1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời các bạn vào trao đổi về hình sự cho rôm rả đê!!!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vam35bm, 29/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn vào trao đổi về hình sự cho rôm rả đê!!!

    Em vào diễn đàn ít lâu nay, hơi ngạc nhiên thấy chưa có topic chuyên về hình sự. Ai cũng biết hình sự là một mảng rất quan trọng của pháp luật và khoa học pháp lý, nghĩ nên có topic riêng để trao đổi thảo luận cho rôm rả, mở mang kiến thức và nếu có thể thì đóng góp cho các nhà lập pháp và áp dụng pháp luật được ý gì thì tuyệt.
    Hiện nay Quốc Hội đang bàn về việc sửa đổi BLHS 1999 sau 10 năm áp dụng, bác nào có ý kiến hay xin cho anh em thưởng lãm với.
    Để tiện theo dõi trong topic, em là em cứ định nghĩ hình sự theo nghĩa rộng, nghĩa là không chỉ có luật hình sự nói riêng mà bao gồm cả tố tụng hình sự, cái này nhiều chuyện hay lắm.
    Em làm phát mở đầu, các bác tham gia là em mừng lắm

    BLHS 1999 ra đời được cho là có nhiều đổi mới quan trọng. Một trong số đó là cách quy định nhiều tội phạm theo các định lượng cụ thể nhất định như: tỷ lệ thương tật, giá trị tài sản... Rõ ràng cách quy định này có nhiều cái hay, rõ ràng, dễ áp dụng, thống nhất cả nước. Tuy nhiên ngay từ hồi đó em đã nghe và đồng tình với một số ý kiến cho rằng: hay thì thật là hay, nhưng nó cứng nhắc, dễ lạc hậu, nhất là về giá trị tài sản
    Thưc tế 10 năm qua, lạm phát khá lớn, kinh tế cũng nhiều chuyển biến, các mức định lượng giá trị tài sản làm căn cứ định tội, định khung lúc đầu còn có vẻ hợp lý, càng về sau càng thấy thế nào ấy. Đơn cử như với tội trộm cắp tài sản, hồi đó 500.000đ là khá lắm chứ, nhưng bây giờ có trộm cắp cái gì giá 500.000đ mà bị truy tố thì thật áy náy.
    Dĩ nhiên, Quốc hội có thể nâng các mức này lên, nhưng sửa đổi luật thì nhiêu khê lắm, sớm muôn cũng lạc hậu như thế này thôi.
    Em thấy nên quy định các mức giá trị tài sản để định tội, định khung một cách mềm dẻo hơn, cụ thể là không "đóng đinh" một mức giá trị cụ thể, mà lấy theo bội số của một đại lượng khác , là MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU.
    Cái này cũng có một số người nói rồi, em càng nghĩ càng thấy hợp lý. Lương tối thiểu luôn luôn được điều chỉnh theo mặt bằng kinh tế xã hội, khi điều chỉnh cũng không nhiêu khê phức tạp như sửa đổi BLHS. Lấy nó làm căn cứ để định tội, định khung thì rẽ rất mềm dẻo, phù hợp kinh tế xã hội mỗi giai đoạn, đồng thời cũng không mất đi ưu thế của cách quy định theo định lượng.
    Vậy có thể có mô hình cho điều 138 (ví dụ thế) như thế này
    - Khoản 1: từ 1 đến 100 tháng lương tối thiểu (tương đương từ 650.000đ đến 65.000.000đ)
    - Khoản 2: từ 100 đến 400 tháng lương tối thiểu
    ....

    Các bác cho ý kiến nha. Nếu đầu xuôi thì đuôi sẽ tuồn tuột ra thôi, còn nhiều chuyện hay ho về hình sự lắm các bác nhể
  2. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Nhân thể, em bàn một chút về kỹ thuật lập pháp của một số tội phạm có quy định theo định lượng.
