1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời gọi những nhịp cầu để thắt chặt tình đoàn kết dân tộc!!!!!! Hai tiếng "Việt kiều"

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi tuan_ma, 01/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuan_ma

    tuan_ma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Chào anh boxwehn,
    Xin lỗi vì không giữ liên lạc thường xuyên với anh, vì công việc dạo này bận bịu quá. Tôi cùng các đồng nghiệp phải chạy vắt giò lên cổ để cố gắng sao cho chương trình "Từ Bốn Phương Trời" phát được mỗi số một tháng. Mong anh thông cảm.
    Chúng tôi luôn hoan nghênh những tham gia và đóng góp của các anh chị. Tôi thấy cái đảo Bắc Âu này cũng có nhiều cái hay cũng có thể đưa vào chương trình lắm. Chắc là anh boxwehn là một trong những tiền bối đến khai khẩn cái đảo này. Đọc bài của anh tôi cũng khoái lắm, nhất là cái bài về chuyện Nguyễn Công Trứ và cô đào hát. Chúng tôi rất muốn được đi đến tận nơi gặp các anh chị và làm phim tại hiện trường, nhưng ngặt nỗi là kinh phí cho chương trình có hạn, nên ước muốn đó chỉ là ước muốn thôi, cho nên trông mong nhiều vào các anh chị Việt kiều ở nước ngoài.
    Nhân đây, xin hỏi anh boxwehn có thể tham gia chương trình ở mức độ nào, anh có thể quay phim hay chụp ảnh không? Mong anh cho tôi biết thêm về bản thân để tôi tiện liên lạc với anh và báo cáo tình hình với sếp, vì chẳng lẽ nói với sếp rằng "anh ơi, em có liên lạc với một anh hay lắm, anh ấy tên là boxwehn"
    Chúc sức khoẻ các anh chị,
    Chào trân trọng
    Huy Phong
  2. tuan_ma

    tuan_ma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tái bút:
    Chương trình tháng 3 sẽ là về Thanh niên Việt Nam tại Paris, Thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, và du học sinh Việt Nam tại Singapore. Được phát sóng vào cuối tháng 3. Tôi sẽ sớm cung cấp link để anh chị xem.
    Chào
  3. tuan_ma

    tuan_ma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tái bút:
    Chương trình tháng 3 sẽ là về Thanh niên Việt Nam tại Paris, Thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, và du học sinh Việt Nam tại Singapore. Được phát sóng vào cuối tháng 3. Tôi sẽ sớm cung cấp link để anh chị xem.
    Chào
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Trời!!!
    Box Bắc Âu này được lên ti vi thì quả là một vinh dự lớn. Bà con trong box có bao nhiêu nick thì vote * cho bạn tuan_ma!!! Chỉ đề nghị với bạn nếu đưa box lên ti vi thì không đưa 1 cá nhân nào cả. Box chúng tôi là cả một tập thể thầm lặng đọc và đóng góp bài.
    Phim thì tôi chưa quay bao giờ. Chụp ảnh thì toàn chụp bằng máy tự động, giơ lên là bấm ăn liền. Nếu đài truyền hình có nhã ý gửi máy sang cho sử dụng thì gửi kèm luôn hướng dẫn. Nhưng đừng bắt anh em chúng tôi đặt cược. Sinh viên nghèo lắm. Tôi bảo đảm sẽ giữ thật cẩn thận nhưng không thể đảm bảo được những chuyện rủi ro nếu xảy ra với máy. Vì vậy bạn tham mưu với sếp hoặc mua bảo hiểm cho máy đắt tiền hoặc gửi máy vừa tiền thôi, xong công việc thì khấu hao luôn rồi ?kỉ niệm luôn box Bắc Âu.
    Chúng mình ở đây gồm 4 nước, như vậy có thể làm 4 bộ phim. Hưởng ứng đi các bạn. Quay về đời sống của sinh viên xa nhà và xen vào một vài cảnh của đất nước các bạn chắc cũng không khó quá. Phần tôi, tôi dự định sẽ quay về cuộc sống của nhưng gia đình Việt kiều ở đây cùng với những tâm tư và nguyện vọng của họ. Cũng muốn truyền tải một cái gì đó qua những cảnh quay của mình. Nói chung dự định là nhiều nhưng hiện giờ tôi không có một kịch bản gì cả và quan trọng hơn tôi không có một tí nghiệp vụ trong lĩnh vực điện ảnh. Vì vậy tôi sẽ quay các cảnh ngắn cùng với chú thích từng cảnh. Sau đó gửi về để bạn lắp ráp và chỉnh sửa. Chỗ nào đạt thì dùng, không đạt sẽ quay lại. Bạn thấy thế nào?
    Quay như thế thì sẽ phải có 1-2 bạn nữa đi cùng. Bạn nài với sếp chi thêm cho anh em chúng tôi tiền đi lại, ăn ở giữa các thành phố (nếu có). Tất nhiên tôi sẽ thông báo trước là sẽ đi từ đâu đến đâu, chi phí cụ thể thế nào để sếp bạn duyệt trước. Cái vụ vé máy bay sếp bạn duyệt chưa nhỉ? Anh hai Sài Gòn chắc hào phóng lắm đây. Mỗi anh em trong nhóm làm phim chắc thế nào cũng được 1 vé máy bay hạng thương gia về VN ấy nhỉ?!
    Tôi chỉ là dân ngồi bệt thôi bạn. Năm ngoái có đi cùng với 1 đoàn làm phim tài liệu của Quí đài. Chú đạo diễn hay anh quay phim gì đó tên là Minh thì phải. Khổ! Phận con sâu cái kiến chả nhớ được tên các anh các chú thì hi vọng gì các anh các chú nhớ đến mình. Vẫn phải hi vọng thôi. Bạn về hỏi dùm, nếu các anh các chú có nhớ ra và hỏi tôi có phải là thằng này thằng nọ không thì xin đừng mang những câu đó lên TTVN nhé.
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 05:26 ngày 25/03/2005
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Trời!!!
    Box Bắc Âu này được lên ti vi thì quả là một vinh dự lớn. Bà con trong box có bao nhiêu nick thì vote * cho bạn tuan_ma!!! Chỉ đề nghị với bạn nếu đưa box lên ti vi thì không đưa 1 cá nhân nào cả. Box chúng tôi là cả một tập thể thầm lặng đọc và đóng góp bài.
    Phim thì tôi chưa quay bao giờ. Chụp ảnh thì toàn chụp bằng máy tự động, giơ lên là bấm ăn liền. Nếu đài truyền hình có nhã ý gửi máy sang cho sử dụng thì gửi kèm luôn hướng dẫn. Nhưng đừng bắt anh em chúng tôi đặt cược. Sinh viên nghèo lắm. Tôi bảo đảm sẽ giữ thật cẩn thận nhưng không thể đảm bảo được những chuyện rủi ro nếu xảy ra với máy. Vì vậy bạn tham mưu với sếp hoặc mua bảo hiểm cho máy đắt tiền hoặc gửi máy vừa tiền thôi, xong công việc thì khấu hao luôn rồi ?kỉ niệm luôn box Bắc Âu.
