1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời các bạn vào trao đổi về hình sự cho rôm rả đê!!!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vam35bm, 29/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    chờ hướng dẫn.................hehhehe.
  2. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Nếu là bác thì bác hướng dẫn thế nào? xoá hay không xoá?
    Hướng dẫn trực tiếp thì chưa có, tất nhiên rồi, nhưng với truyền thống áp dụng tương tự pháp luật thì cũng có cái để vận dụng đấy.
    Nhưng ở đó mới nhiều chuyện hay để nói.
    Nào, xoá hay không xoá, kính các bác vào thảo luận
  3. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện của chúng ta là như thế này:
    Mỗi khi luật hình sự có sự thay đổi, có thể có nhiều hành vi bị kết án trước đó nay không còn là tội phạm nữa. Các nguyên tắc của luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng nói chung đều thống nhất rằng: đương nhiên phải xoá án tích cho những lần bị kết án đó.
    Vì vậy, đối với những bị can bị cáo có "tiền án" thì khi phạm tội mới, việc xử lý họ tất yếu dẫn đến việc phải xem xét lại những lần bị kết án trước: nếu vẫn là tội phạm theo luật mới thì được tính đến khi xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm; nếu không phải là tội phạm theo luật mới thì thôi, cho qua, không nói đến nữa
    Việc này có đơn giản không? nói chung là khá đơn giản, lấy bản án cũ ra đọc , xem xét các tình tiết của vụ án đó, đem luật mới ra áp là biết liền àh!
    Chuyện bắt đầu trở nên phức tạp từ năm 1999, khi Bộ luật hình sự quy định nhiều tội phạm theo kiểu: lấy tình tiết định lượng ******** tiết định tội chính, nếu không đạt định lượng thì xét các tình tiết khác, trong đó đáng chú ý là tình tiết "đã bị kết án về tội abc, chưa được xoá án tích mà còn...". Ví dụ: khoản 1 điều 138...
    Vậy là, nếu bị can bị cáo có nhiều "tiền án", thì việc xem xét một "tiền án" nào đó có phải là tội phạm theo luật mới hay không (qua đó xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, theo phân tích như trên) rất có thể lại còn phụ thuộc vào một "tiền án" trước đó nữa, nếu không đạt định lượng. Nói một cách khác, "tiền án" nọ có thể trở thành tình tiết định tội cho "itền án" kia, khi xem xét chúng theo luật mới để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
    Bây giờ mới có chuyện phải nói đây: do BLHS 2009 "nâng giá" rất nhiều tội phạm, nên có bị cáo dù rất nhiều "tiền án" nhưng có thể chẳng có tiền án nào đạt định lượng tối thiểu theo luật mới cả. Ví dụ, chỗ em có thằng có tới 4-5 "tiền án", toàn trộm cắp vặt, chẳng có lần nào đạt 2.000.000đ (dĩ nhiên là những lần bị kết án trước nó đều đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, ví dụ giá trị tài sản đều trên 500.000đ). Bài toán "xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm" cho ku này sẽ như sau:
    - "Tiền án" thứ nhất: không đạt định lượng theo luật mới (VD: trộm cắp không đến 2.000.000), không có tình tiết định tội bổ sung nào khác=> khôi phải là tội phạm theo luật mới=> đương nhiên xoá án rồi, chắc chả có bác nào phản đối, nhể
    - "Tiền án" thứ hai: phạm tội vào thời điểm án thứ nhất chưa được xoá án theo luật lúc đó, cũng không đạt định lượng theo luật mới (không đạt 2.000.000đ).
    Nào, bây giờ các bác bảo "tiền án" thứ hai có còn được coi là tội phạm theo luật mới không, có được tính đến khi xem xét tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo luật mới không?
    Chắc chắn phân tích theo hướng này, các bác sẽ nói ngay được: "tiền án" thứ nhất đã bị đương nhiên xoá án theo luật mới thì lấy cái quái gì ******** tiết định tội "đã bị kết án..." cho "tiền án" thứ hai? Vậy án thứ hai không đạt định lượng, không có tình tiết định tội bổ sung thì cũng không phải là tội phạm theo luật mới => cũng xoá án nốt
    Nghe có lý, nhể. Có bác nào phản đối không?
    Thế mà có vấn đề đấy.
    Thực ra vấn đề này chưa có hướng dẫn trực tiếp, nhưng đây không phải lần đầu tiên BLHS bị sửa đổi, trái lại gần chục năm trước vẫn đề đã được đặt ra rồi (hồi 500.000đ ấy mà). Nó đây:
    Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP
    http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=11299&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText=
    Điều hay ho là ở chỗ: với vấn đề em vừa đặt ra ở trên, Nghị quyết bảo là CÓ: tuy xoá án cho lần 1, nhưng vẫn coi là "đã bị kết án" khi xét lần 2 => lần 2 vẫn đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm => không xoá án cho lần 2 => vẫn tính lần 2 khi xác định tái phạm (Xem mục 9 Nghị quyết nêu trên, đặc biệt chú ý cái ví dụ thứ 2 của nó)
    Thế là thế nào nhỉ??? Xoá rồi còn đem định tội cho lần khác là sao?
    Em cho cái này là bất hợp lý, không phù hợp nguyên tắc "suy đoán vô tội", không hợp logic. Điều an ủi duy nhất là ở chỗ: Nghị quyết trên hướng dẫn cho lần sửa đổi trước, dù tình huống hoàn toàn tương tự. Vậy chúng ta có nên chấp nhận/không chấp nhận áp dụng tương tự cho lần này không?
    Em hy vọng lần này nều có Nghị quyết mới hướng dẫn vấn đề này thì sẽ không "kế thừa" cái vô lý vật vã kia
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 18/08/2009
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 18/08/2009
  4. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Lôi topic của mình lên tí nào
    Hôm nay vừa nghe một đ/c Viện trưởng VKS thành phố hẳn hoi lớn tiếng chỉ đạo lính tráng "cứ tiền án nào về loại tội 500.000đ ngày trước mà giá trị tài sản thực tế dưới 2.000.000đ thì xoá án hết cho tôi, nghị quyết 33/QH nói rồi cứ thế mà làm"
    Nghe giật mình, tưởng mình hiểu không đúng Nghị quyết 33 của Quốc hội, về giở ra xem lại:
    http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=23507&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText=
    Trích 1 đoạn liên quan:
    c) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác:
    c.1. Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng;
    c.2. Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 279, 283, 289, 290 và 291 của Bộ luật hình sự mà tài sản phạm tội có giá trị dưới hai triệu đồng;
    c.3. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới bốn triệu đồng;
    c.4. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 141 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị dưới mười triệu đồng;
    c.5. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 143 mà thiệt hại có giá trị dưới hai triệu đồng;
    c.6. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 161 mà số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng;
    c.7. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 248 mà số tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị dưới hai triệu đồng;
    d) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 các điều 171, 182, 183, 184, 185, 191 và 248 của Bộ luật hình sự theo tình tiết ?ođã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm?, hành vi quy định tại khoản 1 các điều 224, 225 và 226 của Bộ luật hình sự theo tình tiết ?ođã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm?;
    đ) Trong trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản này, nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;
    e) Những người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại quy định tại điểm đ khoản này thì đương nhiên được xoá án tích.

