, Có đứa bị chọi vào mắt khóc om sòm. Nghĩ lại cũng sợ thật vì chiến thuật tấn công lúc đó chủ yếu nhằm vào ? mặt của đối phương. Những trò chơi thì nhiều lắm nào là chơi năm mười ( chơi trốn tìm ), chơi bắn súng, chơi nhảy ngựa ?..
    Chơi với nhau những trò chơi đó có khi cũng nhàm chán. Thế rồi mới bàn nhau đi phá làng phá xóm đi ăn trộm trái cây vặt. có một lần tôi đi qua nhà 1 bà già kế bên nhà: tôi đang ung dung ngồi trên cây trâm để thưởng thức những trái trâm chín ngọt thì bà già bước ra chỗ gần gốc cây và nhìn lên. Tôi gật mình chết lặng người trên gần ngọn cây, sợ đến mức không dám thở luôn. Chỉ sợ bà bắt được vì bà này cũng nổi tiếng vì khó tính. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, sau khi nhìn một hồi không thấy gì bà ta bước vào nhà. Tôi vội vàng tụt xống chạy thật nhanh về nhà ? ngồi thở.
    Thật sự, rất, rất khó nếu như tôi kể hết những cảm xúc trong tôi, những suy nghĩ trong tôi về nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Đâu đó có câu hát rằng:
    ?o ????????.
    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khủa nước ven sông.
    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    ?????????..?
    Nếu tôi là một nhà văn tài giỏi, chắc chắn với những gì tôi đã trải qua trong thời thơ ấu của mình, trên quê hương tôi, trên mảnh đất Kiên Giang. Tôi sẽ viết thành một tác phẩm, một tác phẩm thật lớn, thật dài và thật hay. Tôi muốn chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi với tất cả mọi người. Đó là quê hương của tôi, đó là tuổi thơ của tôi! Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đã có những ngày tháng tươi đẹp và êm đềm ở Miền Tây.
  3. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 08: @thtr321
    Nhiệt tình tham gia với cuộc thi:
    Tuổi thơ tôi thả trên dòng(sông)
    Nhại theo lời 1 bài hát
    Thị xã Bến Tre nhỏ, êm đềm, nằm trên một dãy cù lao được bao bọc bởi nhiều con sông, trong đó có sông Hàm Luông.
    Ban ngày đã thế, còn khi đêm đã về khuya, cái không khí tĩnh mịch bao trùm lên thị xã, dễ dàng đưa mọi người chìm vào trong giấc ngủ sau một ngày làm việc căng thẳng...
    Lộp độp?Mưa! Tiếng mưa rơi trên mái tole nhà, càng lúc càng nặng hạt, cơn mưa đang làm dịu bớt cái không khí vốn đã ngột ngạt mấy ngày nay?
    Tiếng mưa rơi đã làm cho tôi giật mình thức giấc. Trong tiếng mưa chợt xa xa vọng lại một âm thanh rất chừng như quen thuộc, nghe từng hồi vọng lại? Sau một hai lần, tôi mới nhận ra đó là tiếng ghe máy đang lưu thông trên sông.
    Tạch tạch tạch tạch ! Tiếng ghe máy từ xa cứ vang lại, hòa lẫn trong tiếng mưa rơi rả rít bên ngoài?
    ?Đang đi rảo bước trên con đường đất đỏ, nhỏ hẹp. Nghe tiếng kêu gọi giật ngược, tôi quay lại. Nhìn kỹ trên ngồi chiếc ghe câu là hai đứa em tôi, đứa thì khua mái chèo, đứa thì chống lái..
    ?oAnh hai theo tụi em ra sông lớn hái bần ăn chơi không??
    ?oỪ ! đi thì đi? Tôi đáp.
    Nhanh chân bám vào bụi dừa nước, bước xuống, chiếc ghe câu nhỏ lắc lư, chồng chềng. Tiếng hai đứa nó cười nắc nẻ:
    ?Mới lên thị xã một thời gian, mà bây giờ về quê đi ghe không vững hả?"
    Lên ghe ngồi, thuận tay lấy tàu lá chuối che nắng. Đang lúc nước ròng, chiếc ghe tự trôi đi mà không cần chèo chống tốn sức. Ghe trôi chầm chậm, hình ảnh lướt qua mắt tôi là hàng dừa nước trước nhà anh Tám, thằng em tôi chỉ quầy dừa nước đó rồi nói: ?Ngon cơm hén anh Hai. Lát nữa bận dìa, mình tấp vô chặt, thứ này mà ăn với nước đá là hết xảy đó nghe.?
    Còn kia là bến nước mà bọn trẻ xóm tôi thường hay ?ohội quân? lúc những buổi chiều nước lớn, thi bơi, thi lặn? có lẽ bây giờ tụi nó đang ở bờ ruộng hay khúc rạch nào để trổ tài sát cá. Tụi nó bắt cá giỏi lắm, nhiều khi chỉ với cần câu tre, tụi nó nghêu ngao một hồi là ôi thôi cá đầy trong giỏ.
    Chèo một hồi cũng ra tới sông lớn?.gió ngoài này mát thật, thổi ***g lộng. Sông Hàm Luông cũng không rộng lắm, tuy nhiên đối với lũ trẻ chúng tôi khi ngồi trên chiếc ghe câu nhỏ bé thì cảm giác đất trời thật rộng lớn, khúc sông này luôn là cái gì quá đỗi thân thuộc, gắn liền với cuộc sống mưu sinh của bà con quê tôi từ bao đời nay.
    Nếu bạn đã từng xem các chương trình hòa nhạc tại các nhà hát lớn qua truyền hình, bạn sẽ thấy có những khán giả ăn mặc đẹp, tươm tất, ngồi vào hàng ghế, được nghe những âm trầm bổng mình yêu thích do những nghệ sĩ tiếng tăm trình diễn. Thì lúc này đây, ngồi bồng bềnh trên sông, bầu trời như vòm nhà hát, chiếc ghe câu bé nhỏ bập bềnh trên sóng là hàng ghế của khán giả, hòa trong tiếng gió, tiếng hàng cây bần xào xạt đung đưa, tiếng sóng đập vào mạn thuyền? là những âm thanh của các loại ghe, tàu như một bản đồng ca đang phục vụ miễn phí chỉ dành riêng cho chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên dòng sông hiền hòa này?
