1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MOI'''''''''''''''''''''''''''''''' Club : Hoa Đào Hoa Mận đón mừng xuân sang!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi passportvietnam, 03/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. smkt

    smkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    6.586
    Đã được thích:
    1
    Eo ui, ĐONG và ĐIU
    Công nhận trình độ dạo này lên cao. Bi h mắc cái bệnh ngày nào cũng mở ảnh HG ra ngồi tẩn mẩn...cười 1 mình. Xem lại ảnh thấy nhìu cái chụp được "cái thần" của nhân vật nhìn...hi hihihi...bùn cười rã man. Chẹp, 86 và chị Hittosu xuất ngoại về rồi, cho xả hơi 1 tẹo tớ kể tiếp rùi quang ảnh lên nhá, tinh vi nhất đoạn Mậu Duệ - Du Già. Để cop được cái đĩa ảh vào máy tớ đã phải ngồi nhặt nhạnh từng MB, di chuyển dọn dẹp sạch sẽ mí cop được hết, mệt thía
  2. godwearshort

    godwearshort Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ,iem đã bẩu mờ, đi với nhà MOI nhà mình trình dụ dỗ của mình lên hẳn. Đúng là đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn
    Được godwearshort sửa chữa / chuyển vào 17:44 ngày 25/09/2006
  3. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Nhiều chuyện quá!!!!!!!!!!!!!
    OFFLINE ĐÊ!!!!!!!!!!!!!!!!!!
    18h thứ 4 ngày 27/9/2006 tại quán Milan - 75 Trần Hưng Đạo
    nhá!!!!!!!! (Chả biết chỗ nào hơn nữa, có hỏi rồi nhưng chả thấy ai nói gì. Đành vậy!!!!)
    Mời tất cả những ai còn dư âm Hà Giang trong tim, những ai muốn có DVD ảnh Hà Giang, những ai muốn đi Thanh Hoá - Ninh Bình tháng 10, những ai .... thích đến nhà MOI thì đến Offline nhá!
  4. smkt

    smkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    6.586
    Đã được thích:
    1
    Rất thích bắt nạt mình, thế mí bùn cười chớ
    Tớ tiếp nốt hành trình "tinh vi" của đoàn quân đỏ nhé để ngày mai có nhìu cái mờ âm ỷ thung thướng ví nhau, hờ hờ
    Từ Lũng Cú về ĐỒng VĂn có 26km nhưng trong đoạn đường ngắn ngủi này thành viên của đoàn quân đỏ có rất nhiều tiếng thì thầm rì rầm về hành trình ngày mai. Đoàn quân đỏ đang còn say đường mà, càng đi càng thấy hào hứng, càng thấy có nhiều nhiệt huyết, nhiều năng lượng và muốn đi nữa...đi nữa. Xế nọ chạy đến xế kia bỏ nhỏ, cứ như 1 đợt sóng âm thầm lan truyền. Đến Đồng Văn bọn tớ hạ cánh và được ngủ sướng mỗi người 1 giường, chẹp, lại còn có màn..."công chúa". Hôm ý có một số người tuyên bố không tiếp chuyện để ngủ ngon, tránh tình trạng rúc rích hôm trước để bảo toàn sức khoẻ. Hai tên tớ và langthang quả thật là mệt dắt díu nhau tìm hàng cơm. Gớm nhé, vào một cái hàng có vẻ ổn thì gặp cô chủ quán...yết kiêu hỏi không thèm bắt nhời, hai chị em thì mệt mà mãi cô ý mới thả 1 câu "Đặt mâm 200 hay 250". Úi rời, có nhìn lại đối tượng không nhỉ, thui nhé, bọn em đi khổ, hừm, 2 chị em ngoắc nhau "đi chỗ khác". Kiêu kì. Rẽ vào lối lên chợ chỗ phố cổ, cái quán nhỏ và cô chủ quán dịu dàng. Nhìn cái danh sách chất rờ rô tê in có vẻ giàu có phong phú, hai chị em hoa mắt và...hoa cả đầu lầm nhẩm thế nào 30 ng....tính ra là 5 mâm 6 người...cứ năm năm...sáu sáu...cuối cùng nhầm lẫn hết cả đóng dấu cái cụp hợp đồng...6 mâm 5 người. Hì, công nhận chả hỉu sao nữa, chắc mệt và choáng quá, hihihi, mọi người thông củm. Cơ mà mai là ăn khổ nên hôm nay để các xế hoành tráng rùi ngủ ngon lấy sức mờ
    Khi đã no nê nội dung công cuộc rì rầm chặng 26km đã được nêu ra trong buổi họp tối thống nhất lịch trình vì có nhiều nguyện vọng. Tớ chả biết nội dung cụ thể như thế nào vì phải làm cái nhiệm vụ của người gắn với xiền, chỉ biết nắm tình hình đại để là đoàn ta thích thay đổi và chốt...đi đường khác về. Ờ, đường nào cũng được, miễn là đi, nhưng nghe chừng các xế và cả các ôm rất háo hức, rất sung vì chặng tới, vì những gì bác DuGia đã nói, đã viết, đã chụp, đã chia sẻ và về những lời cảnh báo dường như càng làm kích động trí tò mò, đầy sự hấp dẫn đoàn quân áo đỏ ưa thử thách khó khăn. CHÚNG TA ĐI ĐƯỜNG BẮC MÊ - DU GIÀ
    Đã chốt, các xế ngủ sớm giữ sức nhé. Có đâu, thứ bảy phố huyện chỉ có các bóng trái gái cứ từng nhóm từng nhóm đi qua im im, lướt lướt. Tớ thấy đoàn mình có một số người cầm đèn pin đi.....làm gì thì tớ chịu. Chỉ biết là hôm sau nghe đồn thổi 1 số chuyện về...người được hâm mộ và người hâm mộ thui. Không có cái nhà cổ nào thắp đèn ***g cho cái người kinh đi chụp ảnh hay lần mò cả nên đại đa số sau khi vòng vèo 1 hồi đã êm thấm rút về căn cứ...ngủ.
    Sáng, lại gặp phiên chợ, lịch trình cho rong chơi đến 8h xuất phát, ăn sáng tự túc. Chợ Đồng VĂn quả là một phiên chợ lớn với rất nhiều khu vực bán đồ được phân riêng rẽ, với nhất nhiều món ăn tiêu biểu mà đội quân đỏ được nghe nói khi nhắc đến vùng cao....đặc biệt là Thắng cố. Chắc hôm ý cả đoàn ai cũng nếm thử 1 món gì đó tại đây, ngon hông nhỉ, ai măm cho bít chút vị giác với: xôi nếp nương này, bánh bột rán này, bánh ngô này, nho bé tí ti này, canh đậu này, thắng cố này, chè này....
    Ờ, mà trai nhảy Bắc Kạn còn bị cô bé nào nhằng nhẵng đi theo để hỏi thăm anh gì ấy nhỉ
  5. smkt

    smkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    6.586
    Đã được thích:
    1
    Cao nguyên đá Đồng Văn và con đèo tuyệt vời cho những người nào bỏ qua thì coi như chưa lên Hà Giang, bỏ qua một nét hùng vĩ đẹp đến tê người của sâu thăm thẳm và cao chót vót. Đèo Mã Pí Lèng là sự kết hợp giữa vẻ đẹp hoang dã hiểm trở của thiên nhiên với sức lao động kì tích của con người. Một sự kết hợp hoàn hảo mà không cái nào lấn át cái nào, làm mất đi sự thán phục của bất kì người nào qua đây với cả thiên nhiên và con người. Sông Nho Quế là khúc tình ca hùng tráng vang vọng dưới chân núi uy nghi....ĐẸP...PHEEEEÊ...Cả đoàn quân đỏ ngơ ngẩn ngắm nhìn, xe cứ như phạn xạ từ từ hạ tay ga để trôi dạt nhè nhẹ, tất cả đầu chỉ quay về một hướng: Núi...đèo...Như lạc vào một chốn thần tiên không thể là thực với vẻ kì vĩ như thế. Nắng thả bụi sáng mờ bên các sườn núi sâu hút làm nổi những đường kẻ mạnh mẽ sắc lẻm của con đường cắt ngang sườn núi. Chỉ nhìn vẻ mặt đầy thoả mãn, thẫn thờ của đoàn quân đỏ cũng đủ thấy khung cảnh tuyệt vời đến độ nào. Dường như đấy chính là sự đỉnh điểm của cảm xúc cho cả một chặng đường dài, đã được một phần thưởng thật xứng đáng....Tớ nhường lời cho mọi người giãi bày nhé...
    Và cao nguyên đá Đồng Văn, bản hợp ca của vũ điệu đá, một sự trình diễn cũng không kém phần hùng tráng....
    Mọi người ơi, thả ảnh nhé, cái này phải kèm ảnh mới....
  6. hamburger