    Hề, đọc xong chợt nhớ câu chuyện "phúc thống phục nhân sâm... tắc tử", đọc văn bản này mà bỏ sót cái vàng vàng trên thì chả khác gì như vậy
    Cái món "các yếu tố định tội khác" này cũng hay lắm, để tránh ''trứng vịt lộn" như bác Viện trưởng chỗ em, thiết tưởng cũng nên dành thời gian điểm danh lại một chút
    Thôi để mai vậy.
  5. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Bình thường mà bác, k lẻ chỉ đạo lại nói kiểu như cầm tay chỉ việc thì hỏng mất, các việc nghiệp vụ đã có các phòng lo, Viện trưởng chỉ đạo điều hành chung thôi, Viện trưởng nói như vậy k phải là VT k nghiên cứu, VT nói lên tinh thần của N Quyết là như vậy, trách nhiệm của các KSV, KTV, CBKS, nghiên cứu áp dụng chứ bác.
  6. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Liên quan đến vụ áp dụng BLHS sư?a đô?i va? Nghị quyết 33/QH, chôf em có ti?nh huống ngộ phết, đang cafi nhau chưa ngaf nguf, các bác cho ý kiến xem thế na?o
    Chuyện la? thă?ng A phạm tội cướp TS ơ? quận X, nhưng được tại ngoại. Cậu hoa?ng hô?n bo? trốn sang huyện Y, Quận X ti?m mafi không thấy nên ra lện truy naf, hết hạn điều tra nên tạm đi?nh chi? vụ án. Trong khi đó, cu cậu trốn sang huyện Y, tật xấu khó bo?, lại đi trộm 1 chiếc điện thoại trị giá 1.700.000đ, bị bắt quả tang nga?y 1.5.2009, lâ?n na?y không tại ngoại gi? hết, giam chặt. Huyện Y xư? lý cậu chán chê đến 1.6.2009 mới phát hiện cậu có lệnh naf cu?a quận X nên báo vê?, quận X phục hô?i điê?u tra luôn trong nga?y 1.6.2009.
    Ác thay, đến 1.7.2009, căn cứ Nghị quyết 33/QH va? Luật SĐBS BLHS, huyện Y ra quyết định đi?nh chi? vụ án về tội trộm cắp TS vi? ha?nh vi không đu? dấu hiệu cấu tha?nh tội phạm (không đu? 2.000.000đ), va? báo cho quận X. Quận X ra lệnh giam khác, giam cậu chơ? xét xư? theo đúng luật, vê? tội cướp TS.
    Khi quận X xư? cậu, mới sinh chuyện, vê? việc nga?y tu? tính tư? nga?y na?o. Có 2 quan điê?m, cha? ai chịu ai:
    1. Tính tư? nga?y bị bắt 1.5.2009, như thươ?ng lệ, khi có bị cáo phạm nhiê?u tội tại nhiê?u nơi, thi? cứ tính tư? nga?y bắt (vê? tội na?o cufng được) rô?i tô?ng hợp hi?nh phạt, như vậy phu? hợp với nguyên tăc có lợi cho bị cáo, nghĩa là tất tần tật thời hạn tạm giam đều được trừ vào án tù
    2. Tính tư? nga?y phục hô?i điê?u tra va? ra lệnh giam cu?a quận X đối với A, tức 1.6.2009. Lý do la? vi? tư? 1.5.2009 đến 31-5-2009 A bị giam cha? liên quan gi? đến việc cướp TS ơ? quận X, va? án ơ? huyện Y đaf bị đi?nh chi? nên cufng chă?ng có chuyện tô?ng hợp hi?nh phạt. Nếu không có vụ ơ? X thi? 1 tháng tạm giam ơ? Y cufng cho qua thôi, cha? tính va?o án na?o ca?, nên không thê? tính án cướp TS ơ? X tư? nga?y 1.5.2009 được
    Đư?ng tươ?ng chuyện nho? nha, 1 tháng tu? cơ đấy, quyết định sai la? hu?y án như chơi đó
    Nhưng ma? chưa quyết được, vi? đang cafi nhau. Có bác na?o có cao kiến cho em xin, em vê? tinh tướng tí cho oai
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 25/08/2009
  7. hadotcom