    Rồi thì thằng em tôi cũng chèo tới hàng cây bần trước mặt, nhánh bần thấp, chỉ cần giơ tay lên là có thể hái những trái bần chín..chẹp? món này mà chấm muối ớt thì hết xảy luôn. Đang say sưa hái bần chín thì từ xa cũng một chiếc ghe câu câu chèo hướng ngược lại, à thì ra là ghe của tụi thằng Ba con nhà cô Sáu?vốn dĩ có tiếng nghịch như quỷ sứ.
    ?oÊ! mấy anh em nhà tụi mày đi đâu đó?.
    Thằng em tôi đáp: ?oTụi tao chèo ra đây hóng mát với hái bần ăn chơi mà .?
    ?oChiều nay nước lớn, bến cũ ?ohội quân? nữa nghen??Thằng Ba nói mà con mắt sáng rỡ. Không vui sao được khi mỗi lần chơi đùa bên bến nước là một niềm vui bất tận?
    Thuyền của nó vừa lướt qua, thì nó quay ngược đầu lại hỏi:
    ?oÊ! Chơi hông?
    Tôi hỏi: ?ochơi gì?"
    ?oNhư vầy nè ! ?o
    Câu nói vừa dứt là anh em nhà nó liên hồi dùng ca múc nước tạt qua tụi này. Bất ngờ, bị dính chưởng, tôi chỉ kịp hét lên một tiếng ?oRượt theo tụi nó?...và lấy tay quẹt đi những giọt nước trên khuôn mặt?Chiếc ghe của tụi nó quẹo nhanh vào trong rạch nhỏ, chỉ còn nghe tiếng cười khoái trá của anh em tụi nó mất hút dần sau đám lá dừa nước?
    Chát !
    Tiếng mẹ tôi đập vào người tôi, mẹ hỏi:
    ? Mày ngủ làm gì mà la ú ớ vậy? .
    Mở mắt ra, thấy mình vẫn còn nằm trên giường?Trời ! thì ra nãy giờ mình mơ, lấy tay rờ lên mặt vẫn còn những giọt nước đọng lại trên khuôn mặt, ngoài trời mưa vẫn còn nặng hạt, những giọt nước mưa thỉnh thoảng cứ theo từng cơn gió lùa hắt vào bên song cửa sổ..
    Ngoài xa, tiếng ghe máy đã nhỏ dần?nhỏ dần?
    (Viết tặng mấy anh em nơi Bến nước con ?" Dòng Hàm Luông)
  4. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 09: @meoCara

    Không có ý cạnh tranh giải thưởng, mèo chỉ một phút bất chợt hứng thú viết về một nơi Cara đã, đang và sẽ ở đó mãi mãi. Bài viết dùng nhiều từ chuyên ngành, nên không muốn việt hóa nó làm gì, dù rất dễ dàng qua công cụ replace của Word, hị hị ...
    NGÔI NHÀ ẢO CỦA TÔI.
    Có thật là kỳ dị quá không khi xem internet là một phần cụôc sống ? Thật sự đối với Cara, net đã trở thành phần không thể thiếu, quan trọng như không khí, như thức ăn hằng ngày của mình. Internet đồng nghĩa với thông tin, tri thức, sợi dây thiết lập và duy trì tình cảm, là rất nhiều, rất nhiều !
    Từ năm học đại học thứ 2 Cara bắt đầu chập chững bước vào internet. Lúc đó giá cước rất là đắt đỏ, mua thẻ VNN1260p giá 100K chỉ xài được 15 hay 25 giờ mà thôi, tính ra mỗi giờ gần 10 nghìn đồng chưa kể cước điện thoại dial up. Vì vậy Cara phải tranh thủ tiết kiệm bằng cách khi dial xong, bật 1 website thì nhấp Shift và bấm thật nhiều link, khỏang ba bốn chục đường link một lần, rồi ngồi chờ cho nó load hết nội dung, tất nhiên là có hộp mail của Cara nữa chứ ! Khi disconnect rồi thì tha hồ ngồi đọc offline. Chừng nào đọc xong và soạn hết nội dung cần trả lời thì lại dial 1 lần nữa để reply.
    Chính vì giá cước đắt đỏ nên Cara không dám lang thang nhiều forum. Mỗi một forum duyệt hết bài mới cũng đủ mệt phờ. Dạo đó Cara gắn bó nhiều với forum của lớp Cara. Sau khi forum của lớp Cara sập thì Cara chẳng biết nói năng gì trên net hết, vào những forum lớn như quantrimang hay ddth.com thì không dám nói gì ... cũng bơ vơ cho đến khi cậu bạn khoe trên TTVNOL có nhiều box hay lắm cơ, Cara vặn vẹo một buổi về các box trong đó như thế nào, mọi người kiểu ra sao ...cho đến khi khá yên tâm trong bụng rồi mới dám mò mẫm vào đó .... hôm đó là một buổi chiều cuối tháng 12 năm 2003 ... trời nắng đẹp như tranh vẽ, mây trong xanh, gió xào xạc nhẹ nhàng dưới tán lá mận làm hoa mận rơi lắc rắc như tuyết mùa hè.... vẫn không sao át được cảm giác đầu tiên là choáng vì nhiều box quá, cứ nghĩ mãi trong đầu "Biết mấy năm mới đọc hết bài trong đây nhỉ ?" ...câu hỏi này đến tận bây giờ vẫn chưa thể trả lời được,nó vẫn đúng cho đến giờ phút này. Vì mỗi tùân Cara dành cả 1 buổi chiều để đọc bài trong những box Cara thích thì cũng chẳng đi được quá 5 box, và nếu vừa post bài vừa đọc bài thì không thể nào quá 2 box cả. TTVNOL là một thế giới quá rộng lớn, một cái nick quá nhỏ nhoi không thể nào đọc hết tất cả bài viết cho dù bạn có 24h rảnh rỗi mỗi ngày. Kiến thức trong TTVNOL là một mỏ tài nguyên vô tận, Cara xem nó là 1 cái mỏ vì vàng thau lẫn lộn trong đó. Mà là mỏ thì vàng đương nhiên hiếm hơn đất, hơn bùn rồi. Cara phải biết đãi cát tìm vàng thì sẽ có vàng trong túi thôi, he he ... điều này tùy thuộc vào suy nghĩ từng người, có người bĩu môi bảo Cara rằng "Chỉ tòan 1 đống tạp nham,spam nhăng nhít chả ra cái gì" ... không đúng đâu bạn ạ. Tạp nham thì đúng, còn chả ra cái gì thì không đâu. Bạn có biết : Một miếng nhỏ của "một tí xíu" vẫn tốt hơn một miếng to của "không có gì" không nhỉ ? Bạn thà dấn thân, rồi sẽ gặp thứ mình cần, hoặc thứ mình không cần trong lúc này nhưng sẽ rất quan trọng ở lúc khác, còn hơn là chẳng hề làm gì hết !
