1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời gọi những nhịp cầu để thắt chặt tình đoàn kết dân tộc!!!!!! Hai tiếng "Việt kiều"

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi tuan_ma, 01/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Phò?ng vẮn thượng tướng Hoà?ng Minh Thà?o, tư lẶnh cù?a mf̣t trẶn TĂy NguyĂn tư? nfm 1967, Ăng là? ngươ?i 'àf chì? huy càc chiẮn dìch Đf́c TĂ TĂn Cà?nh nfm 1972 cùfng như tham gia chì? huy chiẮn dìch tẮn cĂng BuĂn MĂ ThuẶt ngà?y 10/3/1975. CuĂc phĂng vấn do HoĂng Dương, phĂng viĂn 'Ăi BBC thực hi?n Y HĂ NTi.

  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tháng 7, cỏ và hoa bên dòng Thạch Hãn...
    http://www.vnn.vn/psks/phongsu/2003/7/22192/
    (VietNamNet) - Cỏ và hoa, đó là hai từ người dân Quảng Trị nhắc nhiều nhất trong những ngày tháng 7 này. Cỏ Thành cổ Quảng Trị thì non tơ, hoa bên dòng Thạch Hãn thì cứ nhè nhẹ trôi giữa mênh mang nắng và gió miền Trung. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, 81 ngày đêm oanh liệt thấm đẫm máu đang thầm lặng hiển hiện trong mắt những người cựu binh một thời sống chết với Thành Cổ.
    Dòng sông Thạch Hãn, chứng nhân của lịch sử 81 ngày đêm đang chuẩn bị chứng kiến lễ hội đặc biệt của người dân Quảng Trị, một lễ hội chỉ có hoa, có cỏ, có nước mắt, có tấm tình chân thành dành cho những chiến sĩ đang nằm dưới từng lớp cỏ Thành Cổ và đâu đó ven sông....

    Cỏ, hoa và những cựu chiến binh trên sông Thạch Hãn ''''những ngày tháng 7''''.
    Tôi đến mảnh đất nghèo Quảng Trị sau đúng 31 năm ''''mùa hè đỏ lửa'''' của đạn, của máu thấm đẫm lên từng nhành cây, ngọn cỏ nơi Thành Cổ. 31 năm, thời gian liệu đã đủ cho nỗi đau chìm sâu vào ký ức của mỗi người lính từng sống chết với 81 ngày đêm bên dòng sông Thạch Hãn? Thành cổ của thời vua Minh Mạng đầu thế kỷ 19 chỉ còn lại một chút cổng thành và hai bên tường bởi số lượng bom đạn Mỹ ném xuống đây bằng 7 quả bom nguyên tử. Thành Cổ bị tơi bời, san phẳng cùng hàng chục ngàn người lính đã ngã xuống. Tất cả vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim người Quảng Trị mỗi khi lặng nhắc đến quá khứ oanh liệt. Mặc dù, có một điều tôi biết, người Quảng Trị chịu đựng quá nhiều mất mát và đau thương nhưng khi nói về chiến tranh, về sự hy sinh thì bao giờ họ cũng lạc quan dẫu biết nỗi đau không thể sớm nhạt phai... Và một điều tôi biết, hầu như nhà nào ở Quảng Trị cũng có một trang thờ nhỏ trước nhà vì sau khi giải phóng, mỗi lần đào móng xây nhà họ lại gặp ít nhất là một bộ hài cốt, hoặc là ta, hoặc là địch...
    Đi tìm dấu tích 81 ngày đêm... !
    Chiều Thành Cổ giữa những ngày hè tháng 7 không ồn ào như phía trung tâm thị xã Quảng Trị mà lặng lẽ theo mỗi bước chân du khách. Cả khu vực 16ha rộng mênh mông chỉ toàn cỏ và dừa. Tượng đài Thành Cổ nằm trang nghiêm trong khu di tích giữa vi vút gió từ sông Thạch Hãn thổi vào. Tôi cảm nhận được bước chân nhè nhẹ của từng người khách vào đây. Chứng tích của 81 ngày đêm rực lửa, đẫm máu và nhiệt huyết tuổi thanh xuân cả nước là đây. Mỗi gốc cây, ngọn cỏ trong khu di tích là một linh hồn người lính đang yên nghỉ. Cả một vùng di tích trong ánh chiều hoàng hôn đang chầm chậm buông vừa trang nghiêm vừa trầm lặng đến xao lòng. Và tôi lạc vào dấu tích của 81 ngày đêm đã trở nên huyền thoại khi ngày 27/7, ngày dành riêng cho những người lính đã nằm lại nơi chiến trường, những người đã để lại chút máu xương vì sự nghiệp dân tộc đang đến gần...

    Hoàng hôn trên Thành Cổ.
    Nói về Thành Cổ, anh Trần Khánh Khư, Trưởng ban quản lý Khu di tích Thành Cổ Quảng Trị dù đã ''''rắn lòng'''' khi từng tiếp quá nhiều nhà báo đến viết bài, cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa nhưng vẫn không khỏi ngậm ngùi khi nhắc đến tất cả những gì liên quan đến hai từ ''''Thành Cổ'''' thân thương. Anh Khư bảo, mỗi lần các anh làm công trình gì trong khu vực 16 ha rộng lớn đều nhắc nhau nhè nhẹ tay xẻng, tay cuốc vì sợ chạm vào ''''da thịt'''' đồng đội đang nằm dưới lớp cỏ xanh non tơ, non tơ đến vô tình kia. Và mỗi lần như thế, ít nhiều các anh cũng tìm thấy được hoặc là chút xương tàn, hoặc là cây bút, bi đông nước của đồng đội kịp mang theo xuống cõi vĩnh hằng. Tất cả những di vật đó đều được các anh trân trọng mang về đặt trong bảo tàng cho khách tham quan. Gần đây, tháng 10/2002, Ban quản lý di tích trong khi nghiệm thu công trình đường ống dẫn nước trong khu di tích thì một gặp trục trặc nhỏ. Đó là một đoạn đường ống tự nhiên cao hơn thiết kế ban đầu đến 30 cm. Những người tham gia thi công và anh em trong Ban quản lý quyết định đào lại và sâu hơn ban đầu. Và tất cả đều lặng đi khi phát hiện ở dưới là một căn hầm chữ A có 5 bộ hài cốt bộ đội đang trong tư thế ngồi trú ẩn bị bom lấp kín. Tất cả những thứ được tìm thấy trong ba lô của các anh đều đã hoen rỉ, chỉ còn một lá thư và một tấm ảnh vẫn còn nguyên vì đựng trong túi nilông. Đó là di vật của liệt sĩ, Thượng uý Lê Binh Chủng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn K10 Quảng Trị.
    Anh Trần Khánh Khư ngừng kể, trầm xuống và hướng dẫn chúng tôi đến thăm những di vật này đã được đặt trang trọng trong bảo tàng. Từ bức thư ''''gửi lại cho mai sau'''' này, anh Khư và đồng nghiệp đã biết thêm một chuyện tình thời chiến cảm động của chàng trai xứ Nghệ Lê Binh Chủng và cô giáo làng Lê Thị Biển Khơi (Bố Trạch- Quảng Bình). Đó là một lần hành quân qua huyện Bố Trạch (Quảng Bình), mối tình đơn sơ nhưng thắm đượm giữa hai người đã nảy sinh. Chưa được hưởng hạnh phúc của hôn nhân thì anh đã phải vượt qua vĩ tuyến 17 vào chiến đấu ở Thành Cổ Quảng Trị. Lá thư cuối cùng chị viết cho anh vẫn chưa phai mực đề ngày 15/5/1972. Thật may, tình yêu giữa thời bom đạn ác liệt của họ đã ''''khai hoa kết nhuỵ''''. Lá thư cuối cùng chị viết cho anh cũng là lá thư chị báo tin vui. Nhưng anh chưa kịp nhìn mặt con đã mãi mãi nằm lại với cỏ cây Thành Cổ. Và 30 năm sau, anh đã linh thiêng ''''trở về'''' từ lòng đất để giúp vợ con nhận gia đình bên nội. Dù muộn màng nhưng cuộc hội ngộ này mang thật nhiều ý nghĩa và nước mắt mặn mòi.
    Trong quá trình quy tập mộ liệt sĩ ở khu di tích Thành Cổ thì tất cả những gì người ta tìm thấy đều đáng trân trọng nhưng ''''nóng và ấm'''' nhất là những lá thư của các liệt sĩ nhờ một chút may mắn nào đó được ''''gửi'''' cho đời sau. Và từ mỗi bức thư này, chiến tranh tưởng chừng như vừa mới kết thúc hôm qua...

