1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời gọi những nhịp cầu để thắt chặt tình đoàn kết dân tộc!!!!!! Hai tiếng "Việt kiều"

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi tuan_ma, 01/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuan_ma

    tuan_ma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Mời gọi những nhịp cầu để thắt chặt tình đoàn kết dân tộc!!!!!! Hai tiếng "Việt kiều"

    Gửi các anh chị gần xa,

    Tôi tên là Huy Phong, hiện đang công tác tại Đài truyền hình Tp. HCM. Chúng tôi đang thực hiện một chương trình truyền hình có tên gọi là ?oTừ Bốn Phương Trời?. Mục tiêu của chương trình là cổ vũ tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, và đặc biệt là cổ vũ tình đoàn kết giữa người Việt trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài.

    Chắc hẳn các anh chị tham gia diễn đàn này dù đang ở đâu trên trái đất này cũng đều có một tình yêu quê hương Việt Nam sâu sắc. Với niềm tin đó, tôi viết những dòng này để kêu gọi các anh chị tham gia chương trình.

    Tôi nghĩ các anh chị có thể tham gia ở nhiều mức độ khác nhau. Nhưng ở mức độ cao nhất, lý tưởng nhất, chúng tôi cần một người đang sống ở nước ngoài và hiểu biết nhiều về văn hóa bản địa, và biết quay phim. Không cần các anh chị phải quay được như một cameraman chuyên nghiệp của các kênh truyền hình (nếu được như vậy thì cực tốt). Nếu hình ảnh mà các anh chị quay được xem được, chân thực, là các anh chị đã có thể cộng tác với chúng tôi. Đây là dịp rất tốt để các anh chị cho thấy khả năng quay phim của mình và xuất hiện trên màn ảnh của Đài chúng tôi cho bạn bè thân hữu của mình ở quê nhà xem. Hình ảnh mà các anh chị quay được không bắt buộc phải là mới quay mà cũng có thể là trong số băng tư liệu gia đình, etc.

    Nội dung không tập trung vào những chuyện lớn lao, mà chỉ tìm kiếm những câu chuyện đời thường về cuộc sống sinh hoạt của bà con bên đó, miễn sao có thể gây xúc động hoặc thích thú cho khan giả là được.

    Tất nhiên, có thực mới vực được đạo phải không các anh chị? Về thù lao, chúng tôi đã đệ trình lên Ban giám đốc và gần như chắc chắn sẽ được thông qua. Cụ thể, chúng tôi dự kiến mức thù lao cao nhất sẽ dành cho 1 sản phẩm trên 10 phút và có chất lượng phát sóng tốt. Mức thù lao này tương đương với giá vé máy bay một chiều từ nước các anh chị đang ở đến Việt Nam. Mời các anh chị vào link dưới đây, và download về một episode của chương trình để hình dung rõ hơn, sau phần ca nhạc khoảng 2 phút thì đến chương trình. Tập đầu tiên này nói về nước Lào và không khí đón Tết Ất Dậu của bà con Việt Kiều bên đó:

    http://www.htv.com.vn/truyenhinh/play_media.asp?cat_id=665&news_id=48484&action=1

    Anh chị nào có quan tâm xin biên thư về cho tôi ở địa chỉ ctnn@htv.com.vn, hoặc hpng78@yahoo.com để chúng ta có thể bàn thêm về đề tài và phương tiện làm việc. Rất mong nhận được thư của các anh chị.

    Chào thân ái!
    Huy Phong
    Biên tập viên Ban Chương trình nước ngoài, HTV
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một lời đề nghị rất hay. Tôi thấy đây là một cơ hội tốt cho SV 4 nước nước Bắc Âu kiếm tiền vào dịp hè. Các bạn nên đăng kí làm việc này.
    To tuan_ma: Người Việt ở nước ngoài gồm có các SV du học, những người định cư và thế hệ người Việt sinh ra ở đây. Như vậy đài TH muốn phản ánh cuộc sống của ai? Chuyện tiền nong, kịch bản và phương tiện làm việc bạn nói rõ hơn được không?
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một lời đề nghị rất hay. Tôi thấy đây là một cơ hội tốt cho SV 4 nước nước Bắc Âu kiếm tiền vào dịp hè. Các bạn nên đăng kí làm việc này.
    To tuan_ma: Người Việt ở nước ngoài gồm có các SV du học, những người định cư và thế hệ người Việt sinh ra ở đây. Như vậy đài TH muốn phản ánh cuộc sống của ai? Chuyện tiền nong, kịch bản và phương tiện làm việc bạn nói rõ hơn được không?
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Bạn tuan_ma đã đọc Nếu đi hết biển của Trần Văn Thủy chưa? Tôi thấy quyển đó có nhiều điều đáng phải suy nghĩ và rất nhiều ý tưởng hay cho bộ phim. Theo những gì viết trong sách thì tác giả cũng đã quay một số đoạn phim. Xin trích dẫn một đoạn nói về Hoàng Xuân Hãn, một học giả sống và đã mất ở Pháp, người đã đóng góp rất nhiều cho nền khoa học Việt Nam.
    Người tôi muốn nói kỹ hơn một chút đó là học giả Hoàng Xuân Hãn. Sau khi chúng tôi ghi hình, phỏng vấn ông được 6 năm thì ông qua đời. Tưởng nhớ đức độ, công lao và sự nghiệp của ông, một nhóm tác giả ở Hà Nội do nhà nghiên cứu Hữu Ngọc, nhà văn Nguyễn Văn Hiền chủ trương cho ra 3 tập đồ sộ với tên:" La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn."
    Nhà văn Nguyễn Văn Hiền đặt tôi viết một bài, tôi nhận lời với tình cảm kính trọng sâu sắc dành cho học giả Hoàng Xuân Hãn. Bài viết được gửi đi và lên khuôn. Tôi hỏi ông HIền:" Có bị cắt xén gì không?" Ông Hiền trả lời:" Bài của cậu sẽ đăng nguyên si. Yên chí!"
    Sách ra, ông Hiền mời tôi tới Nhà xuất bản Giáo dục dự buổi gặp mặt, ra mắt cuốn " La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn". Không khí buổi gặp mặt rất thân mật, hồ hởi. Một vị trong Ban Tổ Chức nhấn mạnh: " Đây là một cuốn sách đầu tiên của một tri thức không phải Đảng viên Đảng Cộng sản mà được in trang trọng, nhiều tập, công phu như thế này." Tôi được tặng tập 1, trong đó có bài của tôi. Yên chí bài của mình không bị cắt xén, mấy ngày sau giở ra đọc, tôi thấy có nhiều bài qua hay của những người được ít nhiều tiếp cận với ông Hoàng Xuân Hãn. Rồi tôi đọc lại bài của tôi từ trang 297, tôi ngờ ngợ và nhận ra rằng bài đã bị thiến đi một đoạn khá dài. và đấy là đoạn ông Hoàng Xuân hãn nói đôi điều (rất khiêm nhường) về cải cách ruộng đất. Nguyên văn bài viết của tôi như sau (những chỗ in đậm là bị cắt*):
    Vọng về một cố nhân.
    Tôi nhớ lại nếu đi metro, đổi tàu lòng vòng vài ba lần đến ga Mirabo, chui lên đi bộ một khúc qua phố nhỏ có những hàng cây lá to và những quán cà phê rất Paris, thì đụng avenue Théophile Gautier. Ngôi nhà số 60 có cung cách một ngôi nhà của những người khá giả. Bấm thang máy lên tầng 5, ấn chuông và bà Hoàng Xuân Hãn hiện ra trước khung cửa với một nụ cười cởi mở, thân quen.
    Cũng không nhớ được là tôi đã tới ngôi nhà của ông bà bao nhiêu lần. Lúc thì thăm viếng. Lúc thì ăn cơm cùng ông bà. Lúc thì chỉ để nghe ông nói về La Sơn Phu Tử. Và nhiều nhất là đến để quay phim ông bà.
    Đấy là chuyến tôi đi Tây Âu dài dài, từ cuối năm 1988, 1989 đến tháng 6 năm 1990. Qua mấy chục điểm quay, ở hầu hết các thành phố lớn của Anh, Ý, Đức, Bỉ, Pháp, tôi dừng lại ở ngôi nhà của ông bà Hoàng Xuân Hãn lâu hơn cả. Có lẽ đấy cũng chẳng phải chuyện tình cờ. Bạn bè gợi ý và linh tính mách bảo tôi ghi lại những gì có thể ghi. Vậy là chúng tôi quyết định đặt camera (do nhà quay phim Dỗ Khánh Toàn quay) ở nhà ông bà trong nhiều buổi. Mỗi buổi chúng tôi đều mời được một người tương đồng, là những nhà nghiên cứu, những người hiểu biết, ngưỡng mộ ông, để hỏi chuyện ông. Câu chuyện thần tích cực đóng góp vào công cuộc kiến thiết, chắc chắn đất nước sẽ khá lên nhanh chóng.
    Chúng tôi đã giành nhiều thì giờ ghi hình và phỏng vấn bà Điềm Phùng Thị, nhà điêu khắc nổi tiếng, Viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật Âu Châu. Bà đã nói những điều rất sâu sắc về văn hoá Huế, về nghệ thuật điêu khắc đương đại và những ước mơ của bà cho xứ sở.
    Ghi hình và phỏng vấn nhạc sỹ Trần Văn Khê, chúng tôi có sự hâm mộ, yêu mến đặc biệt với người nhạc sỹ, nhà dân tộc học, nhà văn hoá uyên thâm và có tài hùng biện này. Ông đã nói những điều vô cùng tâm huyết về âm nhạc truyền thống Việt Nam, về nghệ thuật ẩm thực, về văn hoá Phương Đông và đặc biệt là về những mắc mớ, hiểu lầm ông trong quá trình ông về nước sưu tầm nhạc cổ dân tộc và giới thiệu ra với thế giới. Lúc đó ông là người Việt Nam có một vai trò quan trọng ở UNESCO.
    Chúng tôi ghi hình những buổi tập dượt của các dàn nhạc giao hưởng Pháp dưới sự điều khiển của nhạc sỹ tài ba Nguyễn Thiện Đạo. Người ta cho chúng tôi biết rằng, các cơ quan hữu trách của Pháp đã đặt ông viết 4 bản giao hưởng trong dịp kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp.
    Chúng tôi đã ghi hình và phỏng vấn hoạ sỹ Lê Bá Đảng, người được báo chí phương Tây tặng danh hiệu Họa sư của hai thế giới Đông-Tây. Sự nghiệp hội họa của Lê Bá Đảng đã mang lại niềm hãnh diện cho người Việt Nam và trong câu chuyện trước máy quay của chúng tôi, ông quan tâm tha thiết đến việc kiến thiết làng quê của ông: Làng Bích La Đông, Triệu Phong, Quảng Trị. Ông cũng không nề hà bày tỏ sự bất bình trước những điều mà ông cho là ngang trái, suy đồi cản trở sự đi lên của xã hội Việt Nam.
    lai rai của ông trước máy quay giờ đây đã trở thành một tư liệu hiếm có. Tôi cũng chưa bao giờ có điều kiện và có ý dựng thành phim. Vừa rồi, sau khi ông Hoàng Xuân Hãn qua đời, các bạn tôi ở Paris thư về nói rằng: Bác Hãn mất đi, bọn mình tụ tập nhau xem lại cuộn băng quay bác dạo này thấy quý và cảm động quá.
    Trước máy quay phim của chúng tôi, ông nói nhiều nhất về lịch sử, về văn hóa Việt Nam. Ông nói về dân tộc, dân chủ. Ông nói về sự kìm hãm dưới thời thuộc Pháp, về ảnh hưởng của văn hoá Pháp. Ông có nói về *****, về Hội nghị Đà Lạt...Nói chung, những đề tài ông đề cập đến đều là những đề tài hữu ích cho hậu thế, còn ngôn từ ông dùng thì rất chi là cổ xưa.
    Buổi cuối cùng ông bà ngồi trước máy quay, tôi là người hỏi chuyện:
    _Thưa hai bác, hai bác yêu nhau từ bao giờ ạ?
    Ông bà bỗng buột cười như con trẻ. Bà kể rằng:
    _Thuở ấy chúng tôi cùng du học qua Pháp bằng tàu thuỷ. Tàu đi trên biển được ít ngày thì ông ấy đã để ý đến tôi rồi. Qua Pháp chúng tôi có lòng với nhau. Tôi biên thư về Hà Nội xin ý kiến của thầy mẹ. Thầy mẹ tôi biên thư bảo tôi hỏi xem anh ấy tuổi gì. Lúc ấy tôi hỏi:" Anh tuổi gì ạ?" thì ông ấy bảo:" Tôi tuổi con vịt." Thế là tôi cũng biên thư về Hà Nội thưa với thầy mẹ tôi: "Anh ấy tuổi con vịt."
    Kể đến đây thì cả hai ông bà đều cười ra nước mắt. Tôi bỗng nhận ra bà vẫn giữ được những nét đẹp của tuổi xâun thì bác dù bà đã ở tuổi ngoài 80.
    Tôi hỏi ông:
    _Thưa bác, sống ở nước ngoài đã ngần ấy năm sao bác chỉ viết sách bằng tiếng Việt?
    _Tôi không có ý viết sách bằng tiếng nước ngoài để mưu cầu danh lợi. Tôi viết sách bằng tiếng Việt cốt để đồng bào ta, con cháu ta đọc. Đọc để mà biết lịch sử, tin tưởng vào tổ tiên, cha ông mình. Còn người nước ngoài muốn đọc sách của tôi thì họ phải học tiếng Việt. Nếu họ không học được thì đến tôi, tôi giảng giải cho mà hiểu.
    *Trước ống kính máy quay, ông cũng đã trầm tư kể lại những mất mát to lớn của gia đình ông ở quê nhà trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Ông đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy của nông thôn Việt Nam. Ông nói:
    _Sau cải cách ruộng đất cũng đã có sửa sai. Ông Cụ đã nhìn thấy cái sai. Vậy là may. Cái hậu quả của sai lầm trong cải cách ruộng đất không chỉ trên bình diện kinh tế, chính trị, văn hoá. Theo chỗ tôi hiểu, cái mất mát lớn nhất bởi những sai lầm trong cải cách ruộng đất là nó đã phá vỡ mất nông thôn Việt Nam và phá vỡ mất lòng tin.
    Tôi mạnh dạn hỏi ông:
    _Thưa bác, cháu hỏi thế này, nếu không phải xin bác bỏ quá. Cháu chưa hiểu được tại sao những người như bác có những mất mát ít nhiều bởi những lầm lẫn của chế độ, vậy mà vẫn bền lòng hướng về đất nước, gắn bó với quê hương, thuận hoà với thể chế?
    Ông im lặng một khắc rồi ngước lên, tiếng nói vẫn pha giọng miền Trung:
    _Chẳng riêng tôi mà có lẽ đó là nét chung của dân tộc Việt mình. Cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm. Cho dù có buồn phiền, thương tổn, riêng tư gì nhưng đứng trước cái vận mệnh, cái thịnh suy của đất nước thì đều bỏ qua cả. Tôi vẫn muốn nói rằng cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm.

