1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời gọi những nhịp cầu để thắt chặt tình đoàn kết dân tộc!!!!!! Hai tiếng "Việt kiều"

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi tuan_ma, 01/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Người Việt Xấu Xí
    Thiếu tính hợp tác
    Tiến sỹ Dương Thiệu Tống
    *****​
    Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì... cái phép tính cuối cùng này mỗi người tính một cách, chỉ có chữ "nhưng" là vẫn giữ nguyên ý nghĩa cho phép người tiếp nhận dù không thể cân đo vẫn hiểu được thâm ý của phép so sánh. Lại còn một hình ảnh ví von khác, cũng chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không, vì người này lên thì người kia kéo xuống...
    ...Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại, ai cũng biết thế nhưng giải thích nguyên nhân thì thật khó khăn và thật khó hiểu nổi vì sao.

    Chúng mình là kim cương!​

    Cái tính thiếu hợp tác và manh mún, nhiều người còn nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu thuẫn với tinh thần đoàn kết, nhất là tình đoàn kết chống ngoại xâm mà dân tộc Việt Nam đã có truyền thống từ bao đời. Hay là để sống cho hoà bình, trong xây dựng và ổn định, mình sống có khó khăn hơn?
    Đoàn kết là một truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống tốt đẹp ấy không bao giờ mất. Nên cái băn khoăn mà câu hỏi vừa nêu ra tôi giới hạn câu trả lời của mình trong suy nghĩ về người trí thức, không nên suy diễn ra xa hơn nữa.
    Tôi xin bắt đầu bằng một kỷ niệm. Năm 1970, tại một hội nghị quốc tế về giáo dục ở Tokyo, một đồng nghiệp Nhật Bản đã nói với tôi trong một cuộc trò chuyện thân mật: "Các ông trí thức Việt Nam giống như những viên kim cương, còn chúng tôi là một bãi cát...". Là một người Việt Nam, tôi nhạy cảm với mọi lời nhận xét của người nước ngoài về nước mình, nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ đó là một lối nói khiêm tốn đặc trưng của người Nhật Bản, và sau đó không ngừng nhắc lại câu nói ấy với các đồng nghiệp trong nước để cùng nhau hởi lòng hởi dạ. Chúng mình là kim cương cơ mà!
    Nhưng rồi khi lòng mình lắng lại, dần dần cùng với thực tế, nghĩ thêm và đọc thêm, tôi mới nhận ra hết được ý nghĩa thâm thuý của câu nói ấy. Thì ra ông bạn Nhật Bản muốn nhắc một câu nói của Tôn Dật Tiên, từng ví dân tộc Trung Hoa trước cách mạng là "một bãi cát lỏng lẻo", nhưng cách mạng đã biến họ thành "một tảng đá cứng được hình thành bằng cát trộn với xi măng". Từ đó tôi luôn đặt câu hỏi trí thức Việt Nam có thật, và có nên nghĩ rằng mình là những viên kim cương hay không?
    Kim cương thì quý, vì hiếm nên quí chứ không hẳn do công dụng thực tiễn của nó. Nhưng kim cương thì khó đẽo gọt, lại khó có thứ gì như xi măng để có thể kết hợp chúng lại thành "một tảng đá cứng". Mà ai cũng biết tự cho mình là viên kim cương cả nên muốn dùng ánh sáng của riêng mình để tự phát sáng, hay tự phô trương...
    Nguyên nhân của sự "khó ngồi với nhau" còn đó, nên khi chưa được sử dụng đúng với vai trò của mình nên hiều khi kim cương lại bị coi là cát. Thời bình cần trí thức nhiều hơn và một trong những điều kiện bắt buộc là họ cũng "ngồi với nhau", là phải cũng hướng đến lợi ích chung, phải quên bớt bản thân mình đi.
    Nhiều khi trí thức Nhật Bản mà tôi thấy, khi đứng riêng lẻ ai cũng là người giỏi nhất, nhưng khi họ biết cách làm việc cùng nhau, họ đã làm được những công trình thật sự lớn lao. Quá trình hiện đại hóa càng phát triển lại càng đòi hỏi nơi mỗi cá nhân một sự hợp tác chặt chẽ và đó là một đòi hỏi tất yếu.
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một số bài viết xung quanh chuyện hồi hương của nhạc sĩ Phạm Duy
    *
    **​
    Nhạc sĩ Phạm Duy: Lá có rụng về cội?
    Hồng Thái
    29/03/2005​


    Nhạc sĩ Phạm Duy. ​

    Một nhạc sĩ có tài nhưng đầy mâu thuẫn bởi hay nói trước quên sau, một con người đã nhiều lần rời bỏ những gì từng quý từng yêu để đến những bờ bến lạ với hy vọng ngày mai sẽ vui thú hơn ngày hôm qua. Đó chính là nét tính cách của nhạc sĩ Phạm Duy.
    Tâm sự với bè bạn, trả lời phỏng vấn của một số nhà báo, nhạc sĩ Phạm Duy thường nói một trong những lý do để ông quyết định sớm xin trở về là từ những câu thơ ám ảnh đến nao lòng của một nhà thơ con một người bạn ông : ?oVề thôi?/ Làm gì có trăm năm mà đợi/ Làm gì có kiếp xưa mà chờ/ Đất mẹ - Đất Nàng/ Con sáo sang sông tha ngọn rơm vàng/ lót ổ??.
    Không biết có phải để chuẩn bị cho việc xin về sống ở quê hay không, mà hình như khoảng năm 2002 thì phải, Phạm Duy đã tự vấn trên một tờ báo Văn của bà con Việt kiều ở Mỹ: ?oNhiều khi tôi tự hỏi trên 25 năm nay được cái may - lúc đầu mệt mỏi mưu sinh, về sau an cư lạc nghiệp - tới sinh sống tại một nước giàu sang nhất thế giới là Hoa Kỳ, tại sao không sống bình thản với cái mất, cái còn, cái thua, cái được trong cuộc đời rất nhiều tiện nghi này? Mà cứ không chịu quên mình là người Việt Nam? Khắc khoải cuối cùng cũng đã ra đi với sự tôi trở về căn nhà thời thơ ấu ở phố Hàng Dầu, Hà Nội để hoàn tất chu kỳ một đời lang thang. Còn mong gì hơn nữa? Còn làm gì hơn nữa? ??.