    hadotcom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ phương án 1 là ổn:
    1/7 thì nghị quyết mới ra. Thời gian tạm giam của tháng 5 đã được tính thì sẽ tiếp tục được tính.
    Thế thôi, có cần phải áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo không nhỉ. Tui cũng chưa đọc kỹ NQ33
  8. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ đi nghĩ lại, thấy thế này:
    Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ: huyện Y đã không thông báo ngay cho quận X khi bắt được A, nên X không phục hồi điều tra ngay được. Giả sử báo ngay để đình nã và phục hồi điều tra luôn thì thời hạn giam 2 án trùng lên nhau, cứ tính từ ngày bắt là ổn.
    Như vậy để xảy ra 1 tháng tạm giam không đâu vào đâu là lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng, phải xử lý có lợi nhất cho bị cáo là đúng
    Nghị quyết 33 có link ở trên kia đó
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 07:32 ngày 28/08/2009
  9. doquynhnhi

    doquynhnhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án, bắt ngày nào tính vào ngày đó, 1 tội hay 2 tội, 1 tòa hay 2 tòa khác nhau xử cũng tính như vậy thôi. Có gì mà các bác lăn tăn cho mệt.
  10. frodo86

    frodo86 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người , em có trường hợp thế này . Số là 5 năm trước thằng em em lúc đó 20 tuổi , lái xe con của nhà ra phố , nó đi vào đường cấm và bị công an phường chặn lại < công an phường chứ không phải cảnh sát giao thông > , lúc bấy giờ đáng ra cứ xuống đưa tiền giải quyết thì xong nhưng thằng em e nó lại hoảng , nó không xuống mà cứ nhấn ga nhẹ , hích xe lên để doạ đồng chí công an , giằng co 1 lúc thì đồng chí này cực chẳng đã phải nhảy lên nắp capo xe , lúc bây giờ thằng em em mới chịu tắt máy xuống xe . Vụ này có người chụp được video.
    Sau đó công an đưa nó về trụ sở , lập biên bản hình sự , thằng em em cũng viết bản tường trình thừa nhận toàn bộ sự việc và ký vào biên bản hình sự đó , tội của nó được quy là chống người thi hành công vụ .
    Sau đó thì chú em lên giải quyết và công an lập lại biên bản khác , tội chống người thi hành công vụ chuyển thành không chấp hành lệnh người thi hành công vụ , nộp cho các đồng chí ấy ít tiền rồi ông chú em ra về . Thằng em em ở lại viết lại tường trình <công an đọc cho viết lại > , nhưng không rõ thế nào mà nó lại cãi nhau với cái ông công an hình sự làm biên bản đấy , kết quả là bị ăn chửi và cái bạt tai , nhưng sau đó nó vẫn về nhà bình thường và vụ việc chìm xuống .
    Kể từ đó thì nó rất là ghét công an , chuyện xui xẻo là tháng trước đi ăn cưới bạn nó lại gặp đúng lão công an hình sự hồi trước bạt tai nó , đôi bên cự cãi nhau và lão này có nói la biên bản và tường trình cũ của nó vẫn còn ở đồn , có thể khởi tố lại vụ việc .
    Chuyện em muốn hỏi các bác là không rõ bên công an có thể khởi tố lại vụ này không , tạm giam hay gì đấy thằng em em không vì vụ này xảy ra vào 15/6/2004 tính đến nay đã quá 5 năm rồi , mà vụ này theo em hiểu chỉ là tội ít nghiêm trọng nên đã hết thời hiệu truy tố ?
    .

Chia sẻ trang này