1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời các bạn vào trao đổi về hình sự cho rôm rả đê!!!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vam35bm, 29/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, rất cám ơn bác đã quan tâm.
    Chuyện là thế này: án có thật, diễn biến như nêu trên. Toà sơ thẩm đã xử, nhưng án 202 hiện đang kháng cáo kháng nghị tùm lum vì vênh quan điểm, Toà phúc thẩm mới thụ lý, cũng đang cãi nhau.
    Dĩ nhiên em cũng có quan điểm của em, cũng đang muốn trao đổi đây, chứ Toà xử rồi thì chắc gì đã đúng mà bảo là có đáp án. Cứ án có hiệu lực là thành đáp án thì cần gì phải tranh luận về "khoa học pháp lý" nữa, phỏng ạ.
    Về quan điểm cá nhân, em có phần ủng hộ quan điểm của luật sư. Khoản 5 điều 60 rất rõ ràng:
    "5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này."
    "phạm tội" ở đây phải được hiểu theo điều 9 BLTTHS:
    "Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
    Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật."

    Như vậy, dù là án treo, nhưng khi chưa có hiệu lực pháp luật thì cũng coi như chưa có trên đời, không có hình phạt, không có giam với treo, không có thử thách gì hết. Bị cáo dù vừa bị tuyên 1 bản án treo, nhưng khi có hành vi phạm tội mới thì bản án treo chưa có hiệu lực pháp luật, nên không bị coi là "phạm tội" mới trong thời gian thử thách. Như vậy mới đúng tinh thần "suy đoán vô tội" của điều 9 BLTTHS.
    Ác một nỗi, có nhiều văn bản lại có nội dung ủng hộ quan điểm của KSV (có chuyển án treo thành giam và tổng hợp hình phạt). Nghị quyết 01/1990 cũng khá rõ, gần đây có Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP còn rõ hơn:
    "6.5. Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo; cụ thể như sau:
    a) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Toà án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo (có thể mức hình phạt tù thay đổi) thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
    b) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Toà án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.
    c) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Toà án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp giám đốc thẩm huỷ bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Toà án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
    d) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm cho hưởng
    án treo, nhưng bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm bị huỷ để điều tra lại và sau đó xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Toà án cấp sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần sau theo hướng dẫn tại các điểm a, b và c tiểu mục 6.5 này."

    Thế là thế nào nhỉ? Nếu đã hướng dẫn rành rành thế này thì bị cáo dính quả chuyển án treo thành giam, tổng hợp với án mới đứt đuôi con nòng nọc rồi còn gì nữa? Cho nên quan điểm của KSV không phải không có lý. Nếu tinh thần chung là không áp dụng khi án chưa có hiệu lực (đối với án sơ thẩm) thì hướng dẫn như vậy để làm gì?
    Theo quan điểm của em, vấn đề nằm ở nghị quyết hướng dẫn, có chỗ chưa phù hợp luật, dễ gây hiểu lầm. Nội dung hướng dẫn tại tiểu mục 6.5 nêu trên chỉ có ý nghĩa xác định cái mốc để qua đó xác định thời điểm kết thúc thời hạn thử thách của án treo mà thôi. Nếu khơi khơi nói rằng đó là "thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách" thì trách gì có người hiểu như tay KSV kia. (hình như ở chỗ em VKS cấp trên cũng ủng hộ quan điểm của tay này mới chết chứ)
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 13/07/2009
  2. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    a. Nhất trí với bác. Vài điều còn băn khoăn đã trình bày ở trên, cám ơn trước nếu bác và mọi người có nhã ý tiếp tục
    b. Vì chấp nhận a nên lại không hiểu gì về b. Có chỗ nào quy định tổng hợp án treo với án khác mà không phải chuyển thành giam hở bác, sao em tìm mãi không thấy nhể.
    c. Cần lắm bác ạ, có lẽ em còn hổng kiến thức chỗ này chăng. Trước nay em vẫn nghĩ án treo mà không dính vào khoản 5 điều 60 thì cứ thế mà thi hành song song với án mới thôi, bất kể án mới là hình phạt gì, giam hay treo. Em sai chỗ nào xin bác chỉ giáo
    Ah, nhân tiện kính bác cho xin ý kiến về vấn đề số 1 ở mấy bài trên đi (tức là việc bị cáo phạm vào khoản mấy điều 202 có ý nghĩa như thế nào về tổng hợp hình phạt với án treo ấy mà). Em nghĩ mãi không ra, trình còi khổ thế đấy. Không phải có nhiều người lên đây để mở mang kiến thức hay sao, phải không bác.