    Chúng mình ở đây gồm 4 nước, như vậy có thể làm 4 bộ phim. Hưởng ứng đi các bạn. Quay về đời sống của sinh viên xa nhà và xen vào một vài cảnh của đất nước các bạn chắc cũng không khó quá. Phần tôi, tôi dự định sẽ quay về cuộc sống của nhưng gia đình Việt kiều ở đây cùng với những tâm tư và nguyện vọng của họ. Cũng muốn truyền tải một cái gì đó qua những cảnh quay của mình. Nói chung dự định là nhiều nhưng hiện giờ tôi không có một kịch bản gì cả và quan trọng hơn tôi không có một tí nghiệp vụ trong lĩnh vực điện ảnh. Vì vậy tôi sẽ quay các cảnh ngắn cùng với chú thích từng cảnh. Sau đó gửi về để bạn lắp ráp và chỉnh sửa. Chỗ nào đạt thì dùng, không đạt sẽ quay lại. Bạn thấy thế nào?
    Quay như thế thì sẽ phải có 1-2 bạn nữa đi cùng. Bạn nài với sếp chi thêm cho anh em chúng tôi tiền đi lại, ăn ở giữa các thành phố (nếu có). Tất nhiên tôi sẽ thông báo trước là sẽ đi từ đâu đến đâu, chi phí cụ thể thế nào để sếp bạn duyệt trước. Cái vụ vé máy bay sếp bạn duyệt chưa nhỉ? Anh hai Sài Gòn chắc hào phóng lắm đây. Mỗi anh em trong nhóm làm phim chắc thế nào cũng được 1 vé máy bay hạng thương gia về VN ấy nhỉ?!
    Tôi chỉ là dân ngồi bệt thôi bạn. Năm ngoái có đi cùng với 1 đoàn làm phim tài liệu của Quí đài. Chú đạo diễn hay anh quay phim gì đó tên là Minh thì phải. Khổ! Phận con sâu cái kiến chả nhớ được tên các anh các chú thì hi vọng gì các anh các chú nhớ đến mình. Vẫn phải hi vọng thôi. Bạn về hỏi dùm, nếu các anh các chú có nhớ ra và hỏi tôi có phải là thằng này thằng nọ không thì xin đừng mang những câu đó lên TTVN nhé.
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 05:26 ngày 25/03/2005
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một lần đi cho bình minh lên sớm
    (tiếp theo)
    Nhà, hay nói đúng hơn là chòi, mọc lên san sát. Ngày đầu tiên nhập trại Songkhla, tôi tưởng mình lạc vào một thành phố ở Việt Nam. Hai bên đường chật hẹp, những hàng quán bán cơm, phở, hủ tiếu, cà phê... mọc lên đầy rẫy. Phần đông khách hàng là những chàng trai mặt mũi rất "ngầu", tóc dài chấm vai (nom y như những tay đóng vai du côn trong các phim xã hội đen), phì phèo những điếu thuốc lá "Samit" hay "555" bên ly cà phê đen. Phía trong quán thì ồn ào đài loa với những bản nhạc vàng ảo não, nhạc rock xập xình, nhạc nhà binh hùng tráng, nhạc chống cộng, v.v... được phát thanh với một âm lượng tối đa, làm đinh tai nhức óc những ai không may mắn phải đứng trước những cặp loa này. Trên đường lộ, dập dìu tài tử giai nhân son phấn lòe loẹt, vàng đeo lóng lánh, trong những bộ quần áo thời trang Âu Mỹ đắc tiền, họ đi "dạo phố" như trẩy hội. Tôi ngạc nhiên và tự hỏi không biết tiền đâu ra mà họ lại có cuộc sống khá sung túc như vậy ở một trại tạm dung. Vốn xuất thân từ một vùng quê, tôi cảm thấy mình vừa quê mùa vừa bơ vơ lạc lõng như một thành phần "vô gia cư" (outcast) trong cái xã hội tỵnạn này.
    Từ lúc lên bờ cho đến khi đi chuyển trại, tài sản duy nhất mà tôi có là hai cái quần soóc và hai chiếc áo ngắn tay do một ông chủ ở Budi tặng cho. Nhiều khi đi qua các hàng quán, thỉnh thoảng nghe một đoạn nhạc do chính Nguyệt Ánh sáng tác và ca:
    Ôi me yêu ơi,
    con lang thang giữa phố đông người;
    Tuy phố đông người,
    Nhưng con lạc loài một bóng đơn côi...
    hay
    Nắng nơi đây vẫn là nắng ấm
    Nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương (5)
    mà tôi lại thấy buồn vời vợi...
    Nhưng, qua tìm hiểu, tôi mới thấy những phồn vinh, náo nhiệt kia chẳng khác gì những lớp phấn son được sơn trét một cách vội vã lên mặt những cô gái để cố tình xóa lấp đi những nỗi ám ảnh của một quá khứ quá khủng khiếp. Lên đến Songkhla và có dịp nghe những câu chuyện thương tâm của đồng hương, tôi mới thấy chuyến đi của mình còn may mắn chán. Tôi nghe nhiều câu chuyện rất kinh hoàng về cướp biển, mà chữ nghĩa có khi không tả hết được nỗi tang thương người Việt mình đã gánh chịu. Có nhiều trường hợp cả tàu bị thảm sát trên biển cả. Có trường hợp bọn cướp biển làm nhục phụ nữ ngay trước mặt người thân. Nhiều người bị bệnh tâm thần khi lên đến trại này.
    Tôi không nghĩ là mình có thể quên được những câu chuyện thương tâm của nạn nhân bọn cướp biển Thái Lan. Nếu tôi phải dùng một từ ngữ mạnh, đó là: không bao giờ quên và cũng không bao giờ tha thứ! Có thể nói tội ác của người Thái đối với người tỵnạn Việt Nam sánh tương đương với bọn Ðức Quốc xã đối với dân Do Thái, với bọn Pol Pot với dân Campuchea. Thế giới đã nghe nhiều về "tàn sát hàng loạt" (holocaust), "cánh đồng chết chóc" (killing field), nhưng thế giới chưa nghe hay chưa biết nhiều về "sát hải" (killing sea) (6). Vùng biển Thái Lan từng là nơi đã chôn vùi biết bao thân xác của đồng hương ta. Không phải ngẫu nhiên mà Du Tử Lê muốn mang xác mình ra biển khi qua đời:
    Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
    Nước ngược dòng sẽ đẩy xác tôi đi
    Bên kia biển là quê hương tôi đó
    Rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
    ...
    Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển
    Ðừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
    Những năm trước bao người ngon miệng cá
    Thì sá gì thêm một xác cong queo (7).
    Những người Việt xấu xa
    Bị người ngoại bang sát hại đã là một nỗi nhục nhã, nhưng bị chính người tỵnạn hành hạ lại còn nhục nhã và đau lòng hơn. Songkhla là nơi mà tôi đã chứng kiến những hành động xấu xa và dã man của người Việt đối với người Việt. Ngày đầu vào trại, ngoài nhóm của chúng tôi đến từ Budi, còn có nhiều nhóm tỵnạn từ các nơi xa xôi khác được chuyển về bằng xe buýt. Từ ngoài cổng, chúng tôi chầm chậm đi vào vào trại theo hàng hai. Hai bên đường có đầy đồng hương đứng xem, ồn ào như một cái chợ. Người thì dán mắt tìm xem có thân nhân, bà con của mình mới sang không; người thì dò xét, nhận diện xem có kẻ thù năm xửa năm xưa nào đến trại hay không. Người có thân nhân thì nước mắt dàn dụa, tay bắt mặt mừng. Người tìm được kẻ thù thì biến thành một kẻ hung bạo, tàn ác.
