1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời gọi những nhịp cầu để thắt chặt tình đoàn kết dân tộc!!!!!! Hai tiếng "Việt kiều"

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi tuan_ma, 01/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một lần đi cho bình minh lên sớm
    (tiếp theo)
    Những mảnh đời tỵnạn
    Lúc tôi vào trại Songkhla thì cũng là lúc trại sắp đóng cửa. Khoảng ba tháng sau khi được phái đoàn Úc nhận, tôi được chuyển đi một trại "chuyển tiếp" (transit camp) thuộc tỉnh Phanatnikhom ở miền bắc Thái Lan.
    Từ Songkhla đến Phanatnikhom mất khoảng một ngày đường (bằng xe buýt). Xe tôi đi qua những đồng ruộng, đồi núi chập chùng của Thái Lan mà tôi cho là rất đẹp, không thua gì cảnh đồi núi Việt Nam. Ðang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng núi chưa tới đâu, tôi giật mình nhận ra một tai nạn kinh hoàng trong đoàn xe buýt. Chiếc xe buýt phía sau xe tôi, không rõ do anh tài xế bất cẩn hay ngủ gục, bị lật xuống đường ruộng. Một anh tỵnạn trẻ tuổi ngồi ở cửa sổ bị đứt lìa một cánh tay và bị kéo lê cả mươi thước khi chiếc xe chạm vào đường nhựa. Tôi xuống xe, thấy anh ta đang nằm bất tỉnh bên lề đường, cánh tay bị đứt lìa đã biến thành màu nâu đen nằm lăn lóc bên đường lộ. Ðó là lần đầu tiên, tôi được học bài học "cơ thể học" (anatomy) nhập môn, rất thực tế và bi thảm. Bị ám ảnh bởi cái cảnh tượng khủng khiếp đó nên mấy ngày sau, tôi không ăn uống gì cả. Sau này, tôi nghe nói anh bạn trẻ đó được đền 50 ngàn bhat (bạt, đơn vị tiền tệ Thái)!
    Phatnatnikhom là một trại nằm ở vùng "đồng không hiu quạnh", đất cát vàng như sa mạc, rất ít cây lá màu xanh. Trại này lớn hơn trại Songkhla nhiều, có thể chứa tới cả năm mươi ngàn người. Không giống như Songkhla, trại này có nhà hẳn hoi cho người tạm trú. Hàng ngàn dãy nhà được xây cất bằng các vật liệu như fibro, tole, và xi măng. Mỗi nhà chứa khoảng 10 đến 15 người và cũng không có ngăn chia phòng ốc gì cả. Lúc chúng tôi mới nhập trại, trại vừa mới xây xong, trong nhà hoàn toàn trống tuếch, chúng tôi phải ngủ dưới sàn xi măng, nhưng như vậy đã là quá sang trọng rồì! Hàng ngày, mỗi người tạm trú được cung cấp khoảng 15 lít nước dùng cho vệ sinh cá nhân, giặt giũ và nấu nướng. Thức ăn do các nhà thầu Thái nấu và cung cấp, vì thế mà phẩm chất rất tồi tệ. Nếu chỉ nhìn thoáng qua những mảng cơm nhão như cháo hay thiu cùng những "món ăn" gà và cá kho "lựu đạn" (tức là chỉ có xương), người ta có thể được tha thứ nếu nghĩ đó là một một loại thức ăn cho thú vật, chứ không phải cho con người.
    Phatnatnikhom hoàn toàn do các viên chức ngành công an hay quân đội người Thái điều hành, người Việt chỉ làm phụ tá, hay trong một vài trường hợp, làm tay sai cho họ. Trại được chia làm 3 khu riêng biệt dành cho người Việt, Lào và Miên. Khu người Việt lớn nhất, nhưng cũng là khu có nhiều vấn đề nhất. Có lẽ một phần vì thế mà các viên chức người Thái ghét người Việt nhất. Ðời sống người Việt ở trại Phanatnikhom có nhiều chuyện cười ra nước mắt. Chuyện gia đình đổ vỡ, tình ái éo le, sư sãi hoàn tục, v.v... đều xảy ra hàng ngày. Anh Ba Hà Nội, với dáng người đẹp trai lại có khiếu ăn nói, lúc bấy giờ đã có người yêu mới, nguyên là một chiêu đãi viên hàng không của "Air Vietnam". Một nhà sư nọ, có lẽ vì chân tu chưa tới, nên đã dan díu với một ni cô cũng tu chưa tới. Việc hai người bị bắt quả tang trong lúc hành lạc được đưa ra công chúng và người Thái được một dịp khinh khi dân Việt. Xấu hổ! Bên cạnh nhà tôi, chuyện một ông cựu thiếu tá nọ tằng tịu với một cô sinh viên mà tuổi đời chỉ bằng tuổi con ông cũng gây ra nhiều lời ra tiếng vào, bàn tán xôn xao. Cái nắng cháy da của vùng sa mạc Thái Lan chẳng những không làm chùng bước yêu đương, mà còn tăng nhiệt độ cho hai con tim nóng bỏng đang yêu: họ âu yếm quyện vào nhau mỗi trưa hè trên chiếc võng một cách cực kỳ tự nhiên và hết sức "Tây"! Ban đầu bà con còn thấy lạ lùng và khó hợp nhãn quan, nhưng dần dà rồi cũng quen đi.
    Riêng tôi, khi lên trại này, mới thực sự có cơ hội đi học tiếng Anh. Lúc đầu tôi ghi danh vào một lớp dạy tiếng Anh do nhân viên thuộc các tổ chức từ thiện giảng dạy. Không biết vì chính sách hay vì không rành phương pháp sư phạm, họ dạy những câu nói thông thường một cách hết sức thực tế, không cần để ý tới văn phạm, cú pháp, lúc nào cũng "How are you", "I am fine, thank you", "My name is...", v.v... Chỉ một tuần theo học, tôi đã chán ngấy và bỏ học. Tôi xin làm thủ thư trong thư viện của tổ chức tôn giáo "Assembly of God" ngay trong trại. Hàng ngày, tôi âm thầm vui với công việc xếp sách cho có thứ tự, lúc rảnh rỗi thì học tiếng Anh một mình ở một góc nhỏ của thư viện. Mỗi sáng, tôi gom góp những tờ báo (tiếng Anh) gói rau cải, xếp lại cho phẳng; tôi tìm những chữ mình muốn học, vào thư viện tra từ điển xem cách phát âm ra sao, nguồn gốc của chữ, cách dùng như thế nào, v.v... Có khi, suốt ngày tôi chỉ để tâm học một chữ! Tôi ghi chép rất cẩn thận và chi tiết những quy luật về văn phạm tiếng Anh. Sau vài tháng tự học, tôi thấy cuốn sổ tay của mình đã trở thành một cuốn sách văn phạm tiếng Anh và tôi cũng thấy mình tự tin hẳn lên, mặc dù nói chưa được nhiều.
    Ở trại Phanatnikhom được khoảng 6 tháng, tôi được tổ chức ICM (Inter-governmental Committee for Migration) dàn xếp lên đường đi định cư. Trong chuyến đi Úc có tất cả 54 người. Chúng tôi khởi hành bằng xe buýt từ Phanatnikhom lên Bangkok. Sau khoảng 5 giờ đường, chúng tôi đến thành phố Bangkok. Sau cả năm trời bị giam cầm trong các trại tỵnạn ở rừng sâu núi thẳm, tôi đến thủ đô Thái Lan với tâm trạng của một người nhà quê ra tỉnh. Lần đầu tiên trong đời, thấy xa lộ chồng chéo lên nhau và xe ô tô con chạy như mắc cửi, tôi mới thấy "hòn ngọc Viễn Ðông" (Sài Gòn) của Việt Nam quá ư là lạc hậu và thậm chí bé nhỏ!