    Tự vấn như thế, phải chăng cũng là một cách Phạm Duy trách mình, hay nói ?ovăn chương? hơn là ?osám hối?.
    Phạm Duy tâm sự với một nhóm nhà báo trong nước: ?oTôi đi bao nhiêu năm tâm hồn tôi vẫn ở Việt Nam. Và trong suốt bao nhiêu năm đó không hề có bài hát nào về nước Mỹ, toàn là những bài hát về Việt Nam, cho Việt Nam dù vui, dù buồn, dù hay hoặc không hay. Tôi không có Việt Nam thì làm sao tôi sống được??. Trải bao biến thiên dông bão của thời cuộc, hình như lúc nào cũng thế, người nhạc sĩ này đã luôn tỉnh táo và khéo léo ?othoát? qua những thời điểm nhạy cảm nhất để phải chăng là trung thành tuyệt đối với ?olý tưởng? mà ông từng thừa nhận: ?oTôi chỉ là một anh chàng chạy theo cái bóng của mình. Gần như suốt đời?.
    Có lẽ Phạm Duy đã nói đúng một phần khi tự nói về mình. Ông mải chạy theo ông đến mức nhiều người Hà Nội từng mê ông, mê những khúc nhạc tràn trề tình yêu quê hương của Cô hái mơ (phổ thơ Nguyễn Bính 1942), Tiếng thu (phổ thơ Lưu Trọng Lư 1945), Tiếng sáo Thiên thai (phổ thơ Thế Lữ 1952), Bà mẹ Gio Linh (1948)? bỗng có lúc đã quên mất có một nhạc sĩ Phạm Duy đang sống ở ?otrời Tây? kia.
    May mà còn một số ít người Hà Nội tầm tuổi trên dưới 60 vẫn còn nhớ tới một Phạm Duy và người vợ Thái Hằng xinh đẹp dịp đầu xuân 1953 trong chuyến Đoàn Gió Nam mà hạt nhân là Ban hợp ca Thăng Long từ Sài Gòn trở lại miền Bắc biểu diễn ngay tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Lần đó vợ chồng Phạm Duy đi cùng với vợ chồng người nhạc sĩ - ca sĩ Phạm Đình Chương (em vợ Phạm Duy) - Khánh Ngọc và nữ ca sĩ tài danh Thái Thanh?
    Người Hà thành có truyền thống yêu nước và thanh lịch, chẳng phải họ yêu tiếng hát của Ban hợp ca Thăng Long chỉ vì sự quyến rũ của các ca sĩ tài tử, thanh tú mà có lẽ trước hết giữa một Hà thành đang bị thực dân Pháp chiếm giữ người ta vẫn còn được nghe vẳng lên thánh thót hiếm hoi những ca từ lấp lánh tình yêu nước, yêu quê hương xen lẫn tình kháng chiến? cho dù lúc đó Phạm Duy trở lại miền Bắc không hẳn đã vì tinh thần kháng chiến mà ông đã sớm từ bỏ. Nhưng công bằng mà nói khi các ca sĩ Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc hát Tiếng hát Sông Lô và Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy tại Nhà hát Lớn Hà Nội trước sự thính tai của mật thám, quân đội Pháp thì chắc chắn họ chẳng dại gì thiệt thân để hát đúng lời nguyên bản như Phạm Duy từng sáng tác.
    Một nhà nghiên cứu về Hà Nội từng có giây phút được chứng kiến thời đó đã kể với chúng tôi rằng, khi Ban Hợp xướng ấy hát Trường ca Sông Lô ?oAi nhớ Sông Lô, giặc lên ăn cướp dân ta. Tôi nhớ sông Lô ngày qua chôn xác quân thù. Ba nghìn quân Pháp vùi thây??, thì được hát ?otrệch? đi ?oba nghìn quân cướp vùi thây??. Hay khi hát Bà mẹ Gio Linh ?oNhà thì Pháp đốt còn đây, khuyên nhau báo thù phen này. Mẹ mừng con giết nhiều Tây. Ra công xới vun cày cấy??, thì Ban Hợp ca Thăng Long hát thành ?oMẹ mừng con đánh giặc hay?, còn không nói rõ là đánh giặc nào.

    Vâng, giữa ngày chiến tranh giặc giã, đánh đuổi thực dân giải phóng đất nước, dẫu thật bụng hay không, dẫu ?oxu thời? ích kỉ thế nào nhưng ai góp cho kháng chiến một chữ, một câu, người dân Hà thành nào dám quên. Và cũng chỉ cần những câu ?otrệch? đi như thế, chỉ cần những hành vi ứng xử của Ban Hợp ca Thăng Long như thế, người ta còn nhớ đến một Phạm Duy.
    Không phải ngẫu nhiên mà sau này có một nhà báo Việt Kiều ở Mỹ đã đánh giá về Phạm Duy thời gian ngắn ngủi ông đi theo kháng chiến thế này: ?oĐi kháng chiến, ông được bắt rễ trở lại với dân dã, gần gũi quần chúng. Tác phẩm của ông dần dà được định hình trong khuynh hướng rất nhất quán suốt thời gian sáng tác sung sức nhất của ông trong thời gian ở vùng kháng chiến?.