    Mùa hè năm 1989, theo thường lệ ông bà rời Paris lên miền Bắc nước Pháp nghỉ tại nhà nghỉ riêng ở D''''eauville. Tôi đã có dịp được cùng các bạn tôi đến thăm ông bà. Đấy là một khu nghỉ tuyệt vời. Rừng thông già cao vút trên đồi. Nhìn xuống lũng sâu là biển. Biển Manche. Tôi tưởng tượng nếu nhắm mắt nhảy xuống, bơi một hồi là tới Anh quốc. Ông Hoàng Xuân Hãn tới đây cũng chẳng có thì giờ để nghỉ. Ông bảo bọn tôi cứ đi dạo đi, còn ông lại vùi đầu bên một mớ những sách chữ Hán, chữ Nôm và cuốn Kiều. Ông bảo:" Tôi không biết là tôi còn đủ thì giờ nữa không. Tôi muốn đối chiếu và tìm cho ra nguyên bản của Truyện Kiều. Tôi cho là các bản dịch đều có chỗ sai lệch."
    Biệt thự tĩnh lặng của ông bà có hai ngôi nhà lớn xây theo kiểu cổ. Một trong hai ngôi nhà đó hoàn toàn bằng gỗ, nhiều phòng, rất đẹp, ông bà đã hiến cho nhà nước Việt Nam.
    Có lẽ cũng nên nói thêm rằng ông bà Hoàng Xuân Hãn luôn giành sự ưu ái đặc biệt cho các trí thức, văn nghệ sĩ từ trong nước sang. Tuy tuổi già, việc bận, ông vẫn giành nhiều thì giờ chăm chú nghe chuyện quê nhà.
    Khi ở Paris, có ba lần tôi đi nói chuyện, chiếu phim thì cả ba lần tôi đều thấy ông bà ngồi ở những hàng ghế đầu. Lần cuối, phim của tôi được chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Hiện thực (Festival du Cinema du Réel) tại Trung tâm văn hoá Pompidou ngày 9 tháng 3 năm 1989. Phòng chiếu lớn trên năm trăm chỗ chật cứng, tôi vẫn nhận ra ông bà ngồi ở hàng ghế thứ năm. Hồi đó mắt ông đã yếu lắm. Đọc sách, hay viết ông phải dùng một kính đeo và một kính lúp. Ông đến là để khuyến khích tôi, còn có thể là để bày tỏ với mọi người về sự quan tam của ông tới đất nước Việt Nam. Chứ còn để xem phim thì tôi chắc rằng không, vì mắt ông không nhìn thấy. Cho phép tôi nói lời cảm tạ từ đáy lòng gửi tới hương hồn ông, như lời tôi đã nói trước đông đảo khán giả Paris khi buổi chiếu phim của tôi kết thúc:
    _Thưa quí bà, quí ông. Theo phong tục của người Việt Nam chúng tôi, cho phép tôi tặng lại bó hoa này tới người cao tuổi nhất trong phòng chiếu phim ngày hôm nay. Một người sống với Paris đã lâu năm. Một người suốt cả cuộc đời vì nền văn hoá của dân tộc mình, đất nước mình. Một người mà tôi hết kính trọng. Đó là bác (tonton) Hoàng Xuân Hãn.
    Tôi thấy phòng chiếu phim vang lên tiếng vỗ tay hồi lâu. Người cháu cùng đi đỡ ông đứng dậy. Ông cầm lấy bó hoa màu tím, rơm rớm nước mắt.
    Giờ đây, tôi xin kính cẩn thắp một nén hương để vọng về ông, vọng về một cố nhân.
    Trần Văn Thủy.
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Bạn tuan_ma đã đọc Nếu đi hết biển của Trần Văn Thủy chưa? Tôi thấy quyển đó có nhiều điều đáng phải suy nghĩ và rất nhiều ý tưởng hay cho bộ phim. Theo những gì viết trong sách thì tác giả cũng đã quay một số đoạn phim. Xin trích dẫn một đoạn nói về Hoàng Xuân Hãn, một học giả sống và đã mất ở Pháp, người đã đóng góp rất nhiều cho nền khoa học Việt Nam.
    Người tôi muốn nói kỹ hơn một chút đó là học giả Hoàng Xuân Hãn. Sau khi chúng tôi ghi hình, phỏng vấn ông được 6 năm thì ông qua đời. Tưởng nhớ đức độ, công lao và sự nghiệp của ông, một nhóm tác giả ở Hà Nội do nhà nghiên cứu Hữu Ngọc, nhà văn Nguyễn Văn Hiền chủ trương cho ra 3 tập đồ sộ với tên:" La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn."
    Nhà văn Nguyễn Văn Hiền đặt tôi viết một bài, tôi nhận lời với tình cảm kính trọng sâu sắc dành cho học giả Hoàng Xuân Hãn. Bài viết được gửi đi và lên khuôn. Tôi hỏi ông HIền:" Có bị cắt xén gì không?" Ông Hiền trả lời:" Bài của cậu sẽ đăng nguyên si. Yên chí!"
    Sách ra, ông Hiền mời tôi tới Nhà xuất bản Giáo dục dự buổi gặp mặt, ra mắt cuốn " La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn". Không khí buổi gặp mặt rất thân mật, hồ hởi. Một vị trong Ban Tổ Chức nhấn mạnh: " Đây là một cuốn sách đầu tiên của một tri thức không phải Đảng viên Đảng Cộng sản mà được in trang trọng, nhiều tập, công phu như thế này." Tôi được tặng tập 1, trong đó có bài của tôi. Yên chí bài của mình không bị cắt xén, mấy ngày sau giở ra đọc, tôi thấy có nhiều bài qua hay của những người được ít nhiều tiếp cận với ông Hoàng Xuân Hãn. Rồi tôi đọc lại bài của tôi từ trang 297, tôi ngờ ngợ và nhận ra rằng bài đã bị thiến đi một đoạn khá dài. và đấy là đoạn ông Hoàng Xuân hãn nói đôi điều (rất khiêm nhường) về cải cách ruộng đất. Nguyên văn bài viết của tôi như sau (những chỗ in đậm là bị cắt*):
    Vọng về một cố nhân.
    Tôi nhớ lại nếu đi metro, đổi tàu lòng vòng vài ba lần đến ga Mirabo, chui lên đi bộ một khúc qua phố nhỏ có những hàng cây lá to và những quán cà phê rất Paris, thì đụng avenue Théophile Gautier. Ngôi nhà số 60 có cung cách một ngôi nhà của những người khá giả. Bấm thang máy lên tầng 5, ấn chuông và bà Hoàng Xuân Hãn hiện ra trước khung cửa với một nụ cười cởi mở, thân quen.
    Cũng không nhớ được là tôi đã tới ngôi nhà của ông bà bao nhiêu lần. Lúc thì thăm viếng. Lúc thì ăn cơm cùng ông bà. Lúc thì chỉ để nghe ông nói về La Sơn Phu Tử. Và nhiều nhất là đến để quay phim ông bà.
    Đấy là chuyến tôi đi Tây Âu dài dài, từ cuối năm 1988, 1989 đến tháng 6 năm 1990. Qua mấy chục điểm quay, ở hầu hết các thành phố lớn của Anh, Ý, Đức, Bỉ, Pháp, tôi dừng lại ở ngôi nhà của ông bà Hoàng Xuân Hãn lâu hơn cả. Có lẽ đấy cũng chẳng phải chuyện tình cờ. Bạn bè gợi ý và linh tính mách bảo tôi ghi lại những gì có thể ghi. Vậy là chúng tôi quyết định đặt camera (do nhà quay phim Dỗ Khánh Toàn quay) ở nhà ông bà trong nhiều buổi. Mỗi buổi chúng tôi đều mời được một người tương đồng, là những nhà nghiên cứu, những người hiểu biết, ngưỡng mộ ông, để hỏi chuyện ông. Câu chuyện thần tích cực đóng góp vào công cuộc kiến thiết, chắc chắn đất nước sẽ khá lên nhanh chóng.
    Chúng tôi đã giành nhiều thì giờ ghi hình và phỏng vấn bà Điềm Phùng Thị, nhà điêu khắc nổi tiếng, Viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật Âu Châu. Bà đã nói những điều rất sâu sắc về văn hoá Huế, về nghệ thuật điêu khắc đương đại và những ước mơ của bà cho xứ sở.
    Ghi hình và phỏng vấn nhạc sỹ Trần Văn Khê, chúng tôi có sự hâm mộ, yêu mến đặc biệt với người nhạc sỹ, nhà dân tộc học, nhà văn hoá uyên thâm và có tài hùng biện này. Ông đã nói những điều vô cùng tâm huyết về âm nhạc truyền thống Việt Nam, về nghệ thuật ẩm thực, về văn hoá Phương Đông và đặc biệt là về những mắc mớ, hiểu lầm ông trong quá trình ông về nước sưu tầm nhạc cổ dân tộc và giới thiệu ra với thế giới. Lúc đó ông là người Việt Nam có một vai trò quan trọng ở UNESCO.
    Chúng tôi ghi hình những buổi tập dượt của các dàn nhạc giao hưởng Pháp dưới sự điều khiển của nhạc sỹ tài ba Nguyễn Thiện Đạo. Người ta cho chúng tôi biết rằng, các cơ quan hữu trách của Pháp đã đặt ông viết 4 bản giao hưởng trong dịp kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp.
    Chúng tôi đã ghi hình và phỏng vấn hoạ sỹ Lê Bá Đảng, người được báo chí phương Tây tặng danh hiệu Họa sư của hai thế giới Đông-Tây. Sự nghiệp hội họa của Lê Bá Đảng đã mang lại niềm hãnh diện cho người Việt Nam và trong câu chuyện trước máy quay của chúng tôi, ông quan tâm tha thiết đến việc kiến thiết làng quê của ông: Làng Bích La Đông, Triệu Phong, Quảng Trị. Ông cũng không nề hà bày tỏ sự bất bình trước những điều mà ông cho là ngang trái, suy đồi cản trở sự đi lên của xã hội Việt Nam.
    lai rai của ông trước máy quay giờ đây đã trở thành một tư liệu hiếm có. Tôi cũng chưa bao giờ có điều kiện và có ý dựng thành phim. Vừa rồi, sau khi ông Hoàng Xuân Hãn qua đời, các bạn tôi ở Paris thư về nói rằng: Bác Hãn mất đi, bọn mình tụ tập nhau xem lại cuộn băng quay bác dạo này thấy quý và cảm động quá.
    Trước máy quay phim của chúng tôi, ông nói nhiều nhất về lịch sử, về văn hóa Việt Nam. Ông nói về dân tộc, dân chủ. Ông nói về sự kìm hãm dưới thời thuộc Pháp, về ảnh hưởng của văn hoá Pháp. Ông có nói về *****, về Hội nghị Đà Lạt...Nói chung, những đề tài ông đề cập đến đều là những đề tài hữu ích cho hậu thế, còn ngôn từ ông dùng thì rất chi là cổ xưa.
    Buổi cuối cùng ông bà ngồi trước máy quay, tôi là người hỏi chuyện:
    _Thưa hai bác, hai bác yêu nhau từ bao giờ ạ?
    Ông bà bỗng buột cười như con trẻ. Bà kể rằng:
    _Thuở ấy chúng tôi cùng du học qua Pháp bằng tàu thuỷ. Tàu đi trên biển được ít ngày thì ông ấy đã để ý đến tôi rồi. Qua Pháp chúng tôi có lòng với nhau. Tôi biên thư về Hà Nội xin ý kiến của thầy mẹ. Thầy mẹ tôi biên thư bảo tôi hỏi xem anh ấy tuổi gì. Lúc ấy tôi hỏi:" Anh tuổi gì ạ?" thì ông ấy bảo:" Tôi tuổi con vịt." Thế là tôi cũng biên thư về Hà Nội thưa với thầy mẹ tôi: "Anh ấy tuổi con vịt."
    Kể đến đây thì cả hai ông bà đều cười ra nước mắt. Tôi bỗng nhận ra bà vẫn giữ được những nét đẹp của tuổi xâun thì bác dù bà đã ở tuổi ngoài 80.
    Tôi hỏi ông:
    _Thưa bác, sống ở nước ngoài đã ngần ấy năm sao bác chỉ viết sách bằng tiếng Việt?
    _Tôi không có ý viết sách bằng tiếng nước ngoài để mưu cầu danh lợi. Tôi viết sách bằng tiếng Việt cốt để đồng bào ta, con cháu ta đọc. Đọc để mà biết lịch sử, tin tưởng vào tổ tiên, cha ông mình. Còn người nước ngoài muốn đọc sách của tôi thì họ phải học tiếng Việt. Nếu họ không học được thì đến tôi, tôi giảng giải cho mà hiểu.
    *Trước ống kính máy quay, ông cũng đã trầm tư kể lại những mất mát to lớn của gia đình ông ở quê nhà trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Ông đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy của nông thôn Việt Nam. Ông nói:
    _Sau cải cách ruộng đất cũng đã có sửa sai. Ông Cụ đã nhìn thấy cái sai. Vậy là may. Cái hậu quả của sai lầm trong cải cách ruộng đất không chỉ trên bình diện kinh tế, chính trị, văn hoá. Theo chỗ tôi hiểu, cái mất mát lớn nhất bởi những sai lầm trong cải cách ruộng đất là nó đã phá vỡ mất nông thôn Việt Nam và phá vỡ mất lòng tin.
    Tôi mạnh dạn hỏi ông:
    _Thưa bác, cháu hỏi thế này, nếu không phải xin bác bỏ quá. Cháu chưa hiểu được tại sao những người như bác có những mất mát ít nhiều bởi những lầm lẫn của chế độ, vậy mà vẫn bền lòng hướng về đất nước, gắn bó với quê hương, thuận hoà với thể chế?
    Ông im lặng một khắc rồi ngước lên, tiếng nói vẫn pha giọng miền Trung:
    _Chẳng riêng tôi mà có lẽ đó là nét chung của dân tộc Việt mình. Cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm. Cho dù có buồn phiền, thương tổn, riêng tư gì nhưng đứng trước cái vận mệnh, cái thịnh suy của đất nước thì đều bỏ qua cả. Tôi vẫn muốn nói rằng cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm.