    Ngồi trong phòng chờ đợi ở phi trường, lòng tôi lúc đó buồn vui lẫn lộn. Tôi không bao giờ có cảm tình (nếu không muốn nói là ghét) chính phủ Thái Lan, vì thái độ làm ngơ và bất nhẫn của họ trước thảm nạn trên biển Ðông, nhưng dù sao đi nữa, đất Thái cũng đã cưu mang tôi trong thời gian khó khăn nhất, và vì đã có một sự gắn bó như vậy, tôi cảm thấy buồn buồn khi phải chia tay Thái Lan. Cuộc chia tay nào mà chẳng buồn! Vui vì tôi biết sắp tới mình sẽ được tự do, được sang một xứ sở văn minh, và nhất là không còn bị giam cầm trong các trại tỵnạn nữa. Chúng tôi được nhân viên ICM "lùa" lên chiếc máy bay khổng lồ (mà sau này tôi biết là Boeing 747) thuộc hãng hàngkhông "Qantas" của Úc, và được sắp xếp ngồi ở những hàng ghế sau cùng trong máy bay. Ðây là lần đầu tiên trong đời tôi được đi một chiếc máy bay lớn như thế. Ðang suy nghĩ miên man thì nhân viên hàng không mang đến cho chúng tôi khăn lau mặt thơm phức và ly nước cam vàng tươi vô cùng mát mắt. Sau nhiều tháng bị đối xử như tù nhân, đây là lần tôi được phục vụ và đối xử tốt. Tôi đã thật sự xúc động và ngạc nhiên không hiểu sao họ lại tử tế với mình như thế!

  2. StarVirgo

    StarVirgo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện "Một lần đi cho bình minh lên sớm" của anh Boxwehn hay quá! Mà hình như 1 week anh mới post 1 kỳ hay sao ấy? Đợi tuần sau mới được đọc tiếp thì hơi lâu nhỉ!!!
  3. StarVirgo

    StarVirgo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện "Một lần đi cho bình minh lên sớm" của anh Boxwehn hay quá! Mà hình như 1 week anh mới post 1 kỳ hay sao ấy? Đợi tuần sau mới được đọc tiếp thì hơi lâu nhỉ!!!
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi giữa Hà My phóng viên đài BBC với giáo sư Lê Xuân Khoa, cựu chu? tịch Trung tâm tác vụ Đông Nam Á, giáo sư thi?nh gia?ng tại trươ?ng Cao học Nghiên cứu quốc tế, Đại Học John Hopkins, tư? Washington và nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay, từ Ha? Nội xung quanh chuyện hàn gắn chiến tranh Việt Nam.
    Phần 1

    Phần 2

  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi giữa Hà My phóng viên đài BBC với giáo sư Lê Xuân Khoa, cựu chu? tịch Trung tâm tác vụ Đông Nam Á, giáo sư thi?nh gia?ng tại trươ?ng Cao học Nghiên cứu quốc tế, Đại Học John Hopkins, tư? Washington và nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay, từ Ha? Nội xung quanh chuyện hàn gắn chiến tranh Việt Nam.
    Phần 1

    Phần 2

  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một lần đi cho bình minh lên sớm
    Làm lại cuộc đời
    Sau tám giờ trên không trung, máy bay đang hạ dần cao độ, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ: thành phố Sydney đã hiện ra trong tầm mắt. Tôi sắp tới Úc. Cái ý tưởng đó làm cho tôi bồi hồi, xúc động một cách khó tả. Trên máy bay, cô tiếp viên nói trên loa câu "Chào mừng các bạn đến Sydney, Úc Ðại Lợi" (Welcome to Sydney, Australia) và thông báo cho chúng tôi biết hôm đó là ngày 26 tháng Giêng năm 1982, ngày quốc khánh của Úc.
    Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, chúng tôi lên xe buýt đi về một trung tâm tạm cư (mà họ gọi là "hostel") ở vùng ngoại ô phía Tây Nam Sydney có tên là Cabramatta (9). Rời phi trường mát lạnh, bước vào cái nóng hừng hực 42 độ C ở phía ngoài, tôi hơi bị sốc. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra nước Úc đang ở vào mùa hè! Trên đường từ phi trường đến vùng ngoại ô Cabramatta, tôi để ý không thấy nhà cửa cao vút trời như ở Bangkok, mà chỉ toàn là nhà gạch đỏ au, không sơn phết phía ngoài như nhà ở Việt Nam. Có lúc xe chạy ngang qua những khu cây cối um tùm mà tôi tưởng như đang đi trong rừng. Lúc đó, tôi đã hơi thất vọng vì cảm thấy nước Úc không như tôi từng nghĩ trong tâm tưởng: một xứ với nhà lầu cao trọc trời, văn minh, hiện đại. Xe buýt đổ bến "Cabramatta Hostel", tôi đã thấy vài anh chị đang nằm trên bãi cỏ xanh rì đọc sách hay ngắm nhìn trời xanh... Tôi để ý thấy đủ sắc dân ở đó, sau này tôi được biết họ đi từ Campuchea, Lào, Hồng Kông, Nam Dương, Ba Lan, Nam Tư, Tiệp Khắc, Liên Xô, v.v...
    Nhìn từ phía ngoài, qua màu gạch, khu tạm cư có vẻ cũ kỹ nhưng trong phòng lại đầy đủ tiện nghi như phòng khách sạn. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng người Úc không chú trọng bề ngoài nhưng lại rất quan tâm đến nội thất. Theo quy định của hostel, chúng tôi không được nấu nướng trong phòng ở mà phải ăn ở phòng ăn của nhà bếp. Phòng ăn và nhà bếp rất lớn, có khả năng phục vụ cả vài trăm người. Lần đầu tiên vào phòng ăn, tôi bị choáng ngộp trước lượng thức ăn và sự dư thừa của thịt cá và trái cây ở đây. Tất cả thức ăn đều được bày đặt một cách cực kỳ ngăn nắp và sạch sẽ. Tất cả thức ăn đều do người Úc nấu theo kiểu (dĩ nhiên là) Úc. Mỗi ngày có ba bữa ăn: điểm tâm, ăn trưa và ăn tối. Mặc dù thức ăn đầy rẫy, tôi vẫn không ăn được gì nhiều, một phần do nhớ nhà, phần vì thức ăn không hợp khẩu vị (không có nước mắm hay các món như kho...). Mà cũng chẳng riêng tôi, hầu như người Á châu nào cũng có cùng cảm tưởng. Cứ mỗi lần họ phục vụ món thịt cừu thì phòng ăn có đầy người Tây phương và vắng mặt người Á châu; nhưng nếu bữa ăn có món thịt gà thì lại thấy nhiều anh "đầu đen" hiện diện.
    Vì mới tới trại, chưa đủ thời gian để chính phủ trợ cấp an sinh xã hội, nên lúc đó Hội Chữ Thập Ðỏ phát cho chúng tôi mỗi người 20 đô và một vé đi mua quần áo cũ ở tiệm của Hội. Tôi mừng lắm, lần đầu tiên cầm trên tay 20 đô và cũng chẳng biết phải làm gì với số tiền này. Tôi bèn cuốc bộ đến mua hai bộ đồ cũ và một đôi giày cũ để thay đổi. Tất cả chỉ tốn chỉ 2 đô-la! Nói là đồ cũ nhưng thực ra thì chất lượng còn rất tốt đối với tôi. Sau vài ngày "quen nước quen cái", tôi tìm đường cuốc bộ ra phố và thấy có một tiệm thực phẩm có tên là "Hồ Vị An" và một tiệm phở "Quê hương". Tôi mừng húm vì có thể vào mua mì gói về "nhà" nấu ăn (dĩ nhiên là phải dấu ban quản trị hostel) mà không phải ăn thịt cừu nữa. Nhưng tôi vẫn chưa dám vào quán phở ăn vì thấy một tô phở giá tới 2 đô-la, tức tương đương giá hai bộ quần áo và đôi giày của tôi! Tôi đã có những ngày sung sướng nhất ở đây, những ngày thực sự tự do, không còn phải lo âu vì những lần chuyển trại, chẳng bị ai quấy rầy hay khủng bố tinh thần. Tôi viết thư về nhà báo cho Ba Má và các em biết là đã đến bến bờ tự do, nhưng do chế độ kiểm duyệt khắc nghiệt thời đó, nhà tôi chỉ nhận một ít thư của tôi (10).