    Xem xét qua các tội phạm cụ thể của BLHS có quy định về định lượng, thấy có một số cách quy định cơ bản như sau:
    1. Định lượng với vai trò độc lập: nghĩa là trong cấu thành cơ bản của tội phạm chỉ có mỗi tình tiết định lượng, theo đó nếu đạt mức định lượng tối thiểu thì cấu thành tội phạm, nếu chưa đạt định lượngt hì chưa phải là tội phạm, mà không phải cân nhắc đến các loại tình tiết khác. Ví dụ điều 145 "tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản" trong đó lấy duy nhất tình tiết giá trị tài sản với mức tối thiểu là 50.000.000đ để ******** tiết định tội.
    -2. Định lượng với vai trò là yếu tố kết hợp hoàn toàn với các tình tiết khác: nghĩa là trong cấu thành tội phạm, một mặt tình tiết về định lượng phải đạt mức tối thiểu trở lên, mặt khác phải có thêm một số tình tiết khác thì mới cấu thành tội phạm. Như vậy hai yếu tố: định lượng và các tình tiết khác phải luôn phối hợp với nhau trong cấu thành tội phạm. Ví dụ các tội: "chiếm giữ trái phép tài sản", "sử dụng tría phép tài sản", "lập quỹ trái phép"
    xem bảng sau:
    [​IMG]
    3. Định lượng với vai trò là yếu tố kết hợp không hoàn toàn với các tình tiết khác. Đây là trường hợp phức tạp, nhưng ác một nỗi, nó lại khá phổ biến trong BLHS. Biểu hiện của loại này là: ở cấu thành cơ bản, có hai trường hợp:
    - Nếu đạt mức định lượng tối thiểu thì đủ yếu tố cấu thành tội phạm, không cần kết hợp tình tiết nào nữa, giông như trường hợp [1]
    - Nếu không đạt mức định lượng tối thiểu nhưng có thêm một số tình tiết khác nữa thì đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Ví dụ thì nhiều lắm, em đơn cử như: "cố ý gây thương tích" , "công nhiên chiếm đoạt tài sản", "trộm cắp tài sản", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"... Em liệt kê được riêng về định lượng tài sản đã có 16 tội như vậy rồi.
    Tạm thế đã, đi làm thôi. Mai em bàn tiếp về cái thằng thứ [3] nêu trên, em là em ghét nó lắm
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 13:46 ngày 30/06/2009
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 30/06/2009
  3. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Tôi phạm là hiện tượng xã hội phức tạp. Luật hình sự đi theo nó, cũng phức tạp tương ứng. Chính vì vậy, các cấu thành tội phạm đơn giản thì ít, loại phức tạp thì chiếm đa số trong BLHS. Luật đã vậy, thực tiến áp dụng còn "ác" hơn, các tội có cấu thành đơn giản như loại [1] và [2] mà em phân loại trên chả mấy khi thấy, chủ yếu toàn thấy loại phức tạp nhóm [3].
    Xem cấu thành của thằng nào phức tạp nhất nào. Em là em bầu cho thằng 104:
    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
    A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
    B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
    C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
    D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
    E) Có tổ chức;
    G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
    H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
    I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
    K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Cơ mà đọc kỹ lại thấy thằng này có cái hay, không điều nào có. Một mặt, thấy tình tiết định lượng (tỷ lệ thương tích) giữ vai trò quan trọng xuyên suốt, mặt khác lại thấy không đánh mất vai trò quan trọng của các tình tiết khác. Tính xuyên suốt ở đây thể hiện ở chỗ: ở 3 khoản đầu, cứ đủ định lượng là vào khoản tương ứng, nhưng với định lượng đó mà có thêm các tình tiết khác thì tăng nặng thêm một khung.
    Em cho cách quy định như vậy quá hay. Chúng ta biết rằng: tội phạm được cấu thành nên bởi nhièu tình tiết khác nhau, mõi tình tiết đóng góp vào tổng thể một mức độ nhất định, qua đó quy định nên tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Như vậy, trong một tội phạm cụ thể nhất định, rõ ràng có những tình tiết có đóng góp quan trọng hơn các tình tiết khác, được lấy ******** tiết chi phối việc định tội, định khung, ví dụ như tình tiết tỷ lệ thương tật đối với tôị cố ý gây thương tích, nhưng đồng thời cũng không được coi nhẹ các tình tiết khác trong tổng thể.