    Nhưng rồi, người nhạc sĩ ấy đã từ bỏ ân huệ, từ bỏ những tình cảm hiếm hoi quý giá ấy mà đi xa hơn 50 năm có lẻ (lâu đến mức mãi tới khi về quê lần đầu vào năm 2000, người con trai của văn sĩ Phạm Duy Tốn - tác giả của thiên truyện xuất sắc Sống chết mặc bay mới được biết mình là Trưởng tộc, cao tuổi nhất họ Phạm, gốc gác ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Tây).
    Vậy là còn một chút tình ngắn ngủi góp cho những ngày kháng chiến chống Pháp trong những lời ca, Phạm Duy cũng từ bỏ nốt để chạy theo tiếng vọng của riêng mình, ?oan cư lạc nghiệp? trong khuôn viên cái bóng của mình. Chẳng phải vì Phạm Duy bỏ đi lâu mà người ta quên, công bằng mà nói nhiều người đã quên dần đi những Xuất quân, Ngày trở về, Cây đàn bỏ quên (1945), Khối tình Trương Chi (1945), Tình kỹ nữ (1946); quên dần ngay cả Tình quê (phổ thơ Hoàng Mạc Từ), Ngậm ngùi (phổ thơ Huy Cận 1961), Mộ khúc (phổ thơ Xuân Diệu 1962)? phải chăng là quy luật khắc nghiệt của thời gian và không gian; đồng thời cũng là sự đánh giá khá công bằng thuộc quy luật tình cảm của người Việt Nam thường dị ứng với tư tưởng ?oxu ngoại?.
    Ngay cả hàng loạt sáng tác sau này mà Phạm Duy tự chia thành đủ các loại ca? thì cũng thật hiếm thấy ca khúc của ông được công chúng trong nước tiếp nhận. Chẳng phải vì nhạc ấy ông viết ở nước ngoài ?ophảng phất hợp chất ***g kính? không tươi mởn cùng đời sống tình cảm thực nên khó song cùng với sự thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Cái chính là trong đời, để thỏa mãn mình, Phạm Duy đã đi quá đà, có lúc dù vô tình hay hữu ý trở thành ?ocon mồi? bị kẻ xấu lợi dụng chống lại cái thiện, có lúc lại lầm lạc sang cả những ca khúc mà lời lẽ ẩn chứa nội dung *********, không thể chấp nhận với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và con người Việt Nam.
    Thế nhưng, sau đó gần đây có lần, Phạm Duy khẳng định với báo chí người Việt ở hải ngoại như là sự vớt vát: ?oTôi nhận xét hiện nay các nhạc sĩ (hải ngoại - Tác giả), dù trong làng cổ nhạc hay tân nhạc, sống lẻ loi cô quạnh quá. Thức ăn bồi dưỡng cho nhạc Việt là sự sống vô cùng phong phú ở thôn quê. Cổ nhạc, nhạc cải cách, nhạc cải tiến, dân ca phát triển, nhạc Việt Nam thuần túy theo lề lối cổ điển phương Tây mà muốn tốt đẹp phải bắt nguồn vào đời sống nhân dân??.
    Ông nói thì có vẻ bài bản như thế, nhưng làm thì chẳng dễ chút nào, vì thế mà đã thừa nhận một cách tỉnh táo, thẳng thắn với một nhóm nhà báo trong nước nhân tết Ất Dậu này: ?oCái chỗ đứng của nhạc sĩ Phạm Duy trong lòng công chúng còn quá chông chênh?. Quả là rất đúng khi có một nhà phê bình Việt kiều đã dí dỏm và đầy ẩn ý nhận xét về đôi mắt Phạm Duy: Một con mắt đắm đuối lãng mạn, và con mắt kia ráo hoảnh, tỉnh táo. Chẳng biết có phải tỉnh táo chiêm nghiệm từ trầm luân, lầm lạc của đời mình hay không mà giờ đây ông quyết định xin Nhà nước để con trai Duy Quang được về hát trên các sân khấu Việt Nam?
    Nguồn: http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/nhanvat/2005/3/49871.cand?Page=1

  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một số bài viết xung quanh chuyện hồi hương của nhạc sĩ Phạm Duy
    *
    **​
    Nhạc sĩ Phạm Duy: Lá có rụng về cội?
    Hồng Thái
    29/03/2005​


    Nhạc sĩ Phạm Duy. ​

    Một nhạc sĩ có tài nhưng đầy mâu thuẫn bởi hay nói trước quên sau, một con người đã nhiều lần rời bỏ những gì từng quý từng yêu để đến những bờ bến lạ với hy vọng ngày mai sẽ vui thú hơn ngày hôm qua. Đó chính là nét tính cách của nhạc sĩ Phạm Duy.
    Tâm sự với bè bạn, trả lời phỏng vấn của một số nhà báo, nhạc sĩ Phạm Duy thường nói một trong những lý do để ông quyết định sớm xin trở về là từ những câu thơ ám ảnh đến nao lòng của một nhà thơ con một người bạn ông : ?oVề thôi?/ Làm gì có trăm năm mà đợi/ Làm gì có kiếp xưa mà chờ/ Đất mẹ - Đất Nàng/ Con sáo sang sông tha ngọn rơm vàng/ lót ổ??.
    Không biết có phải để chuẩn bị cho việc xin về sống ở quê hay không, mà hình như khoảng năm 2002 thì phải, Phạm Duy đã tự vấn trên một tờ báo Văn của bà con Việt kiều ở Mỹ: ?oNhiều khi tôi tự hỏi trên 25 năm nay được cái may - lúc đầu mệt mỏi mưu sinh, về sau an cư lạc nghiệp - tới sinh sống tại một nước giàu sang nhất thế giới là Hoa Kỳ, tại sao không sống bình thản với cái mất, cái còn, cái thua, cái được trong cuộc đời rất nhiều tiện nghi này? Mà cứ không chịu quên mình là người Việt Nam? Khắc khoải cuối cùng cũng đã ra đi với sự tôi trở về căn nhà thời thơ ấu ở phố Hàng Dầu, Hà Nội để hoàn tất chu kỳ một đời lang thang. Còn mong gì hơn nữa? Còn làm gì hơn nữa? ??.
