1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời các bạn vào trao đổi về hình sự cho rôm rả đê!!!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vam35bm, 29/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Nói đến điều 47, lại không thể không nhắc đến điều 46. Tại sao vậy? vì điều 47 nó bảo thế:
    Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này
    ... thì blablaaa
    Câu chuyện hôm nay tạm gọi là "chuyện về cái dấu phẩy". Còn nhớ hồi chưa có BLHS 1999, bà con cãi nhau ỏm tỏi về điều 38 BLHS 1985 vì trong đó có một số điểm chứa nhiều tình tiết, ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Tranh cãi xảy ra vì không thống nhất được: nếu có nhiều tình tiết nhưng được quy định trong cùng 1 điểm của điều 38 thì được coi là nhiều tình tiết giảm nhẹ hay chỉ coi là 1 tình tiết giảm nhẹ? Cuối cùng, khi xây dựng BLHS 1999, người ta đem cắt các tình tiết trong cùng 1 điểm ra thành các điểm riêng, khác nhau, hy vọng đỡ phải cãi nhau một với chả nhiều, tạo thành điều 46 bây giờ.
    Thế mà vẫn chưa hết chuyện, vì khoản 1 điều 46 vẫn có mấy điểm còn chứa "dấu phẩy", như thế này:
    A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
    B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;[/i]
    Đọc mấy cái điểm a,b,p này, các bác bảo mỗi điểm quy định 1 hay nhiều tình tiết giảm nhẹ? Chuyện bây giờ không còn đơn giản như hồi 1985, vì nay lại sinh ra cái điều 47 đã dẫn ở trên. Nôm na thế này: điều 47 nói đến "số lượng" tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 điều 46 để làm điều kiện áp dụng điều 47 (xử dưới khung), nên vấn đề quan trọng là phải có quan niệm đúng về số lượng các tình tiết này, tránh hiểu nhiều nghĩa, tránh cãi nhau giữa bên buộc tội với bên gỡ tội.
    Đơn cử một điểm, ví dụ điểm p nêu trên chẳng hạn. Nếu bị cáo vừa thành khẩn khai báo, vừa tỏ ra ăn năn hối cải thì coi là 1 hay 2 tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 điều 46? nếu coi là 1 thì thiệt cho bị cáo, nếu coi là 2 thì có thể áp dụng điều 47 được rồi. Thực tế "thành khẩn khai báo" và "ăn năn hối cải" tuy hay đi với nhau nhưng không đồng nhất, có thằng khai báo thật thà nhưng nó vẫn coi nó phạm tội là đúng, không ăn năn hối hận gì, có thằng rất hối hận nhưng vẫn quanh có giấu giếm vài tình tiết. Với mỗi thằng thế này có cho nó hưởng điểm p khoản 1 điều 46 không? Có mấy quan điểm thế này:
    1. Với tinh thần sửa đổi tại BLHS 1999 so với BLHS 1985, cái gì tách ra riêng được thì đã tách rồi, mấy điểm còn lại không tách được vì nó vốn gắn bó mật thiết với nhau, bản chất chỉ là 1 tình tiết mà thôi. Vì vậy, phải có đủ dấu hiệu mới cho hưởng, ví dụ phải vừa thành khẩn, vừa ăn năn hối cải thì mới được hưởng điểm p khoản 1 điều 46, và chỉ coi là 1 điểm mà thôi.
    2.Đây là cách quy định mở, theo đó chỉ có một "vế" thôi cũng được, không bắt buộc phải có đủ các dấu hiệu; nếu có đủ thì càng tốt, nhưng vẫn chỉ coi là 1 tình tiết giảm nhẹ tại điều 46. Ví dụ: chỉ thành khẩn, hoặc chỉ ăn năn hối cải thôi cũng được điểm p khoản 1 điều 46, nếu có cả hai thì càng tốt
    3. Đây là các tình tiết khác nhau, việc nó bị quy định trong cùng 1 điểm không có nghĩa là nó không độc lập, chẳng qua nhà làm luật "ngại" chưa thèm tách ra hết mà thôi. Vì vậy cứ có tình tiết nào là đếm luôn tình tiết đó, bất kể nó cùng hay khác điểm tại khoản 1 điều 46. Ví dụ: thành khẩn là 1, ăn năn hối cải là hai, vậy là cháu nó có thể hưởng điều 47 rồi, chỉ với mỗi điểm p khoản 1 điều 46.
    Nhà em ủng hộ quan điểm thứ 3.
    Có bác nào có ý kiến khác, xin vào trao đổi cho vui
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 10:16 ngày 05/08/2009
  2. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    cái này thì cần tới các kết luận của TANDTC về hướng dẫn nghiệp vụ
  3. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, nhưng hiện chưa có đâu, bao giờ có thì không biết
    Dưng mà ta cứ thử lạm bàn xem nên thế nào, cho nó có tính "khoa học pháp lý" ấy mà.