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 13/07/2009
  3. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Thật sự là chưa hiểu được câu hỏi của bác.
    Hôm trước đọc 1 bài ở tuoi tre có đề cập án giao thông xử quá nhẹ, mình thấy rất bực nhưng lười nên post.
    202 là vô ý nhưng bản thân tôi thắc mắc là vô ý ở thời điểm nào, vô ý hành vi hay vô ý nhận thức....rất khó.
  4. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Thật sự là chưa hiểu ý bác, bác chưa hiểu câu hỏi nào nhỉ để em phục vụ.
    Đến đây, hiện em còn vướng mấy câu hỏi định nhờ bác Khoi chỉ giáo vì chưa thông mấy câu trả lời của bác ấy, nếu bác chiếu cố thì tốt quá:
    1. Không chuyển án treo của bản án trước thành tù giam thì có đặt ra vấn đề tổng hợp hình phạt với án sau không? làm thế quái nào mà tổng hợp được, quy định ở đâu?
    2. Việc án sau (202, như ví dụ của em) rơi vào khoản mấy thì có liên quan gì đến vấn đề "có tổng hợp hình phạt với bản án treo trước đó hay không"?
    Còn về ý kiến của bác, em cũng công nhận án 202 xử rất nhẹ, nhưng đó là vấn đề của thực tiễn áp dụng pháp luật.
    Lỗi của 202 thường được cho là lỗi vô ý, nhưng theo em riêng khoản 4 thì có thể có lỗi cố ý. Đó là trường hợp tuy hậu quả chưa xảy ra nhưng có khả năng thực tế sẽ xảy ra, vậy thì xét riêng hành vi (ví dụ lạng lách đánh võng) rõ ràng là cố ý chứ.
    Đã nói đến lỗi thì bao giờ đó cũng là thái độ chủ quan của người thực hiện hành vi, ai lại phân biệt "lỗi vô ý hành vi" hay là "lỗi vô ý nhận thức" hở bác?
    Em chỉ thấy cần phân biệt lỗi đối với hành vi và lỗi đối với hậu quả. Đối với hậu quả xảy ra (dĩ nhiên tạm thời trừ cái khoản 4 gây tranh cãi) thì, theo em, tất nhiên phải là lỗi vô ý rồi. Thật vậy, nếu cố ý đối với hậu quả chết người/thương tích/thiệt hại tài sản thì đã phạm tội khác rồi, không còn là 202 nữa.
    Đối với hành vi mới khó. Rõ ràng khi người ta phóng nhanh vượt ẩu, không quan sát biển báo, không tuân thủ quy định này nọ... thì cũng có thể cố ý lắm chứ, nhưng khi hậu quả xảy ra thì có thể do quá tự tin hoặc cẩu thả, tức là vô ý.
    Vậy thì, quan trọng nhất về đánh giá lỗi đối với 202 là phải xuất hiện lỗi vô ý ngay vào thời điểm gây ra hậu quả. Trước đó thì cố ý hay vô ý không quan trọng lắm.
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Đã viện dẫn NQ 01/1990 của HĐTP, nhưng sao chả ai phát hiện ra đúng, sai nhỉ?
    (trích khoản 2, phần III của NQ 01/1990):
    ?o2. Cách tính thời gian thử thách của án treo
    Để phát huy tác dụng phòng ngừa của án treo, tránh tình trạng người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm hoặc phạm tội mới trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm mà không bị coi là phạm tội trong thời gian thử thách, từ nay thời gian thử thách của án treo tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo; nếu có nhiều bản án cho hưởng án treo thì tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Nghĩa là: nếu Tòa án cấp sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm; nếu Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm; nếu cả Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp giám đốc cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án giám đốc thẩm; nếu Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp giám đốc thẩm lại cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.?