    Thăm lại chiến trường xưa.
    Trưởng ban quản lý di tích thành cổ Trần Khánh Khư lặng lẽ lấy cho chúng tôi xem lá thư ''''đặc biệt'''' của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh ở Xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình gửi về cho gia đình như điềm báo trước lúc anh ra đi. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi đọc bức thư này: ''''Quảng Trị ngày 11-9-1972,
    Toàn thể gia đình kính thương...
    Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi đã ''''đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất'''' thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
    ...Mẹ kính mến ! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi... Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho tổ quốc mai sau...''''.
    Lá thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh như vừa được viết hôm qua, ngay sau những trận đánh ác liệt nhất vừa tạm dừng tiếng súng, hình như vẫn còn phảng phất mùi bom đạn... Nhưng trong bối cảnh của chiến tranh, của sự sống và cái chết luôn cận kề đó anh vẫn giành cho mình chút thời gian quý giá để viết thư về dặn dò mẹ, vợ, anh chị, cháu và bà con thân thuộc. Trước khi trở thành đất, thành cỏ nằm lại với Quảng Trị khói lửa, anh vẫn không quên được trách nhiệm của mình... Anh viết cho vợ: ''''Em thương yêu! Nếu thực sự thương anh thì em sẽ làm theo lời anh căn dặn, hàng năm cứ đến ngày này em hãy thắp vài nén nhang tưởng nhớ tới anh. Nếu có điều kiện em hãy cứ bước đi bước nữa...". Và anh chỉ đường cho vợ, cho gia đình sau này thống nhất sẽ vào Quảng Trị tìm mộ anh về. Đến bảo tàng Thành Cổ xem bức thư đặc biệt này, nhiều khách ngoại quốc, đặc biệt cựu binh Mỹ chỉ thốt lên: ''''Vì sao họ chiến thắng ư? Vì họ dường như đã biết trước được điều đó, ngay cả đến từng người lính...''''
    Tháng 7, lửa và hoa...
    "Đò xuôi Thạch Hãn ơi.. chèo nhẹ.
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
    Có tuổi đôi mươi hoà sóng nước.
    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"
    Đó là thơ nhưng cũng là tiếng lòng, là ''''hồn'''' của một cựu chiến binh đã từng chiến đấu, đã từng chôn cất đồng đội bên sông Thạch Hãn. Anh được người ta biết đến với những đau đáu về Thành Cổ, và về lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn mỗi dịp tháng 7 về. Và từ đó người ta biết đến thị xã Quảng Trị nhỏ bé có hai ngày rằm tháng 7... Người ta đã đề cập đến cựu chiến binh, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà báo Lê Bá Dương quá nhiều nhưng khi viết về Thành Cổ, không thể không nhắc đến anh như một chứng nhân, một người khơi nguồn mạch cho lễ hội thả hoa và ''''rằm tháng bảy thứ 2'''' ở Quảng Trị.
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tháng 7, cỏ và hoa bên dòng Thạch Hãn...
    http://www.vnn.vn/psks/phongsu/2003/7/22192/
    (VietNamNet) - Cỏ và hoa, đó là hai từ người dân Quảng Trị nhắc nhiều nhất trong những ngày tháng 7 này. Cỏ Thành cổ Quảng Trị thì non tơ, hoa bên dòng Thạch Hãn thì cứ nhè nhẹ trôi giữa mênh mang nắng và gió miền Trung. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, 81 ngày đêm oanh liệt thấm đẫm máu đang thầm lặng hiển hiện trong mắt những người cựu binh một thời sống chết với Thành Cổ.
    Dòng sông Thạch Hãn, chứng nhân của lịch sử 81 ngày đêm đang chuẩn bị chứng kiến lễ hội đặc biệt của người dân Quảng Trị, một lễ hội chỉ có hoa, có cỏ, có nước mắt, có tấm tình chân thành dành cho những chiến sĩ đang nằm dưới từng lớp cỏ Thành Cổ và đâu đó ven sông....

    Cỏ, hoa và những cựu chiến binh trên sông Thạch Hãn ''''những ngày tháng 7''''.
    Tôi đến mảnh đất nghèo Quảng Trị sau đúng 31 năm ''''mùa hè đỏ lửa'''' của đạn, của máu thấm đẫm lên từng nhành cây, ngọn cỏ nơi Thành Cổ. 31 năm, thời gian liệu đã đủ cho nỗi đau chìm sâu vào ký ức của mỗi người lính từng sống chết với 81 ngày đêm bên dòng sông Thạch Hãn? Thành cổ của thời vua Minh Mạng đầu thế kỷ 19 chỉ còn lại một chút cổng thành và hai bên tường bởi số lượng bom đạn Mỹ ném xuống đây bằng 7 quả bom nguyên tử. Thành Cổ bị tơi bời, san phẳng cùng hàng chục ngàn người lính đã ngã xuống. Tất cả vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim người Quảng Trị mỗi khi lặng nhắc đến quá khứ oanh liệt. Mặc dù, có một điều tôi biết, người Quảng Trị chịu đựng quá nhiều mất mát và đau thương nhưng khi nói về chiến tranh, về sự hy sinh thì bao giờ họ cũng lạc quan dẫu biết nỗi đau không thể sớm nhạt phai... Và một điều tôi biết, hầu như nhà nào ở Quảng Trị cũng có một trang thờ nhỏ trước nhà vì sau khi giải phóng, mỗi lần đào móng xây nhà họ lại gặp ít nhất là một bộ hài cốt, hoặc là ta, hoặc là địch...
    Đi tìm dấu tích 81 ngày đêm... !
    Chiều Thành Cổ giữa những ngày hè tháng 7 không ồn ào như phía trung tâm thị xã Quảng Trị mà lặng lẽ theo mỗi bước chân du khách. Cả khu vực 16ha rộng mênh mông chỉ toàn cỏ và dừa. Tượng đài Thành Cổ nằm trang nghiêm trong khu di tích giữa vi vút gió từ sông Thạch Hãn thổi vào. Tôi cảm nhận được bước chân nhè nhẹ của từng người khách vào đây. Chứng tích của 81 ngày đêm rực lửa, đẫm máu và nhiệt huyết tuổi thanh xuân cả nước là đây. Mỗi gốc cây, ngọn cỏ trong khu di tích là một linh hồn người lính đang yên nghỉ. Cả một vùng di tích trong ánh chiều hoàng hôn đang chầm chậm buông vừa trang nghiêm vừa trầm lặng đến xao lòng. Và tôi lạc vào dấu tích của 81 ngày đêm đã trở nên huyền thoại khi ngày 27/7, ngày dành riêng cho những người lính đã nằm lại nơi chiến trường, những người đã để lại chút máu xương vì sự nghiệp dân tộc đang đến gần...