    Hồi trước em tranh luận với một lãnh đạo TANDTC, tác giả của nhiều Nghị quyết HĐTP, cuối cùng thầy trò ai giữ quan điểm người ấy. Hôm nào rảnh em kể chuyện đó cho các bác nghe, xem quan điểm các bác thế nào
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 13:27 ngày 06/08/2009
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Điểm p, khoản 1 Điều 46 đã được hướng dẫn tại tổng kết xét xử ngành Tòa án (nếu nhớ không lầm là năm 2007). Theo đó, thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải là hai tình tiết khác nhau. Hoàn toàn có thể áp dụng độc lập. Trong thực tiễn, từ khi có hướng dẫn đến nay chưa thấy ai thắc mắc gì thâm
    Các điểm khác như cậu đã nêu không được tách làm các tình tiết độc lập. Xem kỹ câu từ sẽ thấy nó liên quan và mang ý nghĩa bổ trợ cho nhau. Vì dụ:
    ?oa. Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm?. Phải được hiểu là ngăn chặn là nhằm giảm bớt tác hại (chứ chả lẽ làm tăng?). Nêu không thể tách rời.
    ?b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả?. Trong tình tie16t này, các mệnh đề đều mang giá trị, ý nghĩa như nhau. Do đó, chỉ cần có một trong các hành vi này (hoặc cùng mang tất cả các hành vi) đều được xem là như nhau.
  5. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Cái này hướng dẫn rồi, k nhớ năm nào thôi, điểm p khá rõ, chỉ có 1 tình tiết.
  6. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Ờ, bác bảo 1, bác bảo hai, nhà em thì chưa có vinh dự được đọc cái báo cáo tổng kết ấy, nhưng quan điểm của em thì em nói rồi, em bảo là hai tình tiết, hướng dẫn hay không em cũng làm thế
    Mà cái kiểu hướng dẫn bằng báo cáo tổng kết này cũng oải nhỉ, cứ phải đi tìm mà đọc, chả ai gửi cho, mà không biết giá trị pháp lý thế nào nhỉ. Công an và VKS không xinhê gì với mấy cái báo cáo này đâu. Nghị quyết HĐTP - văn bản quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc chung - thì chưa đề cập chuyện này tí nào, thế mới đau
    Về các điểm a,b khoản 1 điều 46, nêu lên như thế để rộng đường dư luận, em cũng tranh cãi nhiều nhưng có thằng nó nhất định không đồng ý nên đưa ra xin ý kiến các bác, em cũng có quan điểm của em.
    Dù sao cũng rất cám ơn các bác tham gia, độc diễn mãi cũng buồn. Có nhiều ý kiến khác nhau mới thành thảo luận chứ, phỏng ạ
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
  8. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Bác hiểu nhầm em rồi, p này là hai tình tiết nhưng khi áp dụng chỉ dùng 1và thường là thẩn khẩn khai báo, ăn năn hối cải khó xác định lắm.....
    to bác vam35bm, nếu ý định của bác là hai tình tiết giảm nhẹ thì em chịu, quan trọng là Tòa có chịu k, còn nghiệp vụ của ngành tòa thì hướng dẫn rỏ rồi, thường thì cái hướng dẫn này sẻ được gởi cho vks, nếu có những điểm vks thấy không đồng ý với quan điểm của tòa thì vks ndtc sẻ có công văn gởi Tòa những điểm còn chưa thống nhất về vệc áp dụng, công văn này sẻ được gởi kèm cho vks cấp 2 kèm theo câu khi áp dụng cần có sự thống nhất của ba cơ quan, nếu k thì thỉnh thị ý kiến cấp trên.
    Mấy hôm nay cái laptop bị hư rồi không thì em sẻ bốt lên cái hướng dẫn này.
    Thank bác khoiks vì cái nghị quyết hồi xưa....hehehe ất hay....đã vote cho bác *****
  9. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Hề, vậy là tranh luận có kết quả đấy chứ, túm lại dường như các bác đã thống nhất rằng điểm p quy định hai tình tiết, còn chuyện vận dụng thực tế thì hậu xét
    Đối với các điểm a,b, em cùng hơi hơi bị bác Khoi thuyết phục rồi, xin suy nghĩ thêm. Hôm nào bác nhớ ra chính xác cái báo cáo tổng kết quý hóa đó thì làm ơn post lên nhé, thanhk bác trước
  10. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Thành kính chia buồn cùng các hậu duệ của Chí Phèo, những bác muốn ở tù vì còn có cơm để mà ăn, nhưng lại trót dại trộm cắp, lừa đảo, huỷ hoại, đánh bạc... không đến 2.000.000đ!
    Ba ngành đang nháo nhác rà soát để đình chỉ, tuyên không phạm tội, tạm đình chỉ thi hành án, miễn hình phạt blabla... cho các bác, bác nào được thả rồi thì chịu khó đi kiếm cơm, bác nào chưa ra thì cũng hưởng thụ nốt mấy ngày tù cuối cùng này đi hehehe
    Nguyên do cũng bởi lạm phát, lạm từ trong ngõ lạm ra, lạm từ ngã bảy ngã ba lạm về, nên Quốc Hội phải tăng giá cả luật hình sự. 500.000đ nay đã thành 2.000.000đ
    Cái sự tăng giá này rồi khối chuyện để nói đây. Nhỡn tiền trước mắt là mấy vụ án giao thời kể trên. Trong 1-2 năm tới thì còn khổ về chuyện xác định tiền án tiền sự
    Theo các bác, từ nay các lần bị kết án mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt (trừ mấy tội cấu thành hình thức ra nhé) không đủ 2.000.000đ thì có được đương nhiên xoá án hết không?

Chia sẻ trang này