    Bạn có biết rằng TTVNOL đem lại rất nhiều thứ không thể quy đổi giá trị thành tiền không ? Có một người đã từng hỏi Cara "Dành nhiều thời gian cho TTVNOL như thế thì có cảm thấy tiếc thời gian không vậy ?" Cara không ngần ngại trả lời "Không, em không tiếc thời gian. Những gì em nhận được đều xứng đáng với những gì em mất đi". Những ngày tháng đầu tiên Cara đã gặp đựơc chị hoacomay, gặp cá ngố Aqua, gặp đựơc các bạn trong box Cần Thơ dễ mến. Sau đó, Cara lại quen biết thêm những anh chị vừa lớn về tuổi đời vừa lớn về tầm nhìn. Không cần dành nhiều thời gian để chat chit như ngày xưa, nhưng những gì trao đổi đựơc với các anh chị là những kiến thức quý giá cho sự trưởng thành về nhận thức của mình. Cara cũng đã già rồi, không còn thích hợp với các bạn tuổi teen như ngày nào khi mình là một thành viên mới của TTVNOL, nên mình chọn một cách khác để gắn bó với TTVNOL, một cách thức tỉnh táo hơn, ít già chuyện hơn và cũng cứng rắn hơn. Cara không còn sôi nổi, bốc đồng và nông nổi, mình cũng không còn dành nhiều thời gian để viết bài. Tuy nhiên, mình vẫn thích bày tỏ chính kiến của mình trong những box mình lượn lờ qua, vì mình hiểu rằng, có thể mình nói ra không làm tất cả đồng tình, nhưng sẽ cung cấp 1 cái gì đó . Nếu ai cũng khư khư giữ lấy ý kiến của mình trong đầu, thì mục đích chia sẻ không còn giá trị thật nữa ! Đây là 1 vấn nạn không chỉ TTVNOL gặp, tất cả các forum đều vướng phải. Biết thế, nhìn thấy thế, thì tại sao lại làm thế ??
    Dù cái gì dành cho TTVNOL cũng ít hơn ngày xưa nhưng TTVNOL vẫn là nơi mình dành thời gian nhiều nhất, là một ngôi nhà ảo đúng nghĩa. Có thể một ai đó nói rằng :thời hòang kim của TTVNOL đã qua, nhưng điều đó không hề gây cho Cara sự buồn chán, vì Cara nhìn thấy TTVNOL qua 1 lăng kính khác cơ mà, trong cách nhìn của Cara, thì những ai gắn bó với TTVNOL lúc nó buồn nhất, lúc nó ảm đạm nhất, lúc nó đìu hiu nhất, thì người đó mới là 1 TTVNOLer chân chính nhất. Cara cực đoan quá không nhỉ ? TTVNOL ơi, dù mỗi người đều có 1 blog riêng, dù Cara đang ở nơi nào trên trái đất này, thì chỉ cần có internet, Cara vẫn trở về nhà, một nơi chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống mình, một nơi đã mang lại cho Cara tình yêu, tình bạn nhiều hơn bất cứ nơi nào mình đã từng đến !

  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 10 của camilla:

    Tim mỗi người là ngôi nhà nhỏ
    Tình nông thắm như mặt trời xa.."
    Như tất cả mọi người, tôi cũng có những thứ thật " trong mơ ", một ngày lý tưởng, một người lý tưởng, một cuộc sống lý tưởng , hay đơn giản là một ngôi nhà mơ ước... Những thứ ấy nó lúc nào cũng thật đẹp và còn hơi hoang tưởng nữa ,nhưng có một thứ ngọt ngào của giấc mơ mà tôi vẫn còn nhấm nháp được dư vị của nó ngay cả khi tôi thức dậy, đó là ngôi nhà mà tôi đã sống những ngày còn bé, là ngôi nhà cũ chỉ còn lại trong trí nhớ ít ỏi của tôi....