    Mùa hè năm 1989, theo thường lệ ông bà rời Paris lên miền Bắc nước Pháp nghỉ tại nhà nghỉ riêng ở D''''eauville. Tôi đã có dịp được cùng các bạn tôi đến thăm ông bà. Đấy là một khu nghỉ tuyệt vời. Rừng thông già cao vút trên đồi. Nhìn xuống lũng sâu là biển. Biển Manche. Tôi tưởng tượng nếu nhắm mắt nhảy xuống, bơi một hồi là tới Anh quốc. Ông Hoàng Xuân Hãn tới đây cũng chẳng có thì giờ để nghỉ. Ông bảo bọn tôi cứ đi dạo đi, còn ông lại vùi đầu bên một mớ những sách chữ Hán, chữ Nôm và cuốn Kiều. Ông bảo:" Tôi không biết là tôi còn đủ thì giờ nữa không. Tôi muốn đối chiếu và tìm cho ra nguyên bản của Truyện Kiều. Tôi cho là các bản dịch đều có chỗ sai lệch."
    Biệt thự tĩnh lặng của ông bà có hai ngôi nhà lớn xây theo kiểu cổ. Một trong hai ngôi nhà đó hoàn toàn bằng gỗ, nhiều phòng, rất đẹp, ông bà đã hiến cho nhà nước Việt Nam.
    Có lẽ cũng nên nói thêm rằng ông bà Hoàng Xuân Hãn luôn giành sự ưu ái đặc biệt cho các trí thức, văn nghệ sĩ từ trong nước sang. Tuy tuổi già, việc bận, ông vẫn giành nhiều thì giờ chăm chú nghe chuyện quê nhà.
    Khi ở Paris, có ba lần tôi đi nói chuyện, chiếu phim thì cả ba lần tôi đều thấy ông bà ngồi ở những hàng ghế đầu. Lần cuối, phim của tôi được chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Hiện thực (Festival du Cinema du Réel) tại Trung tâm văn hoá Pompidou ngày 9 tháng 3 năm 1989. Phòng chiếu lớn trên năm trăm chỗ chật cứng, tôi vẫn nhận ra ông bà ngồi ở hàng ghế thứ năm. Hồi đó mắt ông đã yếu lắm. Đọc sách, hay viết ông phải dùng một kính đeo và một kính lúp. Ông đến là để khuyến khích tôi, còn có thể là để bày tỏ với mọi người về sự quan tam của ông tới đất nước Việt Nam. Chứ còn để xem phim thì tôi chắc rằng không, vì mắt ông không nhìn thấy. Cho phép tôi nói lời cảm tạ từ đáy lòng gửi tới hương hồn ông, như lời tôi đã nói trước đông đảo khán giả Paris khi buổi chiếu phim của tôi kết thúc:
    _Thưa quí bà, quí ông. Theo phong tục của người Việt Nam chúng tôi, cho phép tôi tặng lại bó hoa này tới người cao tuổi nhất trong phòng chiếu phim ngày hôm nay. Một người sống với Paris đã lâu năm. Một người suốt cả cuộc đời vì nền văn hoá của dân tộc mình, đất nước mình. Một người mà tôi hết kính trọng. Đó là bác (tonton) Hoàng Xuân Hãn.
    Tôi thấy phòng chiếu phim vang lên tiếng vỗ tay hồi lâu. Người cháu cùng đi đỡ ông đứng dậy. Ông cầm lấy bó hoa màu tím, rơm rớm nước mắt.
    Giờ đây, tôi xin kính cẩn thắp một nén hương để vọng về ông, vọng về một cố nhân.
    Trần Văn Thủy.
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay xin giới thiệu với mọi người những trăn trở của một trí thức người nước ngoài gốc Việt khác. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn.
    MỘT LẦN ĐI CHO BÌNH MINH LÊN SỚM (1)
    Tùy bút
    Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn​
    Biến cố lịch sử bi hùng cuối tháng Tư năm 1975 đã gây nên làn sóng người Việt bỏ nước ra đi, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Ðối với những ai rời Việt Nam sau sự kiện 1975 và đang sống ở hải ngoại như người viết bài này, một năm mới không bắt đầu bằng tháng Giêng mà bằng tháng Năm. Cũng như nhiều người khác, tôi chẳng chờ, chẳng đợi, nhưng thời gian vẫn tuần tự đến rồi đi, vẫn vô tư mang lại cái dấu mốc lịch sử "chỉ thêm sầu". Chả biết tự bao giờ, những ngày cuối tháng Tư đã cùng với thời gian đi vào tiềm thức, và mãi mãi để lại dấu ấn trong lòng người Việt xa quê hương, cái dấu ấn đa dạng: mặc cảm pha lẫn niềm kiêu hãnh, tự ti cùng tự hào, thất vọng chán chường hòa cùng lạc quan hy vọng... Cứ đến những năm có tận cùng bằng số mười (1980, 1990, 2000) hay số năm (1985, 1995), tôi lại lẩm nhẩm "Thấm thoát mà đã...", như thầm ghi dấu một chu kỳ lịch sử khó quên cho một thân phận bất hạnh.
    Bấy lâu nay, vì miệt mài với công việc, đến giờ tôi mới có dịp ngồi tính lại sổ đời. Và tôi chợt giật mình cảm thấy mình đã ở giữa độ tuổi tứ tuần, cái độ tuổi mà người Tây phương thường gọi là "khủng hoảng giữa đời" (midlife crisis). "Chiều hôm thức dậy - Ngồi ôm tóc tóc dài - Chập chờn lau trắng trong tay" (2). Càng giật mình hơn nữa là gần phân nửa quảng đời đó, tôi lại sinh sống trên xứ người.
    Ngày xưa, nàng Thúy Kiều chỉ lưu lạc có mười lăm năm mà đã thành chủ đề cho một tác phẩm văn chương bất hủ. Còn ngày nay, hàng triệu người Việt tha hương trên khắp địa cầu cả một phần tư thế kỷ ắt hẳn phải có nhiều chuyện để nói, để tâm sự, để gửi gắm. Nếu chúng ta thường hay lùi về quá khứ để tìm hiểu cuộc sống, thì chúng ta cũng nên tiến về tương lai phía trước để sống. Có lẽ bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ này, anh Ðoàn Minh Hóa, chủ bút tờ "Ði tới", đã đề xuất một sáng kiến rất có ý nghĩa cho năm nay: thực hiện một số báo để nhắc nhở hay đánh dấu hai mươi lăm năm sau ngày cuộc chiến ở Việt Nam hoàn toàn chấm dứt, cái ngày còn hay được gọi bằng một danh từ cảm tính như "mất nước", hay kiêu căng như "giải phóng", tùy theo phía bên này hay phía bên kia chiến tuyến.
    Còn gì ý nghĩa hơn nếu những điều chúng ta kể cho nhau nghe có thể trở thành chút hành trang khi bước vào một thiên niên kỷ mới! Người viết bài này cũng muốn nhân cơ hội này gửi đến quí độc giả một vài kỷ niệm và kinh nghiệm cá nhân trong quãng thời gian làm người tỵ nạn, người khách trọ trên đất xứ người. Tôi tin chắc rằng nhiều kinh nghiệm của tôi cũng là kinh nghiệm của một số bạn đọc và như thế, ta càng dễ thông cảm nhau hơn. Hy vọng rằng ngoài các độc giả hiện nay, vài mươi năm sau, sẽ có người đọc lại những dòng này để có một vài ý niệm về cuộc đời lưu vong tiêu biểu của một người Việt Nam. Một người Việt Nam rất trung bình.
    Tuy nhiên, tôi phải thú nhận trước: vì không phải là văn sĩ nên tôi kể chuyện rất tồi và vụng về. Bạn đọc sẽ không tìm được những câu chuyện có sắp xếp thứ tự, những câu văn trau chuốt hay những kỹ thuật chữ nghĩa tân kỳ, mà chỉ thấy ở đây những lời văn nói thành thực, chắp nhặt dông dài, chỉ nhằm để "mua vui cũng được một vài trống canh".
    Vượt+biên
    Thuở trước 1975, tôi là một học sinh và mục tiêu hàng đầu của tôi trong những năm đó là cố gắng học hành cho đỗ đạt, để làm đẹp lòng Ba Má tôi và bà con, hàng xóm. Thực ra, tôi cũng chẳng biết mình học ra sẽ làm gì, và chưa biết chắc mình có sống sót hay không trong những ngày tháng mà tiếng bom đạn từ cánh đồng bên cạnh, từ vùng giới tuyến vọng về văng vẳng. Việc học hành của tôi cũng có lúc khó khăn do di tản, nay đây mai đó, nhất là trong thời gian chiến tranh lên cao.