    Vậy luật cần quy định thể nào để đáp ứng được yêu cầu trên, làm sao vừa bao quát hết các tình tiết, vừa thể hiện vai trò chi phối của tình tiết quan trọng nhất? Giải pháp như điều 104 em cho là đạt các yêu cầu trên. Nôm na rằng: đạt định lượng thì OK, không đạt định lượng nhưng có tình tiết khác tham gia vào thì cũng OK
    Dĩ nhiên, lập luận trên chỉ đúng với một số tội phạm nhất định, khi nó có các tình tiết có thể định lượng, chứ không phải bất cứ tội phạm nào. Bây giờ bào "lượng hoá" những tội như "hiếp dâm" thì Quốc hội khóc ra tiếng mán.
    Đến đây, xem lại một số tội, thấy cũng thuộc loại có tình tiết định lượng giữ vai trò kết hợp không hoàn toàn với tình tiết khác, nhưng không hiểu tại sao không có mô hình cân đối như điều 104? lạ nhỉ?
    Em đơn cử như tội "trộm cắp tài sản"
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    A) Có tổ chức;
    B) Có tính chất chuyên nghiệp;
    C) Tái phạm nguy hiểm;
    D) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    Đ) Hành hung để tẩu thoát;
    E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    G) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    ......

    Trông tưởng đơn giản hơn, thế mà hoá ra rườm rà khó hiểu, mà có vẻ vẫn thiếu cái gì đó. Mấy cái tình tiết quy định ở khoản 2 thì OK rồi, trừ điểm e (là cái đang định lấy làm xương sống) ra, thì đều là các tình tiết đóng góp thêm vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bên cạnh tình tiết giá trị tài sản, nên bị tăng nặng là đúng rồi. Nhưng hà cớ làm sao lại quy định liệt kê ở tất cả các khoản rườm rà thế nhỉ.áao không lấy giá trị tài sản để chia khoản, đồng thời quy định các tình tiết khác kết hợp vào, để nếu không đạt định lượng giá trị tài sản mà có tình tiết này nọ thì vẫn cấu thành OK.
    Ví dụ thế này:
    . Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng có các tình tiết sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    a. gây hậu quả nghiêm trọng
    b. đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
    c, Có tổ chức;
    d. Có tính chất chuyên nghiệp;
    đ. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    e. Hành hung để tẩu thoát;
    ...
    2. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng hoặc chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000đ đến dưới 50.000.000đ nhưng có một trong những tình tiết quy định tại các điểm a,b,c... khoản 1 điều này thì bị xử phạt...
    những tội có thể làm như thế nhiều lắm, có bác nào phản biện cho vui đi, không là em trình Quốc Hội mất bây giờ
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 30/06/2009
  4. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Không phải đua đòi cho bằng chị bằng em với điều 104 đâu, mà em thấy kỹ thuật lập pháp của điều 138 (chẳng hạn) nó thế nào ấy.
    Xem khoản 1 của nó nào?
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    Vậy ta có những tình tiết gì được quy định ******** tiết kết hợp với giá trị tài sản? có thế này thôi:
    - gây hậu quả nghiêm trọng (thuộc về hậu quả của tội phạm, trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm)
    - đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm (thuộc về nhân thân người phạm tội, là tình tiết thuộc về chủ thể trong cxấu thành tội phạm)
    Và chấm hết. Cấu thành tội phạm cơ bản mà đơn giản thế sao? Đâu rồi những tình tiết thuộc các mặt khác của cấu thành tội phạm, chẳng hạn như tình tiết về tính chất khách quan của hành vi chẳng hạn? Tìm kỹ cả điều luật thì cũng thấy đấy, nhưng nó lại ở khoản 2, ví dụ: có tổ chức, hành hung để tẩu thoát, có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm...
    Có vấn đề gì không nhỉ? cứ có mấy cái này là nhẩy tuốt lên khoản 2 bất biết giá trị tài sản là bao nhiêu, thấy thế nào ấy nhỉ. Em nghĩ mấy tình tiết này cũng thường thôi, nên để định tội khi không đạt định lượng gía trị tài sản, cũng như để định khung nếu giá trị tài sản rơi vào khung nhẹ hơn, chứ làm gì mà lên khoản 2 ngay thế , gớm chết đi được
    Em lấy ví dụ: thằng A trộm cắp chuyên nghiệp, tài sản trị giá 490.000đ thì vào khoản 1, 500.000đ thì vào khoản 2, nghe có tình có lý hơn, nhỉ.