    Đó là một kiểu cấu trúc nhà bình thường và phổ biến nhất trong những năm 80 của thế kỷ trước, nghe thì có vẻ làm dân kiến phải lật lại bài vở, nhưng kì thực đó là nhà chỉ có 1 gian do dài với 1 của chính 2 cánh gỗ xoan sơn xanh,một ô cửa sổ nhỏ trổ ra hàng hiên rộng..Khi tôi cảm nhận đôi chút về xung quanh để có thể nhớ nó thì nhà tôi không còn mới nữa, mái ngói đã nâu và đôi chỗ lấm tấm xanh, cánh cửa nguệch ngoạc vết phấn tôi tập viết, khắp sân, vỉa hè chỗ nào cũng thấy nhữn vạch phấn những chữ cái đầu tiên
    Nhà chỉ có 1 gian và còn nghèo nên đồ đạc cũng chả có gì nhiều, bộ bàn ghế sơ sài, cái tủ đứng, giường đôi. Bếp nằm ở cạnh chái nhà, và cổng cũng ở gần đó. Mẹ tôi kể lại nhiều lúc trưa nắng mà ngày đó ko có điện nên phải bưng mâm ra ngoài gốc cây quất hồng bì cạnh bể nước để ăn cơm. Tôi thì vẫn nhớ như in cái thời hay mất điện đó, thỉnh thoảng lắm ngày mới có điện được 1 lúc, còn trên quê ngoại tôi thì vài năm sau mấy đứa em họ tôi mới biết điện là gì. thế mà chúng nó vẫn có nước đá uống tằng tằng, vì ở đó là trung du, hay có...mưa đá mà...Ngày bé cả nhà tôi rất hay đi chơi, ăn cơm xong là bố tôi lại để tôi ngồi vắt vẻo trên cổ và cả 3 người thong dong đi chơi quanh phố, chỉ có đèn dầu mà ko thấy tối om, Phúc Yên ngày đó sao mà nhỏ bé. Khi tôi vào lớp 1 thì mẹ tôi sinh thằng em tôi, thế là cái nhà được nối dài thêm vì bố xây thêm 1 cái buồng nữa. Tôi phải ngủ ở phòng ngoài 1 mình, trong buồng là của bốmẹ tôi và thằng em. Cái giường của tôi kê ngay sát cửa buồng, và đầu giường cũng là cửa sổ. Tôi thích nhất ở cái giường là công tắc điện mà bố tôi thiết kế, nó rất dài và chỉ cần nằm và kéo một cái là tắt điện được, dù điện đóm phập phù ko phải lúc nào cũng có mà tắt Lúc đấy nhà mua được con 82 mới tinh chú gửi từ Đức về, bố tôi cưng nó lắm, để nó ngay ở cửa sổ và còn buộc dây dù to bự vào đầu xe với cửa sổ. Lại nói về cái thùng hàng ở Đức mà chú tôi gửi về, nó có một cái máy khâu loại trâu bò mà dân HàTrung vẫn hay xài để may đồ da, bố tôi kết đồ nồi đồng cối đá, lại biết tôi thích may vá lung tung, thế là cụ mua luôn, hix, bố tôi còn gỡ gỗ thùng hàng, chọn ra những miếng gỗ trắng thật đẹp để đóng bàn mày khâu nữa. Bố để máy khâu ở ngay cuối giường tôi chờ ngày tôi lớn, nhưng mà tôi ghét cái cục sắt đó vô cùng, tôi thích máy khâu nhỏ nhỏ xinh xinh cơ, và đến bây giờ thì cái máy khâu ấy vẫn chỏng chơ chả ai nhòm ngó đến, khổ thân nó, mong rằng có ngày nào đấy có bà nhôm đồng sắt vụn đi qua và rước nó đi
    Lúc này nhà tôi đã mua được 1 bộ sa lông nan bằng gỗ lim rất đẹp, cái sofa còn có thể kéo ra thành giường đôi mới kinh chứ, tôi mân mê nó và tôi ước rằng sau này có tiền tôi sẽ mua cho mình một cái sofa đỏ thật êm thật rộng và tôi sẽ ngủ một giấc thật đã đời ở đó .
    Cái buồng của bố mẹ tôi vừa là nơi ngủ vừa là nơi để hàng nữa, ngày đó nhà tôi bán thêm bánh kẹo thuốc lá mà, bia thì để nhờ nhà bà nội ngoài cổng viện cơ. Có thể nói tôi ăn bánhkẹo nhiều quá nên bi h chả loại nào chưa ăn cả, mà mẹ tôi tính thoáng, có loại kẹo nào mới là bỏ ngay ra cho con chén luôn để nếm.Lúc đầu bố tôi cũng chế cho tôi 1 cái giá sách bằng hòm gỗ cũ của bố, bỏ cánh hòm đi , làm móc sắt treo nó lên tường, trông nó đẹp phết nhưng sau này vào đợt trung thu nhà đắt hàng quá nên mẹ tôi cứ thỉnh thoảng để nhờ cầu bánh nướng bánh dẻo, nên tôi được bố mua cho 1 cái tủ con mà bệnh viện thanh lý để đựng sách với giá rất bèo bọt _10k cho cái tủ và một đống dát giường to về làm củi
    Cuối năm lớp 1 có 1 sự kiện xảy ra với tôi, đó là tôi được cô giáo cho phép viết bút mực. Lẽ ra tôi được viết từ đầu kỳ 2 của lớp 1 cơ, nhưng mà vì chữ tôi xấu quá nên tôi là đứa duy nhất của lớp phải viết bút chì. Tôi chạy về bảo mẹ mua bút và bố tôi thì chế ra 1 chai mực to oạch đựng trong chai 65 cho tôi. Mỗi lần hết là bố tôi lại rót mực ra lọ đựng phim ảnh cho tôi, tôi ko viết hết chai mực đó vì đến cấp 2 tôi đua đòi xài mực Cửu Long 1k theo chúng bạn, chai mực đó bố tôi lại đem cho ai rồi. Bút viết của bọn tôi ngày đó cũng rất giống tao nhân mặc khách, đó là loại bút thân bàng nhựa đặc, nhiều màu sặc sỡ, đầu bút dùng để chấm mực và viết luôn như nhà nho chứ ko có ruột để bơm mực. Đó là loại bút bình dân, nhưng theo tôi đó là loại bút sành điệu và hay ho nhất,còn đứa nào sang hơn thì xài bút " con mèo " ngắn ngắn xinh xinh, đầu con mèo còn có sợi dây xích lủng lẳng hình cái đàn hay con chuột....