    Tôi còn nhớ, cứ mỗi lần nghe tin lính sắp hành quân trong quận là gia đình tôi và bà con hàng xóm lại cuống quít thu dọn đồ đạc, lùa gà, vịt, heo xuống thuyền để tản cư qua một quận khác lánh nạn. Những gia đình nào có con gái lại càng phải tìm cách trốn chạy trước vì sợ bị lính bắt hãm hiep. Mặc dù nghe nói lại, nhưng tôi chưa thấy lính tráng làm nhục phụ nữ bao giờ. Tuy nhiên, tôi đã đôi ba lần chứng kiến cảnh lính vào làng, hùng hổ, ngang nhiên đuổi bắt gà vịt bỏ vào túi quần trước sự sợ hãi của chủ nhân. Ngược lại, tôi cũng có lần gặp nhiều sĩ quan trẻ rất dễ mến trong bộ quân phục rằn ri trông có vẻ dữ dằn. Song, nói chung, tôi không có thiện cảm nhưng cũng chẳng thù oán gì với chế độ (VNC H) lúc đó. Tôi cũng không biết gì nhiều về - và do đó không có cảm tình hay thù địch gì với - chế độ csản ngoài Bắc. Tôi có xem cuốn phim tuyên truyền "Chúng tôi muốn sống", nhưng cũng đủ lý trí để phán đoán rằng nhiều cảnh trong phim là không có thật mà chỉ do chính quyền dựng lên để răn đe dân chúng về sự tàn ác của thể chế csản miền Bắc.
    Sau này, khi lên đại học, tôi mới có dịp bàn luận chuyện ch trị cùng anh em sinh viên. Tôi sớm nhận ra rằng sự có mặt của người Mỹ và sự leo thang chiến tranh do họ chủ xướng ở Việt Nam là điều không cần thiết. Lấy lý do vụ đụng độ ở vịnh Bắc Bộ (mà sau này được chứng tỏ là một nhầm lẫn kỹ thuật) để mang quân đến gây hấn ở một nước nhỏ bé và lạc hậu, thì chẳng khác gì một anh chàng học sinh to con, hung hãn, đang có đầy kích thích tố nam tính (testosterone) trong cơ thể, tay chân ngứa ngáy, ỷ sức mạnh, đi gây chuyện để xô xát với bè bạn yếu thế trong sân trường. Việt Nam là một quốc gia đã tồn tại lâu đời, có một nền văn hóa đầy sức sống, đã từng trải qua hàng ngàn năm đề kháng dưới ách đô hộ của người Trung Quốc. Ấy thế mà Hoa Kỳ đặt nền tảng cho sự có mặt của họ ở Việt Nam là nhằm bảo vệ và xây dựng quốc gia, như thể Việt Nam là một bộ lạc thời đồ đá vừa mới được khám phá! Ở Sài Gòn một thời gian, tôi càng ít có thiện cảm với người Mỹ trước thái độ hống hách của họ đối với dân Việt, và nhất là khi được biết về vụ tàn sát ở Mỹ Lai và chiến dịch ném bom dã man xuống Hà Nội. Dù Hà Nội nằm trong sự kiểm soát của người csản, nhưng Hà Nội là một phần của Việt Nam. Ném bom xuống miền đất lịch sử ngàn năm văn vật, người Mỹ đã khiêu khích và khinh thường lòng ái quốc của người Việt. Một điều không thể chấp nhận được! Thành thử, tôi không quan niệm sự kiện năm 1975 là một chiến bại hay chiến thắng, mà chỉ ghi nhận đó là cái mốc thời gian của hòa bình, thống nhất, và chấm dứt sự có mặt của người Mỹ trên đất nước Việt Nam.
    Do vậy, những năm sau 1975 và đầu năm 1980 là thời kỳ tôi mang đầy lý tưởng tuổi trẻ của một thanh niên mới ra trường, sẵn sàng vì đất nước trong giai đoạn hậu chiến. Với nhiệt tình đó, tôi tham gia nghiên cứu và dạy học trong một viện nghiên cứu thống kê. Tôi có dịp đi khắp đất nước, từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan, từ đồng bằng sông Hồng, qua đồng bằng sông Cửu Long ra tận đảo Phú Quốc. Có đi hết chiều dài đất nước, tôi mới thấy hết cái đẹp, cái hùng vĩ, bao la của một Việt Nam trong thời bình. Những chuyến đi này cũng cho tôi thấy sự tàn phá của chiến tranh quả là ghê gớm: đất nước vẫn còn bất hạnh, đồng hương còn quá lầm than, tuyệt vọng... Mỗi nơi tôi đi qua, tôi đều ghi chép lại dưới dạng phóng sự, tùy bút, thơ, v.v... cho các đài phát thanh và báo chí, kể cả báo "Nhân dân". Tấm lòng vì quê hương và lý tưởng tuổi trẻ đã cho tôi những ngày tháng làm việc hăng say. Tôi tự tìm tòi và học hỏi thêm một môn học mà tôi chưa từng được huấn luyện có hệ thống trước năm 1975.
    Nhưng trớ trêu thay, nhiệt tình của tôi lại được trả giá bằng sự nghi kỵ và kỳ thị. Sau một thời gian dài bị kiểm tra lý lịch, "phê bình và tự phê bình", bị cô lập hóa, tôi thấy tương lai mình đã đi vào ngõ bế tắc và quyết định xin nghỉ việc (trước khi bị đuổi). Thất nghiệp. Về lại với mái nhà an lành ở một làng quê vùng đồng bằng sông Cửu Long, có địa thế mà ông bà ta vẫn hay ước mơ là "nhất cận thị, nhị cận giang", tôi định xin đi dạy học tại trường làng, nhưng với cái lý lịch thiếu màu cách mạng của tôi, người ta cũng chẳng nhận. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ! Nhiều khi tôi sinh ra buồn tủi, oán hận cho số phận mình sinh nhầm thế kỷ. Những lúc như thế, Má tôi luôn ở bên cạnh tôi và khuyên nhủ: "Thôi con à, đừng dính dáng với mấy ổng nữa, chỉ khổ vào thân thôi. Coi cái tướng ốm tong teo của con là Má phát rầu". Rồi Má tôi còn khuyên tôi nên lập gia đình, bằng cách đưa ra một danh sách những cô gái trong làng, kèm theo nhiều lời bình phẩm như cô này giỏi và là con nhà gia giáo; cô kia là giáo viên và là chỗ thân tình của nhà tôi; cô nọ là con bác A. trong làng, người rất đàng hoàng tử tế... Phần đông những cô gái này, tôi chưa hề gặp mặt một lần! Nhưng tôi nghĩ Má tôi nói cũng đúng: có lẽ tôi nên dừng bước "giang hồ" và nên yên phận vui thú điền viên ở đây cho tới ngày giã từ cõi trần. Với bản tính lạc quan trước mọi tình huống, tôi lại hăng say lao vào công việc mới là làm ruộng. (Thực ra, tôi cũng chẳng có bao nhiêu ruộng mà làm vì hơn 90% ruộng đất do Ba Má tôi bao năm đổ mồ hôi nước mắt gây dựng đã biến thành ruộng của hợp tác xã).
    Nhưng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên"; chưa kịp trở thành một nông dân thuần túy thì cùng một người anh và đám bạn cùng cảng ngộ, tôi đã bị lôi cuốn vào một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm: rời Việt Nam. Cái ý tưởng táo bạo - bỏ lại cha mẹ, em út, bà con, hàng xóm để đi vượt biên - chưa bao giờ đến với tôi, nên tôi đã trăn trở và phân vân rất nhiều. Xã hội Việt Nam lúc đó là một xã hội thiếu sự tương giao thành thật giữa người với người. Bạn bè thân mật ngoài đời có thể trở thành người đấu tố hung hăng trong khi làm việc. Người ta theo dõi, soi mói, so đọ nhau từng chi tiết vụn vặt như cái ăn cái uống, vật trang sức, miếng vải, chiếc áo, cái xe đạp, v.v... Một lỗi lầm nhỏ cũng có thể trở thành chướng ngại vật khổng lồ cho đường tiến thân của người có thực tài. Sau nhiều ngày suy đi tính lại, tôi quyết định vượt biên. Nghe tin này, Má tôi rưng rưng nước mắt, nhưng không cản. Ba tôi ngồi tư lự, thỉnh thoảng lắc đầu. Mấy đứa em tôi chưa biết gì, ngạc nhiên mở mắt tròn xoe như tìm hiểu chuyện gì trọng đại sắp xảy ra...
    Ðưa người ta không đưa qua sông
    Sao có tiếng sóng ở trong lòng
    Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (3)