    Tự vấn như thế, phải chăng cũng là một cách Phạm Duy trách mình, hay nói ?ovăn chương? hơn là ?osám hối?.
    Phạm Duy tâm sự với một nhóm nhà báo trong nước: ?oTôi đi bao nhiêu năm tâm hồn tôi vẫn ở Việt Nam. Và trong suốt bao nhiêu năm đó không hề có bài hát nào về nước Mỹ, toàn là những bài hát về Việt Nam, cho Việt Nam dù vui, dù buồn, dù hay hoặc không hay. Tôi không có Việt Nam thì làm sao tôi sống được??. Trải bao biến thiên dông bão của thời cuộc, hình như lúc nào cũng thế, người nhạc sĩ này đã luôn tỉnh táo và khéo léo ?othoát? qua những thời điểm nhạy cảm nhất để phải chăng là trung thành tuyệt đối với ?olý tưởng? mà ông từng thừa nhận: ?oTôi chỉ là một anh chàng chạy theo cái bóng của mình. Gần như suốt đời?.
    Có lẽ Phạm Duy đã nói đúng một phần khi tự nói về mình. Ông mải chạy theo ông đến mức nhiều người Hà Nội từng mê ông, mê những khúc nhạc tràn trề tình yêu quê hương của Cô hái mơ (phổ thơ Nguyễn Bính 1942), Tiếng thu (phổ thơ Lưu Trọng Lư 1945), Tiếng sáo Thiên thai (phổ thơ Thế Lữ 1952), Bà mẹ Gio Linh (1948)? bỗng có lúc đã quên mất có một nhạc sĩ Phạm Duy đang sống ở ?otrời Tây? kia.
    May mà còn một số ít người Hà Nội tầm tuổi trên dưới 60 vẫn còn nhớ tới một Phạm Duy và người vợ Thái Hằng xinh đẹp dịp đầu xuân 1953 trong chuyến Đoàn Gió Nam mà hạt nhân là Ban hợp ca Thăng Long từ Sài Gòn trở lại miền Bắc biểu diễn ngay tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Lần đó vợ chồng Phạm Duy đi cùng với vợ chồng người nhạc sĩ - ca sĩ Phạm Đình Chương (em vợ Phạm Duy) - Khánh Ngọc và nữ ca sĩ tài danh Thái Thanh?
    Người Hà thành có truyền thống yêu nước và thanh lịch, chẳng phải họ yêu tiếng hát của Ban hợp ca Thăng Long chỉ vì sự quyến rũ của các ca sĩ tài tử, thanh tú mà có lẽ trước hết giữa một Hà thành đang bị thực dân Pháp chiếm giữ người ta vẫn còn được nghe vẳng lên thánh thót hiếm hoi những ca từ lấp lánh tình yêu nước, yêu quê hương xen lẫn tình kháng chiến? cho dù lúc đó Phạm Duy trở lại miền Bắc không hẳn đã vì tinh thần kháng chiến mà ông đã sớm từ bỏ. Nhưng công bằng mà nói khi các ca sĩ Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc hát Tiếng hát Sông Lô và Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy tại Nhà hát Lớn Hà Nội trước sự thính tai của mật thám, quân đội Pháp thì chắc chắn họ chẳng dại gì thiệt thân để hát đúng lời nguyên bản như Phạm Duy từng sáng tác.
    Một nhà nghiên cứu về Hà Nội từng có giây phút được chứng kiến thời đó đã kể với chúng tôi rằng, khi Ban Hợp xướng ấy hát Trường ca Sông Lô ?oAi nhớ Sông Lô, giặc lên ăn cướp dân ta. Tôi nhớ sông Lô ngày qua chôn xác quân thù. Ba nghìn quân Pháp vùi thây??, thì được hát ?otrệch? đi ?oba nghìn quân cướp vùi thây??. Hay khi hát Bà mẹ Gio Linh ?oNhà thì Pháp đốt còn đây, khuyên nhau báo thù phen này. Mẹ mừng con giết nhiều Tây. Ra công xới vun cày cấy??, thì Ban Hợp ca Thăng Long hát thành ?oMẹ mừng con đánh giặc hay?, còn không nói rõ là đánh giặc nào.

    Vâng, giữa ngày chiến tranh giặc giã, đánh đuổi thực dân giải phóng đất nước, dẫu thật bụng hay không, dẫu ?oxu thời? ích kỉ thế nào nhưng ai góp cho kháng chiến một chữ, một câu, người dân Hà thành nào dám quên. Và cũng chỉ cần những câu ?otrệch? đi như thế, chỉ cần những hành vi ứng xử của Ban Hợp ca Thăng Long như thế, người ta còn nhớ đến một Phạm Duy.
    Không phải ngẫu nhiên mà sau này có một nhà báo Việt Kiều ở Mỹ đã đánh giá về Phạm Duy thời gian ngắn ngủi ông đi theo kháng chiến thế này: ?oĐi kháng chiến, ông được bắt rễ trở lại với dân dã, gần gũi quần chúng. Tác phẩm của ông dần dà được định hình trong khuynh hướng rất nhất quán suốt thời gian sáng tác sung sức nhất của ông trong thời gian ở vùng kháng chiến?.
    Nhưng rồi, người nhạc sĩ ấy đã từ bỏ ân huệ, từ bỏ những tình cảm hiếm hoi quý giá ấy mà đi xa hơn 50 năm có lẻ (lâu đến mức mãi tới khi về quê lần đầu vào năm 2000, người con trai của văn sĩ Phạm Duy Tốn - tác giả của thiên truyện xuất sắc Sống chết mặc bay mới được biết mình là Trưởng tộc, cao tuổi nhất họ Phạm, gốc gác ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Tây).