    Tôi ghi danh đi học tiếng Anh. Nhưng tôi lại thất vọng về cách dạy ê a của thầy cô ở đây và chỉ một tuần sau tôi lại nghỉ học. Tôi quyết định tự học tiếng Anh. Nhưng tôi cần một cuốn từ điển. Tôi mạo hiểm đón xe lửa ra thành phố (downtown) Sydney, ghé một nhà sách khổng lồ có tên là Dymock nằm trên đường Georges. Tôi bước vào nhà sách tìm mua cuốn "Tự điển Oxford" và cuốn sách văn phạm tiếng Anh "Practical English Usage" của soạn giả Michael Swan (mà tôi đã từng dùng tự học hồi ở trại tỵ nạn). Tôi đinh ninh là chữ "Ford" (đọc là "fo.d"), vậy thì "Oxford" phải đọc là "ox.fo.d". Nghĩ thế, tôi nói với anh bán hàng là tôi tìm mua cuốn từ điển "ox.fo.d"; anh ta trố mắt nhìn tôi không hiểu tôi nói từ điển gì và lịch sự kêu tôi đánh vần cụ thể. Tôi bèn viết ra trên giấy chữ "Oxford"; anh ta ồ lên một tiếng rồi vui vẻ chỉ tôi cách đọc là "ox.fớd". Nhớ suốt đời! Oai! Tiếng Anh sao mà rắc rối quá!
    Sau vài tuần ở trong hostel, tôi bắt đầu tìm việc làm. Mỗi ngày, tôi dò đọc mục "Employment" trong báo để tìm việc. Nhưng không may cho tôi, mỗi lần đi phỏng vấn là một lần thất bại vì tôi thành thật nói là chưa có kinh nghiệm làm hãng xưởng bao giờ. Một hôm, trên đường về nhà sau một lần thất bại trong một cuộc phỏng vấn ở một hãng điện, tôi ngẫu nhiên để ý đến một khách sạn có kiến trúc hơi lạ tên là "Belmore Hotel". Tôi lại quay sang tờ báo và lần này, tôi để ý thấy Bệnh viện St Vincent''s đang cần một phụ bếp (kitchen hand). Tôi nghĩ tại sao mình không xin làm phụ bếp mà lại phải loay hoay tìm việc trong các hãng xưởng? Nghĩ thế, tôi vội xuống ga và đón xe điện khác đi ngược về hướng Ðông thành phố Sydney, nơi bệnh viện St Vincent''s tọa lạc, để xin việc. Sau khi điền xong đơn, tôi được bà giám đốc nhà bếp tên là Georgina Ramsey phỏng vấn. Bà hỏi tôi về lý lịch cá nhân, về kinh nghiệm làm trong nhà bếp. Vì đã thất bại quá nhiều lần trong các kỳ phỏng vấn trước đây do thành thật, kỳ này tôi làm gan nói dối là có kinh nghiệm làm trong nhà bếp. "Làm ở đâu?" Tôi nhớ ngay đến cái tên "Belmore Hotel" và trả lời "Belmore Hotel"! "Làm ở đó bao lâu?" "Dạ, ba năm". Bà ta nhìn tôi mỉm cười một cách khó hiểu, nhưng quyết định nhận tôi ngay ngày đó, và hẹn tôi ngày mai sẽ bắt đầu đi làm. Tôi mừng quá và trên đường về nhà, tự đãi một tô phở!
    Tôi được giao phó công việc rửa nồi niêu, chén bát, và đặc biệt là thái củ hành Tây. Chao ôi, lần đầu tiên trong đời tôi thấy cái gì cũng lớn và cũng nhiều. Số lượng nồi và chén bát nhiều đến nỗi không thể đếm hết. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi tôi thấy quá nhiều hành Tây (trong hai bao bố rất to), tôi hơi nao núng và hỏi: "Tôi phải lột hết hai bao này à?" Anh chàng giám thị người Tân Tây Lan tên là Gerry nhún vai nói: "Dĩ nhiên, đó là công việc của anh mà!" Tôi cảm thấy mình mới ngây ngô làm sao! Dĩ nhiên, người ta mướn tôi vào làm việc đó, chứ còn việc nào khác! Chỉ lột được hai ba củ hành là tôi dàn dụa nước mắt vì cay. Gerry thấy tôi "khóc", bèn đến hỏi: "Anh có sao không?" Tôi trả lời "Không..." và dần dần làm xong công việc một cách tốt đẹp. Nhưng chỉ hai ngày sau, sau vài lần thử nghiệm, tôi đã tìm được quy luật lột củ hành mà không rơi nước mắt. Mặc dù đó là một công việc khá nặng nhọc, nhưng tôi vẫn làm một cách vui vẻ và qua đó tôi học được tính tập trung trong khi làm việc, cho dù là việc lớn hay nhỏ. Sau khoảng ba tháng làm nghề này, tôi được thăng chức làm phụ bếp. Tôi được cấp đồng phục áo trắng và cái nón cao chót vót của thợ nấu, cùng với cái khăn đầu bếp quấn ngang cổ, trông oai lắm. Nhiệm vụ của tôi lúc đó là xào thịt hay rau cải sơ sơ và giao cho thợ chính nấu. Tôi học được nhiều món ăn Tây cũng từ cái công việc này.
    Tuy nhiên, lúc nào tôi cũng bị ám ảnh vì tôi đã nói dối về chuyện đã làm 3 năm trong nhà bếp ở "Belmore Hotel". Một hôm, tôi gõ cửa văn phòng bà giám đốc Ramsey và thú nhận là tôi đã nói dối bà ta về kinh nghiệm nhà bếp hôm phỏng vấn. Tôi cứ tưởng bà ta sẽ cho tôi nghỉ việc vì cái tội tày trời đó, nhưng bà ta mỉm cười và bảo tôi rằng bà ta đã biết ngay từ ngày đầu là tôi không có kinh nghiệm gì trong việc nấu nướng (vì tôi khai mới đến Úc có vài tháng!), nhưng thấy hoàn cảnh tôi khó khăn nên bà cho tôi cái công việc đó và nghĩ tôi có thể sẽ học hỏi từ từ cho quen việc. Bà còn nói cho tôi biết rằng trong nhà bếp này có rất nhiều người có bằng cấp cao từ các nước Ðông Âu khác chứ chẳng riêng gì tôi. Bà khuyên tôi nên yên tâm làm việc và cuộc sống sẽ ổn định thôi. Trong thời gian này, tôi lân la tìm hiểu, và đúng như bà Ramsey nói, có rất nhiều người tỵnạn và di dân từ các nước như Nga, Ba Lan, Hy Lạp, Nam Tư, Hồng Kông, Trung Quốc, v.v... cũng cùng một số phận như tôi. Những người này đã từng là chuyên viên lành nghề, nhà khoa bảng, luật sư, bác sĩ, v.v... ở nước họ, nhưng sang đây vẫn phải làm việc tay chân, vì bằng cấp của họ không được công nhận tại Úc. Và tôi càng nao núng hơn khi được biết là phần đông họ đã làm việc cả... 10 năm trở lên!