    Hoàng hôn trên Thành Cổ.
    Nói về Thành Cổ, anh Trần Khánh Khư, Trưởng ban quản lý Khu di tích Thành Cổ Quảng Trị dù đã ''''rắn lòng'''' khi từng tiếp quá nhiều nhà báo đến viết bài, cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa nhưng vẫn không khỏi ngậm ngùi khi nhắc đến tất cả những gì liên quan đến hai từ ''''Thành Cổ'''' thân thương. Anh Khư bảo, mỗi lần các anh làm công trình gì trong khu vực 16 ha rộng lớn đều nhắc nhau nhè nhẹ tay xẻng, tay cuốc vì sợ chạm vào ''''da thịt'''' đồng đội đang nằm dưới lớp cỏ xanh non tơ, non tơ đến vô tình kia. Và mỗi lần như thế, ít nhiều các anh cũng tìm thấy được hoặc là chút xương tàn, hoặc là cây bút, bi đông nước của đồng đội kịp mang theo xuống cõi vĩnh hằng. Tất cả những di vật đó đều được các anh trân trọng mang về đặt trong bảo tàng cho khách tham quan. Gần đây, tháng 10/2002, Ban quản lý di tích trong khi nghiệm thu công trình đường ống dẫn nước trong khu di tích thì một gặp trục trặc nhỏ. Đó là một đoạn đường ống tự nhiên cao hơn thiết kế ban đầu đến 30 cm. Những người tham gia thi công và anh em trong Ban quản lý quyết định đào lại và sâu hơn ban đầu. Và tất cả đều lặng đi khi phát hiện ở dưới là một căn hầm chữ A có 5 bộ hài cốt bộ đội đang trong tư thế ngồi trú ẩn bị bom lấp kín. Tất cả những thứ được tìm thấy trong ba lô của các anh đều đã hoen rỉ, chỉ còn một lá thư và một tấm ảnh vẫn còn nguyên vì đựng trong túi nilông. Đó là di vật của liệt sĩ, Thượng uý Lê Binh Chủng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn K10 Quảng Trị.
    Anh Trần Khánh Khư ngừng kể, trầm xuống và hướng dẫn chúng tôi đến thăm những di vật này đã được đặt trang trọng trong bảo tàng. Từ bức thư ''''gửi lại cho mai sau'''' này, anh Khư và đồng nghiệp đã biết thêm một chuyện tình thời chiến cảm động của chàng trai xứ Nghệ Lê Binh Chủng và cô giáo làng Lê Thị Biển Khơi (Bố Trạch- Quảng Bình). Đó là một lần hành quân qua huyện Bố Trạch (Quảng Bình), mối tình đơn sơ nhưng thắm đượm giữa hai người đã nảy sinh. Chưa được hưởng hạnh phúc của hôn nhân thì anh đã phải vượt qua vĩ tuyến 17 vào chiến đấu ở Thành Cổ Quảng Trị. Lá thư cuối cùng chị viết cho anh vẫn chưa phai mực đề ngày 15/5/1972. Thật may, tình yêu giữa thời bom đạn ác liệt của họ đã ''''khai hoa kết nhuỵ''''. Lá thư cuối cùng chị viết cho anh cũng là lá thư chị báo tin vui. Nhưng anh chưa kịp nhìn mặt con đã mãi mãi nằm lại với cỏ cây Thành Cổ. Và 30 năm sau, anh đã linh thiêng ''''trở về'''' từ lòng đất để giúp vợ con nhận gia đình bên nội. Dù muộn màng nhưng cuộc hội ngộ này mang thật nhiều ý nghĩa và nước mắt mặn mòi.
    Trong quá trình quy tập mộ liệt sĩ ở khu di tích Thành Cổ thì tất cả những gì người ta tìm thấy đều đáng trân trọng nhưng ''''nóng và ấm'''' nhất là những lá thư của các liệt sĩ nhờ một chút may mắn nào đó được ''''gửi'''' cho đời sau. Và từ mỗi bức thư này, chiến tranh tưởng chừng như vừa mới kết thúc hôm qua...

    Thăm lại chiến trường xưa.
    Trưởng ban quản lý di tích thành cổ Trần Khánh Khư lặng lẽ lấy cho chúng tôi xem lá thư ''''đặc biệt'''' của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh ở Xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình gửi về cho gia đình như điềm báo trước lúc anh ra đi. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi đọc bức thư này: ''''Quảng Trị ngày 11-9-1972,
    Toàn thể gia đình kính thương...
    Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi đã ''''đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất'''' thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
    ...Mẹ kính mến ! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi... Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho tổ quốc mai sau...''''.
    Lá thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh như vừa được viết hôm qua, ngay sau những trận đánh ác liệt nhất vừa tạm dừng tiếng súng, hình như vẫn còn phảng phất mùi bom đạn... Nhưng trong bối cảnh của chiến tranh, của sự sống và cái chết luôn cận kề đó anh vẫn giành cho mình chút thời gian quý giá để viết thư về dặn dò mẹ, vợ, anh chị, cháu và bà con thân thuộc. Trước khi trở thành đất, thành cỏ nằm lại với Quảng Trị khói lửa, anh vẫn không quên được trách nhiệm của mình... Anh viết cho vợ: ''''Em thương yêu! Nếu thực sự thương anh thì em sẽ làm theo lời anh căn dặn, hàng năm cứ đến ngày này em hãy thắp vài nén nhang tưởng nhớ tới anh. Nếu có điều kiện em hãy cứ bước đi bước nữa...". Và anh chỉ đường cho vợ, cho gia đình sau này thống nhất sẽ vào Quảng Trị tìm mộ anh về. Đến bảo tàng Thành Cổ xem bức thư đặc biệt này, nhiều khách ngoại quốc, đặc biệt cựu binh Mỹ chỉ thốt lên: ''''Vì sao họ chiến thắng ư? Vì họ dường như đã biết trước được điều đó, ngay cả đến từng người lính...''''
    Tháng 7, lửa và hoa...
    "Đò xuôi Thạch Hãn ơi.. chèo nhẹ.
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
    Có tuổi đôi mươi hoà sóng nước.
    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"
    Đó là thơ nhưng cũng là tiếng lòng, là ''''hồn'''' của một cựu chiến binh đã từng chiến đấu, đã từng chôn cất đồng đội bên sông Thạch Hãn. Anh được người ta biết đến với những đau đáu về Thành Cổ, và về lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn mỗi dịp tháng 7 về. Và từ đó người ta biết đến thị xã Quảng Trị nhỏ bé có hai ngày rằm tháng 7... Người ta đã đề cập đến cựu chiến binh, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà báo Lê Bá Dương quá nhiều nhưng khi viết về Thành Cổ, không thể không nhắc đến anh như một chứng nhân, một người khơi nguồn mạch cho lễ hội thả hoa và ''''rằm tháng bảy thứ 2'''' ở Quảng Trị.
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Vào những ngày tháng 7 ở QT, hoa cứ trôi mênh mang trên dòng Thạch Hãn...
    Rằm tháng bảy thứ 2 ở Quảng Trị, có nhiều câu chuyện cảm động và trong những chuyện kể về sự tích lễ thả hoa, hương vọng đồng bào đồng chí đó, ai cũng bảo rằng tập quán đó khởi phát từ một người lính thuộc trung đoàn 27 Xô Viết - Nghệ Tĩnh từng chiến đấu trên đất Quảng Trị. Sau chiến tranh, nhớ thương đồng chí, đồng đội, người lính, từ năm 1976 đến nay, đã mỗi năm đôi lần về lặng lẽ thả vào lòng sông nước những nhành hoa hương vọng các đồng chí, đồng đội của mình. Tuy nhiên anh nói khiêm tốn: "Tôi chỉ là người tiếp tục ý nguyện của một trong hàng ngàn, hàng vạn người mẹ từng tiễn những người con vào lửa đạn chiến tranh với niềm khắc khoải nhớ mong ngày đón các con trở về".  Người lính đã 14 lần bị thương, mỗi khi trái gió trở trời vết thương lại tấy lên nhức nhối. Với anh, mỗi khi vết thương đau như thể một lời nhắc anh nhớ tới bạn bè và những khi vậy anh ấy lại đòi ra Quảng Trị thăm, hương khói cho đồng đội.
    "Cả năm mỗi rằm tháng bảy, cả thảy mỗi rằm tháng giêng"! Trong 12 rằm của 12 tháng  âm lịch trong năm, duy rằm tháng giêng và rằm tháng bảy được tổ chức cẩn trọng nhất, ấn tượng nhất trong tâm linh cộng đồng người Việt Nam. Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) khởi đầu năm đã đành. Riêng rằm tháng 7 ấn tượng hơn bởi lễ phóng đăng trong đêm lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên. Cứ thế cho đến những năm cuối thế kỷ 20, người ta lại bắt gặp ở Quảng Trị, ngoài một rằm tháng 7 âm lịch, và còn có thêm một ngày được coi là rằm dương lịch, ấy là ngày  27/7 uống nước nhớ nguồn. Vào ngày đó,  ai đi qua những dòng sông ở Quảng Trị vào buổi chiều sẽ thấy trên những dòng sông thao thiết chảy nối những bè hoa. Qua thời khắc âm dương là lung linh hàng vạn ngọn nến trong lễ phóng đăng. Khác với một lễ phóng đăng báo hiếu mẹ cha rằm tháng bảy âm lịch. Lễ thả hoa, phóng đăng trong đêm 27/7 dương lịch lại hương vọng tưởng nhớ đến những đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh cho công cuộc chiến đấu giải phóng đất nước quê hương. Ngày đó sông thành sông hoa, sông lửa. Dòng sông máu lửa năm xưa nay thành dòng sông hoa lửa - ngọn lửa của tâm linh thắm đượm nghĩa tình. Những ngọn lửa nến lung linh này đền ơn đáp nghĩa của bà con cô bác Quảng Trị như thể đó là một rằm thêm trong tháng 7 dương lịch.
    Cảm nhận được nghĩa cử đẹp của một người lính, Chính quyền, nhân dân Thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong đã nhân thêm nghĩa tình của người lính để rồi quê hương Quảng Trị đã định hình nên một lễ hội rất riêng của mảnh đất này. Hàng năm cứ vào ngày lễ trọng tháng bảy, cán bộ và nhân dân đôi bên bờ sông quê Quảng Trị vẫn kết những bè chuối, trên bè cắm hương hoa và đèn hoa đăng thả xuống dòng sông để tưởng nhớ hương hồn đồng bào chiến sĩ đã hi sinh trên mảnh đất này. 
    Dòng sông Thạch Hãn vẫn thao thiết chảy trong xanh giữa vời vợi mây trời như chưa từng nhuốm đỏ màu máu của các chiến sĩ trẻ năm xưa. Để rút khỏi Thành Cổ chỉ còn con đường duy  nhất là mở một đường máu vượt qua sông Thạch Hãn. Bao chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy dòng sông. Nhưng Tổ quốc sẽ không quên các anh, nhân dân sẽ không quên các anh dù khúc tưởng niệm có thể chỉ diễn ra bằng một nghi thức giản dị mỗi năm một lần. Anh kể rằng, dọc triền sông Thạch Hãn có loài hoa mào gà giản dị mọc nhiều vô kể. Nó như ngàn vạn những ngọn nến lung linh trong nắng, trong mưa trong sương gió vẫn vươn lên kiêu hãnh và mặn mà tình nghĩa thuỷ chung như tấm lòng những người lính trẻ. Anh lại mua rất nhiều hoa ở chợ Đông Hà và hái hoa rừng cùng người dân Quảng Trị kết thành những bè hoa, thuyền hoa, vòng hoa thả trôi đỏ dòng sông cùng với đèn hoa đăng lung linh trên sóng nước. Anh gửi cho hôm qua, đến hôm nay và mai sau lòng biết ơn và một niềm tin thiêng liêng rằng những người con hi sinh trên mọi miền Tổ quốc mình sẽ nhận được tấm lòng thơm thảo của anh, của những đồng đội các anh và của nhân dân.
    Và năm nào cũng thế, cứ đến ngày 27/7, những hàng hoa trong chợ Đông Hà lại được đón một vị khách quen thuộc. Anh mua hết hoa và mang ra sông Thạch Hãn, nhè nhẹ thả xuông sông. Từng cánh hoa cứ thế trôi về phía hạ nguồn, trôi mênh mang giữa mây trời tháng 7. Anh đang thả lòng về với các đồng đội. Anh đang thả nỗi niềm vào chốn vô định mà ở đó anh tìm lại được thời máu lửa của mình, tìm được anh hồn của đồng đội đang vảng vất đâu đây bên dòng Thạch Hãn trong xanh đến lặng người. Cứ thế, hoa lặng lẽ trôi...
    Cỏ non thành cổ, sáng tác Tân Huyền, ca sỹ Lệ Thu