    hamburger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Mình đăng kí 1 chân cầm lái
    Sđt: 0 9 5 3 5 8 5 3 8 6
    E-mail: duongtuananh.nseries@gmail.com
  7. passportvietnam

    passportvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    hehe....em vẫn tiếp tục theo các bác trong cuộc hành trình tháng 10 này vì tới tận cuối tháng 10 em mới về trong kia làm. Hẹn gặp mọi người ở buổi off nhé
  8. hoabattu2003

    hoabattu2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Thành Nhà Hồ - Một điểm du lịch xứ Thanh

    Thành Nhà Hồ

    Từ thành phố Thanh Hoá, theo quốc lộ 45 ngược lên phía bắc, qua các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, đến huyện lỵ Vĩnh Lộc, ngược con đường Thiên Lý xưa kia độ 2 km là chúng ta đã đến Thành Tây Đô hay còn gọi là Thành An Tôn, Thành Tây Giai, thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.
    Năm 1397, Hồ Quý Ly chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngoạ, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Sử cũ cho biết thành xây 3 tháng thì xong. Thành Tây Đô được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông. Hiện nay, thành có độ cao trung bình 7m đến 8m, các cổng thành còn khá nguyên vẹn, riêng cửa nam cao tới 10m. Thành Tây Đô là bằng chứng về sức lao động và tài năng của nhân dân ta và là công trình mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá to lớn. Nét đặc sắc của tường thành này là ở phần xây đá bên ngoài, còn bên trong đắp đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu ít nhất có từ 4 đến 5 mặt phẳng. Nhiều phiến rất to ở cửa Tây (dài tới 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,30m), được xếp chồng lên nhau thành hình chữ công. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm trường tồn cùng những biến cố, thăng trầm của đất nước và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tường thành không những được xây bằng đá tảng mà năm Tân Tỵ (1401), Hồ Hán Thương hạ lệnh cho nhân dân nung gạch để xây thêm phần tường thành phía trên. Phần tường gạch ngày nay gần như không còn nữa nhưng những viên gạch vẫn thấy nằm rải rác trong các gia đình gần thành.
    Cho đến nay, nơi khai thác và cung cấp đá cho việc xây dựng thành Tây Đô và cả việc chuyên chở vật liệu đang là đề tài bàn bạc. Nhân dân địa phương cho biết, người xưa có thể lấy đá ở nhiều nơi quanh vùng Tây Đô, gần nhất là núi đá xanh Yên Tôn, hiện còn những tảng đá xanh mang tên ?oAn Tôn xã?. Hang Tượng dùng để nhốt voi chuyên chở đá xây thành. Con đường phía Tây được lát đá xanh bằng phẳng từ bờ sông Mã đến cửa Tây còn có tên gọi ?oBến Đá?. Gần đây, những hộ dân xung quanh đường còn giữ được những viên bi đá. Đá lấy từ nhiều nơi khác, chuyên chở bằng đường sông, đường bộ, chở bằng cộ (loại xe lớn có một bánh gỗ), chở bằng voi kéo, hoặc người ta dùng những viên bi đá cho khối đá khổng lồ trượt lên trên.
    Thành Tây Đô có 4 cửa : Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các mặt thành kỹ thuật ghép đá đạt đến trình độ cao. Những cổng thành được xếp các phiến đá theo hình múi cam, có kích thước rất lớn. Với hai cánh cửa dày, nặng và chắc được thể hiện qua dấu vết để lại của những lỗ đục vào đá và những chỗ lắp ngưỡng cửa. Xưa kia khi đóng, khi mở bởi những bộ cánh cửa gỗ có bánh xe lăn, then cài chốt ngang. Ba mặt thành: Đông, Tây, Bắc đều được xây một cửa cuốn vòm riêng, cửa Nam là cửa chính được xây ba vòm cuốn, vòm giữa xây to và cao hơn hai vòm bên. Hai cửa Đông, Tây đều xây rộng 5,8m; dài 13,40m. Những tảng đá được xây ở vòng cuốn này được đẽo công phu, phẳng ba mặt nhưng chỉ mặt dưới được tạo