  5. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Buôn về kỹ thuật lập pháp mãi cũng đơn điệu, em kể các bác nghe vụ này, cũng đơn giản thôi.
    Chuyện là thằng A bị Toà xét xử tội đánh bạc, Toà tuyên phạt 6 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 tháng tứnh từ ngày tuyên án sơ thẩm.
    Ác một nỗi, vừa rời khỏi Toà một đoạn, cu cậu gây tai nạn giao thông làm chết người. Thôi đoạn trường vụ "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" như thế nào các bác cũng hình dung rồi đấy, nhưng đến phiên toà xử vụ đó (vụ sau) thì mới sinh chuyện;
    - Viện kiểm sát đề nghị: tổng hợp 6 tháng tù đang cho hưởng án treo với hình phạt của tội mới, vì nó phạm tội trọng thời gian thử thách, đúng điều 60 BLHS quá còn gì
    - Luật sư của bị cáo đề nghị: không tổng hợp hình phạt, vì đến thời điểm nó phạm tội mới thì bản án treo chưa có hiệu lực, làm quái gì có cái gì mà tổng hợp
    - Quý viện tranh luận: (đại ý) thế cái câu "thời hạn thử thách là 12 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm" để làm gì, chả nhẽ án sai? Bị cáo phạm tội vào thời điểm tuy án chưa có hiệu lực nhưng có ai bắt thời hạn thử thách phải tính từ ngày án có hiệu lực đâu, đề nghị vẫn tổng hợp
    - Luật sư: ???
    - Toà: (cãi nhau)
    Nếu là các bác thì tính làm sao?
  6. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử nghiên cứu điều 202 thử xem, khó phết đấy
    Được theloner sửa chữa / chuyển vào 13:08 ngày 06/07/2009
  7. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Điều 202 BLHS:
    Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    A) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
    B) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
    C) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
    D) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
    Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Không hiểu ý bác trên kia nói về cái khó nào của điều này, lý thuyế hay áp dụng. Em chỉ thấy băn khoăn mỗi cái khoản 4 nêu trên.
    Khoản này có cấi đặc bịêt là chỉ cần hành vi, chưa cần có hậu quả xảy ra thì đã cấu thành rồi. Nó rất khác với khoản 1/2/3, những khoản đó đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra thực tế mới cấu thành tội phạm.
    Cái này làm mấy ông nghiên cứu hình sự hơi lúng túng khi giảng bài cho bọn tôm tép như em. Bình thường các ông ấy nói tội phạm có 2 loại cấu thành: cấu thành hình thức (chỉ cần hành vi, không cần hậu quả) và cấu thành vật chất (phải có hậu quả).
    Vậy mà cái điều 202 chết tiệt này lại có cả hai loại cấu thành trong một tội, khó nói nhỉ. Đi tìm đỏ mắt cả BLHS chả thấy điều nào giống như vậy, khó ở chỗ này chăng?
    Về thực tiễn mà nói, em cảm giác như các cơ quan tiến hành tố tụng quên béng mất khoản 4 này. Khoảng hơn chục năm nay dư luận ầm ỹ về chuyện đua xe đánh võng, đến nỗi Quốc hội phải bổ sung thêm tội "đua xe trái phép", bổ sung rồi cũng không áp dụng được vì điều kiện chặt quá. Em cho rằng mấy tay hung thần xa lộ, bốc đầu đánh võng làm bà con xanh mặt, nếu không đủ dấu hiệu của các tội "gây rối trật tự công cộng" hoặc "đua xe trái phép" thì ít nhất cũng phạm vào khoản 4 điều 202 nêu trên.
    Vậy mà cứ thấy cãi nhau hoài, luật có rồi mà hình như chả áp dụng bao giờ thì phải.