    Muốn các chiên da và các cụ ?ocẵng rất hai? cùng tham gia cho xôm, nhưng tớ thất bại rồi!
  6. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Àh, hiểu ý bác rồi, thế này có phải không ạh?
    Thực chất bác theo quan điểm: có áp dụng khoản 5 điều 60, mấy tháng tù đang treo ngược lên cây nay được hạ xuống đất để tổng hợp với mức án mới của vụ 202, bắt cháu nó đi thi hành một thể. OK, như thế thì tổng hợp hình phạt vô tư
    Thế mà bác chả nói sớm, bác làm câu "không chuyển 6 tháng tù cho hưởng án treo thành tù giam" giờ mới hiểu ý bác là không sửa bản án sơ thẩm vụ 248 từ treo thành giam, mà cứ để treo để áp dụng khoản 5 điều 60. Nhà em lại cứ tưởng bác bảo không áp dụng khoản 5 điều 60, không chuyển 6 tháng tù đang treo ngược thành án giam, nên mới không hiểu bác định tổng hợp hình phạt thế nào. Vì hiểu lầm nên em mới nhất trí với bác, chứ thực chất quan điểm em ngược lại.
    Văn bản bác nêu em đã em rồi, nội dung cơ bản cũng giống như Nghị quyêt 01/2007, cái sau còn mới hơn ấy chứ. Vấn đề em đặt ra mấy ngày nay là:
    1. Khi án chưa có hiệu lực thì coi như chả có cái gì trên đời, kể cả cái thời hạn thử thách này, làm gì có chuyện phạm tội trong với ngoài thời hạn thử thách
    2. cả 2 nghị quyết trên liệu có phù hợp với BLHS, là văn bản có hiệu lực cao hơn nhiều. Ý tưởng "Để phát huy tác dụng phòng ngừa của án treo, tránh tình trạng người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm hoặc phạm tội mới trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm mà không bị coi là phạm tội trong thời gian thử thách cũng tốt thôi, nhưng liệu chúng ta có quyền làm thế không, khi nó trái luật?
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1

    Cái này còn nhiều quan điểm vui (rất vui) lắm ,lắm. Chỉ cần chịu khó nghiên cứu văn bản hướng dẫn, hoặc nguyên tắc cơ bản của luật, chì chắc chán đuu1ng sai đã có câu trả lời
    Tới hàng hai như thế, không gì hơn cũng chỉ mong mấy cụ ?oChiên da? và mấy cụ hai cẵng tham dự vào thôi
  8. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Chuyện án treo tạm thế đã nhỉ.
    Hôm nay gặp vụ án hơi ngồ ngộ, post lên đây cho vui
    Bị cáo A đã có 2 tiền án, chưa được xoá án, lần này lại đem dao đi cướp tài sản. Khi đang dí dao lột đồ của mấy cậu sinh viên ở nhà trọ thì có người điện báo cho công an phưởng đến vây chặt ngoài cửa. Tên A thấy động hỏng hồn xông ra, bị 1 chiến sỹ công an túm chặt, A rút dao ra đâm anh này vào tay gây thương tích 8%, sau đó bị bắt.
    Viện kiểm sát truy tố A về các tộ "cướp tài sản" theo các điểm c,d khoản 2 điều 133 và tội "chống người thi hành công vụ" theo điểm đ khoản 2 điều 257.
    Khi nghiên cứu hồ sơ, Toà án có quan điểm: về tội cướp tài sản không có vấn đề gì, nhưng về hành vi đâm dao vào cảnh sát gây thương tích thì VKS truy tố không đúng tội danh: không phải "chống người thi hành công vụ" mà là "cố ý gây thương tích" theo các điểm a,i,k khoản 1 điều 104:
    A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
    I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
    K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    Lý do là vì: bị cáo không chỉ đơn thuần chống người thi hành công vụ, mà hành vi cản trở người thi hành công vụ đã gây ra thương tích với tỷ lệ 8%. Bản thân hành vi này đã cấu thành tội "cố ý gây thương tích". Trong khi đó, hành vi chống người thi hành công vụ không cần phải có hậu quả xảy ra cũng đủ cấu thành. Vì vậy, cần xác định bị cáo phạm tội "cố ý gây thương tích" mới phản ánh hết tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đã thực hiện. Trên cơ sở đó, Toà án trả hồ sơ để VKS truy tố lại cho đúng, VKS chấp nhận thay đổi tội danh.