    Vậy là còn một chút tình ngắn ngủi góp cho những ngày kháng chiến chống Pháp trong những lời ca, Phạm Duy cũng từ bỏ nốt để chạy theo tiếng vọng của riêng mình, ?oan cư lạc nghiệp? trong khuôn viên cái bóng của mình. Chẳng phải vì Phạm Duy bỏ đi lâu mà người ta quên, công bằng mà nói nhiều người đã quên dần đi những Xuất quân, Ngày trở về, Cây đàn bỏ quên (1945), Khối tình Trương Chi (1945), Tình kỹ nữ (1946); quên dần ngay cả Tình quê (phổ thơ Hoàng Mạc Từ), Ngậm ngùi (phổ thơ Huy Cận 1961), Mộ khúc (phổ thơ Xuân Diệu 1962)? phải chăng là quy luật khắc nghiệt của thời gian và không gian; đồng thời cũng là sự đánh giá khá công bằng thuộc quy luật tình cảm của người Việt Nam thường dị ứng với tư tưởng ?oxu ngoại?.
    Ngay cả hàng loạt sáng tác sau này mà Phạm Duy tự chia thành đủ các loại ca? thì cũng thật hiếm thấy ca khúc của ông được công chúng trong nước tiếp nhận. Chẳng phải vì nhạc ấy ông viết ở nước ngoài ?ophảng phất hợp chất ***g kính? không tươi mởn cùng đời sống tình cảm thực nên khó song cùng với sự thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Cái chính là trong đời, để thỏa mãn mình, Phạm Duy đã đi quá đà, có lúc dù vô tình hay hữu ý trở thành ?ocon mồi? bị kẻ xấu lợi dụng chống lại cái thiện, có lúc lại lầm lạc sang cả những ca khúc mà lời lẽ ẩn chứa nội dung *********, không thể chấp nhận với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và con người Việt Nam.
    Thế nhưng, sau đó gần đây có lần, Phạm Duy khẳng định với báo chí người Việt ở hải ngoại như là sự vớt vát: ?oTôi nhận xét hiện nay các nhạc sĩ (hải ngoại - Tác giả), dù trong làng cổ nhạc hay tân nhạc, sống lẻ loi cô quạnh quá. Thức ăn bồi dưỡng cho nhạc Việt là sự sống vô cùng phong phú ở thôn quê. Cổ nhạc, nhạc cải cách, nhạc cải tiến, dân ca phát triển, nhạc Việt Nam thuần túy theo lề lối cổ điển phương Tây mà muốn tốt đẹp phải bắt nguồn vào đời sống nhân dân??.
    Ông nói thì có vẻ bài bản như thế, nhưng làm thì chẳng dễ chút nào, vì thế mà đã thừa nhận một cách tỉnh táo, thẳng thắn với một nhóm nhà báo trong nước nhân tết Ất Dậu này: ?oCái chỗ đứng của nhạc sĩ Phạm Duy trong lòng công chúng còn quá chông chênh?. Quả là rất đúng khi có một nhà phê bình Việt kiều đã dí dỏm và đầy ẩn ý nhận xét về đôi mắt Phạm Duy: Một con mắt đắm đuối lãng mạn, và con mắt kia ráo hoảnh, tỉnh táo. Chẳng biết có phải tỉnh táo chiêm nghiệm từ trầm luân, lầm lạc của đời mình hay không mà giờ đây ông quyết định xin Nhà nước để con trai Duy Quang được về hát trên các sân khấu Việt Nam?
    Nguồn: http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/nhanvat/2005/3/49871.cand?Page=1

  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Ngày về của Phạm Duy: Niềm vui "Thống nhất lòng người"
    18/05/2005 ​
    Việc Phạm Duy trở về hẳn thêm một lần báo tin mừng về ngày lòng người thống nhất của dân tộc Việt. Suy nghĩ và cảm xúc của các văn nghệ sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Cầm.
    Nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về nước hẳn ở tuổi 85. Đó là sự quan tâm của báo giới ngày hôm nay. Sự trở về trong tinh thần hoà hợp dân tộc của những nhân vật đặc biệt như Nguyễn Cao Kỳ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Phạm Duy là điềm báo tin mừng cho tất cả chúng ta về một ngày lòng người thống nhất hoàn toàn của dân tộc Việt. Nhiều văn nghệ sĩ trong nước đã thể hiện sự mừng rỡ trước tinh thần kêu gọi hoà hợp của Nhà nước Việt Nam và sự tha thiết với hồn Việt của người trở về. VietNamNet Nhận định xin gửi đến ý kiến của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (từ Huế) và nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (đang trên đường đi dự Lễ mừng sinh nhật lần thứ 115 của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An). Thi sĩ Hoàng Cầm - bạn nghệ sĩ cùng thời với Phạm Duy - đã ngồi trên giường mình (ông bị tai nạn, không đi được từ hơn năm nay) - nắn nót viết những dòng rất tâm huyết để đăng trên VietNamNet.


    Đón nhạc sỹ Phạm Duy tại sân bay Tân Sơn Nhất​
    Hoàng Cầm: Mong mỏi cuộc "trở về" tốt đẹp của Phạm Duy
    Biết đâu anh Phạm Duy cũng sẽ hồi sức và lại có thể cho ra đời những ca khúc, những nhạc phẩm chan chứa tình quê và ăm ắp khí thế...
    Tết Ất Dậu vừa qua, anh Phạm Duy ở Mỹ về Việt Nam và đã "ăn Tết" với gia đình tôi. Tối mùng 1 sau khi đã ăn uống thân mật, vui vẻ, hai người bạn già đều đã ngoài 80 tuổi không thể bỏ qua được nhiều chuyện tâm tình
    Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sự bao dung đã đánh thức lòng người
    1. Nhạc sỹ Phạm Duy có ý niệm về cội nguồn rất mạnh mẽ, nên đã về VN nhiều lần.
    Có lần tôi đã nói với anh em nghệ sỹ trong nước là Quảng Trị của tôi mắc nợ Phạm Duy vì ông đã sáng tác cho Quảng Trị 3 bài hát rất nổi tiếng: Bà mẹ Gio Linh, Bà mẹ quê, Em bé quê.