  8. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Có tổng hợp hình phạt hay không, và tổng hợp như thế nào thì mời mọi người xem NQ01, ngày 18/10/1990 của HĐTP TANDTC. Tuy nhiên, để tránh rơi vào trường hợp thầy bói mù xem voi ta cần phải tính đến các dữ kiện quan trọng sau đây (vì tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có các tình huống pháp lý phát sinh):
    1. Đồng tình với thelone. Giả thiết trên còn thiếu tình tiết là BC phạm tội theo khoản 1, khoản 2 (hoặc khoản khác) của Điều 202? Nếu cụ nào thích thắc mắc: tạo sao phải đưa ra tình tiết này thì ta sẽ tiếp tục bàn sau, vì nó lại liên quan đến một vấn đề phát sinh nữa.
    2. Bản án về tội đánh bạc (bản án trước) có bị kháng cáo/kháng nghị gì không? Nếu có thì thời điểm và hậu quả pháp lý của kháng cáo/kháng nghị này?
    3. Thời điểm diễn ra phiên toà xét xử sơ thẩm cuả bản án 202?
    Đây là tình huống này dễ gây ngộ nhận, nhưng liên quan đến cách giải quyết đều đã có hướng dẫn cả rồi. Nếu chịu khó tìm đọc sẽ thấy trong tình huống trên... cả lò xo và không sợ vợ đều thiếu tính căn cứ trong lập luận cuả mình.
    PS: Các cụ box khờ ngày càng giấu nghề. Người ta hỏi mấy hôm nay mà vẫn kiên định, một mực ngậm miệng ăn tiền. Trước, thấy có chiên da ?oDI TRÚ & HÌNH SỰ? và một số cụ khác rất hay lăng xăng phân tích này nọ. Đặc biệt cẵng rất hai (xin lỗi lộn: cãi rất hăng). Nay, tuyệt nhiên mất tích hẳn, không thấy lên đây để? diễn dãi cho mọi người cùng mở mang tầm mắt ra.
  9. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Chuyện có thật mà, dữ kiện có đầy đủ
    1. điều 202 khoản 1 thôi. Nhân thể em xin làm người thắc mắc về tính cần thiết của dữ kiện này, khoản mấy thì liên quan đến tổng hợp hình phạt ntn nhỉ?
    2 và 3: Đánh bạc án treo thì thôi khỏi kháng cáo nhỉ. Thực tế cũng không có kháng nghị, hết 1 tháng có hiệu lực ngon lành, mà án giao thông thì mấy tháng sau mới xử, tất nhiên thế rồi.
    Túm lại, vấn đề cần bàn ở đây có thể nôm na gói gọn như sau: "phạm tôi mới khi án treo vừa tuyên chưa có hiệu lực thì có bị chuyển án treo thành án giam không?"
    kính các bác vào buôn cho vui, box dạo này tẻ quá
  10. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Chuyện thật. Vậy thì có lẽ cậu đã có đáp án cho tình huống này rồi. Chẳng biết cậu thực lòng muốn ?obuôn cho vui? hay không, nhưng tớ xin mạo muội bon chen chút ít như sau:
    1. Vấn đề này để trao đổi sau khi giải quyết hết các tình huống cậu đưa ra.
    2 và 3. Nếu bản án đánh bạc (6 tháng treo + thử thách 12 tháng):
    + Không bị kháng cáo, kháng nghị (trong hạn và quá hạn);
    + Không bị hủy để xét xử theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
    - Phiên tòa xét xử tội 202 diễn ra tại thời điểm bản án đánh bạc đã có hiệu lực pháp luật.
    Như vậy:
    a. Không chuyển 06 tháng tù (cho hưởng án treo) thành 06 tháng tù giam;
    b. Vẫn tổng hợp hình phạt của hai bản án (vì bản án trước đã có hiệu lực).
    c. Cậu đã tiếp xúc với tình huống, thì chắc chắn đã có câu trả lời. Như thế nghĩ không cần thiết phải giải thích tổng hợp bản án như thế nào và chấp hành ra sao.
    P.S: lần sau, khi quote bài cậu nên xóa bớt mấy cái râu ria không cần thiết đi nhe.

Chia sẻ trang này