    Làm trong nhà bếp khoảng 9 tháng thì tôi tìm được một công việc tương đối nhẹ nhàng hơn ở Bệnh viện Royal North Shore Hospital thuộc vùng Bắc Sydney. Công việc tôi lúc đó là đi giao nhận các mẩu thử nghiệm giữa các phòng thí nghiệm trong bệnh viện. Qua công việc này, tôi có dịp để ý cách làm nghiên cứu của các nhà khoa học ở đây. Một hôm, trong lúc rảnh rỗi, tôi để ý thấy một nhà khoa học người Ấn Ðộ loay hoay làm các con toán về xác suất thống kê cho thí nghiệm của ông; tôi lân la tới gần và tỏ ý muốn trợ giúp một tay. Tuy nhiên, ông ta trố mắt nhìn tôi một cách khinh khi, nhưng lịch sự và đuổi tôi đi chỗ khác. Tôi buồn tủi lắm, và quyết chí một ngày "trong cuộc trần ai, ai dễ biết/ rồi ra mới rõ mặt anh hùng".
    Tôi nhận ra khá sớm là nếu tôi yên phận thì tương lai tôi sẽ chẳng tới đâu. Tôi quyết định ghi danh xin vào học tại trường Ðại học Sydney (một trường lâu đời và danh tiếng nhất ở Sydney) bán thời gian (part-time). Tôi được mời lên phỏng vấn để lượng xét trình độ học vấn. Người phỏng vấn tôi, một ông Úc khoảng 50 tuổi, hỏi: "Anh đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam rồi?" "Dạ, đúng thế". Ông ta mỉa mai: "Thế anh có biết làm phân số không?" Tôi hơi ngạc nhiên về câu hỏi, nhưng cũng tự trấn tĩnh mình là có khi phân số của họ phức tạp hơn phân số mình học, nên hay nhất là nói "không" cho chắc ăn! Nghĩ thế, tôi trả lời: "Dạ, không". Ông ta cười một cách mỉa mai mà tôi không bao giờ quên cũng như không tha thứ ông ta. Sau đó, tôi được một giáo sư chuyên ngành phỏng vấn và kết cục là ông không nhận tôi vì nghĩ tôi không đủ khả năng học đại học! Cần nói thêm là lúc đó, người Úc hầu như không biết gì về khả năng của học sinh Việt Nam và theo họ, một nước thường xuyên trải qua những cuộc chiến tranh khủng khiếp và triền miên như thế thì làm sao dân chúng có thể học hành đến nơi đến chốn được!
    Thất bại ở trường Sydney, tôi quay sang xin vào học ở trường Ðại học Macquarie, một trường tương đối nhỏ hơn trường Sydney (khoảng 20 ngàn sinh viên), nhưng có tiếng tốt về môn toán thống kê mà tôi muốn theo đuổi. Ở đây, tôi được một ông giáo tên là Donald McNeil, nguyên là giáo sư ở trường Ðại học Princeton (Mỹ) mới về, trực tiếp phỏng vấn. Sau khi hỏi sơ qua về vài lĩnh vực chuyên môn, ông ta nói tôi có thể sẽ không đủ khả năng theo học chương trình cao học (masters), và chỉ cho tôi học chương trình Graduate Diploma (thấp hơn cao học) về toán mà thôi. Ông ta nói nếu tôi học "được" một năm thì sẽ cho sang học chương trình cao học. Tôi mừng lắm và tự nhủ mình sẽ quyết chí học hành cho ra hồn, cho "bọn Tây" này biết mặt!
    Ngày đầu tiên vào giảng đường đại học Úc, tôi hơi sốc về cái tính lè phè của học sinh và thầy giáo. Lớp học chỉ có khoảng 15 học sinh, phần đông là nam. Họ ăn uống tự nhiên và ăn mặc... không giống ai. Anh chàng giảng viên cũng ăn mặc rất "bụi đời", không có vẻ gì là một ông tiến sĩ mà tôi thường tưởng tượng cả. Nhưng tôi đã gặp ngay khó khăn ngay từ ngày đầu vào giảng đường: tôi chẳng hiểu anh ta đang nói gì vì khả năng nghe của tôi còn quá hạn chế. Tuy nhiên, khi anh ta viết trên bảng thì tôi lại đoán biết anh ta đang dạy gì. Vì không hiểu bài trên lớp nên hàng đêm tôi phải ngồi lại ở thư viện để đọc sách và làm bài. Không đêm nào tôi về tới nhà trước 10 giờ khuya. Song, chỉ khoảng ba tháng sau, tôi đã lấy lại tự tin của mình và bắt đầu nhận ra là chương trình học của họ cũng chẳng có gì là "ghê gớm" lắm, nếu không muốn nói là thấp so với chương trình toán mà tôi đã từng học ở Việt Nam. Một hôm anh chàng giảng viên đang lúng túng giải một bài toán đa tích phân (multiple integration), tôi giơ tay xin giải hộ. Anh ta và cả lớp tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn tôi, một tên học sinh thường ngày có vẻ rụt rè, nhút nhác, lại dám làm chuyện này! Tôi ngang nhiên lên bảng, "biểu diễn lả lướt" một đường toán làm họ kinh ngạc hơn. Sau vài lần như thế, tiếng đồn tới ông giáo sư McNeil. Nên chỉ sáu tháng sau, ông McNeil đã cho tôi theo học chương trình cao học mà không phải qua chương trình Graduate Diploma. Tôi còn được cho một việc làm phụ giảng cho học sinh chương trình cử nhân.
    Từ đó, tôi lấy lại niềm tin và mạnh dạn hơn trên đường làm lại sự nghiệp. Trong khi học ở trường Macquarie, tôi xin được một công việc làm thư ký cho một trung tâm nghiên cứu thuộc Bộ Y tế tiểu bang New South Wales. Trong vai trò thư ký, tôi chỉ có nhiệm vụ thu thập số liệu và phụ giúp đem các số liệu này vào máy vi tính (microcomputer), lúc đó còn dùng hệ điều hành CP/M. Trong nhóm, chỉ có ba bác sĩ biết cách dùng máy vi tính để phân tích số liệu. Họ huấn luyện tôi cách dùng máy vi tính và tôi cảm thấy thích thú khi làm việc với máy tính. Nhưng tôi tự học nhiều hơn những gì họ chỉ tôi. Liên tục nhiều tháng trời, tôi tự học cách viết chương trình bằng ngôn ngữ FORTRAN, cách điều khiển và liên kết các máy với nhau, v.v... Một hôm, tôi thấy ông bác sĩ giám đốc đang để tâm giải một bài toán thống kê loại rất căn bản. Tôi xem cách ông ta làm và tỏ ý muốn giúp: "Tôi có thể giúp ông giải quyết việc này". Ông ta nhìn tôi một cách khinh khi và nói: "Anh làm không được đâu, việc này phức tạp lắm". Tôi cảm thấy chạm tự ái và mạnh bạo thách thức: "Nếu tôi giải không xong trong vòng 5 phút, ông có thể cho tôi nghỉ việc". Ông giám đốc nhìn tôi một cách lạ lùng và nói "Ðược rồi, làm đi!" Ngay sau đó, tôi được chỉ định mở lớp dạy lại cho tất cả các nhân viên trong nhóm cách dùng, cách viết chương trình để giải các bài toán thống kê. Từ đó, tôi được chính thức bổ nhiệm tham gia nghiên cứu các vấn đề liên quan tới hệ thống y tế công cộng. Tôi cảm thấy sự miệt mài của mình đã có chút thành quả. (Thực ra, bây giờ hồi tưởng lại, tôi thấy những công việc làm lúc đó quá sơ đẳng và chẳng có gì đáng phải tuyên dương, tự hào).
    Sau khi xong luận án cao học ở trường Macquarie, tôi lại chuyển sang trường Ðại học Sydney. Lần này tôi về lại đây để dạy học (11) đồng thời theo học chương trình tiến sĩ với ông giáo sư Alan Woodman. Tôi vẫn còn nhớ "mối thù làm phân số", nên sau khi xong thủ tục hành chính, tôi tìm lại ông viên chức ngày trước để hỏi lại câu hỏi vô duyên "Ông biết làm phân số không?". Ông công chức giờ đây đã già, nhìn tôi ngơ ngác chẳng hiểu tôi nói gì. Tôi kể lại cái giây phút lịch sử bốn năm về trước cho ông nghe; ông ta ôm tôi xin lỗi rối rít và nói là không có ý xúc phạm, mà chỉ là một câu hỏi đùa. Chẳng biết sao lúc đó khi nghe ông ta nói thế, tôi lại rất hối hận và thấy mình quá sai; tôi thấy thái độ ăn thua đó của mình quá ấu trĩ và tự thấy mình xấu hổ. Tôi tự nhủ và quyết tâm gột rửa cái "Việt Nam tính" từ đó. Bây giờ nhắc lại câu chuyện này tôi vẫn còn thấy mình xấu hổ.