  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Vào những ngày tháng 7 ở QT, hoa cứ trôi mênh mang trên dòng Thạch Hãn...
    Rằm tháng bảy thứ 2 ở Quảng Trị, có nhiều câu chuyện cảm động và trong những chuyện kể về sự tích lễ thả hoa, hương vọng đồng bào đồng chí đó, ai cũng bảo rằng tập quán đó khởi phát từ một người lính thuộc trung đoàn 27 Xô Viết - Nghệ Tĩnh từng chiến đấu trên đất Quảng Trị. Sau chiến tranh, nhớ thương đồng chí, đồng đội, người lính, từ năm 1976 đến nay, đã mỗi năm đôi lần về lặng lẽ thả vào lòng sông nước những nhành hoa hương vọng các đồng chí, đồng đội của mình. Tuy nhiên anh nói khiêm tốn: "Tôi chỉ là người tiếp tục ý nguyện của một trong hàng ngàn, hàng vạn người mẹ từng tiễn những người con vào lửa đạn chiến tranh với niềm khắc khoải nhớ mong ngày đón các con trở về".  Người lính đã 14 lần bị thương, mỗi khi trái gió trở trời vết thương lại tấy lên nhức nhối. Với anh, mỗi khi vết thương đau như thể một lời nhắc anh nhớ tới bạn bè và những khi vậy anh ấy lại đòi ra Quảng Trị thăm, hương khói cho đồng đội.
    "Cả năm mỗi rằm tháng bảy, cả thảy mỗi rằm tháng giêng"! Trong 12 rằm của 12 tháng  âm lịch trong năm, duy rằm tháng giêng và rằm tháng bảy được tổ chức cẩn trọng nhất, ấn tượng nhất trong tâm linh cộng đồng người Việt Nam. Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) khởi đầu năm đã đành. Riêng rằm tháng 7 ấn tượng hơn bởi lễ phóng đăng trong đêm lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên. Cứ thế cho đến những năm cuối thế kỷ 20, người ta lại bắt gặp ở Quảng Trị, ngoài một rằm tháng 7 âm lịch, và còn có thêm một ngày được coi là rằm dương lịch, ấy là ngày  27/7 uống nước nhớ nguồn. Vào ngày đó,  ai đi qua những dòng sông ở Quảng Trị vào buổi chiều sẽ thấy trên những dòng sông thao thiết chảy nối những bè hoa. Qua thời khắc âm dương là lung linh hàng vạn ngọn nến trong lễ phóng đăng. Khác với một lễ phóng đăng báo hiếu mẹ cha rằm tháng bảy âm lịch. Lễ thả hoa, phóng đăng trong đêm 27/7 dương lịch lại hương vọng tưởng nhớ đến những đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh cho công cuộc chiến đấu giải phóng đất nước quê hương. Ngày đó sông thành sông hoa, sông lửa. Dòng sông máu lửa năm xưa nay thành dòng sông hoa lửa - ngọn lửa của tâm linh thắm đượm nghĩa tình. Những ngọn lửa nến lung linh này đền ơn đáp nghĩa của bà con cô bác Quảng Trị như thể đó là một rằm thêm trong tháng 7 dương lịch.
    Cảm nhận được nghĩa cử đẹp của một người lính, Chính quyền, nhân dân Thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong đã nhân thêm nghĩa tình của người lính để rồi quê hương Quảng Trị đã định hình nên một lễ hội rất riêng của mảnh đất này. Hàng năm cứ vào ngày lễ trọng tháng bảy, cán bộ và nhân dân đôi bên bờ sông quê Quảng Trị vẫn kết những bè chuối, trên bè cắm hương hoa và đèn hoa đăng thả xuống dòng sông để tưởng nhớ hương hồn đồng bào chiến sĩ đã hi sinh trên mảnh đất này. 
    Dòng sông Thạch Hãn vẫn thao thiết chảy trong xanh giữa vời vợi mây trời như chưa từng nhuốm đỏ màu máu của các chiến sĩ trẻ năm xưa. Để rút khỏi Thành Cổ chỉ còn con đường duy  nhất là mở một đường máu vượt qua sông Thạch Hãn. Bao chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy dòng sông. Nhưng Tổ quốc sẽ không quên các anh, nhân dân sẽ không quên các anh dù khúc tưởng niệm có thể chỉ diễn ra bằng một nghi thức giản dị mỗi năm một lần. Anh kể rằng, dọc triền sông Thạch Hãn có loài hoa mào gà giản dị mọc nhiều vô kể. Nó như ngàn vạn những ngọn nến lung linh trong nắng, trong mưa trong sương gió vẫn vươn lên kiêu hãnh và mặn mà tình nghĩa thuỷ chung như tấm lòng những người lính trẻ. Anh lại mua rất nhiều hoa ở chợ Đông Hà và hái hoa rừng cùng người dân Quảng Trị kết thành những bè hoa, thuyền hoa, vòng hoa thả trôi đỏ dòng sông cùng với đèn hoa đăng lung linh trên sóng nước. Anh gửi cho hôm qua, đến hôm nay và mai sau lòng biết ơn và một niềm tin thiêng liêng rằng những người con hi sinh trên mọi miền Tổ quốc mình sẽ nhận được tấm lòng thơm thảo của anh, của những đồng đội các anh và của nhân dân.
    Và năm nào cũng thế, cứ đến ngày 27/7, những hàng hoa trong chợ Đông Hà lại được đón một vị khách quen thuộc. Anh mua hết hoa và mang ra sông Thạch Hãn, nhè nhẹ thả xuông sông. Từng cánh hoa cứ thế trôi về phía hạ nguồn, trôi mênh mang giữa mây trời tháng 7. Anh đang thả lòng về với các đồng đội. Anh đang thả nỗi niềm vào chốn vô định mà ở đó anh tìm lại được thời máu lửa của mình, tìm được anh hồn của đồng đội đang vảng vất đâu đây bên dòng Thạch Hãn trong xanh đến lặng người. Cứ thế, hoa lặng lẽ trôi...
    Cỏ non thành cổ, sáng tác Tân Huyền, ca sỹ Lệ Thu