  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay xin giới thiệu với mọi người những trăn trở của một trí thức người nước ngoài gốc Việt khác. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn.
    MỘT LẦN ĐI CHO BÌNH MINH LÊN SỚM (1)
    Tùy bút
    Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn​
    Biến cố lịch sử bi hùng cuối tháng Tư năm 1975 đã gây nên làn sóng người Việt bỏ nước ra đi, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Ðối với những ai rời Việt Nam sau sự kiện 1975 và đang sống ở hải ngoại như người viết bài này, một năm mới không bắt đầu bằng tháng Giêng mà bằng tháng Năm. Cũng như nhiều người khác, tôi chẳng chờ, chẳng đợi, nhưng thời gian vẫn tuần tự đến rồi đi, vẫn vô tư mang lại cái dấu mốc lịch sử "chỉ thêm sầu". Chả biết tự bao giờ, những ngày cuối tháng Tư đã cùng với thời gian đi vào tiềm thức, và mãi mãi để lại dấu ấn trong lòng người Việt xa quê hương, cái dấu ấn đa dạng: mặc cảm pha lẫn niềm kiêu hãnh, tự ti cùng tự hào, thất vọng chán chường hòa cùng lạc quan hy vọng... Cứ đến những năm có tận cùng bằng số mười (1980, 1990, 2000) hay số năm (1985, 1995), tôi lại lẩm nhẩm "Thấm thoát mà đã...", như thầm ghi dấu một chu kỳ lịch sử khó quên cho một thân phận bất hạnh.
    Bấy lâu nay, vì miệt mài với công việc, đến giờ tôi mới có dịp ngồi tính lại sổ đời. Và tôi chợt giật mình cảm thấy mình đã ở giữa độ tuổi tứ tuần, cái độ tuổi mà người Tây phương thường gọi là "khủng hoảng giữa đời" (midlife crisis). "Chiều hôm thức dậy - Ngồi ôm tóc tóc dài - Chập chờn lau trắng trong tay" (2). Càng giật mình hơn nữa là gần phân nửa quảng đời đó, tôi lại sinh sống trên xứ người.
    Ngày xưa, nàng Thúy Kiều chỉ lưu lạc có mười lăm năm mà đã thành chủ đề cho một tác phẩm văn chương bất hủ. Còn ngày nay, hàng triệu người Việt tha hương trên khắp địa cầu cả một phần tư thế kỷ ắt hẳn phải có nhiều chuyện để nói, để tâm sự, để gửi gắm. Nếu chúng ta thường hay lùi về quá khứ để tìm hiểu cuộc sống, thì chúng ta cũng nên tiến về tương lai phía trước để sống. Có lẽ bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ này, anh Ðoàn Minh Hóa, chủ bút tờ "Ði tới", đã đề xuất một sáng kiến rất có ý nghĩa cho năm nay: thực hiện một số báo để nhắc nhở hay đánh dấu hai mươi lăm năm sau ngày cuộc chiến ở Việt Nam hoàn toàn chấm dứt, cái ngày còn hay được gọi bằng một danh từ cảm tính như "mất nước", hay kiêu căng như "giải phóng", tùy theo phía bên này hay phía bên kia chiến tuyến.
    Còn gì ý nghĩa hơn nếu những điều chúng ta kể cho nhau nghe có thể trở thành chút hành trang khi bước vào một thiên niên kỷ mới! Người viết bài này cũng muốn nhân cơ hội này gửi đến quí độc giả một vài kỷ niệm và kinh nghiệm cá nhân trong quãng thời gian làm người tỵ nạn, người khách trọ trên đất xứ người. Tôi tin chắc rằng nhiều kinh nghiệm của tôi cũng là kinh nghiệm của một số bạn đọc và như thế, ta càng dễ thông cảm nhau hơn. Hy vọng rằng ngoài các độc giả hiện nay, vài mươi năm sau, sẽ có người đọc lại những dòng này để có một vài ý niệm về cuộc đời lưu vong tiêu biểu của một người Việt Nam. Một người Việt Nam rất trung bình.
    Tuy nhiên, tôi phải thú nhận trước: vì không phải là văn sĩ nên tôi kể chuyện rất tồi và vụng về. Bạn đọc sẽ không tìm được những câu chuyện có sắp xếp thứ tự, những câu văn trau chuốt hay những kỹ thuật chữ nghĩa tân kỳ, mà chỉ thấy ở đây những lời văn nói thành thực, chắp nhặt dông dài, chỉ nhằm để "mua vui cũng được một vài trống canh".
    Vượt+biên
    Thuở trước 1975, tôi là một học sinh và mục tiêu hàng đầu của tôi trong những năm đó là cố gắng học hành cho đỗ đạt, để làm đẹp lòng Ba Má tôi và bà con, hàng xóm. Thực ra, tôi cũng chẳng biết mình học ra sẽ làm gì, và chưa biết chắc mình có sống sót hay không trong những ngày tháng mà tiếng bom đạn từ cánh đồng bên cạnh, từ vùng giới tuyến vọng về văng vẳng. Việc học hành của tôi cũng có lúc khó khăn do di tản, nay đây mai đó, nhất là trong thời gian chiến tranh lên cao.
    Tôi còn nhớ, cứ mỗi lần nghe tin lính sắp hành quân trong quận là gia đình tôi và bà con hàng xóm lại cuống quít thu dọn đồ đạc, lùa gà, vịt, heo xuống thuyền để tản cư qua một quận khác lánh nạn. Những gia đình nào có con gái lại càng phải tìm cách trốn chạy trước vì sợ bị lính bắt hãm hiep. Mặc dù nghe nói lại, nhưng tôi chưa thấy lính tráng làm nhục phụ nữ bao giờ. Tuy nhiên, tôi đã đôi ba lần chứng kiến cảnh lính vào làng, hùng hổ, ngang nhiên đuổi bắt gà vịt bỏ vào túi quần trước sự sợ hãi của chủ nhân. Ngược lại, tôi cũng có lần gặp nhiều sĩ quan trẻ rất dễ mến trong bộ quân phục rằn ri trông có vẻ dữ dằn. Song, nói chung, tôi không có thiện cảm nhưng cũng chẳng thù oán gì với chế độ (VNC H) lúc đó. Tôi cũng không biết gì nhiều về - và do đó không có cảm tình hay thù địch gì với - chế độ csản ngoài Bắc. Tôi có xem cuốn phim tuyên truyền "Chúng tôi muốn sống", nhưng cũng đủ lý trí để phán đoán rằng nhiều cảnh trong phim là không có thật mà chỉ do chính quyền dựng lên để răn đe dân chúng về sự tàn ác của thể chế csản miền Bắc.
    Sau này, khi lên đại học, tôi mới có dịp bàn luận chuyện ch trị cùng anh em sinh viên. Tôi sớm nhận ra rằng sự có mặt của người Mỹ và sự leo thang chiến tranh do họ chủ xướng ở Việt Nam là điều không cần thiết. Lấy lý do vụ đụng độ ở vịnh Bắc Bộ (mà sau này được chứng tỏ là một nhầm lẫn kỹ thuật) để mang quân đến gây hấn ở một nước nhỏ bé và lạc hậu, thì chẳng khác gì một anh chàng học sinh to con, hung hãn, đang có đầy kích thích tố nam tính (testosterone) trong cơ thể, tay chân ngứa ngáy, ỷ sức mạnh, đi gây chuyện để xô xát với bè bạn yếu thế trong sân trường. Việt Nam là một quốc gia đã tồn tại lâu đời, có một nền văn hóa đầy sức sống, đã từng trải qua hàng ngàn năm đề kháng dưới ách đô hộ của người Trung Quốc. Ấy thế mà Hoa Kỳ đặt nền tảng cho sự có mặt của họ ở Việt Nam là nhằm bảo vệ và xây dựng quốc gia, như thể Việt Nam là một bộ lạc thời đồ đá vừa mới được khám phá! Ở Sài Gòn một thời gian, tôi càng ít có thiện cảm với người Mỹ trước thái độ hống hách của họ đối với dân Việt, và nhất là khi được biết về vụ tàn sát ở Mỹ Lai và chiến dịch ném bom dã man xuống Hà Nội. Dù Hà Nội nằm trong sự kiểm soát của người csản, nhưng Hà Nội là một phần của Việt Nam. Ném bom xuống miền đất lịch sử ngàn năm văn vật, người Mỹ đã khiêu khích và khinh thường lòng ái quốc của người Việt. Một điều không thể chấp nhận được! Thành thử, tôi không quan niệm sự kiện năm 1975 là một chiến bại hay chiến thắng, mà chỉ ghi nhận đó là cái mốc thời gian của hòa bình, thống nhất, và chấm dứt sự có mặt của người Mỹ trên đất nước Việt Nam.
    Do vậy, những năm sau 1975 và đầu năm 1980 là thời kỳ tôi mang đầy lý tưởng tuổi trẻ của một thanh niên mới ra trường, sẵn sàng vì đất nước trong giai đoạn hậu chiến. Với nhiệt tình đó, tôi tham gia nghiên cứu và dạy học trong một viện nghiên cứu thống kê. Tôi có dịp đi khắp đất nước, từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan, từ đồng bằng sông Hồng, qua đồng bằng sông Cửu Long ra tận đảo Phú Quốc. Có đi hết chiều dài đất nước, tôi mới thấy hết cái đẹp, cái hùng vĩ, bao la của một Việt Nam trong thời bình. Những chuyến đi này cũng cho tôi thấy sự tàn phá của chiến tranh quả là ghê gớm: đất nước vẫn còn bất hạnh, đồng hương còn quá lầm than, tuyệt vọng... Mỗi nơi tôi đi qua, tôi đều ghi chép lại dưới dạng phóng sự, tùy bút, thơ, v.v... cho các đài phát thanh và báo chí, kể cả báo "Nhân dân". Tấm lòng vì quê hương và lý tưởng tuổi trẻ đã cho tôi những ngày tháng làm việc hăng say. Tôi tự tìm tòi và học hỏi thêm một môn học mà tôi chưa từng được huấn luyện có hệ thống trước năm 1975.
    Nhưng trớ trêu thay, nhiệt tình của tôi lại được trả giá bằng sự nghi kỵ và kỳ thị. Sau một thời gian dài bị kiểm tra lý lịch, "phê bình và tự phê bình", bị cô lập hóa, tôi thấy tương lai mình đã đi vào ngõ bế tắc và quyết định xin nghỉ việc (trước khi bị đuổi). Thất nghiệp. Về lại với mái nhà an lành ở một làng quê vùng đồng bằng sông Cửu Long, có địa thế mà ông bà ta vẫn hay ước mơ là "nhất cận thị, nhị cận giang", tôi định xin đi dạy học tại trường làng, nhưng với cái lý lịch thiếu màu cách mạng của tôi, người ta cũng chẳng nhận. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ! Nhiều khi tôi sinh ra buồn tủi, oán hận cho số phận mình sinh nhầm thế kỷ. Những lúc như thế, Má tôi luôn ở bên cạnh tôi và khuyên nhủ: "Thôi con à, đừng dính dáng với mấy ổng nữa, chỉ khổ vào thân thôi. Coi cái tướng ốm tong teo của con là Má phát rầu". Rồi Má tôi còn khuyên tôi nên lập gia đình, bằng cách đưa ra một danh sách những cô gái trong làng, kèm theo nhiều lời bình phẩm như cô này giỏi và là con nhà gia giáo; cô kia là giáo viên và là chỗ thân tình của nhà tôi; cô nọ là con bác A. trong làng, người rất đàng hoàng tử tế... Phần đông những cô gái này, tôi chưa hề gặp mặt một lần! Nhưng tôi nghĩ Má tôi nói cũng đúng: có lẽ tôi nên dừng bước "giang hồ" và nên yên phận vui thú điền viên ở đây cho tới ngày giã từ cõi trần. Với bản tính lạc quan trước mọi tình huống, tôi lại hăng say lao vào công việc mới là làm ruộng. (Thực ra, tôi cũng chẳng có bao nhiêu ruộng mà làm vì hơn 90% ruộng đất do Ba Má tôi bao năm đổ mồ hôi nước mắt gây dựng đã biến thành ruộng của hợp tác xã).
    Nhưng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên"; chưa kịp trở thành một nông dân thuần túy thì cùng một người anh và đám bạn cùng cảng ngộ, tôi đã bị lôi cuốn vào một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm: rời Việt Nam. Cái ý tưởng táo bạo - bỏ lại cha mẹ, em út, bà con, hàng xóm để đi vượt biên - chưa bao giờ đến với tôi, nên tôi đã trăn trở và phân vân rất nhiều. Xã hội Việt Nam lúc đó là một xã hội thiếu sự tương giao thành thật giữa người với người. Bạn bè thân mật ngoài đời có thể trở thành người đấu tố hung hăng trong khi làm việc. Người ta theo dõi, soi mói, so đọ nhau từng chi tiết vụn vặt như cái ăn cái uống, vật trang sức, miếng vải, chiếc áo, cái xe đạp, v.v... Một lỗi lầm nhỏ cũng có thể trở thành chướng ngại vật khổng lồ cho đường tiến thân của người có thực tài. Sau nhiều ngày suy đi tính lại, tôi quyết định vượt biên. Nghe tin này, Má tôi rưng rưng nước mắt, nhưng không cản. Ba tôi ngồi tư lự, thỉnh thoảng lắc đầu. Mấy đứa em tôi chưa biết gì, ngạc nhiên mở mắt tròn xoe như tìm hiểu chuyện gì trọng đại sắp xảy ra...
    Ðưa người ta không đưa qua sông
    Sao có tiếng sóng ở trong lòng
    Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (3)