    Hôm tôi nhập trại, có một thanh niên nọ bị tố cáo là "csản", anh ta bị lôi kéo ra khỏi hàng và bị đánh ngay trên đường vào trại, trước sự mục kích của người đứng hai bên đường. Thấy không ai can ngăn và vì không chịu được cảnh tượng như thế, tôi bước ra hàng định cản, nhưng một trong ba người đang hành hung dí ngón tay vào trán tôi gằn từng tiếng (mà tôi nhớ y như ngày hôm qua):
    "Ð.M., muốn gì? Mày cũng là csản hả?"
    Anh tôi lôi ra ngoài, chứ không thì chắc tôi cũng bị đánh tơi bời ngày hôm đó. Anh thanh niên đó bị đánh đến nỗi không còn đi được, người ta phải chở vào nhà thương điều trị và nghe nói sau này anh bị tật. Ðó là lần đầu tiên tôi mục kích cảnh người đánh người tàn bạo, không thương tiếc như thế. Ngày xưa, chính tôi cũng từng bị cảnh sát tra tấn khi xuống đường biểu tình, nhưng họ chỉ nện vài dùi cui cảnh cáo, chứ không đến nỗi quá tàn nhẫn như vậy.
    Sau cú sốc đó, tôi lại bị một cú sốc khác lớn hơn. Sau khi nhập trại, chúng tôi bị dẫn độ vào một hội trường, chung quanh có nhân viên của Ban Trật tự người Việt canh giữ. Họ đóng cửa chính lại, nhưng phía ngoài cửa sổ thì có đầy người đứng xem. Mục đích của buổi họp này là nhằm phổ biến về nội quy sinh hoạt trong trại, nhưng thực tế lại là một cuộc thăm dò tìm kẻ thù, một trò khủng bố tinh thần. Trên bục diễn giả là một ông chức sắc trong ban quản trị của trại và cũng là cựu quân nhân; bằng một giọng Bắc kỳ nghiêm trọng và vẻ mặt đằng đằng sát khí, ông ta yêu cầu chúng tôi phải khai báo thành khẩn là đã làm việc gì với chế độ csản. Bắt chước thủ thuật đe dọa của người csản, ông ta nói thêm rằng nếu không khai thì tình báo của ông ta cũng biết thôi, nhưng khai thì sẽ được khoan hồng. Tôi rất ngạc nhiên về thủ tục này, vì nghĩ là tất cả lời khai của mình đều đã được nhân viên Cao ủy Tỵnạn Liên Hiệp Quốc ghi chép ở Budi; vậy thì cuộc khai báo này là khai với ai?
    Tuy nhiên, tôi nghĩ vì mình từng làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong một trường đại học ở Sài Gòn một thời gian, nên cũng định khai báo cho rõ ràng. Nhưng bữa đó, tôi đã gặp may: một người em họ nhập trại trước tôi vài tháng đang đứng bên cạnh cửa sổ đưa tay ra hiệu cho tôi đừng khai. Anh Ba Hà Nội ngồi cạnh tôi và có lẽ anh có kinh nghiệm hơn tôi về những trò này, cũng khuyên tôi là cứ lờ đi cái "lý lịch csản" đó. Tôi và anh Ba Hà Nội thoát nạn. Bất hạnh thay, những người khác - trong đó có T. và S., hai anh bạn của tôi thuộc đoàn tàu "Thủy sản" từ Budi lên - đã thành thật khai báo là họ có làm việc sau 1975 trên cương vị tài công và thủy thủ. Liền sau đó, hai anh ấy được "mời" lên Ban Trật Tự "làm việc". Cả hai đều bị đánh nhừ tử. Mặt họ bị sưng húp, mắt thì bầm tím, nhưng ánh mắt đầy vẻ hận thù. Tối hôm đó, tôi nằm ngủ bên cạnh hai anh ở phía ngoài căn chòi bên cái giếng nước, nghe anh T. thề rằng sẽ có ngày trả thù bọn người mà anh ta gọi là "lũ chó đẻ".
    Tôi ngao ngán cho số phận tỵ nạn. Hết bị người Thái hành hạ, giờ đến bị nhóm người đồng hương tự nhận là "yêu chuộng tự do" đánh đập. Sau lần T. và S. bị đánh, có một cựu sĩ quan đi chung thuyền với tôi, lân la tìm chỗ tôi trú ngụ và nói bâng quơ: "Tao mà nói ra thì có thằng còn bị đánh nữa!" Ý anh ta muốn nói tôi và anh Ba Hà Nội. Tôi kinh tởm cho anh chàng sĩ quan này vì anh ta là người "đi ké" và từng bị chê là hèn khi đi trên thuyền, thế mà giờ này trở mặt mau như thế!
    Có thể nói trại tỵnạn Songkhla là một nước VN CH thu nhỏ. Nếu ngày xưa VN CH có tổng thống thì trại Songkhla có trưởng trại; ngày xưa có Bộ Nội vụ thì ngày nay có "Ban Trật tự"; Bộ Thông tin Văn hóa nay được được "đổi tên" thành "Ban Thông tin Văn hóa"; các quân nhân, sĩ quan VN CH ngày xưa nay trở thành "cựu quân nhân", có người còn tự cho mình lên chức (xưa là trung úy nay thành đại úy!) Ngày xưa VN CH có hối lộ và tham nhũng, thì ngày nay ngay trong trại tỵ nạn, cũng có tham ô và hối lộ. Có khi cường độ tham nhũng còn trắng trợn và tàn bạo hơn. Theo qui chế của Cao ủy Tỵnạn lúc đó, chúng tôi, những người mới nhập trại, đáng lẽ được cấp một cái áo thun, một cái quần và vài lít gạo để sống. Nhưng nhóm Budi của chúng tôi chẳng được một món nào. Ðược biết người em họ nhập trại trước tôi đang làm trong Ban Phân phát hàng hóa, tôi hỏi nó tại sao tôi không được phát gì cả. Ông em tôi ôm bụng cười ha hả như chưa bao giờ vui hơn, và nói đại ý: "Ở đây, bọn nó bán hết rồi, anh làm gì có được mấy thứ đó! Anh có tiền thì mới mua được". Tôi càng ngao ngán hơn và nghĩ chả lẽ mình phải chết đói ở đây. Nhưng ông em tôi chạy đi đâu một lúc và mang về ba lít gạo cho anh em tôi đủ sống ít ngày. Ban Bưu tín cũng là một trung tâm khét tiếng ăn chặn, ăn cắp - hay nói đúng hơn là ăn cướp - tiền bạc của người tỵ nạn. Nhiều thư từ và tiền bạc từ nước ngoài chẳng bao giờ tới tay thân nhân trong trại. Tôi cũng là một nạn nhân của Ban Bưu tín này. Và nếu đồ có được chuyển tới tay người thân thì cũng bị cắt xén, ăn chặn.