  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một lần đi cho bình minh lên sớm
    Làm lại cuộc đời
    Sau tám giờ trên không trung, máy bay đang hạ dần cao độ, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ: thành phố Sydney đã hiện ra trong tầm mắt. Tôi sắp tới Úc. Cái ý tưởng đó làm cho tôi bồi hồi, xúc động một cách khó tả. Trên máy bay, cô tiếp viên nói trên loa câu "Chào mừng các bạn đến Sydney, Úc Ðại Lợi" (Welcome to Sydney, Australia) và thông báo cho chúng tôi biết hôm đó là ngày 26 tháng Giêng năm 1982, ngày quốc khánh của Úc.
    Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, chúng tôi lên xe buýt đi về một trung tâm tạm cư (mà họ gọi là "hostel") ở vùng ngoại ô phía Tây Nam Sydney có tên là Cabramatta (9). Rời phi trường mát lạnh, bước vào cái nóng hừng hực 42 độ C ở phía ngoài, tôi hơi bị sốc. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra nước Úc đang ở vào mùa hè! Trên đường từ phi trường đến vùng ngoại ô Cabramatta, tôi để ý không thấy nhà cửa cao vút trời như ở Bangkok, mà chỉ toàn là nhà gạch đỏ au, không sơn phết phía ngoài như nhà ở Việt Nam. Có lúc xe chạy ngang qua những khu cây cối um tùm mà tôi tưởng như đang đi trong rừng. Lúc đó, tôi đã hơi thất vọng vì cảm thấy nước Úc không như tôi từng nghĩ trong tâm tưởng: một xứ với nhà lầu cao trọc trời, văn minh, hiện đại. Xe buýt đổ bến "Cabramatta Hostel", tôi đã thấy vài anh chị đang nằm trên bãi cỏ xanh rì đọc sách hay ngắm nhìn trời xanh... Tôi để ý thấy đủ sắc dân ở đó, sau này tôi được biết họ đi từ Campuchea, Lào, Hồng Kông, Nam Dương, Ba Lan, Nam Tư, Tiệp Khắc, Liên Xô, v.v...
    Nhìn từ phía ngoài, qua màu gạch, khu tạm cư có vẻ cũ kỹ nhưng trong phòng lại đầy đủ tiện nghi như phòng khách sạn. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng người Úc không chú trọng bề ngoài nhưng lại rất quan tâm đến nội thất. Theo quy định của hostel, chúng tôi không được nấu nướng trong phòng ở mà phải ăn ở phòng ăn của nhà bếp. Phòng ăn và nhà bếp rất lớn, có khả năng phục vụ cả vài trăm người. Lần đầu tiên vào phòng ăn, tôi bị choáng ngộp trước lượng thức ăn và sự dư thừa của thịt cá và trái cây ở đây. Tất cả thức ăn đều được bày đặt một cách cực kỳ ngăn nắp và sạch sẽ. Tất cả thức ăn đều do người Úc nấu theo kiểu (dĩ nhiên là) Úc. Mỗi ngày có ba bữa ăn: điểm tâm, ăn trưa và ăn tối. Mặc dù thức ăn đầy rẫy, tôi vẫn không ăn được gì nhiều, một phần do nhớ nhà, phần vì thức ăn không hợp khẩu vị (không có nước mắm hay các món như kho...). Mà cũng chẳng riêng tôi, hầu như người Á châu nào cũng có cùng cảm tưởng. Cứ mỗi lần họ phục vụ món thịt cừu thì phòng ăn có đầy người Tây phương và vắng mặt người Á châu; nhưng nếu bữa ăn có món thịt gà thì lại thấy nhiều anh "đầu đen" hiện diện.
    Vì mới tới trại, chưa đủ thời gian để chính phủ trợ cấp an sinh xã hội, nên lúc đó Hội Chữ Thập Ðỏ phát cho chúng tôi mỗi người 20 đô và một vé đi mua quần áo cũ ở tiệm của Hội. Tôi mừng lắm, lần đầu tiên cầm trên tay 20 đô và cũng chẳng biết phải làm gì với số tiền này. Tôi bèn cuốc bộ đến mua hai bộ đồ cũ và một đôi giày cũ để thay đổi. Tất cả chỉ tốn chỉ 2 đô-la! Nói là đồ cũ nhưng thực ra thì chất lượng còn rất tốt đối với tôi. Sau vài ngày "quen nước quen cái", tôi tìm đường cuốc bộ ra phố và thấy có một tiệm thực phẩm có tên là "Hồ Vị An" và một tiệm phở "Quê hương". Tôi mừng húm vì có thể vào mua mì gói về "nhà" nấu ăn (dĩ nhiên là phải dấu ban quản trị hostel) mà không phải ăn thịt cừu nữa. Nhưng tôi vẫn chưa dám vào quán phở ăn vì thấy một tô phở giá tới 2 đô-la, tức tương đương giá hai bộ quần áo và đôi giày của tôi! Tôi đã có những ngày sung sướng nhất ở đây, những ngày thực sự tự do, không còn phải lo âu vì những lần chuyển trại, chẳng bị ai quấy rầy hay khủng bố tinh thần. Tôi viết thư về nhà báo cho Ba Má và các em biết là đã đến bến bờ tự do, nhưng do chế độ kiểm duyệt khắc nghiệt thời đó, nhà tôi chỉ nhận một ít thư của tôi (10).
    Tôi ghi danh đi học tiếng Anh. Nhưng tôi lại thất vọng về cách dạy ê a của thầy cô ở đây và chỉ một tuần sau tôi lại nghỉ học. Tôi quyết định tự học tiếng Anh. Nhưng tôi cần một cuốn từ điển. Tôi mạo hiểm đón xe lửa ra thành phố (downtown) Sydney, ghé một nhà sách khổng lồ có tên là Dymock nằm trên đường Georges. Tôi bước vào nhà sách tìm mua cuốn "Tự điển Oxford" và cuốn sách văn phạm tiếng Anh "Practical English Usage" của soạn giả Michael Swan (mà tôi đã từng dùng tự học hồi ở trại tỵ nạn). Tôi đinh ninh là chữ "Ford" (đọc là "fo.d"), vậy thì "Oxford" phải đọc là "ox.fo.d". Nghĩ thế, tôi nói với anh bán hàng là tôi tìm mua cuốn từ điển "ox.fo.d"; anh ta trố mắt nhìn tôi không hiểu tôi nói từ điển gì và lịch sự kêu tôi đánh vần cụ thể. Tôi bèn viết ra trên giấy chữ "Oxford"; anh ta ồ lên một tiếng rồi vui vẻ chỉ tôi cách đọc là "ox.fớd". Nhớ suốt đời! Oai! Tiếng Anh sao mà rắc rối quá!