    Lúc tôi lên lớp 3 thì được bố mẹ đầu tư 85k mua cho quả xe đạp Eska màu xanh rấ đẹp, xe loại nhỡ nhỡ, mỗi tội nó là phanh chân, đạp hộc tốc mà cũng ko nhanh như xe bọn khác được. Bấy giờ tôi lớn rồi nên cũng phải làm nhiều việc hơn, lúc thì vào buồng chui vào một cái thùng tôn hình trụ to khủng khiếp ( với tôi ) để xếp từng cây thuốc mỗi khi lấy hàng về, hay là lấy xe đạp đi chở hàng , đòi tiền... Đến lớp 3 mà loại bếp nào tôi cũng có thể nấu cơm, bếp củi, bếp than tổ ong,than đá ..mỗi tội mấy lân nấu cơm và luộc gà quên ko cho nước làm mẹ tôi mắng tê tái Kỷ lục của tôi là đã chở được 2 thùng Vina bằng con Eska và bưng được 30két vỏ bia HN từ nhà bà ra xe ôtô. Ngày đó chả hiểu ăn gì mà khoẻ thế, chắc vì cũng thương bố mẹ nên chả ngại việc gì
    Trong buồng của bố mẹ tôi có 1 cái quạt bàn mà cái đèn của nó khi sáng có cá vàng bơi lung tung, tôi đã bị mẹ tôi" lừa " rằng đó là cá thật, tin mãi, sau này khi quạt hỏng , bố tôi tháo ra thấy chả có con cá nào
    Buổi tối khi nhà có TV thì cả nhà tôi hay nằm ở giường tôi để xem, có hôm mất điện thì lại chơi đu quay hay đùa nhau, 1 lần chơi hăng quá cái giường của tôi gãy béng chân, bố tôi cáu nhặng lên và thế là trong suốt mấy tháng tôi ngủ ở sofa đã được kéo rộng ra. Nhưng mà tôi thích nằm sofa hơn vì nó mát hơn
    Cạnh buồng nhà tôi còn có 1 cái bếp bố tôi xây để mẹ tôi rang lạc húng lìu và làm bột đậu kiếm thêm, nhà tôi làm lạc còn ngon hơn cả phố Huế, mỗi tội khuyến cáo cácbạn ăn ít thôi vì lạc húng lìu ngon bởi đường hoá học ạ, đường mía thì ko làm được Mỗi mẻ lạc xong là mẹ tôi lại đong lạc vào những túi nhỏ xíu để tôi dán miệng túi. Trung bình mỗi chiều tôi dán được tầm 500túi, lia qua đèn dầu cứ gọi là vèo vèo, nóng toát mồ hôi nhưng mà bắt dừng cũng ko dừng . Tôi nhớ tôi uống ngụm cafe đen đầu tiên cũng là vào những năm tháng này, vì nhà tôi trồng dăm gốc cafe và mẹ tôi đã rang xay cafe để uống. Hươngvị thật tuyệt vời và bây giờ tôi vân thích cafe đen....
    Nhà cũ của tôi ko có WC, hay là tôi ko biết nó ở chỗ nào, vì mấy năm cấp 1 ở nhà đó ( đầu năm cấp 2 nhà tôi xây lại nhà mới) thì tôi toàn " thiên nhiên ". Trước mặt nhà là cánh đồng mà, mới lại ngày đó còn bé, chả ý tứ lăm''''''''. Có lần cô tôi ở Đức về, hỏi wc ở đâu, tôi bảo ko biết và tôi với cô tôi cùng ra đồng..hehe vui phết
    Vườn nhà tôi rất rộng và nối với cánh đồng bởi 1 hàng rào bằng bụi dâm bụt, cúc tần và cây cơm nguội.Tôi và lũ bạn rất hay ra cánh đồng chơi, lúc thì mót khoai, ăn đòng đòng, lội ruộng bắt châu chấu...Bọn tôi đã khoét một lối đi trong hàng rào, đồng thời làm chỗ để chơi đồ hàng. Một ngôi nhà có mái che bằng bụi cúc tần, dâm bụt . Đứa nào cũng rất thích mỗi chiều kiếm một gói bột canh trong gói mì tôm, trèo hái mấy quả xoan đào xanh và một ít lá xoanđào, ngồi trong " nhà" chấm mút và nhìn bọn lớn hơn đang thả diều ở đồng ..
    Ngày bé tôi còn rất thích trồng rau, tôi nhặt những cành cây khô đem buộc bắt chéo theo hình chữ x rồi cắm quanh ô đất nhỏ tạo thành hàng rào của mảnh vườn nhỏ, có lần còn làm cả cửa cho vườn, trồng rau dền đỏ, dề cơm, mùng tơi, rau răm, rau muống...Những thứ ấy trông rất xinh nhưng bé tí tẹo nên nhà tôi chưa bao giờ được nấu bát canh chỉ có 1 loại rau trong mảnh vườn ấy.
    Để vào được nhà tôi phải đi qua một cánh cổng gỗ xoan đã cũ mèm,đường vào nhà 1 bên có vườn bạch đàn trắng và những bụi hoa cúc dại. Ngôi nhà cũ của tôi đã ko còn từ lâu lắm rồi, những thú vui con trẻ cũng vì thế là đã lùi xa, vậy mà đôi lúc tôi vẫn lim dim tưởng như mình đang là một cô bé con đi chiếc xe đạp maàuxanh trên con đường lạo xạo sỏi đá, băng qua con đường nhỏ có hàng cây và bui hoa cúc để trở về nhà ....
    Thời gian đã làm cho quá khứ dần biến mất và đôi khi phải cố tìm để định vị ra nó, tôi thì chẳng cần đến một viên gạch cũ để nhận ra trước kia ở đây đã từng có một ngôi nhà, bởi vì nó đã ở sẵn trong trái tim tôi rồi, một thứ ký ức sóng sánh và ngọt lịm như mật ong, như nắng tháng 8, như hoa gạo tháng 3, một thứ lửa lúc nào cũng cháy...
    Tôi thấy mình như con lạc đà, suốt đời thồ những kỉ niệm...
  6. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 11 của dulich5 :
    TÔI VÀ NHỮNG BỜ ĐÊ
    Cứ mỗi lần nhắc đến quê, tôi lại nhớ da diết đến những bờ đê quanh nhà. Mỗi bờ đê là một kí ức, đúng hơn là một trải nghiệm giúp tôi vấp ngã, giúp tôi tự mình đứng vậy. Và tôi lớn lên...
    Có người hỏi tôi: bờ đê thôi, có gì mà đáng nhớ với những hòn đất khô cằn, nằm chông chênh không theo một trật tự nào cả? Nếu ai hỏi vậy, tôi chỉ cười và thầm thương thầm tội nghiệp cho họ. Họ, cũng sống ở chốn quê như người ta vậy mà không nhận ra điều giản dị: Bờ đê giúp làng xóm tránh khỏi cơn cuồng nộ của chàng Thủy Tinh, bảo vệ nhà cửa, mùa màng. Tôi nhớ, ngày tôi chừng 6 - 7 tuổi, chị tôi và mấy người bạn của chị chiều chiều hay ra bờ đê hóng mát, nói đủ thứ chuyện trên trời. Làn tóc của các chị bay phấp phới trước gió, hương keo (gội đầu bằng nước keo) nhè nhẹ bay. Trên bờ đê ấy, biết bao nhiêu cặp tình nhân đã bẽn lẽn, đã hò hẹn để rồi đi đến một quyết định cuối cùng...