    Trong khi có "ban" chỉ nhằm cơ hội để ăn hối lộ, ăn chặn đồng hương thì cũng có "ban" chuyên hành hạ đồng hương. Ban Trật tự ở trại có lẽ là một nhóm người có thể nói là hung thần ác quỉ, là bọn lưu manh, tay sai cho lũ người Thái, chuyên khủng bố đồng hương. Họ đánh người một cách chuyên nghiệp, không nương tay và vô cùng tàn nhẫn. Có tên còn lập công với công an người Thái bằng những phương pháp tra tấn "hiện đại", hay thậm chí dẫn gái cho bọn chủ Thái của chúng hành lạc. Không biết bao nhiêu người tỵnạn vô tội đã là nạn nhân của nhóm người ác độc này. Tôi nhủ thầm một ngày nào đó, tôi sẽ viết một cuốn sách và sẽ lấy tên là "Người Việt Nam xấu xa" cho cân xứng với cuốn "Người Việt cao quý ".
    Ở trong một môi trường khủng khiếp như thế, ai cũng mong mình được đi định cư ở một nước thứ ba càng sớm càng tốt. Cứ mỗi lần nghe Khánh Ly hát "ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về" (bài "Biển nhớ", một ca khúc rất nổi tiếng của ông Trịnh Công Sơn, thường được dùng để tiễn người may mắn nằm trong danh sách lên đường) là mỗi lần tôi buồn cho thân phận mình, chẳng biết bao giờ mới được đi và đi đâu. Theo định kỳ, nhân viên từ các tòa đại sứ ở Bangkok (mà người trong trại quen gọi là "phái đoàn") xuống tận trại để chọn người định cư ở nước họ. Trong số các nước quan tâm tới người tỵ nạn, Mỹ, Úc, Gia Nã Ðại và Pháp thường hay phái nhân viên xuống trại phỏng vấn và làm thủ tục định cư. Sau khoảng ba tháng ở trại, qua loa phóng thanh, tôi nghe tin có phái đoàn tòa đại sứ Úc xuống làm việc ở trại. Lúc bấy giờ, Úc là một nước khó nhất đối với người tỵ nạn; ngoài các tiêu chuẩn về nghề nghiệp, học vấn, v.v... họ yêu cầu người xin định cư phải viết một lá đơn bằng tiếng Anh, nói rõ tại sao muốn đi Úc. Khi đó, tôi không có lựa chọn hay ý niệm gì cụ thể là mình sẽ đi nước nào định cư. Nhưng vì Úc là phái đoàn đầu tiên xuống đây (sau ngày tôi nhập trại) và tôi đã quá chán ngán với cảnh đời tỵnạn trong trại, nên tôi quyết định xin gặp phái đoàn để hy vọng được đi Úc (hay bất cứ nước nào khác, miễn là rời khỏi cái trại khốn khổ này).
    Nhưng trình độ tiếng Anh của tôi lúc đó quá tồi, không đếm nổi từ một đến mười thì làm gì viết nổi một lá đơn xin tỵ nạn! Bấy giờ, chú Ba Trung Tá đã được chuyển sang trại khác cùng người yêu của chú, chờ ngày đi Mỹ. Tôi đành nhờ hết người này đến người khác viết đơn giùm, nhưng chẳng ai thèm giúp tôi. Người thì nói bận, người thì đòi tiền, có người còn mắng tôi như tát nước vào mặt: "Sao không chịu học tiếng Anh hồi ở bển, học lớp mấy rồi mà kém quá vậy?" Lúc đó, tôi thấy sự độc lập thật là quý báu và tôi tự nhủ thầm sẽ không nhờ vả người Việt trong tương lai. Tôi lầm lũi lên thư viện trại, ngồi cả ngày lật quyển tự điển cũ kỹ, chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh lá đơn của tôi. Tôi dịch từng chữ một, không chia động từ hay theo một quy tắc văn phạm nào cả. Cuối cùng, tôi cũng có một lá đơn.
    Vài hôm sau, loa phóng thanh kêu tên tôi lên gặp phái đoàn Úc để phỏng vấn. Trong thời gian ngắn ở trại, tôi đã từng nghe qua nhiều câu chuyện về những người đi trước bị các phái đoàn từ chối cho đi định cư chỉ vì trả lời phỏng vấn không thông. Vì thế, tôi hồi hộp bước vào phòng phỏng vấn trong ánh mắt theo dõi của nhiều đồng hương khác. Anh chàng nhân viên sứ quán Úc cao to, râu ria xồm xoàm, nhìn lá đơn của tôi và hỏi qua anh thông dịch viên:
    "Ai viết lá đơn này?"
    Tôi trả lời, cũng qua anh thông dịch viên:
    "Tôi viết".
    Anh ta mỉm cười:
    "Anh có học tiếng Anh bao giờ chưa?"
    "Dạ, chưa", tôi rụt rè trả lời.
    "Anh muốn đi Úc làm gì?"
    "Dạ, đi học hay làm ruộng".
    "Tiếng Anh như vầy sao học được? Anh cũng không đủ tiền làm ruộng đâu!"
    Tôi ngỡ ngàng trước câu bình phẩm của anh ta (làm ruộng mà cũng cần tiền ư!), cảm thấy thất vọng (đúng là tiếng Anh của mình quá dở) và nghĩ rằng cái mộng đi Úc tiêu tan rồi. Nhưng anh ta lại hỏi tiếp:
    "Ngoài những lý do anh nêu trong đơn, anh còn có lý do nào khác để xin đi Úc không?"
    Tôi nhớ hồi còn đi học, từng thấy con chuột túi và ước mơ có ngày được nhìn nó tận mắt. Tôi bèn thực tình nói:
    "Tại tôi muốn... nhìn thấy con Kangaroo!"
    Anh nhân viên sứ quán Úc trợn mắt nhìn tôi một lúc, rồi đột nhiên bật cười ha hả, chìa một tay ra bắt tay tôi, tay kia anh đóng "rầm" cái mộc xuống tờ giấy và nói:
    "OK, tôi nhận anh. Qua bên kia làm thủ tục mau đi!"
    Trời ạ! Tôi hơi sững sờ và chưa kịp nói lời cám ơn, thì anh ta đã khoát tay cho tôi đi qua phía bàn bên kia làm thủ tục khác. Ða tạ anh Úc! Ða tạ! Tôi không thể nào quên anh Úc này mà tôi coi như một ân nhân (8).
    (Còn tiếp)
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một lần đi cho bình minh lên sớm
    (tiếp theo)
    Nhà, hay nói đúng hơn là chòi, mọc lên san sát. Ngày đầu tiên nhập trại Songkhla, tôi tưởng mình lạc vào một thành phố ở Việt Nam. Hai bên đường chật hẹp, những hàng quán bán cơm, phở, hủ tiếu, cà phê... mọc lên đầy rẫy. Phần đông khách hàng là những chàng trai mặt mũi rất "ngầu", tóc dài chấm vai (nom y như những tay đóng vai du côn trong các phim xã hội đen), phì phèo những điếu thuốc lá "Samit" hay "555" bên ly cà phê đen. Phía trong quán thì ồn ào đài loa với những bản nhạc vàng ảo não, nhạc rock xập xình, nhạc nhà binh hùng tráng, nhạc chống cộng, v.v... được phát thanh với một âm lượng tối đa, làm đinh tai nhức óc những ai không may mắn phải đứng trước những cặp loa này. Trên đường lộ, dập dìu tài tử giai nhân son phấn lòe loẹt, vàng đeo lóng lánh, trong những bộ quần áo thời trang Âu Mỹ đắc tiền, họ đi "dạo phố" như trẩy hội. Tôi ngạc nhiên và tự hỏi không biết tiền đâu ra mà họ lại có cuộc sống khá sung túc như vậy ở một trại tạm dung. Vốn xuất thân từ một vùng quê, tôi cảm thấy mình vừa quê mùa vừa bơ vơ lạc lõng như một thành phần "vô gia cư" (outcast) trong cái xã hội tỵnạn này.