nên bề mặt ở vòm cửa và phần tiếp giáp gờ bờ thành. Riêng mặt trên đỉnh còn nhiều tảng nhấp nhô không thành hình khối gì. Nhân dân địa phương còn cho rằng, vì mặt cửa Đông, Tây có thể chưa làm xong hoặc hai cửa này không xây chòi canh nên không cần gia công kỹ. Cổng Bắc chỉ có một cửa nhưng được xây công phu hơn. Toàn bộ cửa Bắc dài 20m, rộng 12,7m. Hiện nay Vọng lâu tuy không còn nhưng qua vết tích nền móng để lại cho biết đây là hệ thống cấu trúc khung gỗ có mái che, cột lầu không kê chân tảng mà được cắm sâu xuống nền cửa 0,45m. Cửa Nam là cửa chính, rộng 38m, cao hơn 10m, xây nhô ra tường thành phía ngoài 4m, ba vòm cuốn đều rộng 5,8m, vòm giữa xây cao hơn hai vòm hai bên 7,8m. Cả ba cửa đều xây rộng 14m. Cửa nào cũng được đóng bằng hai cánh cửa gỗ dày và nặng, hiện còn gờ cửa. Ở trên đỉnh phía nam cũng là một nền được lát đá bằng phẳng. Những lỗ đục hiện còn cho biết lần cửa Nam này chắc chắn to và đẹp hơn cửa Bắc vì lầu cửa Nam này không chỉ mang chức năng của một lầu canh mà còn là bộ mặt của quốc đô, nơi nhà vua ngự mỗi lúc duyệt binh hay chủ trì các nghi lễ trọng đại. Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai lát đá dài khoảng 2 km hướng về đàn tế Nam Giao được xây dựng vào tháng 8 năm 1402. Công trình này đã bị sập đổ hoàn toàn và cách đây 2 năm Viện khảo cổ kết hợp với Ban quản lý di tích, danh thắng tỉnh Thanh Hoá tiến hành khai quật khảo cổ học bổ sung những luận cứ đánh giá về triều Hồ cũng như góp phần soi sáng thế giới tâm linh cùng những hoạt động văn hoá cung đình của một triều đại phong kiến ngắn ngủi.
    Tây Đô độc đáo bởi tường thành được ghép bằng các khối đá khổng lồ nhưng vẫn mang nét chung của thành quách bấy giờ là thành được bao bọc bởi con hào vừa rộng, vừa sâu bao quanh, bốn mặt bên ngoài tường thành có rải chông. Thời gian, sa bồi đã lấp đầy hố sâu phòng ngự chủ động của công trình kỳ vĩ này. Dù vậy, cách thành vài km về phía Bắc có dãy đồi tạo thành tuyến phòng ngự thiên nhiên; phía Đông và phía Nam được phòng ngự bởi luỹ đất nối liền với đồi, phía Bắc được phòng vệ bởi dãy núi đá xa xa. Và còn đó thế sông Mã, sông Bưởi ngăn cách kéo vệt dài từ tây bắc qua phía nam và đông Thành Tây Đô. Bên cạnh đó, sử cũ chép ?onăm 1399, sai Trần Ninh đốc suất người phủ Thanh Hoá trồng tre gai ở phía Tây thành, phía Nam từ Đốn Sơn, phía Bắc từ An Tôn thẳng đến cửa Bào Đàm, phía Tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang, vây bọc làm La Thành?.
    Thành Tây Đô không chỉ nổi rõ vai trò Trung tâm quân sự, hơn thế nữa, nó là quốc đô của nước Đại Ngu triều Hồ. Kiến trúc chính trong nội thành, sách cũ còn cho biết : Nhà vua ngự triều ở điện Hoàng Nguyên, cung Nhân Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly) Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái Miếu, cung Phù Cực. Ngoài ra còn một số kiến trúc tuy không được ghi vào sử sách như nhà ngục, Ao Gạo, Ao Vàng, Đọi Đèn, cồn Súng Bắn v.v... Những kiến trúc ấy giờ đây không còn nữa nhưng tên gọi của nó còn ứng với từng thửa ruộng nông dân hiện nay đang cấy trồng. Những khoảnh đất cao nổi lên cân đối là nền móng của các công trình kiến trúc, lâu đài đồ sộ vẫn âm thầm nói với thế hệ hậu sinh nhiệm vụ của nó thuở ban sơ. Và Thành Tây Đô, di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu, công trình kiến trúc vững chắc, đồ sộ, độc đáo đang đệ trình UNESCO công nhận di sản văn hoá còn ôm trong mình những bí ẩn cần tiếp tục được nghiên cứu, khám phá và đầu tư thoả đáng cho công tác quản lý, bảo vệ, trùng tu, phát huy giá trị của di tích để nơi đây luôn là địa chỉ du lịch hấp dẫn bạn bè và khách thập phương.