    Bài hát "Bà mẹ Gio Linh" đã để lại ấn tượng sâu thẳm trong lòng người dân Quảng Trị. Lần trước, khi Phạm Duy muốn tìm về trên nền nhà cũ của "bà mẹ Gio Linh" - nhân vật của bài hát - ngoài đời thì có đến hàng trăm bà mẹ nhận bài hát đó là viết cho mình. Đó là hiện tượng của bài hát đã đi sâu vào lòng người. Một bài hát như vậy mà không được phổ biến thì quả là đáng tiếc.
    2. Ngày ra đi, cứ tưởng Phạm Duy sẽ không có ngày về. Trong lần về trước, không biết Nhà nước đã nói gì với anh, nhưng anh đã về và được đứng trên nền nhà của Bà mẹ Gio Linh. Điều đó thể hiện sự bao dung của Nhà nước. Tôi cho rằng, chỉ có sự bao dung mới làm cho người ta nghĩ lại mọi thứ. Tôi cũng nghĩ rằng, sự bao dung này không nên coi là đặc ân với riêng ai, mà hãy mở lòng ra với tất cả những người muốn quay về. Như Phạm Duy còn về được, huống chi là những người khác.
    3. Nhạc sỹ đại thụ (theo cách nhìn của quốc tế) chỉ có 3 người là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, thì hai người kia đã mất, chỉ còn Phạm Duy nên việc về ở hẳn của ông rất có ý nghĩa. Rất nhiều công chúng trông mong ông trở về và mừng rỡ trước tin này.
    Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo: Nên để những bài hát đẹp, bài hát hay của Phạm Duy được trở về theo ông...
    1. Theo tôi, dù ở đâu, phương trời nào trên trái đất này, Phạm Duy cũng không thoát khỏi "con người Việt", không thể tách rời khỏi hồn Việt. Đó là định mệnh của một con người mà gốc gác âm nhạc là từ hồn Việt mà ra. Tôi nói như vậy là vì những lý do sau đây:
    - Ông là người đầu tiên đưa dân ca vào ca khúc Việt. Những bài hát của ông thấm đẫm tâm hồn Việt. Nói một cách minh bạch, chúng ta phải ghi công Phạm Duy ở khía cạnh này. Ông cũng là người đầu tiên lấy cảm hứng âm nhạc từ truyện Kiều. Bộ "Kiều ca" của ông được sáng tác khi ở xa nước đủ để đem lại những cảm xúc mới mẻ về tuyệt tác thi ca truyện Kiều cho chúng ta - những người Việt ở trong nước. Cách đây hơn mười năm, khi còn làm TKTS tạp chí Âm nhạc, tôi đã đăng tải bài viết của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường với tiêu đề: "Đêm nghe Kiều ca cùng Phạm Duy ở Paris" qua đó đã có sự chia sẻ sâu sắc với Phạm Duy về tình cảm sâu nặng đối với di sản văn học của đất nước.
    - Phạm Duy về nước lần đầu vào năm 1998 - nhưng với tư cách là người về thăm quê hương chứ không phải với tư cách nhạc sĩ. Nhưng trong mấy năm qua, sau những chuyến đi, ông đã làm trên dưới 10 bài hát, hợp thành đĩa "Hương ca". Tôi đã nghe đĩa nhạc này và rất xúc động với hồn quê, hồn nước trong đó. Dù chỉ là những cuộc trở về ngắn ngủi, nhưng những bài hát đó thể hiện sự tha thiết với nguồn cội. Kể cả bài "Tắm truồng" - bài hát bị phê phán - thì tôi cũng thấy thấm đẫm tình cảm của người rất yêu quê. Điều đó chứng tỏ, dù ở đâu ông cũng không xa rời được dân tộc Việt.
    - Phạm Duy là người có tên tuổi trong thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam trước 1945. Ông là nhạc sĩ đã tham gia Cách mạng (CM) không chỉ bằng tác phẩm mà bằng sự dấn thân đối với CM. Ông đã từng vào miền Trung, đi thẳng đến chiến trường Bình Trị Thiên, ăn khoai với các bà mẹ, bà chị ở Quảng Trị, nghe những câu chuyện của những bà mẹ có con đi làm Cách mạng và bị chặt đầu. Và ông đã viết một bài hát rất Cách mạng, bài hát vừa thể hiện sự căm thù sâu sắc với giặc Pháp, vừa miêu tả được tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là bài hát "Bà mẹ Gio Linh" nổi tiếng. Nhờ bài hát mà sau này có người đề nghị ở Quảng Trị nên có con đường" Bà mẹ Gio Linh". Việc này chưa được thực hiện, nhưng những bài hát như thế của Phạm Duy là tài sản quý của âm nhạc Cách mạng Việt Nam, của nhân dân. Đó là sự đóng góp đáng ghi nhận, không thể phủ nhận. Trong cuộc đời của Phạm Duy, có những đoạn đời, đoạn đường khác nhau, và ông đã xa quê Bắc của ông hơn nửa thế kỷ, xa Tổ Quốc 30 năm. (Mỗi con người đều có những giai đoạn phức tạp - đó mới là con người). Nhưng trong ông luôn nhớ về cội nguồn như bất cứ người Việt Nam nào.
    2. Nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về nước. Tôi mong muốn những bài hát hay, những bài hát đẹp của ông được trở về với ông trên đất nước này. Nên có một chương trình mà những ca khúc Cách mạng của ông được ra mắt. Những bài hát về quê hương, những tình ca hay, cả bộ Kiều ca của ông cũng nên đến được mọi người.
    Chúng ta, những người yêu đất nước và thực sự nhân văn nên để điều đó được hiển thị.