  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: ''Chúng ta đừng ru ngủ mình''


    Ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Tuổi Trẻ​
    Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
    - Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
    - Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
    - "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
    - Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
    - Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?
    - Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu, nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.
    - Theo ông, việc cần làm tiếp hiện nay là gì?
    - Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.
    - Để lành được vết thương này phải có sự tham gia của tất cả người Việt?
    - Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.
    - Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông?
    - Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp với đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
    - Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
    - Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.
    - Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
    - Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.
    - Ông đánh giá thế nào về vai trò của "lực lượng thứ ba"?
    - Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
    - Ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
    - Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
    - Ông cho rằng bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì?
    - Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng, với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập. Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
    (Theo Quốc Tế)
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/04/3B9DD4B3/
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: ''Chúng ta đừng ru ngủ mình''


    Ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Tuổi Trẻ​
    Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
    - Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
    - Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
    - "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
    - Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
    - Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?
    - Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu, nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.
    - Theo ông, việc cần làm tiếp hiện nay là gì?
    - Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.
    - Để lành được vết thương này phải có sự tham gia của tất cả người Việt?
    - Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.
    - Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông?
    - Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp với đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
    - Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
    - Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.
    - Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
    - Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.
    - Ông đánh giá thế nào về vai trò của "lực lượng thứ ba"?
    - Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
    - Ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
    - Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
    - Ông cho rằng bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì?
    - Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng, với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập. Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
    (Theo Quốc Tế)
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/04/3B9DD4B3/
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn cựu tướng Dương Văn Minh

    Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho tạp chí Nhân Bản hồi tháng Tư 1997, cựu tướng Dương Văn Minh đã lần đầu tiên cho biết vì sao ông đã không thể cầm cự được trước sự tấn công ào ạt của quân Bắc Việt, trong khi có những lập luận cho rằng miền Nam Việt Nam vẫn còn cầm cự được vào giờ phút đó của tháng Tư 1975.
    Ông Dương Văn Minh nói:
    "Ngày hôm đó, nếu ai còn ở lại thì đã biết là đối phương đã vào được Sài Gòn, tinh thần binh sĩ lúc đó rất suy kém. Nói chung, tinh thần quân đội mất đi rất nhiều khi người ta đem gia đình sĩ quan ra nước ngoài khi người chốngcộng phải ở lại để tranh đấu. Tôi không muốn nói nhiều về chuyện đó vì không muốn va chạm với một cường quốc đã hy sinh những đứa con của họ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, mặc dù tôi biết rằng đó còn có một lý do khác, tại vì không ai mà cho không một cái gì đâu! Các anh em trẻ nên lấy cái đó làm gương để điều khiển đất nước mai sau."

    NB: Xin phép ông cho biết thêm rõ hơn tình hình ở Sài Gòn và nội các trong những ngày cuối cùng.

    DVM: Theo những tin tức cuối cùng mà tôi biết được thì mình đã bị phân tán và địch đã vào đến nhà rồi. Nếu tôi không nói thì các anh cũng nhớ là lúc đó trong Dinh Độc Lập cũng đã có Việtcộng rồi. Họ nằm vùng cùng hết. Tôi thấy rõ là tiếp tục chiến đấu là chết thêm chớ không thể nào thắng nổi nữa. Với tính cách một người lãnh đạo và một người quân nhân, tôi thấy cứu quốc không được thì phải cứu dân. Lúc đó nếu Cộngsản pháo kích vào Sài Gòn thì sẽ mất không biết bao nhiêu sinh mạng. Tôi tự thấy không có quyền để người dân vô tội chết một cách oan uổng.

    NB: Nhưng trong dư luận lại có hai suy nghĩ. Một lập luận cho rằng việc đầu hàng có lý vì cứu được dân Sài Gòn, nhưng lập luận thứ hai lại nói rằng sự đầu hàng đã đưa đến bao nhiêu thuyền nhân đã bỏ mạng trên biển. Xin ông cho biết câu trả lời.

    DVM: Chuyện hàng triệu người dân đã trốn đi bằng cách vượt biên thì không có ai mà đoán trước được. Các anh nói chỉ cứu được dân Sài Gòn, nhưng tình hình các tỉnh chung quanh lúc đó cũng y như Sài Gòn.

    NB: Như vậy thì trước khi nắm chính quyền, ông không có ý định đầu hàng?

    DVM: Không, không thể nào tôi nghĩ tôi đầu hàng được. Nếu là một cấp chỉ huy mà đầu hàng là phản bội tất cả anh em thuộc quyền mình, không ai chấp nhận cái đó được. Nếu để đầu hàng thì tôi nhận lãnh trách nhiệm để làm chi?

    NB: Vậy thì lúc đó ông đã có những kế hoạch gì để thay đổi tình hình hay không?

    DVM: Ít nhất là giữ trọn vẹn quân đội để tiếp tục chiến đấu. Lúc đó tôi nuôi hy vọng là quân đội Việt Nam CộngHòa hùng mạnh, tổ chức lại không khó nếu có cơ hội.

    NB: Thưa ông, cũng có một lập luận cho rằng ông đã có liên lạc với Võ Văn Kiệt từ năm 1972 đến 1975 và việc ông lên nắm quyền là đã có một chương trình để dẫn đến việc đầu hàng.

    DVM: Tôi cũng có nghe nói là tôi đã bị địch vận rồi phải không? Tôi không phải khoe khoang, nhưng không lúc nào tôi nghĩ là quân đội Việt Nam thời đó có thể thua một quân đội nào khác. Quân đội mình lúc đó có nhiều khả năng lắm chứ!

    NB: Như vậy là ông phủ nhận dư luận cho rằng đã có những liên lạc giữa ông và Võ Văn Kiệt.

    DVM: Trước 75, tôi không bao giờ gặp ông Kiệt và cũng không biết ông Kiệt là ai. Lúc đó, tôi là một người chỉ huy quân đội. Nếu mà tôi đi nói chuyện với cộngsản thì cũng như là phản tất cả những quân nhân đã nằm xuống. Suy nghĩ đó đã giúp tôi có những đường lối rất chắc chắn.

    NB: Thưa ông, lúc ấy quyết định buông súng, ông có tham khảo ý kiến các tướng lãnh và giới ngoại quốc?

    DVM: Tôi có tham khảo ý kiến của các dân biểu và nội các. Ngoài ra, việc đó là chuyện sống chết của dân tộc mình, tôi không muốn có người ngoại quốc tham dự. Tôi nhấn mạnh chuyện đó. Tôi không đầu hàng mà trao quyền.

    NB: Thưa ông, cũng có lập luận cho rằng quân đội ở miền Tây lúc đó vẫn còn nguyên thì theo ông, câu nói đó có đúng hay không? Nếu chính phủ rút về Cần Thơ để thành lập một bộ Tư lệnh Tiền phương và tiếp tục chiến đấu thì có thể thực hiện được hay không?