    Source: http://www.dulichachau.com/webplus/viewer.asp?pgid=3&aid=1611
  9. hoabattu2003

    hoabattu2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Khám phá suối cá thần
    13-06-2006 15:37:41 GMT +7

    Một góc suối cá thần
    Suối cá thần Cẩm Lương là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có từ hàng trăm năm nay bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thuỷ (cách trung tâm TP Thanh Hoá gần 100 km về phía Tây Bắc).
    Huyền thoại về suối cá thần
    Huyền thoại kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, nơi bản Ngọc thời khai thiên, lập địa, vào một năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, người dân túng đói vô ngần. Một hôm, có hai vợ chồng trong bản hiếm muộn con đi làm đồng vô tình nhặt được một quả trứng có hình thù lạ. Người vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên người ấy lại thấy quả trứng đang trên tay mình.
    Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà đang ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả, nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống với mọi người.
    Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào sống trong no ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh của bản nên được mọi người hết lòng tôn kính. Rồi một hôm định mệnh, trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn giông, dân bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc.
    Thương tiếc chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi, lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với thuỷ quái để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó, ở suối Ngọc bên chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con luôn quây quần chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn.

    Cá nhiều màu ở suối cá thần
    Một ngày du ngoạn, khám phá suối cá thần
    Theo những phân tích của các nhà ngư loại học gần đây, đàn cá hàng nghìn con lớn, nhỏ ở suối cá Cẩm Lương gồm các loài: Cá dốc (có tên khoa học là Spinibarbichthys denticulatus- thuộc bộ cá chép, có tên trong sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng...
    Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc trông thật vui mắt, ấn tượng. Đặc biệt, đàn cá thần rất thân thiện với con người. Mỗi khi đồng bào ra suối Ngọc rửa rau, vo gạo, ai cũng nhớ thả cho đàn cá thần một ít rau, ít gạo. Hàng ngày, cá thần nhảy lên khỏi mặt nước vui đùa cùng du khách.
    Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20- 40cm, nước trong vắt, du khách có thể đưa tay xuống nước mơn man, vuốt ve những con cá thần to như bắp chân, bắp tay. Đây là điều kỳ thú, hấp dẫn, nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách trong, ngoài nước đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm.
    Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Đồng bào dân tộc Mường nơi đây với những nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa Pồn Pông... sẽ là điểm nhấn để thu hút du khách. Đặc biệt, dọc dãy núi Trường Sinh hiện còn có nhiều hang động nguyên sơ chưa được khám phá.
    Để đến suối cá thần, du khách có thể đi trên quốc lộ 217, nối từ Đò Lèn, cạnh quốc lộ 1A về cầu treo Cẩm Lương; hoặc đi theo đường Hồ Chí Minh, đến thị trấn Cẩm Thuỷ rồi rẽ lên quốc lộ 217. Những du khách yêu thích sông nước thì sẽ có dịp đi đường thuỷ dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng lịch sử (TP Thanh Hoá) lên địa danh Cửa Hà - Cẩm Thuỷ nên thơ, hùng vĩ.
    Source: http://www.nld.com.vn/tintuc/loi-song/du-lich/154118.asp
  10. langthang06

    langthang06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Vào chào cả nhà tý nhỉ?
    Cứ tưởng đi vắng mấy ngày về thế nào cũng đọc được trọn vẹn câu chuyện đi Hà Giang của nhà mình. Thế mà.....
    @bác Kiến: chương trình tháng 10, tối này bác phải chuẩn bị cho kỹ vào vì nhà mình toàn những người thích đi chứ không ai thích làm chương trình đâu.

Chia sẻ trang này