    Lương Bích Ngọc (thực hiện)
    Nguồn: http://www.vnn.vn/nhandinh/2005/05/432529/
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 02:37 ngày 22/05/2005
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Ngày về của Phạm Duy: Niềm vui "Thống nhất lòng người"
    18/05/2005 ​
    Việc Phạm Duy trở về hẳn thêm một lần báo tin mừng về ngày lòng người thống nhất của dân tộc Việt. Suy nghĩ và cảm xúc của các văn nghệ sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Cầm.
    Nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về nước hẳn ở tuổi 85. Đó là sự quan tâm của báo giới ngày hôm nay. Sự trở về trong tinh thần hoà hợp dân tộc của những nhân vật đặc biệt như Nguyễn Cao Kỳ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Phạm Duy là điềm báo tin mừng cho tất cả chúng ta về một ngày lòng người thống nhất hoàn toàn của dân tộc Việt. Nhiều văn nghệ sĩ trong nước đã thể hiện sự mừng rỡ trước tinh thần kêu gọi hoà hợp của Nhà nước Việt Nam và sự tha thiết với hồn Việt của người trở về. VietNamNet Nhận định xin gửi đến ý kiến của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (từ Huế) và nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (đang trên đường đi dự Lễ mừng sinh nhật lần thứ 115 của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An). Thi sĩ Hoàng Cầm - bạn nghệ sĩ cùng thời với Phạm Duy - đã ngồi trên giường mình (ông bị tai nạn, không đi được từ hơn năm nay) - nắn nót viết những dòng rất tâm huyết để đăng trên VietNamNet.


    Đón nhạc sỹ Phạm Duy tại sân bay Tân Sơn Nhất​
    Hoàng Cầm: Mong mỏi cuộc "trở về" tốt đẹp của Phạm Duy
    Biết đâu anh Phạm Duy cũng sẽ hồi sức và lại có thể cho ra đời những ca khúc, những nhạc phẩm chan chứa tình quê và ăm ắp khí thế...
    Tết Ất Dậu vừa qua, anh Phạm Duy ở Mỹ về Việt Nam và đã "ăn Tết" với gia đình tôi. Tối mùng 1 sau khi đã ăn uống thân mật, vui vẻ, hai người bạn già đều đã ngoài 80 tuổi không thể bỏ qua được nhiều chuyện tâm tình
    Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sự bao dung đã đánh thức lòng người
    1. Nhạc sỹ Phạm Duy có ý niệm về cội nguồn rất mạnh mẽ, nên đã về VN nhiều lần.
    Có lần tôi đã nói với anh em nghệ sỹ trong nước là Quảng Trị của tôi mắc nợ Phạm Duy vì ông đã sáng tác cho Quảng Trị 3 bài hát rất nổi tiếng: Bà mẹ Gio Linh, Bà mẹ quê, Em bé quê.
    Bài hát "Bà mẹ Gio Linh" đã để lại ấn tượng sâu thẳm trong lòng người dân Quảng Trị. Lần trước, khi Phạm Duy muốn tìm về trên nền nhà cũ của "bà mẹ Gio Linh" - nhân vật của bài hát - ngoài đời thì có đến hàng trăm bà mẹ nhận bài hát đó là viết cho mình. Đó là hiện tượng của bài hát đã đi sâu vào lòng người. Một bài hát như vậy mà không được phổ biến thì quả là đáng tiếc.
    2. Ngày ra đi, cứ tưởng Phạm Duy sẽ không có ngày về. Trong lần về trước, không biết Nhà nước đã nói gì với anh, nhưng anh đã về và được đứng trên nền nhà của Bà mẹ Gio Linh. Điều đó thể hiện sự bao dung của Nhà nước. Tôi cho rằng, chỉ có sự bao dung mới làm cho người ta nghĩ lại mọi thứ. Tôi cũng nghĩ rằng, sự bao dung này không nên coi là đặc ân với riêng ai, mà hãy mở lòng ra với tất cả những người muốn quay về. Như Phạm Duy còn về được, huống chi là những người khác.
    3. Nhạc sỹ đại thụ (theo cách nhìn của quốc tế) chỉ có 3 người là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, thì hai người kia đã mất, chỉ còn Phạm Duy nên việc về ở hẳn của ông rất có ý nghĩa. Rất nhiều công chúng trông mong ông trở về và mừng rỡ trước tin này.
    Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo: Nên để những bài hát đẹp, bài hát hay của Phạm Duy được trở về theo ông...
    1. Theo tôi, dù ở đâu, phương trời nào trên trái đất này, Phạm Duy cũng không thoát khỏi "con người Việt", không thể tách rời khỏi hồn Việt. Đó là định mệnh của một con người mà gốc gác âm nhạc là từ hồn Việt mà ra. Tôi nói như vậy là vì những lý do sau đây:
    - Ông là người đầu tiên đưa dân ca vào ca khúc Việt. Những bài hát của ông thấm đẫm tâm hồn Việt. Nói một cách minh bạch, chúng ta phải ghi công Phạm Duy ở khía cạnh này. Ông cũng là người đầu tiên lấy cảm hứng âm nhạc từ truyện Kiều. Bộ "Kiều ca" của ông được sáng tác khi ở xa nước đủ để đem lại những cảm xúc mới mẻ về tuyệt tác thi ca truyện Kiều cho chúng ta - những người Việt ở trong nước. Cách đây hơn mười năm, khi còn làm TKTS tạp chí Âm nhạc, tôi đã đăng tải bài viết của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường với tiêu đề: "Đêm nghe Kiều ca cùng Phạm Duy ở Paris" qua đó đã có sự chia sẻ sâu sắc với Phạm Duy về tình cảm sâu nặng đối với di sản văn học của đất nước.