    Sau vài tuần ở trong hostel, tôi bắt đầu tìm việc làm. Mỗi ngày, tôi dò đọc mục "Employment" trong báo để tìm việc. Nhưng không may cho tôi, mỗi lần đi phỏng vấn là một lần thất bại vì tôi thành thật nói là chưa có kinh nghiệm làm hãng xưởng bao giờ. Một hôm, trên đường về nhà sau một lần thất bại trong một cuộc phỏng vấn ở một hãng điện, tôi ngẫu nhiên để ý đến một khách sạn có kiến trúc hơi lạ tên là "Belmore Hotel". Tôi lại quay sang tờ báo và lần này, tôi để ý thấy Bệnh viện St Vincent''s đang cần một phụ bếp (kitchen hand). Tôi nghĩ tại sao mình không xin làm phụ bếp mà lại phải loay hoay tìm việc trong các hãng xưởng? Nghĩ thế, tôi vội xuống ga và đón xe điện khác đi ngược về hướng Ðông thành phố Sydney, nơi bệnh viện St Vincent''s tọa lạc, để xin việc. Sau khi điền xong đơn, tôi được bà giám đốc nhà bếp tên là Georgina Ramsey phỏng vấn. Bà hỏi tôi về lý lịch cá nhân, về kinh nghiệm làm trong nhà bếp. Vì đã thất bại quá nhiều lần trong các kỳ phỏng vấn trước đây do thành thật, kỳ này tôi làm gan nói dối là có kinh nghiệm làm trong nhà bếp. "Làm ở đâu?" Tôi nhớ ngay đến cái tên "Belmore Hotel" và trả lời "Belmore Hotel"! "Làm ở đó bao lâu?" "Dạ, ba năm". Bà ta nhìn tôi mỉm cười một cách khó hiểu, nhưng quyết định nhận tôi ngay ngày đó, và hẹn tôi ngày mai sẽ bắt đầu đi làm. Tôi mừng quá và trên đường về nhà, tự đãi một tô phở!
    Tôi được giao phó công việc rửa nồi niêu, chén bát, và đặc biệt là thái củ hành Tây. Chao ôi, lần đầu tiên trong đời tôi thấy cái gì cũng lớn và cũng nhiều. Số lượng nồi và chén bát nhiều đến nỗi không thể đếm hết. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi tôi thấy quá nhiều hành Tây (trong hai bao bố rất to), tôi hơi nao núng và hỏi: "Tôi phải lột hết hai bao này à?" Anh chàng giám thị người Tân Tây Lan tên là Gerry nhún vai nói: "Dĩ nhiên, đó là công việc của anh mà!" Tôi cảm thấy mình mới ngây ngô làm sao! Dĩ nhiên, người ta mướn tôi vào làm việc đó, chứ còn việc nào khác! Chỉ lột được hai ba củ hành là tôi dàn dụa nước mắt vì cay. Gerry thấy tôi "khóc", bèn đến hỏi: "Anh có sao không?" Tôi trả lời "Không..." và dần dần làm xong công việc một cách tốt đẹp. Nhưng chỉ hai ngày sau, sau vài lần thử nghiệm, tôi đã tìm được quy luật lột củ hành mà không rơi nước mắt. Mặc dù đó là một công việc khá nặng nhọc, nhưng tôi vẫn làm một cách vui vẻ và qua đó tôi học được tính tập trung trong khi làm việc, cho dù là việc lớn hay nhỏ. Sau khoảng ba tháng làm nghề này, tôi được thăng chức làm phụ bếp. Tôi được cấp đồng phục áo trắng và cái nón cao chót vót của thợ nấu, cùng với cái khăn đầu bếp quấn ngang cổ, trông oai lắm. Nhiệm vụ của tôi lúc đó là xào thịt hay rau cải sơ sơ và giao cho thợ chính nấu. Tôi học được nhiều món ăn Tây cũng từ cái công việc này.
    Tuy nhiên, lúc nào tôi cũng bị ám ảnh vì tôi đã nói dối về chuyện đã làm 3 năm trong nhà bếp ở "Belmore Hotel". Một hôm, tôi gõ cửa văn phòng bà giám đốc Ramsey và thú nhận là tôi đã nói dối bà ta về kinh nghiệm nhà bếp hôm phỏng vấn. Tôi cứ tưởng bà ta sẽ cho tôi nghỉ việc vì cái tội tày trời đó, nhưng bà ta mỉm cười và bảo tôi rằng bà ta đã biết ngay từ ngày đầu là tôi không có kinh nghiệm gì trong việc nấu nướng (vì tôi khai mới đến Úc có vài tháng!), nhưng thấy hoàn cảnh tôi khó khăn nên bà cho tôi cái công việc đó và nghĩ tôi có thể sẽ học hỏi từ từ cho quen việc. Bà còn nói cho tôi biết rằng trong nhà bếp này có rất nhiều người có bằng cấp cao từ các nước Ðông Âu khác chứ chẳng riêng gì tôi. Bà khuyên tôi nên yên tâm làm việc và cuộc sống sẽ ổn định thôi. Trong thời gian này, tôi lân la tìm hiểu, và đúng như bà Ramsey nói, có rất nhiều người tỵnạn và di dân từ các nước như Nga, Ba Lan, Hy Lạp, Nam Tư, Hồng Kông, Trung Quốc, v.v... cũng cùng một số phận như tôi. Những người này đã từng là chuyên viên lành nghề, nhà khoa bảng, luật sư, bác sĩ, v.v... ở nước họ, nhưng sang đây vẫn phải làm việc tay chân, vì bằng cấp của họ không được công nhận tại Úc. Và tôi càng nao núng hơn khi được biết là phần đông họ đã làm việc cả... 10 năm trở lên!
    Làm trong nhà bếp khoảng 9 tháng thì tôi tìm được một công việc tương đối nhẹ nhàng hơn ở Bệnh viện Royal North Shore Hospital thuộc vùng Bắc Sydney. Công việc tôi lúc đó là đi giao nhận các mẩu thử nghiệm giữa các phòng thí nghiệm trong bệnh viện. Qua công việc này, tôi có dịp để ý cách làm nghiên cứu của các nhà khoa học ở đây. Một hôm, trong lúc rảnh rỗi, tôi để ý thấy một nhà khoa học người Ấn Ðộ loay hoay làm các con toán về xác suất thống kê cho thí nghiệm của ông; tôi lân la tới gần và tỏ ý muốn trợ giúp một tay. Tuy nhiên, ông ta trố mắt nhìn tôi một cách khinh khi, nhưng lịch sự và đuổi tôi đi chỗ khác. Tôi buồn tủi lắm, và quyết chí một ngày "trong cuộc trần ai, ai dễ biết/ rồi ra mới rõ mặt anh hùng".
    Tôi nhận ra khá sớm là nếu tôi yên phận thì tương lai tôi sẽ chẳng tới đâu. Tôi quyết định ghi danh xin vào học tại trường Ðại học Sydney (một trường lâu đời và danh tiếng nhất ở Sydney) bán thời gian (part-time). Tôi được mời lên phỏng vấn để lượng xét trình độ học vấn. Người phỏng vấn tôi, một ông Úc khoảng 50 tuổi, hỏi: "Anh đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam rồi?" "Dạ, đúng thế". Ông ta mỉa mai: "Thế anh có biết làm phân số không?" Tôi hơi ngạc nhiên về câu hỏi, nhưng cũng tự trấn tĩnh mình là có khi phân số của họ phức tạp hơn phân số mình học, nên hay nhất là nói "không" cho chắc ăn! Nghĩ thế, tôi trả lời: "Dạ, không". Ông ta cười một cách mỉa mai mà tôi không bao giờ quên cũng như không tha thứ ông ta. Sau đó, tôi được một giáo sư chuyên ngành phỏng vấn và kết cục là ông không nhận tôi vì nghĩ tôi không đủ khả năng học đại học! Cần nói thêm là lúc đó, người Úc hầu như không biết gì về khả năng của học sinh Việt Nam và theo họ, một nước thường xuyên trải qua những cuộc chiến tranh khủng khiếp và triền miên như thế thì làm sao dân chúng có thể học hành đến nơi đến chốn được!