    Từ lúc lên bờ cho đến khi đi chuyển trại, tài sản duy nhất mà tôi có là hai cái quần soóc và hai chiếc áo ngắn tay do một ông chủ ở Budi tặng cho. Nhiều khi đi qua các hàng quán, thỉnh thoảng nghe một đoạn nhạc do chính Nguyệt Ánh sáng tác và ca:
    Ôi me yêu ơi,
    con lang thang giữa phố đông người;
    Tuy phố đông người,
    Nhưng con lạc loài một bóng đơn côi...
    hay
    Nắng nơi đây vẫn là nắng ấm
    Nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương (5)
    mà tôi lại thấy buồn vời vợi...
    Nhưng, qua tìm hiểu, tôi mới thấy những phồn vinh, náo nhiệt kia chẳng khác gì những lớp phấn son được sơn trét một cách vội vã lên mặt những cô gái để cố tình xóa lấp đi những nỗi ám ảnh của một quá khứ quá khủng khiếp. Lên đến Songkhla và có dịp nghe những câu chuyện thương tâm của đồng hương, tôi mới thấy chuyến đi của mình còn may mắn chán. Tôi nghe nhiều câu chuyện rất kinh hoàng về cướp biển, mà chữ nghĩa có khi không tả hết được nỗi tang thương người Việt mình đã gánh chịu. Có nhiều trường hợp cả tàu bị thảm sát trên biển cả. Có trường hợp bọn cướp biển làm nhục phụ nữ ngay trước mặt người thân. Nhiều người bị bệnh tâm thần khi lên đến trại này.
    Tôi không nghĩ là mình có thể quên được những câu chuyện thương tâm của nạn nhân bọn cướp biển Thái Lan. Nếu tôi phải dùng một từ ngữ mạnh, đó là: không bao giờ quên và cũng không bao giờ tha thứ! Có thể nói tội ác của người Thái đối với người tỵnạn Việt Nam sánh tương đương với bọn Ðức Quốc xã đối với dân Do Thái, với bọn Pol Pot với dân Campuchea. Thế giới đã nghe nhiều về "tàn sát hàng loạt" (holocaust), "cánh đồng chết chóc" (killing field), nhưng thế giới chưa nghe hay chưa biết nhiều về "sát hải" (killing sea) (6). Vùng biển Thái Lan từng là nơi đã chôn vùi biết bao thân xác của đồng hương ta. Không phải ngẫu nhiên mà Du Tử Lê muốn mang xác mình ra biển khi qua đời:
    Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
    Nước ngược dòng sẽ đẩy xác tôi đi
    Bên kia biển là quê hương tôi đó
    Rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
    ...
    Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển
    Ðừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
    Những năm trước bao người ngon miệng cá
    Thì sá gì thêm một xác cong queo (7).
    Những người Việt xấu xa
    Bị người ngoại bang sát hại đã là một nỗi nhục nhã, nhưng bị chính người tỵnạn hành hạ lại còn nhục nhã và đau lòng hơn. Songkhla là nơi mà tôi đã chứng kiến những hành động xấu xa và dã man của người Việt đối với người Việt. Ngày đầu vào trại, ngoài nhóm của chúng tôi đến từ Budi, còn có nhiều nhóm tỵnạn từ các nơi xa xôi khác được chuyển về bằng xe buýt. Từ ngoài cổng, chúng tôi chầm chậm đi vào vào trại theo hàng hai. Hai bên đường có đầy đồng hương đứng xem, ồn ào như một cái chợ. Người thì dán mắt tìm xem có thân nhân, bà con của mình mới sang không; người thì dò xét, nhận diện xem có kẻ thù năm xửa năm xưa nào đến trại hay không. Người có thân nhân thì nước mắt dàn dụa, tay bắt mặt mừng. Người tìm được kẻ thù thì biến thành một kẻ hung bạo, tàn ác.
    Hôm tôi nhập trại, có một thanh niên nọ bị tố cáo là "csản", anh ta bị lôi kéo ra khỏi hàng và bị đánh ngay trên đường vào trại, trước sự mục kích của người đứng hai bên đường. Thấy không ai can ngăn và vì không chịu được cảnh tượng như thế, tôi bước ra hàng định cản, nhưng một trong ba người đang hành hung dí ngón tay vào trán tôi gằn từng tiếng (mà tôi nhớ y như ngày hôm qua):
    "Ð.M., muốn gì? Mày cũng là csản hả?"
    Anh tôi lôi ra ngoài, chứ không thì chắc tôi cũng bị đánh tơi bời ngày hôm đó. Anh thanh niên đó bị đánh đến nỗi không còn đi được, người ta phải chở vào nhà thương điều trị và nghe nói sau này anh bị tật. Ðó là lần đầu tiên tôi mục kích cảnh người đánh người tàn bạo, không thương tiếc như thế. Ngày xưa, chính tôi cũng từng bị cảnh sát tra tấn khi xuống đường biểu tình, nhưng họ chỉ nện vài dùi cui cảnh cáo, chứ không đến nỗi quá tàn nhẫn như vậy.
    Sau cú sốc đó, tôi lại bị một cú sốc khác lớn hơn. Sau khi nhập trại, chúng tôi bị dẫn độ vào một hội trường, chung quanh có nhân viên của Ban Trật tự người Việt canh giữ. Họ đóng cửa chính lại, nhưng phía ngoài cửa sổ thì có đầy người đứng xem. Mục đích của buổi họp này là nhằm phổ biến về nội quy sinh hoạt trong trại, nhưng thực tế lại là một cuộc thăm dò tìm kẻ thù, một trò khủng bố tinh thần. Trên bục diễn giả là một ông chức sắc trong ban quản trị của trại và cũng là cựu quân nhân; bằng một giọng Bắc kỳ nghiêm trọng và vẻ mặt đằng đằng sát khí, ông ta yêu cầu chúng tôi phải khai báo thành khẩn là đã làm việc gì với chế độ csản. Bắt chước thủ thuật đe dọa của người csản, ông ta nói thêm rằng nếu không khai thì tình báo của ông ta cũng biết thôi, nhưng khai thì sẽ được khoan hồng. Tôi rất ngạc nhiên về thủ tục này, vì nghĩ là tất cả lời khai của mình đều đã được nhân viên Cao ủy Tỵnạn Liên Hiệp Quốc ghi chép ở Budi; vậy thì cuộc khai báo này là khai với ai?