    Chuyện tưởng không có gì đặc biệt, nhưng khi xem xét khung hình phạt thì mới thấy giật mình:
    - KHoản 1 điều 104, dù có nhiều tình tiết định khung cũng chỉ có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm;
    - Trong khi đó, khoản 2 điều 257 (vì tái phạm nguy hiểm) có khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm
    Vậy là: cùng hành vi đó, cùng con người đó, nếu không tính đến hậu quả (thương tích) thì có khung từ 2 đến 7 năm tù, nhưng vì có tính đến hậu quả thương tích xảy ra nên chuyển sang tội khác có khung hình phạt nhẹ hơn nhiều: sáu tháng đến 3 năm???
    hay nhỉ Biết thế này khi rơi vào tình huống tương tự cứ cố gắng gây thương tích lấy vài phần trăm cho nó lành
    Em mà làm luật sư cho bị cáo quả này em ăn đủ
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 20/07/2009
  9. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp vừa làm vụ án có đông bị cáo là người chưa thành niên, em có vài suy nghĩ về điều 74 BLHS muốn chia sẻ với các bác.

    [b]Điều 74. Tù có thời hạn [/b]
    Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
    1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
    2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

    Điều luật quy định về quyết định hình phtạ đối với người phạm tội đang ở tuổi chưa thành niên, thể hiện rõ chính sách hình sự của nhà nước là khoan hồng đối với người chưa thành niên phạm tội. Việc này xuất phát từ quan điểm: người chưa thành niên có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn hạn chế, tuy bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cần lấy giáo dục cải tạo làm chủ đạo, "ưu tiên" hơn người đã thành niên. Dĩ nhiên quan điểm này là hoàn toàn chính xác.
    Theo điều luật này thì người chưa thành niên được hưởng hình phạt tù "không quá" một tỷ lệ nhất định (3/4 hoặc 1/2) so với mức cao nhất của khung hình phạt tù. Có thể hiểu rằng: khung hình phạt tù đối với người chưa thành niên được "rút ngắn" theo tỷ lệ tương ứng so với người đã thành niên.
    Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng điều 74 mới thấy nảy sinh vấn đề: điều luật chỉ quy định "không quá", tức là chỉ mới đề cập đến mức cao nhất, đến cái "cận trên" của khung hình phạt mà thôi. Trong khi đó, thực tế áp dụng các bác biết rồi đấy, rất hiếm có vụ nào phải áp dụng hình phạt đến mức cao nhất của khung hình phạt. Thông thường, chỉ thấy lắm vụ làng nhàng ở mức mới đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc hơn hơn một tí, theo đó cũng chỉ xử phạt ở mức thấp nhất hoặc đoạn đầu khung hình phạt là cùng. Nếu bị cáo là người đã thành niên thì chả có gì để nói, nhưng với bị cáo chưa thành niên thì hơi băn khoăn: rõ ràng cần thiết/nên xử thấp hơn người đã thành niên, ngặt vì vướng cái mức thấp nhất của khung hình phạt nên lại không dám
    Cho nên, tinh thần của điều luật thì rất tốt, nhưng cách quy định như vậy là chưa đạt. Điều 74 nên được sửa đổi theo hướng áp dụng cái "tỷ lệ giảm" (3/4 hay 1/2) đó cho toàn khung hình phạt, cả cận trên và cận dưới, thay vì chỉ quy định mỗi cận trên như hiện nay.
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 11:59 ngày 23/07/2009
  10. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Hề, phủi bụi topic tí nào
    Tiếp câu chuyện về quyết định hình phạt tù với người phạm tội chưa thành niên. Thể nào cũng có bác nghĩ đến cái văn bản này, chẳng qua chưa thèm nói thôi:
    NGHỊ QUYẾT
    CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    SỐ 01/2006/NQ-HĐTP NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2006
    HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
    ......