    Thất bại ở trường Sydney, tôi quay sang xin vào học ở trường Ðại học Macquarie, một trường tương đối nhỏ hơn trường Sydney (khoảng 20 ngàn sinh viên), nhưng có tiếng tốt về môn toán thống kê mà tôi muốn theo đuổi. Ở đây, tôi được một ông giáo tên là Donald McNeil, nguyên là giáo sư ở trường Ðại học Princeton (Mỹ) mới về, trực tiếp phỏng vấn. Sau khi hỏi sơ qua về vài lĩnh vực chuyên môn, ông ta nói tôi có thể sẽ không đủ khả năng theo học chương trình cao học (masters), và chỉ cho tôi học chương trình Graduate Diploma (thấp hơn cao học) về toán mà thôi. Ông ta nói nếu tôi học "được" một năm thì sẽ cho sang học chương trình cao học. Tôi mừng lắm và tự nhủ mình sẽ quyết chí học hành cho ra hồn, cho "bọn Tây" này biết mặt!
    Ngày đầu tiên vào giảng đường đại học Úc, tôi hơi sốc về cái tính lè phè của học sinh và thầy giáo. Lớp học chỉ có khoảng 15 học sinh, phần đông là nam. Họ ăn uống tự nhiên và ăn mặc... không giống ai. Anh chàng giảng viên cũng ăn mặc rất "bụi đời", không có vẻ gì là một ông tiến sĩ mà tôi thường tưởng tượng cả. Nhưng tôi đã gặp ngay khó khăn ngay từ ngày đầu vào giảng đường: tôi chẳng hiểu anh ta đang nói gì vì khả năng nghe của tôi còn quá hạn chế. Tuy nhiên, khi anh ta viết trên bảng thì tôi lại đoán biết anh ta đang dạy gì. Vì không hiểu bài trên lớp nên hàng đêm tôi phải ngồi lại ở thư viện để đọc sách và làm bài. Không đêm nào tôi về tới nhà trước 10 giờ khuya. Song, chỉ khoảng ba tháng sau, tôi đã lấy lại tự tin của mình và bắt đầu nhận ra là chương trình học của họ cũng chẳng có gì là "ghê gớm" lắm, nếu không muốn nói là thấp so với chương trình toán mà tôi đã từng học ở Việt Nam. Một hôm anh chàng giảng viên đang lúng túng giải một bài toán đa tích phân (multiple integration), tôi giơ tay xin giải hộ. Anh ta và cả lớp tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn tôi, một tên học sinh thường ngày có vẻ rụt rè, nhút nhác, lại dám làm chuyện này! Tôi ngang nhiên lên bảng, "biểu diễn lả lướt" một đường toán làm họ kinh ngạc hơn. Sau vài lần như thế, tiếng đồn tới ông giáo sư McNeil. Nên chỉ sáu tháng sau, ông McNeil đã cho tôi theo học chương trình cao học mà không phải qua chương trình Graduate Diploma. Tôi còn được cho một việc làm phụ giảng cho học sinh chương trình cử nhân.
    Từ đó, tôi lấy lại niềm tin và mạnh dạn hơn trên đường làm lại sự nghiệp. Trong khi học ở trường Macquarie, tôi xin được một công việc làm thư ký cho một trung tâm nghiên cứu thuộc Bộ Y tế tiểu bang New South Wales. Trong vai trò thư ký, tôi chỉ có nhiệm vụ thu thập số liệu và phụ giúp đem các số liệu này vào máy vi tính (microcomputer), lúc đó còn dùng hệ điều hành CP/M. Trong nhóm, chỉ có ba bác sĩ biết cách dùng máy vi tính để phân tích số liệu. Họ huấn luyện tôi cách dùng máy vi tính và tôi cảm thấy thích thú khi làm việc với máy tính. Nhưng tôi tự học nhiều hơn những gì họ chỉ tôi. Liên tục nhiều tháng trời, tôi tự học cách viết chương trình bằng ngôn ngữ FORTRAN, cách điều khiển và liên kết các máy với nhau, v.v... Một hôm, tôi thấy ông bác sĩ giám đốc đang để tâm giải một bài toán thống kê loại rất căn bản. Tôi xem cách ông ta làm và tỏ ý muốn giúp: "Tôi có thể giúp ông giải quyết việc này". Ông ta nhìn tôi một cách khinh khi và nói: "Anh làm không được đâu, việc này phức tạp lắm". Tôi cảm thấy chạm tự ái và mạnh bạo thách thức: "Nếu tôi giải không xong trong vòng 5 phút, ông có thể cho tôi nghỉ việc". Ông giám đốc nhìn tôi một cách lạ lùng và nói "Ðược rồi, làm đi!" Ngay sau đó, tôi được chỉ định mở lớp dạy lại cho tất cả các nhân viên trong nhóm cách dùng, cách viết chương trình để giải các bài toán thống kê. Từ đó, tôi được chính thức bổ nhiệm tham gia nghiên cứu các vấn đề liên quan tới hệ thống y tế công cộng. Tôi cảm thấy sự miệt mài của mình đã có chút thành quả. (Thực ra, bây giờ hồi tưởng lại, tôi thấy những công việc làm lúc đó quá sơ đẳng và chẳng có gì đáng phải tuyên dương, tự hào).
    Sau khi xong luận án cao học ở trường Macquarie, tôi lại chuyển sang trường Ðại học Sydney. Lần này tôi về lại đây để dạy học (11) đồng thời theo học chương trình tiến sĩ với ông giáo sư Alan Woodman. Tôi vẫn còn nhớ "mối thù làm phân số", nên sau khi xong thủ tục hành chính, tôi tìm lại ông viên chức ngày trước để hỏi lại câu hỏi vô duyên "Ông biết làm phân số không?". Ông công chức giờ đây đã già, nhìn tôi ngơ ngác chẳng hiểu tôi nói gì. Tôi kể lại cái giây phút lịch sử bốn năm về trước cho ông nghe; ông ta ôm tôi xin lỗi rối rít và nói là không có ý xúc phạm, mà chỉ là một câu hỏi đùa. Chẳng biết sao lúc đó khi nghe ông ta nói thế, tôi lại rất hối hận và thấy mình quá sai; tôi thấy thái độ ăn thua đó của mình quá ấu trĩ và tự thấy mình xấu hổ. Tôi tự nhủ và quyết tâm gột rửa cái "Việt Nam tính" từ đó. Bây giờ nhắc lại câu chuyện này tôi vẫn còn thấy mình xấu hổ.

  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Ðầu năm 1991, sau khi xong luận án ở trường Sydney, tôi được may mắn bổ nhiệm làm nghiên cứu viên (Research Fellow) ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Garvan Institute of Medical Research), một trong 10 viện nghiên cứu y khoa hàng đầu trên thế giới. Viện này là một trung tâm đào tạo chuyên khoa cho trường Ðại học New South Wales và Bệnh viện St Vincent''''s, nơi tôi làm phụ bếp khoảng 9 năm trước đó (12). Viện Garvan có khoảng 300 nhà khoa học với trình độ tiến sĩ hay cao học từ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ðức, v.v... nghiên cứu trong các lĩnh vực ung thư vú (breast cancer), loãng xương (osteoporosis), sinh học thần kinh (neurobiology) và nội tiết (metabolism). Tôi làm trong bộ môn loãng xương cùng một giáo sư hàng đầu trong ngành là John A. Eisman, người sau này trở thành một người thầy và bạn thân của tôi.