    DVM: Các anh hỏi vậy thì tôi buộc lòng phải nói một sự thật là quân đội Việt Nam hùng mạnh như vậy nhưng không có quyền được hơn 6 tháng đạn dược! Vậy thì đánh bao lâu? Những lời nói của tôi là sự thật không có thêm bớt gì hết! (Tin NV)
    Nguồn: http://www.giaodiem.com/doithoai/tuongMinh.htm
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 29/04/2005
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn cựu tướng Dương Văn Minh

    Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho tạp chí Nhân Bản hồi tháng Tư 1997, cựu tướng Dương Văn Minh đã lần đầu tiên cho biết vì sao ông đã không thể cầm cự được trước sự tấn công ào ạt của quân Bắc Việt, trong khi có những lập luận cho rằng miền Nam Việt Nam vẫn còn cầm cự được vào giờ phút đó của tháng Tư 1975.
    Ông Dương Văn Minh nói:
    "Ngày hôm đó, nếu ai còn ở lại thì đã biết là đối phương đã vào được Sài Gòn, tinh thần binh sĩ lúc đó rất suy kém. Nói chung, tinh thần quân đội mất đi rất nhiều khi người ta đem gia đình sĩ quan ra nước ngoài khi người chốngcộng phải ở lại để tranh đấu. Tôi không muốn nói nhiều về chuyện đó vì không muốn va chạm với một cường quốc đã hy sinh những đứa con của họ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, mặc dù tôi biết rằng đó còn có một lý do khác, tại vì không ai mà cho không một cái gì đâu! Các anh em trẻ nên lấy cái đó làm gương để điều khiển đất nước mai sau."

    NB: Xin phép ông cho biết thêm rõ hơn tình hình ở Sài Gòn và nội các trong những ngày cuối cùng.

    DVM: Theo những tin tức cuối cùng mà tôi biết được thì mình đã bị phân tán và địch đã vào đến nhà rồi. Nếu tôi không nói thì các anh cũng nhớ là lúc đó trong Dinh Độc Lập cũng đã có Việtcộng rồi. Họ nằm vùng cùng hết. Tôi thấy rõ là tiếp tục chiến đấu là chết thêm chớ không thể nào thắng nổi nữa. Với tính cách một người lãnh đạo và một người quân nhân, tôi thấy cứu quốc không được thì phải cứu dân. Lúc đó nếu Cộngsản pháo kích vào Sài Gòn thì sẽ mất không biết bao nhiêu sinh mạng. Tôi tự thấy không có quyền để người dân vô tội chết một cách oan uổng.

    NB: Nhưng trong dư luận lại có hai suy nghĩ. Một lập luận cho rằng việc đầu hàng có lý vì cứu được dân Sài Gòn, nhưng lập luận thứ hai lại nói rằng sự đầu hàng đã đưa đến bao nhiêu thuyền nhân đã bỏ mạng trên biển. Xin ông cho biết câu trả lời.

    DVM: Chuyện hàng triệu người dân đã trốn đi bằng cách vượt biên thì không có ai mà đoán trước được. Các anh nói chỉ cứu được dân Sài Gòn, nhưng tình hình các tỉnh chung quanh lúc đó cũng y như Sài Gòn.

    NB: Như vậy thì trước khi nắm chính quyền, ông không có ý định đầu hàng?

    DVM: Không, không thể nào tôi nghĩ tôi đầu hàng được. Nếu là một cấp chỉ huy mà đầu hàng là phản bội tất cả anh em thuộc quyền mình, không ai chấp nhận cái đó được. Nếu để đầu hàng thì tôi nhận lãnh trách nhiệm để làm chi?

    NB: Vậy thì lúc đó ông đã có những kế hoạch gì để thay đổi tình hình hay không?

    DVM: Ít nhất là giữ trọn vẹn quân đội để tiếp tục chiến đấu. Lúc đó tôi nuôi hy vọng là quân đội Việt Nam CộngHòa hùng mạnh, tổ chức lại không khó nếu có cơ hội.

    NB: Thưa ông, cũng có một lập luận cho rằng ông đã có liên lạc với Võ Văn Kiệt từ năm 1972 đến 1975 và việc ông lên nắm quyền là đã có một chương trình để dẫn đến việc đầu hàng.

    DVM: Tôi cũng có nghe nói là tôi đã bị địch vận rồi phải không? Tôi không phải khoe khoang, nhưng không lúc nào tôi nghĩ là quân đội Việt Nam thời đó có thể thua một quân đội nào khác. Quân đội mình lúc đó có nhiều khả năng lắm chứ!

    NB: Như vậy là ông phủ nhận dư luận cho rằng đã có những liên lạc giữa ông và Võ Văn Kiệt.

    DVM: Trước 75, tôi không bao giờ gặp ông Kiệt và cũng không biết ông Kiệt là ai. Lúc đó, tôi là một người chỉ huy quân đội. Nếu mà tôi đi nói chuyện với cộngsản thì cũng như là phản tất cả những quân nhân đã nằm xuống. Suy nghĩ đó đã giúp tôi có những đường lối rất chắc chắn.

    NB: Thưa ông, lúc ấy quyết định buông súng, ông có tham khảo ý kiến các tướng lãnh và giới ngoại quốc?

    DVM: Tôi có tham khảo ý kiến của các dân biểu và nội các. Ngoài ra, việc đó là chuyện sống chết của dân tộc mình, tôi không muốn có người ngoại quốc tham dự. Tôi nhấn mạnh chuyện đó. Tôi không đầu hàng mà trao quyền.

    NB: Thưa ông, cũng có lập luận cho rằng quân đội ở miền Tây lúc đó vẫn còn nguyên thì theo ông, câu nói đó có đúng hay không? Nếu chính phủ rút về Cần Thơ để thành lập một bộ Tư lệnh Tiền phương và tiếp tục chiến đấu thì có thể thực hiện được hay không?