    Đó còn là bờ đê trên những cánh đồng bạt ngàn quê tôi. Đồng ruộng rộng lớn nên bờ đê trở thành "ranh giới" để phân biệt ruộng của anh Sáu, chị Ba, của Bác Bảy, Bác Tám. Bờ đê nhỏ nhắn, hai bên bờ là lớp cỏ chỉ mọc đầy, đi chân đất êm ru. Thưở nhỏ, tôi vẫn tung tăng chạy quanh bờ đê ruộng mình, lúc thì đem cho Ba ca nước khi đồng trưa, lúc thì tản bộ bắt cào cào, châu chấu... Thích nhất là khi lúa trổ đòng đòng, cả cánh đồng như được ai đó nhuộm màu và ướp hương. Và đôi chân tôi lại tung tăng trên những bờ đê để ngắm nhìn cây lúa "dậy thì" ra sao, hay tách 1 nhánh lúa non ra ăn thử, thưởng thức vị ngọt, thơm tho của nó.
    Nhưng đó chưa là tất cả, vì điều tôi thích nhất là bờ đê trên con đường tôi đi học. Ngôi trường cách nhà 4 cây số, nhưng chúng tôi lại thích đi đường tắt, hơi lớn, gập gồ độ khoảng 2,5 cây số. "Đường đi" là bờ đê mới mở, hai bên rợp bóng dừa, còng, huynh diệp... Đường đến trường được rút ngắn nên chúng tôi tha hồ vừa đi vừa nô đùa, thỉnh thoảng lại bày trò đá thun (chun), bắn bi, đá cầu... ngay trên bờ đê đi học.
    Ngồi kể chuyện bờ đê, lại thấy thương ơi là thương bọn trẻ con sau này. Chắc gì chúng nó hình dung ra bờ đê chạy dọc con sông Cổ Chiên đón luồng gió ào ạt, hay cởi giày ra để chạy tung tăng khắp ruộng đồng? Và nữa, bọn trẻ cũng không biết được "đường làng em đi học" tựa như "cộ xòe ô che nắng" vì con đường ngày xưa nào còn? Có chăng, những bờ đê - điều giản dị, chỉ tồn tại trong kí ức và lời những ghi chép, những câu chuyện kể cho thế hệ mai sau.
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 12 của lyenson:

    Ai cũng có một nơi đã sống và để nhớ?dù trải qua bao thăng trầm trong cuộc đời, vì dấu ấn của nó khó phai nhoà trong trí nhớ.
    Tôi cũng có một nơi như vậy, dù nơi đó không phải là quê hương bản sở gì cả; chỉ là nơi tôi đến để theo học trung học chuyên nghiệp trong 2 năm tại trường Thương nghiệp Vũng Tàu?
    Tôi xin viết bài thơ cho sóng,
    từ đất liền gởi biển rộng bao la,
    để mai này mình có phải chia xa!
    Còn nhớ mãi trường Thương trên đất Vũng?(1979)
    Thời đó (1979-1980) còn bao cấp nặng nề, đời sống mọi người ai cũng khổ cực nên ?othằng nhà quê? tôi xách cái đệm bàng đi xe đò từ dưới Long Xuyên ra đến Vũng Tàu mà không ai thấy lạ! Chớ bây giờ mà xách bị đi như vậy dám bị mọi người tránh xa vì sợ? bị móc túi!!!
    Mất gần hai ngày mới ra tới nơi, dù quãng đường chưa tới ba trăm cây số; vì tham gia XHCN (xếp hàng cả ngày) để có được vé xe đò qua ba chặng LX-CT- SG-VT. Tới nơi tôi hầu như hết hơi vì đói và khát ( trời ơi,con đường đi tìm tri thức hay đúng ra là kiếm cần câu cơm) của thanh niên thế hệ 6x sao mà nhiều mồ hôi và? nước miếng (vì đói) đến như vậy?
    Bù lại, nhờ làn gió biển mát và lạ làm tôi cũng an ủi đôi phần. Thằng tôi nào giờ hưởng gió đồng thì phủ phê chớ gió biển có được hưởng bao giờ đâu, nên nghe gió biển nó mát? hơn gió nhà, và? mặn nữa! (tưởng tượng ra thôi, chứ mặn thiệt có nước chết khát).
    Sinh viên vô trường được nhà nước nuôi cơm ngày ba bữa, hằng tháng lại có lương, dù chỉ có mười mấy đồng. Và mỗi tháng được mua nhu yếu phẩm như xà bông kem để giặt đồ?, thuốc lá Hoa Mai nữa chứ, bởi vậy tụi tui ghiền thuốc lá là nhờ nhà nước ?oquan tâm và giúp đỡ? chứ không thì làm gì có tiền mua thuốc hút mà ghiền!
    Được mấy bữa ăn không ngồi rồi là tới tháng học?lao động! Ái chà, tội cho mấy đứa con gái nào giờ có biết đào ao cuốc đất gì đâu, bây giờ xắn quần xuống móc sình thấy dễ thương ác?, đây là cơ hội cho mấy anh chàng Don Kihote thời đại ra sức o bế mấy nàng; cũng hổng phải tốt lành gì, mà tranh thủ cơ hội làm quen để ăn cơm chung ( mấy nàng mắc cỡ nên ăn ít), vậy là? tèn tén ten.
    Đúng ra thì cũng vài mối tình bàn cơm trở thành tình bãi biển. Chiều chiều sau buổi lao động, mấy đôi kết nhau cùng lang thang trên bãi Chí Linh để làm?gì, có trời biết! Ăn uống kham khổ thiếu thốn, vậy mà tình yêu lúc nào cũng có chỗ dung thân; bởi vậy cho nên? bây giờ nước ta mới phải đối mặt với nạn nhân mãn?