    Tuy nhiên, tôi nghĩ vì mình từng làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong một trường đại học ở Sài Gòn một thời gian, nên cũng định khai báo cho rõ ràng. Nhưng bữa đó, tôi đã gặp may: một người em họ nhập trại trước tôi vài tháng đang đứng bên cạnh cửa sổ đưa tay ra hiệu cho tôi đừng khai. Anh Ba Hà Nội ngồi cạnh tôi và có lẽ anh có kinh nghiệm hơn tôi về những trò này, cũng khuyên tôi là cứ lờ đi cái "lý lịch csản" đó. Tôi và anh Ba Hà Nội thoát nạn. Bất hạnh thay, những người khác - trong đó có T. và S., hai anh bạn của tôi thuộc đoàn tàu "Thủy sản" từ Budi lên - đã thành thật khai báo là họ có làm việc sau 1975 trên cương vị tài công và thủy thủ. Liền sau đó, hai anh ấy được "mời" lên Ban Trật Tự "làm việc". Cả hai đều bị đánh nhừ tử. Mặt họ bị sưng húp, mắt thì bầm tím, nhưng ánh mắt đầy vẻ hận thù. Tối hôm đó, tôi nằm ngủ bên cạnh hai anh ở phía ngoài căn chòi bên cái giếng nước, nghe anh T. thề rằng sẽ có ngày trả thù bọn người mà anh ta gọi là "lũ chó đẻ".
    Tôi ngao ngán cho số phận tỵ nạn. Hết bị người Thái hành hạ, giờ đến bị nhóm người đồng hương tự nhận là "yêu chuộng tự do" đánh đập. Sau lần T. và S. bị đánh, có một cựu sĩ quan đi chung thuyền với tôi, lân la tìm chỗ tôi trú ngụ và nói bâng quơ: "Tao mà nói ra thì có thằng còn bị đánh nữa!" Ý anh ta muốn nói tôi và anh Ba Hà Nội. Tôi kinh tởm cho anh chàng sĩ quan này vì anh ta là người "đi ké" và từng bị chê là hèn khi đi trên thuyền, thế mà giờ này trở mặt mau như thế!
    Có thể nói trại tỵnạn Songkhla là một nước VN CH thu nhỏ. Nếu ngày xưa VN CH có tổng thống thì trại Songkhla có trưởng trại; ngày xưa có Bộ Nội vụ thì ngày nay có "Ban Trật tự"; Bộ Thông tin Văn hóa nay được được "đổi tên" thành "Ban Thông tin Văn hóa"; các quân nhân, sĩ quan VN CH ngày xưa nay trở thành "cựu quân nhân", có người còn tự cho mình lên chức (xưa là trung úy nay thành đại úy!) Ngày xưa VN CH có hối lộ và tham nhũng, thì ngày nay ngay trong trại tỵ nạn, cũng có tham ô và hối lộ. Có khi cường độ tham nhũng còn trắng trợn và tàn bạo hơn. Theo qui chế của Cao ủy Tỵnạn lúc đó, chúng tôi, những người mới nhập trại, đáng lẽ được cấp một cái áo thun, một cái quần và vài lít gạo để sống. Nhưng nhóm Budi của chúng tôi chẳng được một món nào. Ðược biết người em họ nhập trại trước tôi đang làm trong Ban Phân phát hàng hóa, tôi hỏi nó tại sao tôi không được phát gì cả. Ông em tôi ôm bụng cười ha hả như chưa bao giờ vui hơn, và nói đại ý: "Ở đây, bọn nó bán hết rồi, anh làm gì có được mấy thứ đó! Anh có tiền thì mới mua được". Tôi càng ngao ngán hơn và nghĩ chả lẽ mình phải chết đói ở đây. Nhưng ông em tôi chạy đi đâu một lúc và mang về ba lít gạo cho anh em tôi đủ sống ít ngày. Ban Bưu tín cũng là một trung tâm khét tiếng ăn chặn, ăn cắp - hay nói đúng hơn là ăn cướp - tiền bạc của người tỵ nạn. Nhiều thư từ và tiền bạc từ nước ngoài chẳng bao giờ tới tay thân nhân trong trại. Tôi cũng là một nạn nhân của Ban Bưu tín này. Và nếu đồ có được chuyển tới tay người thân thì cũng bị cắt xén, ăn chặn.
    Trong khi có "ban" chỉ nhằm cơ hội để ăn hối lộ, ăn chặn đồng hương thì cũng có "ban" chuyên hành hạ đồng hương. Ban Trật tự ở trại có lẽ là một nhóm người có thể nói là hung thần ác quỉ, là bọn lưu manh, tay sai cho lũ người Thái, chuyên khủng bố đồng hương. Họ đánh người một cách chuyên nghiệp, không nương tay và vô cùng tàn nhẫn. Có tên còn lập công với công an người Thái bằng những phương pháp tra tấn "hiện đại", hay thậm chí dẫn gái cho bọn chủ Thái của chúng hành lạc. Không biết bao nhiêu người tỵnạn vô tội đã là nạn nhân của nhóm người ác độc này. Tôi nhủ thầm một ngày nào đó, tôi sẽ viết một cuốn sách và sẽ lấy tên là "Người Việt Nam xấu xa" cho cân xứng với cuốn "Người Việt cao quý ".
    Ở trong một môi trường khủng khiếp như thế, ai cũng mong mình được đi định cư ở một nước thứ ba càng sớm càng tốt. Cứ mỗi lần nghe Khánh Ly hát "ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về" (bài "Biển nhớ", một ca khúc rất nổi tiếng của ông Trịnh Công Sơn, thường được dùng để tiễn người may mắn nằm trong danh sách lên đường) là mỗi lần tôi buồn cho thân phận mình, chẳng biết bao giờ mới được đi và đi đâu. Theo định kỳ, nhân viên từ các tòa đại sứ ở Bangkok (mà người trong trại quen gọi là "phái đoàn") xuống tận trại để chọn người định cư ở nước họ. Trong số các nước quan tâm tới người tỵ nạn, Mỹ, Úc, Gia Nã Ðại và Pháp thường hay phái nhân viên xuống trại phỏng vấn và làm thủ tục định cư. Sau khoảng ba tháng ở trại, qua loa phóng thanh, tôi nghe tin có phái đoàn tòa đại sứ Úc xuống làm việc ở trại. Lúc bấy giờ, Úc là một nước khó nhất đối với người tỵ nạn; ngoài các tiêu chuẩn về nghề nghiệp, học vấn, v.v... họ yêu cầu người xin định cư phải viết một lá đơn bằng tiếng Anh, nói rõ tại sao muốn đi Úc. Khi đó, tôi không có lựa chọn hay ý niệm gì cụ thể là mình sẽ đi nước nào định cư. Nhưng vì Úc là phái đoàn đầu tiên xuống đây (sau ngày tôi nhập trại) và tôi đã quá chán ngán với cảnh đời tỵnạn trong trại, nên tôi quyết định xin gặp phái đoàn để hy vọng được đi Úc (hay bất cứ nước nào khác, miễn là rời khỏi cái trại khốn khổ này).
    Nhưng trình độ tiếng Anh của tôi lúc đó quá tồi, không đếm nổi từ một đến mười thì làm gì viết nổi một lá đơn xin tỵ nạn! Bấy giờ, chú Ba Trung Tá đã được chuyển sang trại khác cùng người yêu của chú, chờ ngày đi Mỹ. Tôi đành nhờ hết người này đến người khác viết đơn giùm, nhưng chẳng ai thèm giúp tôi. Người thì nói bận, người thì đòi tiền, có người còn mắng tôi như tát nước vào mặt: "Sao không chịu học tiếng Anh hồi ở bển, học lớp mấy rồi mà kém quá vậy?" Lúc đó, tôi thấy sự độc lập thật là quý báu và tôi tự nhủ thầm sẽ không nhờ vả người Việt trong tương lai. Tôi lầm lũi lên thư viện trại, ngồi cả ngày lật quyển tự điển cũ kỹ, chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh lá đơn của tôi. Tôi dịch từng chữ một, không chia động từ hay theo một quy tắc văn phạm nào cả. Cuối cùng, tôi cũng có một lá đơn.