    11. Về việc quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội
    11.1. Khi quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội thì cần thực hiện như sau:
    a) Xác định mức hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội như đối với trường hợp người phạm tội là người đã thành niên;
    b) Trường hợp người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hình phạt áp dụng đối với họ là 3/4 mức hình phạt áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 11.1 này;
    c) Trường hợp người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hình phạt áp dụng đối với họ là 1/2 mức hình phạt áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 11.1 này.
    Ví dụ: A là người chưa thành niên phạm tội ?ovận chuyển trái phép chất ma tuý? thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 194 của BLHS, có khung hình phạt từ 15 năm đến 20 năm tù thì trước hết cần xem A là người đã thành niên phạm tội. Do có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được áp dụng Điều 47 của BLHS, nếu A là người đã thành niên thì xét xử A mức hình phạt 12 năm tù là thoả đáng. Vì A là người chưa thành niên, nếu A từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức hình phạt đối với A là 9 năm tù (3/4 của 12 năm tù); nếu A là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì mức hình phạt đối với A là 6 năm tù (1/2 của 12 năm tù).

    Nôm na là: cứ giả định cháu nó đã thành niên xem định xử bao nhiêu, rồi mới đem nhân với 3/4 hoặc 1/2 để có mức hình phạt thực sự dành cho cháu nó. Đó thực chất là sự mở rộng việc áp dụng "tỷ lệ giảm" cho toàn bộ khung hình phạt, cả cận trên, cận dưới lẫn toàn bộ khúc giữa.
    Kể ra, cứ như hướng dẫn này thì mới đúng tinh thần ban đầu, tức là khoan hồng đặc biệt đối với người phạm tội chưa thành niên. Vậy mà, thực tế áp dụng vẫn cứ vương vướng, đại khái thế này:
    - Nếu áp dụng các "tỷ lệ giảm" như trên mà đẫn đến có kết quả dưới mức thấp nhất của khung hình phạt thì sao nhỉ? Ai cũng biết chỉ khi có các điều kiện (khá chặt) tại điều 47 BLHS thì mới được xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Nếu bị cáo này tuy chưa thanh niên nhưng không đủ điều kiện áp dụng điều 47 thì làm thế nào mà xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được? Bản thân tình tiết "phạm tội ở độ tuổi chưa thành niên" không hề là điều kiện để được hưởng điều 47.
    - Thực tế người ta vẫn áp dụng Nghị quyết trên để xử "dưới khung" vô tư, bất chấp việc không đủ điều kiện áp dụng điều 47. Như vậy nghị quyết hướng dân có chỗ trái luật mà chả thấy ai bảo sao, nói ra lại bảo ông lắm chuyện rách việc.
    Chả biết kêu ca đến Quốc Hội thế nào, mà Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự vừa ra tháng 6/2009 vừa rồi làm một câu thế này:
    ..."Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng."
    Nhẹ hơn là nhẹ như thế nào nhỉ, có được phép vô tư xuống "dưới khung" không nhỉ, khi mà hơi khó có đủ điều kiện để áp dụng điều 47? Giả dụ có 2 bị cáo trong 1 vụ, tình tiết phạm tội y chang nhau, nhưng 1 thằng 17 tuổi, 1 thằng 19 tuổi, xét tình tiết chỉ đáng xử thằng 19 tuổi ở mức thấp nhất của khung hình phạt, thì xử thằng 17 tuổi bao nhiêu nếu nó không đủ điều kiện của điều 47?
    Hay là xử thằng 19 tuổi nặng lên, để khi nhân với 3/4 thì vừa đúng đầu khung để áp cho thằng 19 tuổi?
    Xưa nay, mỗi khi luật có chỗ sơ hở hay chưa rõ thì thường được hướng dẫn bổ sung bằng Nghị quyết cua TANDTC, nghị quyết nào hợp lý thì sẽ được đưa vào Luật trong lần sửa đổi bổ sung Luật sau đó. Nghị quyết 01/2006 nêu trên có cơ sở lý luận, có tính hợp lý trong thực tiễn, lẽ ra nên đưa quách vào BLHS trong lần sửa đổi bổ sung vừa rồi, thế mà lại ra như vậy.
    Tiếc thật, thôi đợi khoảng chục năm nữa vậy

Chia sẻ trang này