    Khu Chí Linh nơi trường chúng tôi làm rẫy, lúc đó phải đi từ Rạch Dừa vào, hầu như toàn cát và cát? mọc những chòm dương biển ken dày, trừ những vạt có pha đất thì người ta trồng khoai lang hay bầu bí? Mà ngộ lắm, thấy sát mé biển vậy chứ đào xuống chừng hai mét là có giếng nước ngọt, nhờ vậy mới có nước để trồng trọt chớ! Vun giồng khoai ở đây cũng hổng giống ai hết, dẫy cỏ độn giữa rồi vun đất lên mà đất gì bời rời như cát; trời nắng mà không tưới chừng một bữa là dây lang héo queo như bị luộc. Hồi đó dân miền đông bị đói, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đầu tôi lại nghỉ tại? hổng biết làm rẫy nên đói là phải! Thật tức cười.
    Bãi Chí Linh lúc đó còn hoang sơ và sạch sẽ lắm, trên bãi có loài sò nhỏ tí, nhiều màu. Các cô bạn học mê lắm, gom về cả bịch và vài ngày sau thì không ai chịu nổi cái??hương biển? này! Hết phong trào lụm ốc tới gom rong biển về chất đầy cho khô rồi? vụt. Đúng là trò chơi trẻ con?
    ***
    Và tôi cũng có một mối tình? nho nhỏ tại nơi này.
    Nói là mối tình cho ra vẻ vậy thôi! Chứ thực ra chỉ dám để ý ?ongười ta? nhưng? lời không dám ngỏ.
    Nàng thuộc dạng hoa khôi của lớp, quê TN. Lúc đó tôi chỉ dám ngắm và? làm thơ. Còn nhớ lúc đó làm bài thơ tặng em mà mẫu tự đầu mỗi câu ghép lại thành tên của nàng.
    Vơ vẩn nhìn mây bay,
    Ôm khối tình trong tay.
    Nảo nùng trên bãi vắng,
    Gởi lòng trong đắng cay
    Ơi này! Cô em nhỏ,
    Có hiểu nổi lòng anh.
    Dùng dằng không muốn thức,
    Ươm mộng đẹp vì em.
    Ơi người đẹp, ta mê nàng?
    Nhưng lời không dám ngỏ!
    Gởi gắm nỗi lòng trong mấy vần thơ.
    Ngây ngô và dại dột vậy đó?, nhưng cũng làm nàng cảm động, và chúng tôi có những ngày chúa nhật cùng nhau dung dăng dung dẻ suốt từ bãi Sau qua Ô Quắn với con tàu sắt bị mắc cạn, đi vòng ven biển qua bãi Trước với bờ kè xi măng trước khách sạn Thắng lợi?
    Qua bãi Dâu với những tảng đá to bằng cái nhà, bên trên cây cối um tùm. Khi mỏi chân chúng tôi chui xuống ngồi nghỉ, nghe sóng biển vỗ vào bờ đá ì ầm, xao xuyến dữ lắm nhưng lời ILL không dám ngỏ? chỉ dám xem nhau là bạn thân.
    Hè năm thứ nhất, tôi còn dám theo về quê nàng,
    Anh đi cùng em về quê xưa,
    đường quanh cây trúc lá đong đưa?
    Chỉ vậy thôi?,và vẫn không dám ngỏ lời.
    Đến năm sau thì tôi phải bỏ học, vì hoàn cảnh gia đình neo đơn, khốn khó!
    Đành rời xa VT, với mối tình đầu của tôi, với vùng biển nhiều sóng và gió?
    Ơi cô gái Vũng Tàu da ngăm vì sương gió!
    Có cặm sào trên bến đợi đò xưa?
    Hay cô sợ đời tôi mãi đong đưa?
    Trôi đi mãi không trở về bến cũ.
    ??
    Và mãi gần 25 năm sau, tôi mới có dịp trở lại thăm VT với người xưa, cảnh cũ.
    Nhưng người xưa giờ ở nơi nao?
    Cảnh vật cũng thay đổi quá nhiều, con đường mới mở chạy vào khu Chí Linh ngày ấy, ven đường nhiều toà chung cư đang mọc lên. Nhà cửa đẹp hơn, đường xá khang trang nhiều? Không thể nhìn ra cảnh cũ!
    Tôi ngồi tại resort Biển Đông, nơi ngày ấy bọn trẻ chúng tôi gom rong bắt ốc; giờ đã là khu du lịch đẹp đẽ, sang trọng. Nhiều cặp tình nhân tay trong tay qua lại?
    Chạnh lòng, tôi cảm thán câu thơ của Thế Lữ:
    Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu.
    (Thế Lữ)
    Than ôi! Thời tuổi trẻ nay còn đâu.
    (Lyenson đạo thơ để?than thân)
    Đoạn kết:
    Năm 2006 trên đường từ PhnomPenh về VN, ngang SvayRieng, tôi ghé vào uống nước 1 quán ven đường. Thấy cô chủ quán có vẻ quen quen, nên hỏi thăm, ngờ đâu là người ấy trong bài viết trên?
    Nàng có chồng là sỹ quan biên phòng, và sang Campuchia lập nghiệp hơn 10 năm nay, giờ đã? 8 đứa con (hic)
    Qua phút giây bủi ngủi bùi ngùi, nàng e dè ?thả câu:
    - Hồi đó em ?thương anh lắm! Mà anh nhát quá, phải chi?.
    Ừ, phải chi?
    Về nhà, tôi kể lại chuyện này với cô bạn online, cô bạn cười khanh khách và type:
    - Phải chi anh mà lấy được nàng, chắc giờ anh còn? khốn nạn hơn!
    Phải à nghen, thà tình lỡ dỡ vậy mà giờ đây tôi có cái để nhớ và để?viết. Chứ tưởng tượng cảnh tôi và nàng cùng bầy con 8 đứa bên Campuchia, chắc? CHẾT CÒN SƯỚNG HƠN.
  8. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0

    Bài dự thi số 13: @ngtoithuong
    Nếu ai hỏi tôi nghĩ đến nơi nào khi nói đến "một nơi đã từng sinh sống có ấn tượng sâu sắc nhất", tôi sẽ nói không phảilà một thành phố, một vùng quê, mà là một căn nhà, vâng, căn nhà tôi đã sống.