    Vài hôm sau, loa phóng thanh kêu tên tôi lên gặp phái đoàn Úc để phỏng vấn. Trong thời gian ngắn ở trại, tôi đã từng nghe qua nhiều câu chuyện về những người đi trước bị các phái đoàn từ chối cho đi định cư chỉ vì trả lời phỏng vấn không thông. Vì thế, tôi hồi hộp bước vào phòng phỏng vấn trong ánh mắt theo dõi của nhiều đồng hương khác. Anh chàng nhân viên sứ quán Úc cao to, râu ria xồm xoàm, nhìn lá đơn của tôi và hỏi qua anh thông dịch viên:
    "Ai viết lá đơn này?"
    Tôi trả lời, cũng qua anh thông dịch viên:
    "Tôi viết".
    Anh ta mỉm cười:
    "Anh có học tiếng Anh bao giờ chưa?"
    "Dạ, chưa", tôi rụt rè trả lời.
    "Anh muốn đi Úc làm gì?"
    "Dạ, đi học hay làm ruộng".
    "Tiếng Anh như vầy sao học được? Anh cũng không đủ tiền làm ruộng đâu!"
    Tôi ngỡ ngàng trước câu bình phẩm của anh ta (làm ruộng mà cũng cần tiền ư!), cảm thấy thất vọng (đúng là tiếng Anh của mình quá dở) và nghĩ rằng cái mộng đi Úc tiêu tan rồi. Nhưng anh ta lại hỏi tiếp:
    "Ngoài những lý do anh nêu trong đơn, anh còn có lý do nào khác để xin đi Úc không?"
    Tôi nhớ hồi còn đi học, từng thấy con chuột túi và ước mơ có ngày được nhìn nó tận mắt. Tôi bèn thực tình nói:
    "Tại tôi muốn... nhìn thấy con Kangaroo!"
    Anh nhân viên sứ quán Úc trợn mắt nhìn tôi một lúc, rồi đột nhiên bật cười ha hả, chìa một tay ra bắt tay tôi, tay kia anh đóng "rầm" cái mộc xuống tờ giấy và nói:
    "OK, tôi nhận anh. Qua bên kia làm thủ tục mau đi!"
    Trời ạ! Tôi hơi sững sờ và chưa kịp nói lời cám ơn, thì anh ta đã khoát tay cho tôi đi qua phía bàn bên kia làm thủ tục khác. Ða tạ anh Úc! Ða tạ! Tôi không thể nào quên anh Úc này mà tôi coi như một ân nhân (8).
    (Còn tiếp)
  8. tuan_ma

    tuan_ma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Kính gửi các anh chị,
    Chúng tôi vừa phát sóng chương trình "Từ Bốn Phương Trời" tháng 3. Chương trình nói về các du học sinh Việt Nam tại Quảng Châu. Và đặc biệt lần đầu tiên có sự tham gia của các du học sinh tại Pháp và Singapore. Các bạn ở hai nơi này đã tự quay phim và gửi về cho chúng tôi. Tôi nghĩ box này hòan tòan có thể làm ra những video clip như thế. Mời các anh chị vào link sau để xem:
    http://www.htv.com.vn/truyenhinh/category_detail.asp?period_id=1&cat_id=666
    Page này có 2 đường link tới Phần 1 và phần 2. Sau khi click vào từng link, sẽ thấy khung TV hiện lên, tiếp theo nên click vào download để tải về xem. Vì đây là version cho web nên không đẹp như tín hiệu gốc. Còn tín hiệu băng gốc master là băng Betacam thì đẹp hơn nhiều.
    Chờ tin cộng tác của các anh chị.
    Chúc sức khỏe và chào trân trọng
    Huy Phong
  9. tuan_ma

    tuan_ma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Kính gửi các anh chị,
    Chúng tôi vừa phát sóng chương trình "Từ Bốn Phương Trời" tháng 3. Chương trình nói về các du học sinh Việt Nam tại Quảng Châu. Và đặc biệt lần đầu tiên có sự tham gia của các du học sinh tại Pháp và Singapore. Các bạn ở hai nơi này đã tự quay phim và gửi về cho chúng tôi. Tôi nghĩ box này hòan tòan có thể làm ra những video clip như thế. Mời các anh chị vào link sau để xem:
    http://www.htv.com.vn/truyenhinh/category_detail.asp?period_id=1&cat_id=666
    Page này có 2 đường link tới Phần 1 và phần 2. Sau khi click vào từng link, sẽ thấy khung TV hiện lên, tiếp theo nên click vào download để tải về xem. Vì đây là version cho web nên không đẹp như tín hiệu gốc. Còn tín hiệu băng gốc master là băng Betacam thì đẹp hơn nhiều.
    Chờ tin cộng tác của các anh chị.
    Chúc sức khỏe và chào trân trọng
    Huy Phong
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một lần đi cho bình minh lên sớm
    (tiếp theo)
    Những mảnh đời tỵnạn
    Lúc tôi vào trại Songkhla thì cũng là lúc trại sắp đóng cửa. Khoảng ba tháng sau khi được phái đoàn Úc nhận, tôi được chuyển đi một trại "chuyển tiếp" (transit camp) thuộc tỉnh Phanatnikhom ở miền bắc Thái Lan.
    Từ Songkhla đến Phanatnikhom mất khoảng một ngày đường (bằng xe buýt). Xe tôi đi qua những đồng ruộng, đồi núi chập chùng của Thái Lan mà tôi cho là rất đẹp, không thua gì cảnh đồi núi Việt Nam. Ðang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng núi chưa tới đâu, tôi giật mình nhận ra một tai nạn kinh hoàng trong đoàn xe buýt. Chiếc xe buýt phía sau xe tôi, không rõ do anh tài xế bất cẩn hay ngủ gục, bị lật xuống đường ruộng. Một anh tỵnạn trẻ tuổi ngồi ở cửa sổ bị đứt lìa một cánh tay và bị kéo lê cả mươi thước khi chiếc xe chạm vào đường nhựa. Tôi xuống xe, thấy anh ta đang nằm bất tỉnh bên lề đường, cánh tay bị đứt lìa đã biến thành màu nâu đen nằm lăn lóc bên đường lộ. Ðó là lần đầu tiên, tôi được học bài học "cơ thể học" (anatomy) nhập môn, rất thực tế và bi thảm. Bị ám ảnh bởi cái cảnh tượng khủng khiếp đó nên mấy ngày sau, tôi không ăn uống gì cả. Sau này, tôi nghe nói anh bạn trẻ đó được đền 50 ngàn bhat (bạt, đơn vị tiền tệ Thái)!