    Tôi dồn tâm trí vào việc học hành và nghiên cứu về nội tiết, xương và bệnh loãng xương, từ các vấn đề sinh học căn bản tới lâm sàng. Mười năm nghiên cứu trong lĩnh vực này, tôi và đồng nghiệp cũng gặt hái được nhiều kết quả đáng kể. Vài đóng góp của tôi trong ngành tập trung vào ba chủ đề: xác định các yếu tố dẫn đến sự mất xương, chứng loãng xương trong đàn ông và di truyền học trong xương. Năm 1994, trong một bận tán gẫu bên bàn cà phê ở một quán nước vùng Darlinghurst, tôi và hai anh nghiên cứu sinh tên là Nigel Morrison (người Úc) và Qi Jiang (người Trung Quốc) nảy ra ý tưởng nghiên cứu vai trò của di truyền tố vitamin D receptor (còn gọi tắt là VDR gene) trong xương. Sau nhiều tháng làm việc cật lực và căng thẳng, nhóm tôi đã khám phá ra sự liên hệ giữa di truyền tố này và mật độ xương trong một nhóm phụ nữ sinh đôi. Khám phá này được công bố trên "Nature", tờ tạp chí khoa học hàng đầu trên thế giới, và lần lượt được đề cập trên hầu hết các hệ thông tin đại chúng như "The Times", "Newsweek", "New York Times", "Los Angeles Times", "Sydney Morning Herald", "The Australian", "The Telegraph" (London), v.v... Tôi và ông Eisman đã rất bận trong việc trả lời phỏng vấn của các phóng viên, nhà báo quan tâm. Tuy nhiên, trong chuyên ngành, khám phá của chúng tôi đã gây ra rất nhiều cuộc tranh luận trên thế giới và tôi đã phải tiêu khá nhiều thời gian, "đầu tắt mặt tối" để bảo vệ quan điểm của mình. Tính tới nay, kể từ ngày được công bố trên "Nature", đã có gần năm trăm bài báo khoa học trong lĩnh vực này. Qua việc làm này, tôi và ông Eisman được trao tặng một số giải thưởng ở Úc, Âu châu và Mỹ như "Giải thưởng dành cho các nhà nghiên cứu trẻ" (Young Investigator Award), "Xuất sắc trong nghiên cứu bệnh loãng xương" (Outstanding Research in Osteoporosis), "Giải thưởng Neumann" (Neumann Award, dành cho ngành nghiên cứu xương), v.v... Qua cách thức xét duyệt và trao giải thưởng, tôi mới nhận ra vài điều thú vị: thứ nhất, nhiều giải thưởng được trao không hẳn chỉ dựa trên thành tích khoa bảng xuất sắc mà phần lớn lại nhờ vào sự móc ngoặc và vận động (lobby) của người được trao giải; thứ hai, nhiều giải thưởng mặc dù có những cụm từ rất kêu như "outstanding", "excellence", "distinction", v.v... nhưng thực tế lại không phản ánh đúng khả năng của người được giải. Cũng tại viện Garvan này, tôi đã viết thêm một luận án về y khoa (medical epidemiology) tại Ðại học New South Wales, sau năm năm trời học tập và nghiên cứu. Luận án đó được "Hội đồng Khoa bảng" (Academic Board) đánh giá khá cao, được bình bầu là "Luận án xuất sắc trong năm" (The Best Doctoral Thesis Award). Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thực tình tôi không quan tâm và không đặt nặng mấy về các giải thưởng đó, mà chỉ chú tâm vào định hướng trong nghiên cứu, mang lại kiến thức mới cho chuyên ngành (13).

  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Ðầu năm 1991, sau khi xong luận án ở trường Sydney, tôi được may mắn bổ nhiệm làm nghiên cứu viên (Research Fellow) ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Garvan Institute of Medical Research), một trong 10 viện nghiên cứu y khoa hàng đầu trên thế giới. Viện này là một trung tâm đào tạo chuyên khoa cho trường Ðại học New South Wales và Bệnh viện St Vincent''''s, nơi tôi làm phụ bếp khoảng 9 năm trước đó (12). Viện Garvan có khoảng 300 nhà khoa học với trình độ tiến sĩ hay cao học từ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ðức, v.v... nghiên cứu trong các lĩnh vực ung thư vú (breast cancer), loãng xương (osteoporosis), sinh học thần kinh (neurobiology) và nội tiết (metabolism). Tôi làm trong bộ môn loãng xương cùng một giáo sư hàng đầu trong ngành là John A. Eisman, người sau này trở thành một người thầy và bạn thân của tôi.
    Tôi dồn tâm trí vào việc học hành và nghiên cứu về nội tiết, xương và bệnh loãng xương, từ các vấn đề sinh học căn bản tới lâm sàng. Mười năm nghiên cứu trong lĩnh vực này, tôi và đồng nghiệp cũng gặt hái được nhiều kết quả đáng kể. Vài đóng góp của tôi trong ngành tập trung vào ba chủ đề: xác định các yếu tố dẫn đến sự mất xương, chứng loãng xương trong đàn ông và di truyền học trong xương. Năm 1994, trong một bận tán gẫu bên bàn cà phê ở một quán nước vùng Darlinghurst, tôi và hai anh nghiên cứu sinh tên là Nigel Morrison (người Úc) và Qi Jiang (người Trung Quốc) nảy ra ý tưởng nghiên cứu vai trò của di truyền tố vitamin D receptor (còn gọi tắt là VDR gene) trong xương. Sau nhiều tháng làm việc cật lực và căng thẳng, nhóm tôi đã khám phá ra sự liên hệ giữa di truyền tố này và mật độ xương trong một nhóm phụ nữ sinh đôi. Khám phá này được công bố trên "Nature", tờ tạp chí khoa học hàng đầu trên thế giới, và lần lượt được đề cập trên hầu hết các hệ thông tin đại chúng như "The Times", "Newsweek", "New York Times", "Los Angeles Times", "Sydney Morning Herald", "The Australian", "The Telegraph" (London), v.v... Tôi và ông Eisman đã rất bận trong việc trả lời phỏng vấn của các phóng viên, nhà báo quan tâm. Tuy nhiên, trong chuyên ngành, khám phá của chúng tôi đã gây ra rất nhiều cuộc tranh luận trên thế giới và tôi đã phải tiêu khá nhiều thời gian, "đầu tắt mặt tối" để bảo vệ quan điểm của mình. Tính tới nay, kể từ ngày được công bố trên "Nature", đã có gần năm trăm bài báo khoa học trong lĩnh vực này. Qua việc làm này, tôi và ông Eisman được trao tặng một số giải thưởng ở Úc, Âu châu và Mỹ như "Giải thưởng dành cho các nhà nghiên cứu trẻ" (Young Investigator Award), "Xuất sắc trong nghiên cứu bệnh loãng xương" (Outstanding Research in Osteoporosis), "Giải thưởng Neumann" (Neumann Award, dành cho ngành nghiên cứu xương), v.v... Qua cách thức xét duyệt và trao giải thưởng, tôi mới nhận ra vài điều thú vị: thứ nhất, nhiều giải thưởng được trao không hẳn chỉ dựa trên thành tích khoa bảng xuất sắc mà phần lớn lại nhờ vào sự móc ngoặc và vận động (lobby) của người được trao giải; thứ hai, nhiều giải thưởng mặc dù có những cụm từ rất kêu như "outstanding", "excellence", "distinction", v.v... nhưng thực tế lại không phản ánh đúng khả năng của người được giải. Cũng tại viện Garvan này, tôi đã viết thêm một luận án về y khoa (medical epidemiology) tại Ðại học New South Wales, sau năm năm trời học tập và nghiên cứu. Luận án đó được "Hội đồng Khoa bảng" (Academic Board) đánh giá khá cao, được bình bầu là "Luận án xuất sắc trong năm" (The Best Doctoral Thesis Award). Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thực tình tôi không quan tâm và không đặt nặng mấy về các giải thưởng đó, mà chỉ chú tâm vào định hướng trong nghiên cứu, mang lại kiến thức mới cho chuyên ngành (13).

  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Phò?ng vẮn thượng tướng Hoà?ng Minh Thà?o, tư lẶnh cù?a mf̣t trẶn TĂy NguyĂn tư? nfm 1967, Ăng là? ngươ?i 'àf chì? huy càc chiẮn dìch Đf́c TĂ TĂn Cà?nh nfm 1972 cùfng như tham gia chì? huy chiẮn dìch tẮn cĂng BuĂn MĂ ThuẶt ngà?y 10/3/1975. CuĂc phĂng vấn do HoĂng Dương, phĂng viĂn 'Ăi BBC thực hi?n Y HĂ NTi.

Chia sẻ trang này