    DVM: Các anh hỏi vậy thì tôi buộc lòng phải nói một sự thật là quân đội Việt Nam hùng mạnh như vậy nhưng không có quyền được hơn 6 tháng đạn dược! Vậy thì đánh bao lâu? Những lời nói của tôi là sự thật không có thêm bớt gì hết! (Tin NV)
    Nguồn: http://www.giaodiem.com/doithoai/tuongMinh.htm
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 29/04/2005
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một lần đi cho bình minh lên sớm
    (tiếp theo và hết)
    Duyên nợ xứ Cờ Hoa
    Ðầu năm 1997, tôi sang Mỹ dự hội nghị thường niên về xương tại thành phố Cincinnati, thuộc tiểu bang Ohio. Trong hội nghị này, tôi được đề cử làm đồng chủ tọa (co-chair) một phiên họp về di truyền trong xương (genetics of bone mass). Sau giờ giải lao, một đồng nghiệp người Mỹ đến tự giới thiệu và làm quen. Anh nói đại ý những câu xã giao lịch sự mà tôi đã nghe quá nhiều lần trong quá khứ, rằng anh ta đã biết tên tôi từ mấy năm nay và hôm nay hân hạnh được dịp gặp mặt. Anh ta mời tôi, sau khi xong hội nghị, về thành phố Dayton để thỉnh giảng. Tôi vui vẻ và lịch sự nhận lời, nhưng trong thâm tâm vẫn nghĩ là một lời mời viển vông. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau, trong khi còn đang dự hội nghị, tôi nhận được một bao thư kèm theo một giấy mời của trường Ðại học Wright State và một vé máy bay. Tôi hơi ngỡ ngàng, nhưng nghĩ thầm: "Họ cho vé thì mình cứ đi!"
    Tôi bay đến Dayton theo lời mời để nói về những việc mình đã làm trong lĩnh vực loãng xương. Xong buổi nói chuyện, ông khoa trưởng y khoa có nhã ý mời tôi qua làm việc với họ vài năm. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên và thích thú. Ngạc nhiên là mặc dù trước đây tôi đã từng sang Mỹ làm việc, họp hội nghị ít nhất là 15 lần và tôi cũng có rất nhiều đồng nghiệp ở Mỹ, nhưng tôi chưa từng nghĩ đến chuyện phải bỏ Úc để qua Mỹ làm việc. Thích thú là vì tôi thấy hay là mình làm một chuyến viễn du chơi qua Mỹ cho biết. Nghĩ thế, tôi bèn trả lời là tôi sẽ suy nghĩ lại đề nghị của ông ta. Sau hai ngày thăm trường Wright State và trao đổi với vài giáo sư ở đây, đến ngày tôi phải bay về làm việc trong trường Ðại học California tại San Diego. Ông khoa trưởng đã chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi của tôi: ông đã mướn một chiếc xe limousine bóng loáng để chở tôi về lại Cincinnati và từ đó bay về California. Lần đầu tiên trong đời được ngồi trên chiếc xe limousine thượng hạng, tôi thấy mình lúng túng, chẳng biết dùng nút bấm nào cho TV, nút nào mở máy hát, tủ lạnh, v.v... Nhưng anh tài xế, trong bộ đồ như ông tướng nhà binh, ân cần chỉ cho tôi cách điều khiển hệ thống điện tử này. Ngồi một mình trong xe rất tiện nghi, tôi thưởng thức quang cảnh bao la của miền Trung phía Tây nước Mỹ, và thỉnh thoảng nghĩ ngông rằng mình là nhà kinh doanh đang đi du lịch hơn là người làm khoa học! Ông khoa trưởng còn dành cho tôi một sự ngạc nhiên hơn: chiều hôm đó, ông và ba giáo sư khác lái xe lên tận khách sạn tôi ở Cincinnati mời tôi ăn tối tại một nhà hàng sang trọng (mà sau này tôi được biết là đắt tiền vào bậc nhất ở thành phố này). Sáng hôm sau, trên máy bay về lại California, tôi cứ cảm kích mãi tấm lòng của ông khoa trưởng và đồng nghiệp của ông, và chẳng hiểu tại sao họ lại tử tế với mình như thế.
    Về lại Úc, tôi lại bị lôi cuốn vào công việc hàng ngày và quên đi "mối tình" với Wright State. Tuy nhiên, khoảng cuối năm 1997, ông khoa trưởng gửi cho tôi một lá thư báo rằng ông ta đã vận động thành công để "tạo ra" (create) một chức vụ giáo sư mới và mời tôi đệ đơn. Không muốn làm phật lòng người tốt bụng với mình, tôi gửi một lá thư và một bản lý lịch rất sơ sài. Khoảng hai tuần sau, ông khoa trưởng điện thoại cho tôi biết là "Hội đồng Bổ nhiệm Khoa bảng" (Academic Appointment Committee) đã đồng ý bổ nhiệm tôi vào phân khoa y của trường Wright State. Tôi không ngờ sự việc lại xảy ra một cách nhanh chóng như thế. Lúc này thì tôi mới biết chuyện đi Mỹ làm việc không còn là trò đùa lịch sự nữa mà đang thành sự thật. Thực ra, họ đã đi "đường tắt" trong việc làm này (theo đúng nguyên tắc và qui định hành chính, họ phải quảng cáo trên các tạp chí quốc tế trước khi bổ nhiệm, và thông thường phải tốn cả năm mới bổ nhiệm được một giáo sư). Nhưng người Mỹ, với một bản năng cực kỳ thực tế, đã từng làm những chuyện tày trời khác như ngang nhiên dội bom xuống xứ sở người khác, âm thầm tổ chức đảo chính các chính phủ dân chủ, đi đêm với kẻ thù, v.v... thì sá gì chuyện họ đi tắt trong việc tổ chức mua khoa bảng nước ngoài! Tôi lại khăn gói lên đường, đi xa Việt Nam hơn nữa để làm một chuyến viễn du, "tỵ nạn" lần thứ hai.
    Nước Mỹ: ghét để thương
    Nói chung, nước Mỹ đã đối đãi với tôi rất ân cần và có thể nói là cũng rất ưu ái. Tất cả các cơ sở vật chất và điều kiện nghiên cứu, giảng dạy đều được nhà trường đáp ứng đầy đủ, không thể nào chê được. Tôi còn được hưởng nhiều đặc ân mà ngay cả những đồng nghiệp người bản xứ đôi khi phải so bì. Nhưng người Mỹ rất thực tế: họ không ngần ngại cho tôi biết rằng nhà trường coi việc bổ nhiệm tôi là một cuộc đầu tư khoa bảng. Họ đầu tư vào tôi và kỳ vọng tôi phải làm việc có hiệu quả, phải mang lại tài trợ cho nhà trường, và qua đó mang lại danh tiếng cho nhà trường. Cho đến nay, có thể nói rằng họ đã không "lỗ vốn" vì trong vòng hai năm đầu, tôi đã thiết lập thành công một nhóm nghiên cứu về xương trong khoa y, và nhóm tôi cũng đã mang lại cho nhà trường một số tài trợ khá lớn. Tôi cũng thiết lập được mối liên lạc giữa các cơ quan như Bộ Y tế tiểu bang, các hiệp hội địa phương và trường đại học.
    Trong thời gian ở Mỹ, tôi có rất nhiều kỷ niệm vui buồn lẫn lộn. Nhiều hơn ở Úc. Ðối với tôi, Mỹ là một nước mà tôi rất "ghét để thương". Tôi ngưỡng mộ sự thành công của nước Mỹ và tinh thần làm việc của người Mỹ. Có lẽ nói ra cũng bằng thừa, nước Mỹ vẫn là xứ sở của cơ hội, là miền "đất hứa" để những ai có thực tài thi thố tài năng. Tôi thấy ở Mỹ ai cũng có cơ hội để thành công, miễn là phải chịu khó. Dĩ nhiên. Nước Mỹ biết dùng (hay biết bóc lột) người có tài và sẵn sàng nâng đỡ người chịu khó làm việc, học hành. Hãy so sánh một trường hợp tiêu biểu về sự nghiệp của một sinh viên mới tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp hay ở Úc và đồng nghiệp của anh ta ở Mỹ. Ở Pháp hay Úc, chàng nghiên cứu sinh này sẽ phải "lận đận lao đao" trong nhiều năm làm hậu tiến sĩ (Post-doctoral research) trước khi trở thành một nhà nghiên cứu độc lập hay có thể chỉ huy một nhóm nghiên cứu; ngay cả khi đã là một nhà nghiên cứu độc lập, anh ta sẽ vô cùng gian nan khi xin tài trợ, vì phải cạnh tranh với những người cấp cao hơn như thầy của anh ta. Trong khi đó ở Mỹ, đồng nghiệp anh ta, chỉ sau một hay ba năm (hay thậm chí không qua năm nào) làm hậu tiến sĩ, đã trở thành giáo sư, được nâng đỡ và tài trợ để trở thành một nhà khoa học độc lập! Thành ra, không ai ngạc nhiên khi thấy nhiều nhà khoa học trẻ tài năng ở các nước Âu, Á và Úc châu đều tranh nhau đi Mỹ làm việc. Những người này đã góp một phần lớn đưa nước Mỹ vào vị thế siêu đẳng trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ngày nay. Trong vài thập niên gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã mang về cho nước họ khoảng 60% các giải thưởng Nobel về khoa học và kinh tế học (so với 15% những năm trước 1945). Thành tích này có sự đóng góp đáng kể của các nhà khoa học nước ngoài làm việc ở Mỹ. Ngay cả ngày nay, mặc dù đã ở vào vị thế vô đối thủ trong khoa học, Mỹ vẫn có chính sách ưu tiên cho nhập cư người có tài từ các nước trên thế giới.