    Phatnatnikhom là một trại nằm ở vùng "đồng không hiu quạnh", đất cát vàng như sa mạc, rất ít cây lá màu xanh. Trại này lớn hơn trại Songkhla nhiều, có thể chứa tới cả năm mươi ngàn người. Không giống như Songkhla, trại này có nhà hẳn hoi cho người tạm trú. Hàng ngàn dãy nhà được xây cất bằng các vật liệu như fibro, tole, và xi măng. Mỗi nhà chứa khoảng 10 đến 15 người và cũng không có ngăn chia phòng ốc gì cả. Lúc chúng tôi mới nhập trại, trại vừa mới xây xong, trong nhà hoàn toàn trống tuếch, chúng tôi phải ngủ dưới sàn xi măng, nhưng như vậy đã là quá sang trọng rồì! Hàng ngày, mỗi người tạm trú được cung cấp khoảng 15 lít nước dùng cho vệ sinh cá nhân, giặt giũ và nấu nướng. Thức ăn do các nhà thầu Thái nấu và cung cấp, vì thế mà phẩm chất rất tồi tệ. Nếu chỉ nhìn thoáng qua những mảng cơm nhão như cháo hay thiu cùng những "món ăn" gà và cá kho "lựu đạn" (tức là chỉ có xương), người ta có thể được tha thứ nếu nghĩ đó là một một loại thức ăn cho thú vật, chứ không phải cho con người.
    Phatnatnikhom hoàn toàn do các viên chức ngành công an hay quân đội người Thái điều hành, người Việt chỉ làm phụ tá, hay trong một vài trường hợp, làm tay sai cho họ. Trại được chia làm 3 khu riêng biệt dành cho người Việt, Lào và Miên. Khu người Việt lớn nhất, nhưng cũng là khu có nhiều vấn đề nhất. Có lẽ một phần vì thế mà các viên chức người Thái ghét người Việt nhất. Ðời sống người Việt ở trại Phanatnikhom có nhiều chuyện cười ra nước mắt. Chuyện gia đình đổ vỡ, tình ái éo le, sư sãi hoàn tục, v.v... đều xảy ra hàng ngày. Anh Ba Hà Nội, với dáng người đẹp trai lại có khiếu ăn nói, lúc bấy giờ đã có người yêu mới, nguyên là một chiêu đãi viên hàng không của "Air Vietnam". Một nhà sư nọ, có lẽ vì chân tu chưa tới, nên đã dan díu với một ni cô cũng tu chưa tới. Việc hai người bị bắt quả tang trong lúc hành lạc được đưa ra công chúng và người Thái được một dịp khinh khi dân Việt. Xấu hổ! Bên cạnh nhà tôi, chuyện một ông cựu thiếu tá nọ tằng tịu với một cô sinh viên mà tuổi đời chỉ bằng tuổi con ông cũng gây ra nhiều lời ra tiếng vào, bàn tán xôn xao. Cái nắng cháy da của vùng sa mạc Thái Lan chẳng những không làm chùng bước yêu đương, mà còn tăng nhiệt độ cho hai con tim nóng bỏng đang yêu: họ âu yếm quyện vào nhau mỗi trưa hè trên chiếc võng một cách cực kỳ tự nhiên và hết sức "Tây"! Ban đầu bà con còn thấy lạ lùng và khó hợp nhãn quan, nhưng dần dà rồi cũng quen đi.
    Riêng tôi, khi lên trại này, mới thực sự có cơ hội đi học tiếng Anh. Lúc đầu tôi ghi danh vào một lớp dạy tiếng Anh do nhân viên thuộc các tổ chức từ thiện giảng dạy. Không biết vì chính sách hay vì không rành phương pháp sư phạm, họ dạy những câu nói thông thường một cách hết sức thực tế, không cần để ý tới văn phạm, cú pháp, lúc nào cũng "How are you", "I am fine, thank you", "My name is...", v.v... Chỉ một tuần theo học, tôi đã chán ngấy và bỏ học. Tôi xin làm thủ thư trong thư viện của tổ chức tôn giáo "Assembly of God" ngay trong trại. Hàng ngày, tôi âm thầm vui với công việc xếp sách cho có thứ tự, lúc rảnh rỗi thì học tiếng Anh một mình ở một góc nhỏ của thư viện. Mỗi sáng, tôi gom góp những tờ báo (tiếng Anh) gói rau cải, xếp lại cho phẳng; tôi tìm những chữ mình muốn học, vào thư viện tra từ điển xem cách phát âm ra sao, nguồn gốc của chữ, cách dùng như thế nào, v.v... Có khi, suốt ngày tôi chỉ để tâm học một chữ! Tôi ghi chép rất cẩn thận và chi tiết những quy luật về văn phạm tiếng Anh. Sau vài tháng tự học, tôi thấy cuốn sổ tay của mình đã trở thành một cuốn sách văn phạm tiếng Anh và tôi cũng thấy mình tự tin hẳn lên, mặc dù nói chưa được nhiều.
    Ở trại Phanatnikhom được khoảng 6 tháng, tôi được tổ chức ICM (Inter-governmental Committee for Migration) dàn xếp lên đường đi định cư. Trong chuyến đi Úc có tất cả 54 người. Chúng tôi khởi hành bằng xe buýt từ Phanatnikhom lên Bangkok. Sau khoảng 5 giờ đường, chúng tôi đến thành phố Bangkok. Sau cả năm trời bị giam cầm trong các trại tỵnạn ở rừng sâu núi thẳm, tôi đến thủ đô Thái Lan với tâm trạng của một người nhà quê ra tỉnh. Lần đầu tiên trong đời, thấy xa lộ chồng chéo lên nhau và xe ô tô con chạy như mắc cửi, tôi mới thấy "hòn ngọc Viễn Ðông" (Sài Gòn) của Việt Nam quá ư là lạc hậu và thậm chí bé nhỏ!
    Ngồi trong phòng chờ đợi ở phi trường, lòng tôi lúc đó buồn vui lẫn lộn. Tôi không bao giờ có cảm tình (nếu không muốn nói là ghét) chính phủ Thái Lan, vì thái độ làm ngơ và bất nhẫn của họ trước thảm nạn trên biển Ðông, nhưng dù sao đi nữa, đất Thái cũng đã cưu mang tôi trong thời gian khó khăn nhất, và vì đã có một sự gắn bó như vậy, tôi cảm thấy buồn buồn khi phải chia tay Thái Lan. Cuộc chia tay nào mà chẳng buồn! Vui vì tôi biết sắp tới mình sẽ được tự do, được sang một xứ sở văn minh, và nhất là không còn bị giam cầm trong các trại tỵnạn nữa. Chúng tôi được nhân viên ICM "lùa" lên chiếc máy bay khổng lồ (mà sau này tôi biết là Boeing 747) thuộc hãng hàngkhông "Qantas" của Úc, và được sắp xếp ngồi ở những hàng ghế sau cùng trong máy bay. Ðây là lần đầu tiên trong đời tôi được đi một chiếc máy bay lớn như thế. Ðang suy nghĩ miên man thì nhân viên hàng không mang đến cho chúng tôi khăn lau mặt thơm phức và ly nước cam vàng tươi vô cùng mát mắt. Sau nhiều tháng bị đối xử như tù nhân, đây là lần tôi được phục vụ và đối xử tốt. Tôi đã thật sự xúc động và ngạc nhiên không hiểu sao họ lại tử tế với mình như thế!

Chia sẻ trang này