  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Hôm vừa rồi truy cập vào trang web của UNSW thấy tiến sĩ Nguyẽn Văn Tuấn mang học hàm phó giáo sư, (Associate Professor). Các bạn có thể vào đây xem thêm
    http://stvcs.med.unsw.edu.au/stvcs.nsf/staff/2178309?OpenDocument
    Giờ quay trở lại với tùy bút Một lần đi cho bình minh lên sớm.
    (Tiếp theo)
    ]
    PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn
    Mặc dù thi sĩ Thâm Tâm viết những dòng thơ này - thuộc hạng hay nhất trong phong trào Thơ Mới - về một cuộc chia tay giữa đôi bạn trong thời kháng chiến, nhưng mỗi khi nhẩm lại, tôi cứ thấy nao lòng nhớ đến cái buổi chiều "vàng vọt" tôi đã rời quê cha đất tổ để mạo hiểm bước vào một không gian gần như vô định... Tôi nhớ mãi cái ngày tôi rời ngôi làng quê êm ả của tôi. Khi cái nắng chói chang và oi bức của buổi trưa đã trở nên dịu mát hơn, nhóm chúng tôi (gồm năm người) quyết định lên đường. Xuồng (thuyền con) chúng tôi được một anh bạn thân hàng xóm người Khmer chèo bì bõm nương theo dòng nước ròng của con sông êm đềm mang đầy hoa lục bình để ra cửa biển. Vài ngọn gió nhẹ thổi lướt qua rặng dừa nước hai bên bờ sông tạo nên những tiếng động xào xạc như vỗ về, khiến buổi chiều nhiệt đới càng thêm vẻ thanh bình.
    Chìm vào cái không khí thi vị lãng mạn ấy chẳng được bao lâu, tôi đã phải đối đầu với một thực tế bẽ bàng hơn. Sau một đêm dài, xuồng tôi ra tới cửa biển, hòa nhập vào nhiều chiếc thuyền nhỏ đang nhộn nhịp đánh lưới bắt tôm vào buổi sáng. Nhóm chúng tôi lập tức thu hút sự chú ý của những người này. "Ð.M., vượt+biên mày ơi!" Giọng oang oang, một anh chàng đánh tôm báo động với đồng nghiệp của anh ta. Ðã chuẩn bị sẵn, một người trên xuồng trong nhóm tôi bèn ném cho anh ta một món quà hai chỉ vàng để mua sự yên lặng. Anh ta nhìn món quà, cười nhe cái răng vàng óng ánh và nói: "Ði bình an nghen!"
    Nhưng cuộc hải hành của tôi không hẳn "bình an" (nếu hiểu hai chữ này theo nghĩa "yên ổn") như anh chúc, mà cũng không đến nỗi cực kỳ nhọc nhằn hay bi thảm. Chuyến đi như một cuốn phim ngắn với nhiều tình tiết dồn dập, gay cấn... "Tàu" (4) tôi đi gồm hai mươi lăm người thuộc đủ mọi thành phần, trong số đó có cả anh và em tôi. Một số là sĩ quan ngày xưa, một số là dân buôn bán, một số như tôi (tức dân thất nghiệp) và một anh bạn mà tôi quen gọi là "anh Ba Hà Nội" vì anh là dân làm báo, viết lách ở Hà Nội, mới vào Nam được khoảng hai năm. Khi lên thuyền, cả nhóm chúng tôi chẳng biết mình sẽ đi đâu. Một người đề nghị đi Thái Lan và thế là cả nhóm đồng tình ra khơi. Nhưng đi theo hướng nào? Cũng chẳng ai biết, vì chẳng ai có chuẩn bị các công cụ đi biển như la bàn. Tuy nhiên, cái mẫu số chung của chúng tôi lúc đó là cứ ra khơi, cứ đi, miễn là ra khỏi cái hải phận của nước Việt Nam. Một cuộc chạy trốn theo đúng nghĩa của nó! Trước cảnh bao la, vô tận của biển, tôi thấy chiếc thuyền thật mong manh và quá nhỏ nhoi. Ðây là lần đầu tiên tôi được nhìn tận mắt và hiểu được thế nào là "màu xanh nước biển". Xanh biếc. Những con cá heo lặn ngụp chạy đua theo thuyền chúng tôi như một cuộc biểu diễn xiếc tự nhiên. Không một gợn sóng. Biển Việt Nam quả là hiền lành!
    Biển Việt Nam hiền lành bao nhiêu thì biển Thái Lan lại thô bạo bấy nhiêu! Sau khi đã thoát khỏi hải phận Việt Nam, chúng tôi mừng rỡ ra mặt vì nghĩ mình đã được tự do. Nhưng chẳng bao lâu, sự tự do đó lại bị cướp đi một cách thô bạo, lần này không phải do người Việt mà là do người Thái, những kẻ mà có lẽ chính xác hơn nên được gọi là "cướp biển đội lốt ngư phủ." Họ cầm súng và giáo mác, la hét uy hiếp tinh thần chúng tôi; họ tha hồ hành hạ, lục soát, cướp bóc tiền của của bà con trên tàu như ở chỗ không người. Riêng tôi không có tài sản hay tiền bạc gì tùy thân, nên không phải chịu những cực hình nhục nhã; nhưng cái kính cận có gọng màu vàng của tôi, quà tặng của một người thầy nhân dịp tôi tốt nghiệp trung học, cũng không thoát khỏi những cặp mắt thèm thuồng và thô bạo của bọn người mà thế giới thường được biết đến như những tín đồ sùng kính của đạo Phật. Sau khi không còn lấy được gì nữa, họ bỏ đi và để mặc chúng tôi phải đối phó với những cơn sóng biển mỗi lúc một lớn hơn và cuồng bạo hơn. Sau hai ngày cầm cự và khi sóng đã yên, gió đã lặng thì thuyền hết nhiên liệu. Chúng tôi lênh đênh trên biển khơi, phó mặc số phận cho trời. Trong lúc tưởng chừng tuyệt vọng và chỉ còn chờ chết thì thuyền chúng tôi trôi dạt vào bờ biển thuộc một vùng hẻo lánh ở gần biên giới Thái Lan và Mã Lai, có tên là Budi.
    Những ngày tỵnạn đầu tiên
    Lội lên bờ. Mừng hết lớn. Sau ba ngày ba đêm trên biển, đói, khát, nhọc nhằn, chúng tôi đã mệt nhừ. Chính quyền địa phương sắp xếp cho chúng tôi tạm trú ngoài trời, trong một vườn dừa tại một bờ biển cách chỗ chúng tôi đổ bộ chẳng bao xa. Vì là nhóm người Việt đầu tiên lạc đến làng chài này, dân địa phương tò mò kéo đến vây kín mít quanh chúng tôi để... nhìn mặt. Khác với lũ người hung bạo mà tôi gặp trên biển cả, họ là những người dân chài hiền lành, chất phác, luôn nở nụ cười trên môi. Mặc dù có sự khác biệt về ngôn ngữ và trở ngại trong trao đổi bằng tiếng Anh, nói chung dân chúng ở làng này đã đối xử với chúng tôi bằng tình người trong lúc hoạn nạn: khi mới lên bờ, họ mang quần áo, gạo và thức ăn cho chúng tôi sống qua ngày. Tuy nhiên, vào những ngày đầu, cũng đã xảy ra vài chuyện cười ra nước mắt. Ðêm đến, hàng đoàn đàn ông, con trai trong làng vận xà-rông kéo nhau tới ngồi xổm, hai tay chống lên cầm, phì phèo thuốc lá và trố mắt nhìn chúng tôi như nhìn những sinh vật xa lạ! Có người còn bạo dạn giở trò sàm sở (hay thân mật?), họ lại gần sờ tay chân đàn bà con gái, gây ra náo loạn trong nhóm. Tưởng như những kinh hoàng trên biển lại tiếp diễn ở đây. Nhận thấy tình thế không mấy an toàn, nhóm đàn ông nam giới chúng tôi quyết định bảo vệ phái yếu bằng cách ngủ ở vòng ngoài. Hàng ngày, sự phân chia trách nhiệm trong cuộc sống của chúng tôi cũng chẳng khác gì ở thời Trung cổ: nhóm đàn ông, con trai đi tìm việc làm, gỡ cá, giặt rửa lưới cho dân làng (để được trả công bằng cá, gạo hay nước mắm); nhóm đàn bà, con gái ở nhà lo nấu cơm và trông nom trẻ em.
    Trong thời gian ở bờ biển Budi này, chúng tôi có "hân hạnh" đón tiếp hai chiếc tàu đồng hương khác cập bến. Nhóm đầu chỉ có mười người, toàn trai tráng, nguyên là đoàn thủy thủ của một công ty thủy sản trong miền Nam lấy tàu đi vượt biên. Nhóm thứ hai đông hơn, có khoảng năm chục người, cũng bị cướp ngoài khơi đến ba lần và trôi dạt vào đây. Hoàn cảnh xa quê hương và mục tiêu sống sót tại một vùng đất xa lạ đã khiến chúng tôi trở nên gần gũi và thân nhau rất nhanh chóng, chẳng khác gì những người cùng đi chung tàu. Những lúc rảnh rang, tôi thường hay lui tới học hỏi tiếng Anh với một người bạn lớn tuổi mà chúng tôi quen gọi là "chú Ba Trung Tá", vì chú nguyên là trung tá không quân trong quân đội VNCH trước 1975. Chú cũng là người gốc Bình Ðịnh và nghèo "rớt mồng tơi" như tôi, nên hai chúng tôi dễ dàng thông cảm với nhau. Suốt ngày, chú chỉ mặc mỗi cái quần xà lỏn và ở trần hùi hụi, rong chơi, tán gẫu, kể chuyện tiếu lâm. Chú Ba Trung Tá từng học ở Mỹ cả ba năm, nên chú rất thông thạo Anh ngữ. Nghe và nhìn cách chú nói chuyện với các viên chức người Thái mà tôi, với một trình độ tiếng Anh không đếm nổi từ một đến mười, phục sát đất, và nghĩ không biết bao giờ mình mới nói được như chú. Có lần, một người Thái khen chú nói tiếng Anh giỏi, nhưng chú quay lại cười nói với tôi (ngay trước mặt người khen đó): "Tao nói tiếng Anh giọng nước mắm thì nhằm nhò gì, thằng mọi này nó dốt mới khen tao vậy chớ..." Tôi thích cái thái độ tự tin đến nỗi trịch thượng của chú đối với người Thái. Nhưng tôi cũng lo lắng là biết bao giờ tôi mới có khả năng nói tiếng Anh như chú ấy!
    Nhờ chú Ba Trung Tá, cả ba nhóm tàu tỵnạn đều hoàn tất thủ tục của Cao ủy Tỵnạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commission for Refugees, UNHCR) một cách êm xuôi. Sau hai tháng ở Budi, cả ba nhóm chúng tôi được chuyển lên một trại tỵnạn qui mô ở tỉnh Songkhla, thuộc miền nam Thái Lan (Songkhla là tên của một hoàng tử Thái).
    Trại tỵnạn Songkhla nằm ngay bên cạnh bờ biển khá đẹp, được bao bọc bởi một dãy núi phía sau và dĩ nhiên là xung quanh được rào bằng kẽm gai. Nếu tôi nhớ không lầm, chiều ngang của trại chỉ khoảng năm mươi thước, chiều dài thì đi bộ chỉ mười lăm phút là hết. Ấy thế mà trại này lại là chỗ cư ngụ hàng ngày cho trung bình khoảng năm ngàn dân tỵ nạn; nghe nói lúc cao điểm, dân số trong trại lên đến mươi ngàn người!
    (Còn tiếp)
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 21/03/2005