    Mỹ là một nước đa quốc gia. Do đó, Mỹ có đầy đủ những cái xấu và cái đẹp của thế giới. Bên cạnh những bộ óc siêu việt cũng có những con người ù lì nhất thế giới; ngoài những sinh viên sáng dạ nhất cũng có nhiều sinh viên làm con toán phân số không rành; bên cạnh những người Mỹ tử tế cũng có những con người kỳ thị khủng khiếp... Nếu phải minh họa đạo lý nước Mỹ bằng một biểu đồ, tôi đoán rằng biểu đồ đó sẽ có hình cái chuông: số lượng người xấu xa ở phía bên trái sẽ tương đương với số lượng người tuyệt vời ở phía bên phải, và phần đông những con người bình thường dễ mến sẽ nằm chính giữa của biểu đồ. Hơn mười năm ở Úc, một nước có tiếng kỳ thị chủng tộc, tôi chưa bao giờ gặp một thái độ phân biệt chủng tộc; nhưng một thời gian ngắn ở Mỹ lại cho tôi "nếm mùi" phân biệt đối xử qua một kỷ niệm nhỏ. Một hôm, tôi đi thăm một anh bạn người Mỹ ở thành phố Detroit (Michigan), nơi mà 90% dân số là người da đen (hay nói cho đúng hơn, là "người Mỹ gốc Phi châu"). Tôi và anh bạn lái xe đến một quán ăn McDonald; sau khi đặt mua vài món ăn trưa và trả tiền ở quầy tính tiền, tôi lái đến quầy khác để nhận thức ăn, nhưng chờ cả 5 phút mà chẳng thấy ai phục vụ, trong khi đó phía sau xe tôi có cả 5 chiếc xe khác đang chờ. Anh bạn tôi giục tôi phải rời ngay kẻo sẽ gặp trở ngại! Tôi không hiểu gì, nhưng thấy nét mặt anh ta nghiêm trọng hối thúc, nên cũng đành phải rời quán. Anh bạn thản nhiên giải thích rằng có lẽ nhân viên bán hàng thấy anh là người da trắng nên họ không muốn phục vụ! Trong khi tôi tiếc vì đã mất toi cả mười đô-la mà bụng thì đói meo, anh bạn tôi lại không hề tỏ ra một lời nói tức giận hay một cử chỉ hằn học. Dường như đó là một điều anh ta thường hay gặp phải. Tôi hy vọng và tin rằng đó chỉ là một trường hợp biệt lập và tôi tuyệt nhiên không có ý ám chỉ nó đại diện cho sự tương giao giữa hai sắc dân Trắng-Ðen ở nước Mỹ. Trong thực tế, tôi có nhiều đồng nghiệp người da trắng và chưa ai trong họ có thái độ hay lời nói để tôi có thể cho là "kỳ thị chủng tộc". Hay là họ biểu lộ nó ở một mức độ tinh tế hơn chăng?
    Nhưng tôi thấy một số chính khách người Mỹ thật khó ưa. Trong một bài diễn văn đọc ở tiểu bang California, Ronald Reagan, nguyên tổng thống Mỹ, đã tả Mỹ như "...một quốc gia do Thượng đế ban cho, nằm giữa hai đại dương; một căn nhà sáng chói trên đồi, một ngọn hải đăng soi sáng cho cả thế giới" (14). Những người như Reagan có vẻ tự cho Mỹ cái quyền làm "sen đầm quốc tế", thích đi gây hấn với thiên hạ như một tên côn đồ chuyên nghiệp. Tôi đã thấy các thượng nghị sĩ, lãnh đạo chính trị và giới truyền thông Mỹ bàn luận với nhau trên TV về phương pháp trừng phạt nước này, cách thức trừng trị nước kia, bế môn tỏa cảng nước nọ, v.v... làm như thế giới này nằm dưới quyền điều khiển của Mỹ! Có lẽ vì cái tâm tính này mà bộ máy quân sự của họ đã trực tiếp gây ra biết bao tan tóc trên nước Việt Nam trong thời chiến tranh.
    Một điều tôi thấy ngạc nhiên là một số không nhỏ người Việt tỵnạn ở Mỹ cũng có thái độ rất "gung-ho" và cách suy nghĩ ngạo mạn, tự phụ như của người Mỹ bản xứ. Ðối với những người Việt này, Mỹ là cái nôi văn minh của nhân loại; mọi thứ đều xuất phát từ Mỹ và thế giới đang hưởng ân huệ của Mỹ; chỉ có Mỹ mới là nước mà tự do và phẩm giá cá nhân được tồn tại và bảo đảm. Từ đó, họ tự suy ra rằng họ là những đỉnh cao trí tuệ (như có lần những người csản ở Việt Nam thường tự nhận), là những người Việt ưu việt trong tất cả người Việt trên thế giới. Có lẽ vì không chịu mở tầm mắt nhìn ra thế giới bên ngoài nước Mỹ nên một số không ít người Mỹ gốc Việt thiếu kiến thức căn bản về thế giới chung quanh họ, nhưng họ lại cố tỏ ra là những người thông thái một cách rất khôi hài và tội nghiệp. Có lần tôi ghé thăm trường Ðại học Boston và gặp một bác sĩ người Việt; anh ta huyên thuyên bình luận về tình hình kinh tế, chính trị xứ Úc và tỏ ra ngạc nhiên là "tiếng Úc" cũng giống "tiếng Mỹ"! (Phần đông người Việt ở Mỹ nghĩ là họ nói và viết tiếng Mỹ, chứ không phải tiếng Anh!?) Cũng may phước là anh ta không biết quê hương thứ hai của tôi là Úc châu! Có lần, tôi đi dự một buổi tiệc ở gia đình một anh bạn tại Ohio, các anh bạn người Mỹ gốc Việt đều đồng ý rằng nước Ðức quá "lạc hậu" đến nỗi dân chúng ở đó không biết dùng thẻ tín dụng (cre*** cards)! Tôi tưởng mình nghe lầm. Nhưng không: họ nhắc nhắc lại cái điệp khúc cực kỳ vô lý đó, và hỉ hả kết luận rằng trên thế gian này chỉ có Mỹ là nước văn minh nhất. Ðiều làm tôi kinh ngạc hơn là các anh này đều có trình độ học vấn đại học ở Mỹ! Khi ghé California, tôi bày tỏ ý định đi Anh làm việc, nhiều bạn bè người Việt nhìn tôi với ánh mắt e ngại như thầm chia buồn với tôi nỗi "bất hạnh" phải về vùng địa ngục!
    Trong thời gian ở Mỹ, tôi cũng có cơ duyên được đọc nhiều báo chí Việt ngữ ở Mỹ. Có lẽ nói ra cũng bằng thừa, báo chí Việt ngữ ở Mỹ quá phong phú. Chỉ riêng ở vùng Little Saigon mà đã có hàng trăm tờ báo lớn nhỏ! Nhưng ngoài một số rất ít báo có phẩm chất cao, phần còn lại có thể cho là "bát nháo". Ðại đa số các báo đều có mục tin tức liên quan tới Việt Nam. Nhưng khác với các báo ngoại quốc thường tường thuật, đưa tin về Việt Nam rất thẳng thắng, không mặc cảm, không trói buộc, các báo Việt ngữ ở Mỹ lại loan tin một cách rất chọn lựa và có chủ ý. Dù không trực tiếp nói ra, nhưng chủ ý của họ là cố tạo ra một ấn tượng xấu về Việt Nam và những người cầm quyền ở trong nước. Họ không ngần ngại viết đại loại như "toàn bộ hạ tầng cơ sở xã hội, hệ thống giá trị đạo đức trong nước đang bị tan rã, hỗn loạn, mất hướng, vô đạo đức...". Họ lấy tin từ Việt Nam, rồi thêm thắt, soạn lại với những lời lẽ nặng nề cảm tính, xúc động, lờ đi sự thật để nuôi dưỡng những hận thù vô lý. Tôi có cảm giác là báo chí Việt ngữ ở Mỹ vẫn còn bị lẫn lộn giữa chức năng của người làm việc thông tin và hướng dẫn dư luận hay dùng báo chí làm diễn đàn chính trị. Nhiều người làm báo tự cho mình cái độc quyền hướng dẫn dư luận, không cho đăng những bài báo có nội dung khác với ý của họ. Nếu tờ báo là của đoàn thể chính trị thì điều đó không có gì đáng nói, nhưng là báo làm thông tin cũng tự cho mình quyền tuyên truyền và hướng dẫn quần chúng! Ngoài ra, có lẽ do nhiễm thái độ tự cao tự đại của người Mỹ, một số trong giới làm truyền thông Việt ngữ ở Mỹ cũng có thái độ phách lối, tự cho họ là những người hướng dẫn dư luận cho người Việt ở hải ngoại. Ðối với họ, các báo Việt ngữ ở các nước khác chỉ là "báo vườn" và họ không cần để ý hay biết tới.
    Tôi nghĩ người Việt tỵnạn ở Mỹ có tinh thần quốc gia rất cao (so với người tỵnạn ở Úc hay Âu châu), và trong số này có nhiều người yêu nước Mỹ giàu mạnh hơn nước Việt Nam nghèo yếu! Khi cố tổng thống Richard Nixon, người chủ trương chính sách leo thang chiến tranh ở Việt Nam và ra lệnh ném bom xuống Hà Nội mười hai ngày đêm liền, qua đời, tôi thấy một số người Việt Nam ở California tham gia đưa linh cữu ông ra mộ và khóc rất thảm thiết, không khác gì đưa tiễn người thân trong gia đình về phía bên kia thế giới. Khi lính Mỹ sang tham chiến, dội bom ở Kosovo và Iraq, một số trong giới truyền thanh Việt ngữ ở California cũng lên đài cầu nguyện Thượng đế mang lại sự an lành cho những người lính viễn chinh này. Tôi nghĩ nước Mỹ quả rất may mắn khi có những người con trung thành đến mức ấy! Cố nhiên, không phải người Việt nào ở Mỹ cũng bị "Mỹ hóa" như thế. Trong thực tế, tôi cũng gặp và kết bạn thân với nhiều người Việt Nam ở Mỹ, kể cả những anh chị ra đi từ miền Bắc, cực kỳ tốt lòng, đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian đầu ổn định cuộc sống ở Ohio (15).

Chia sẻ trang này