    Tôi không sinh ra và lớn lên trong nhà đó. Năm tôi 10 tuổi, ba tôi đột ngột qua đời vì xuất huyết não, mẹ tôi bán căn nhà đang sống và đưa các con về quê, một huyện ngoại thành của thành phố HCM ?" quê mẹ mà cũng là quê cha, vì hai xã chỉ cách nhau một cây cầu. Bà mua căn nhà vừa với số tiền ít ỏi trong tay, và chúng tôi đã trải qua "những năm tháng không thể nào quên" ở đó.
    Căn nhà này nằm ở cuối một hẻm nhỏ, diện tích 3mx6m, mái tôn, vách lá, nền xi măng đã bắt đầu tróc lở, không có điện nước, phía sau là một con lạch dẫn ra sông. Trong những năm đầu gia đình tôi ở đó, người ta còn có thể chèo ghe nhỏ từ sông vào hoặc ngược lại. Điều quan trọng nhất mẹ tôi không được biết và khi bà hỏi những người hàng xóm đã nói dối vì sợ mất lòng nguời chủ cả khu nhà đó là khi nước lớn nhà sẽ bị ngập. Nếu biết như vậy chắc chắn không bao giờ bà mua, nhưng khi đã lỡ mua rồi thì chỉ có cách là chấp nhận.
    Chỉ qua một năm cả gia đình tôi đã trở rhành những chuyên gia về sông nước. Chúng tôi biết ngày nào, tháng nào trong năm mực nước sẽ lên cao nhất, biết thời gian khi nước bắt đầu dâng lên đến khi rút hết là bao lâu, và chúng tôi đã tập được những thói quen để "sống chung với nước ngập" trong một thời gian rât dài trước khi có khả năng đổ đất và nâng nhà lên cao hơn.
    Một điều may mắn là chúng tôi thừa hưởng tính khôi hài của cả cha lẫn mẹ nên cả gia đình đều có thể cười hoàn cảnh và làm giảm bớt những cực khổ.
    Lần đằu tiên nước tràn vào nhà, mẹ tôi cười to: Vui quá, lần đầu mới biết chuyện này! Cả nhà vội vàng dọn dẹp đồ đạc, và mẹ tôi lại nói: Mình ở giống đồng bào Thượng quá (cả nhà ngạc nhiên quay lại nhìn bà), cái gì cũng thượng lên cao hết!
    Chiều chiều khi nước bắt đầu lớn, chị tôi thường hay hỏi "nước đứng chưa?" tôi ra cửa sau nhìn và nói: Đứng, nhưng mà là đứng lên!
    Có buổi tối chị e m tôi nằm trong giường, nhìn nước dâng, chị tôi nghêu ngao hát nhại bài Tình anh bán chiếu "Đêm hôm nay khi nằm chờ nước rút, tôi thấy đời tôi sao cực khổ vô cùng..." anh tôi ngồi nhà trước nói vọng vào: Tụi bây có thấy cái thuyền của tao trôi vô trỏng không? Cả đám phá lên cười, tôi ngồi dậy, kiếm cây chổi khua nước để đẩy cái thuyền ra, chị tôi chuyển tông hát: "Còn chi thú bằng vào ngày mưa thả thuyền, ngồi bên hiên cùng chờ mong nước lớn, rồi buông những thuyền hồng vàng xanh tím huyền, thuyền mang theo mộng đẹp thắm tâm hồn..."(không dám viết hết bài hát vì sợ bị nói là kéo cho dài hơn 500 chữ)
    Tôi vẫn nhờ những việc rất kỳ quặc mà không ở trong cảnh thì không thể hiểu được: trước giờ nước lớn, tôi gom hết giày dép cả nhà đi bỏ vào cái thau nhựa giặt đồ, để mặc cho nó trôi trong nhà, thường là trôi vào dưới giường rồi nằm đó cho đến khi nước rút, và sáng ra tôi lại lấy chổi khều nó từ dưới giường ra để lấy dép đi..., phải canh giờ nước rút để lấy chổi chà quét thật nhanh cho nhà sạch, lợi dụng chiều nước rút để quét cả những rác đã trôi theo dòng nước vào...
    Không hiểu sao tôi lại đặc biệt nhớ một buổi tối tháng 10 khi tôi, cô sinh viên năm thứ tư khoa Anh ĐHSP đi học về (đằng nào cũng đã khai báo nghề nghiệp khi đăng ký nick rồi). Tháng 10 tối sớm, khi xe bus dừng ở đầu ngõ đã tối đến không thấy mặt người, tôi mệt mỏi đi vào và chuyển rất nhanh từ lội bộ sang lội nước, vì đây là tháng nước lên cao nhất không những nhập nhà mà còn ngập cả ngõ... Mọi người chưa về, chỉ có chị kế tôi ở nhà, tôi nói ngay sau khi chị ấy mở cửa: Hôm nay em học cả ngày ở trường, nào là học, nào là thảo luận, cũng nói tiếng Anh giòn bôm bốp như mọi người cả một ngày, và bây giờ về lội nước ngập, chị thấy thế nào? Chị tôi nói ngay không hề ngập ngừng suy nghĩ một giây: Second to none! (nghĩa là "có một không hai", năm ấy chị đang học Đại Học tại chức năm thứ hai ở trường ĐHKHXHNV). Cả hai cùng cười, vừa tự hào vừa cay đắng...
    Dĩ nhiên tất cả những khổ cực ngày xưa ấy vĩnh viễn đã là quá khứ, nhưng tôi nhận ra một điều: chính căn nhà tồi tàn ấy đã rèn cho tôi nhiều tính tốt: có thể chịu đựng và vượt qua tất cả khó khăn về vật chất mà không bao giờ than vãn, trách móc, có thể cười chính mình và những khó khăn thất bại mình gặp (nói cầu kỳ là tinh thần lạc quan đấy ạ), và sự thông cảm với người khác và sẵn sàng giúp đỡ khi có thể...
    Tôi biết ơn căn nhà ấy về những gì tôi có được ngày hôm nay.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này