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Hôm vừa rồi truy cập vào trang web của UNSW thấy tiến sĩ Nguyẽn Văn Tuấn mang học hàm phó giáo sư, (Associate Professor). Các bạn có thể vào đây xem thêm
    http://stvcs.med.unsw.edu.au/stvcs.nsf/staff/2178309?OpenDocument
    Giờ quay trở lại với tùy bút Một lần đi cho bình minh lên sớm.
    (Tiếp theo)
    ]
    PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn
    Mặc dù thi sĩ Thâm Tâm viết những dòng thơ này - thuộc hạng hay nhất trong phong trào Thơ Mới - về một cuộc chia tay giữa đôi bạn trong thời kháng chiến, nhưng mỗi khi nhẩm lại, tôi cứ thấy nao lòng nhớ đến cái buổi chiều "vàng vọt" tôi đã rời quê cha đất tổ để mạo hiểm bước vào một không gian gần như vô định... Tôi nhớ mãi cái ngày tôi rời ngôi làng quê êm ả của tôi. Khi cái nắng chói chang và oi bức của buổi trưa đã trở nên dịu mát hơn, nhóm chúng tôi (gồm năm người) quyết định lên đường. Xuồng (thuyền con) chúng tôi được một anh bạn thân hàng xóm người Khmer chèo bì bõm nương theo dòng nước ròng của con sông êm đềm mang đầy hoa lục bình để ra cửa biển. Vài ngọn gió nhẹ thổi lướt qua rặng dừa nước hai bên bờ sông tạo nên những tiếng động xào xạc như vỗ về, khiến buổi chiều nhiệt đới càng thêm vẻ thanh bình.
    Chìm vào cái không khí thi vị lãng mạn ấy chẳng được bao lâu, tôi đã phải đối đầu với một thực tế bẽ bàng hơn. Sau một đêm dài, xuồng tôi ra tới cửa biển, hòa nhập vào nhiều chiếc thuyền nhỏ đang nhộn nhịp đánh lưới bắt tôm vào buổi sáng. Nhóm chúng tôi lập tức thu hút sự chú ý của những người này. "Ð.M., vượt+biên mày ơi!" Giọng oang oang, một anh chàng đánh tôm báo động với đồng nghiệp của anh ta. Ðã chuẩn bị sẵn, một người trên xuồng trong nhóm tôi bèn ném cho anh ta một món quà hai chỉ vàng để mua sự yên lặng. Anh ta nhìn món quà, cười nhe cái răng vàng óng ánh và nói: "Ði bình an nghen!"
    Nhưng cuộc hải hành của tôi không hẳn "bình an" (nếu hiểu hai chữ này theo nghĩa "yên ổn") như anh chúc, mà cũng không đến nỗi cực kỳ nhọc nhằn hay bi thảm. Chuyến đi như một cuốn phim ngắn với nhiều tình tiết dồn dập, gay cấn... "Tàu" (4) tôi đi gồm hai mươi lăm người thuộc đủ mọi thành phần, trong số đó có cả anh và em tôi. Một số là sĩ quan ngày xưa, một số là dân buôn bán, một số như tôi (tức dân thất nghiệp) và một anh bạn mà tôi quen gọi là "anh Ba Hà Nội" vì anh là dân làm báo, viết lách ở Hà Nội, mới vào Nam được khoảng hai năm. Khi lên thuyền, cả nhóm chúng tôi chẳng biết mình sẽ đi đâu. Một người đề nghị đi Thái Lan và thế là cả nhóm đồng tình ra khơi. Nhưng đi theo hướng nào? Cũng chẳng ai biết, vì chẳng ai có chuẩn bị các công cụ đi biển như la bàn. Tuy nhiên, cái mẫu số chung của chúng tôi lúc đó là cứ ra khơi, cứ đi, miễn là ra khỏi cái hải phận của nước Việt Nam. Một cuộc chạy trốn theo đúng nghĩa của nó! Trước cảnh bao la, vô tận của biển, tôi thấy chiếc thuyền thật mong manh và quá nhỏ nhoi. Ðây là lần đầu tiên tôi được nhìn tận mắt và hiểu được thế nào là "màu xanh nước biển". Xanh biếc. Những con cá heo lặn ngụp chạy đua theo thuyền chúng tôi như một cuộc biểu diễn xiếc tự nhiên. Không một gợn sóng. Biển Việt Nam quả là hiền lành!
    Biển Việt Nam hiền lành bao nhiêu thì biển Thái Lan lại thô bạo bấy nhiêu! Sau khi đã thoát khỏi hải phận Việt Nam, chúng tôi mừng rỡ ra mặt vì nghĩ mình đã được tự do. Nhưng chẳng bao lâu, sự tự do đó lại bị cướp đi một cách thô bạo, lần này không phải do người Việt mà là do người Thái, những kẻ mà có lẽ chính xác hơn nên được gọi là "cướp biển đội lốt ngư phủ." Họ cầm súng và giáo mác, la hét uy hiếp tinh thần chúng tôi; họ tha hồ hành hạ, lục soát, cướp bóc tiền của của bà con trên tàu như ở chỗ không người. Riêng tôi không có tài sản hay tiền bạc gì tùy thân, nên không phải chịu những cực hình nhục nhã; nhưng cái kính cận có gọng màu vàng của tôi, quà tặng của một người thầy nhân dịp tôi tốt nghiệp trung học, cũng không thoát khỏi những cặp mắt thèm thuồng và thô bạo của bọn người mà thế giới thường được biết đến như những tín đồ sùng kính của đạo Phật. Sau khi không còn lấy được gì nữa, họ bỏ đi và để mặc chúng tôi phải đối phó với những cơn sóng biển mỗi lúc một lớn hơn và cuồng bạo hơn. Sau hai ngày cầm cự và khi sóng đã yên, gió đã lặng thì thuyền hết nhiên liệu. Chúng tôi lênh đênh trên biển khơi, phó mặc số phận cho trời. Trong lúc tưởng chừng tuyệt vọng và chỉ còn chờ chết thì thuyền chúng tôi trôi dạt vào bờ biển thuộc một vùng hẻo lánh ở gần biên giới Thái Lan và Mã Lai, có tên là Budi.
    Những ngày tỵnạn đầu tiên
    Lội lên bờ. Mừng hết lớn. Sau ba ngày ba đêm trên biển, đói, khát, nhọc nhằn, chúng tôi đã mệt nhừ. Chính quyền địa phương sắp xếp cho chúng tôi tạm trú ngoài trời, trong một vườn dừa tại một bờ biển cách chỗ chúng tôi đổ bộ chẳng bao xa. Vì là nhóm người Việt đầu tiên lạc đến làng chài này, dân địa phương tò mò kéo đến vây kín mít quanh chúng tôi để... nhìn mặt. Khác với lũ người hung bạo mà tôi gặp trên biển cả, họ là những người dân chài hiền lành, chất phác, luôn nở nụ cười trên môi. Mặc dù có sự khác biệt về ngôn ngữ và trở ngại trong trao đổi bằng tiếng Anh, nói chung dân chúng ở làng này đã đối xử với chúng tôi bằng tình người trong lúc hoạn nạn: khi mới lên bờ, họ mang quần áo, gạo và thức ăn cho chúng tôi sống qua ngày. Tuy nhiên, vào những ngày đầu, cũng đã xảy ra vài chuyện cười ra nước mắt. Ðêm đến, hàng đoàn đàn ông, con trai trong làng vận xà-rông kéo nhau tới ngồi xổm, hai tay chống lên cầm, phì phèo thuốc lá và trố mắt nhìn chúng tôi như nhìn những sinh vật xa lạ! Có người còn bạo dạn giở trò sàm sở (hay thân mật?), họ lại gần sờ tay chân đàn bà con gái, gây ra náo loạn trong nhóm. Tưởng như những kinh hoàng trên biển lại tiếp diễn ở đây. Nhận thấy tình thế không mấy an toàn, nhóm đàn ông nam giới chúng tôi quyết định bảo vệ phái yếu bằng cách ngủ ở vòng ngoài. Hàng ngày, sự phân chia trách nhiệm trong cuộc sống của chúng tôi cũng chẳng khác gì ở thời Trung cổ: nhóm đàn ông, con trai đi tìm việc làm, gỡ cá, giặt rửa lưới cho dân làng (để được trả công bằng cá, gạo hay nước mắm); nhóm đàn bà, con gái ở nhà lo nấu cơm và trông nom trẻ em.
    Trong thời gian ở bờ biển Budi này, chúng tôi có "hân hạnh" đón tiếp hai chiếc tàu đồng hương khác cập bến. Nhóm đầu chỉ có mười người, toàn trai tráng, nguyên là đoàn thủy thủ của một công ty thủy sản trong miền Nam lấy tàu đi vượt biên. Nhóm thứ hai đông hơn, có khoảng năm chục người, cũng bị cướp ngoài khơi đến ba lần và trôi dạt vào đây. Hoàn cảnh xa quê hương và mục tiêu sống sót tại một vùng đất xa lạ đã khiến chúng tôi trở nên gần gũi và thân nhau rất nhanh chóng, chẳng khác gì những người cùng đi chung tàu. Những lúc rảnh rang, tôi thường hay lui tới học hỏi tiếng Anh với một người bạn lớn tuổi mà chúng tôi quen gọi là "chú Ba Trung Tá", vì chú nguyên là trung tá không quân trong quân đội VNCH trước 1975. Chú cũng là người gốc Bình Ðịnh và nghèo "rớt mồng tơi" như tôi, nên hai chúng tôi dễ dàng thông cảm với nhau. Suốt ngày, chú chỉ mặc mỗi cái quần xà lỏn và ở trần hùi hụi, rong chơi, tán gẫu, kể chuyện tiếu lâm. Chú Ba Trung Tá từng học ở Mỹ cả ba năm, nên chú rất thông thạo Anh ngữ. Nghe và nhìn cách chú nói chuyện với các viên chức người Thái mà tôi, với một trình độ tiếng Anh không đếm nổi từ một đến mười, phục sát đất, và nghĩ không biết bao giờ mình mới nói được như chú. Có lần, một người Thái khen chú nói tiếng Anh giỏi, nhưng chú quay lại cười nói với tôi (ngay trước mặt người khen đó): "Tao nói tiếng Anh giọng nước mắm thì nhằm nhò gì, thằng mọi này nó dốt mới khen tao vậy chớ..." Tôi thích cái thái độ tự tin đến nỗi trịch thượng của chú đối với người Thái. Nhưng tôi cũng lo lắng là biết bao giờ tôi mới có khả năng nói tiếng Anh như chú ấy!
    Nhờ chú Ba Trung Tá, cả ba nhóm tàu tỵnạn đều hoàn tất thủ tục của Cao ủy Tỵnạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commission for Refugees, UNHCR) một cách êm xuôi. Sau hai tháng ở Budi, cả ba nhóm chúng tôi được chuyển lên một trại tỵnạn qui mô ở tỉnh Songkhla, thuộc miền nam Thái Lan (Songkhla là tên của một hoàng tử Thái).
    Trại tỵnạn Songkhla nằm ngay bên cạnh bờ biển khá đẹp, được bao bọc bởi một dãy núi phía sau và dĩ nhiên là xung quanh được rào bằng kẽm gai. Nếu tôi nhớ không lầm, chiều ngang của trại chỉ khoảng năm mươi thước, chiều dài thì đi bộ chỉ mười lăm phút là hết. Ấy thế mà trại này lại là chỗ cư ngụ hàng ngày cho trung bình khoảng năm ngàn dân tỵ nạn; nghe nói lúc cao điểm, dân số trong trại lên đến mươi ngàn người!
    (Còn tiếp)
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 21/03/2005
  10. tuan_ma

    tuan_ma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Chào anh boxwehn,
    Xin lỗi vì không giữ liên lạc thường xuyên với anh, vì công việc dạo này bận bịu quá. Tôi cùng các đồng nghiệp phải chạy vắt giò lên cổ để cố gắng sao cho chương trình "Từ Bốn Phương Trời" phát được mỗi số một tháng. Mong anh thông cảm.
    Chúng tôi luôn hoan nghênh những tham gia và đóng góp của các anh chị. Tôi thấy cái đảo Bắc Âu này cũng có nhiều cái hay cũng có thể đưa vào chương trình lắm. Chắc là anh boxwehn là một trong những tiền bối đến khai khẩn cái đảo này. Đọc bài của anh tôi cũng khoái lắm, nhất là cái bài về chuyện Nguyễn Công Trứ và cô đào hát. Chúng tôi rất muốn được đi đến tận nơi gặp các anh chị và làm phim tại hiện trường, nhưng ngặt nỗi là kinh phí cho chương trình có hạn, nên ước muốn đó chỉ là ước muốn thôi, cho nên trông mong nhiều vào các anh chị Việt kiều ở nước ngoài.
    Nhân đây, xin hỏi anh boxwehn có thể tham gia chương trình ở mức độ nào, anh có thể quay phim hay chụp ảnh không? Mong anh cho tôi biết thêm về bản thân để tôi tiện liên lạc với anh và báo cáo tình hình với sếp, vì chẳng lẽ nói với sếp rằng "anh ơi, em có liên lạc với một anh hay lắm, anh ấy tên là boxwehn"
    Chúc sức khoẻ các anh chị,
    Chào trân trọng
    Huy Phong

Chia sẻ trang này