    - Phạm Duy về nước lần đầu vào năm 1998 - nhưng với tư cách là người về thăm quê hương chứ không phải với tư cách nhạc sĩ. Nhưng trong mấy năm qua, sau những chuyến đi, ông đã làm trên dưới 10 bài hát, hợp thành đĩa "Hương ca". Tôi đã nghe đĩa nhạc này và rất xúc động với hồn quê, hồn nước trong đó. Dù chỉ là những cuộc trở về ngắn ngủi, nhưng những bài hát đó thể hiện sự tha thiết với nguồn cội. Kể cả bài "Tắm truồng" - bài hát bị phê phán - thì tôi cũng thấy thấm đẫm tình cảm của người rất yêu quê. Điều đó chứng tỏ, dù ở đâu ông cũng không xa rời được dân tộc Việt.
    - Phạm Duy là người có tên tuổi trong thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam trước 1945. Ông là nhạc sĩ đã tham gia Cách mạng (CM) không chỉ bằng tác phẩm mà bằng sự dấn thân đối với CM. Ông đã từng vào miền Trung, đi thẳng đến chiến trường Bình Trị Thiên, ăn khoai với các bà mẹ, bà chị ở Quảng Trị, nghe những câu chuyện của những bà mẹ có con đi làm Cách mạng và bị chặt đầu. Và ông đã viết một bài hát rất Cách mạng, bài hát vừa thể hiện sự căm thù sâu sắc với giặc Pháp, vừa miêu tả được tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là bài hát "Bà mẹ Gio Linh" nổi tiếng. Nhờ bài hát mà sau này có người đề nghị ở Quảng Trị nên có con đường" Bà mẹ Gio Linh". Việc này chưa được thực hiện, nhưng những bài hát như thế của Phạm Duy là tài sản quý của âm nhạc Cách mạng Việt Nam, của nhân dân. Đó là sự đóng góp đáng ghi nhận, không thể phủ nhận. Trong cuộc đời của Phạm Duy, có những đoạn đời, đoạn đường khác nhau, và ông đã xa quê Bắc của ông hơn nửa thế kỷ, xa Tổ Quốc 30 năm. (Mỗi con người đều có những giai đoạn phức tạp - đó mới là con người). Nhưng trong ông luôn nhớ về cội nguồn như bất cứ người Việt Nam nào.
    2. Nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về nước. Tôi mong muốn những bài hát hay, những bài hát đẹp của ông được trở về với ông trên đất nước này. Nên có một chương trình mà những ca khúc Cách mạng của ông được ra mắt. Những bài hát về quê hương, những tình ca hay, cả bộ Kiều ca của ông cũng nên đến được mọi người.
    Chúng ta, những người yêu đất nước và thực sự nhân văn nên để điều đó được hiển thị.
    Lương Bích Ngọc (thực hiện)
    Nguồn: http://www.vnn.vn/nhandinh/2005/05/432529/
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 02:37 ngày 22/05/2005
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Xung quanh việc ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Việt Nam ra Trung tâm trọng tài quốc tế
    23:27:08, 19/05/2005
    *****


    Ông Trịnh Vĩnh Bình
    Từ năm 1990 đến 1996, ông Trịnh Vĩnh Bình - một doanh nhân Hà Lan gốc Việt đã bỏ vốn đầu tư vào Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, và sau đó đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kết án tù vì các hành vi vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và đưa hối lộ, đồng thời bị tịch thu tài sản tại Việt Nam.
    Theo nguồn tin của Báo Thanh Niên, vừa qua ông Trịnh Vĩnh Bình đã nộp đơn kiện phía Việt Nam ra một Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp về đầu tư đặt tại Stockholm (Thụy Điển). Theo đơn kiện, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền khoảng 100 triệu USD. Được biết, phía Việt Nam đã được thông báo và sẽ có đại diện tham gia vụ kiện. Báo Thanh Niên phỏng vấn ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng thời là Thư ký của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam về diễn biến mới này:
    * Thanh Niên: Xin ông cho biết cơ sở nào để một cá nhân, một nhà đầu tư có thể kiện một quốc gia ra trung tâm trọng tài quốc tế?
    - Ông Trần Hữu Huỳnh: Theo tôi, khi có một tranh chấp mà nhà đầu tư cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm thì nhà đầu tư đó có thể kiện trực tiếp quốc gia tiếp nhận đầu tư theo luật của quốc gia đó. Nhà đầu tư có 2 sự lựa chọn: hoặc chọn trọng tài để phân xử, hoặc kiện ra tòa. Nếu chọn trọng tài thì cũng có 2 dạng trọng tài. Thứ nhất là trọng tài ad hoc, còn gọi là trọng tài giải quyết vụ việc. Theo đó, các bên có thể lựa chọn 3, thậm chí 5 trọng tài viên, có thể là người của nước tiếp nhận đầu tư hoặc của một nước thứ 3. Còn một dạng trọng tài thứ hai là các bên lựa chọn một tổ chức trọng tài đã có sẵn, hoạt động thường xuyên, có quy tắc tố tụng thường xuyên như Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam chẳng hạn. Còn trong trường hợp không chọn trọng tài thì thường là đến tòa án của nước mà bị đơn có trụ sở.
    Trong trường hợp nhà đầu tư muốn có các quy định để bảo vệ mình khỏi những chính sách bất hợp lý của nước chấp nhận đầu tư hoặc giữa các nước muốn có một quan hệ ở cấp cao hơn, có một khung pháp lý toàn diện thì họ dựa vào các Hiệp định về bảo vệ và khuyến khích đầu tư. Trong hiệp định sẽ có điều khoản cho phép nhà đầu tư kiện quốc gia đó, thông thường là ra trọng tài. Có một tổ chức trọng tài nằm bên cạnh World Bank gọi là Tổ chức Trọng tài giải quyết các tranh chấp về đầu tư nhưng với điều kiện, quốc gia bị kiện phải là nước đã tham gia công ước về tổ chức này. Hoặc là nhà đầu tư có thể lựa chọn một trọng tài quốc tế như dạng trọng tài ad hoc. Nhưng dù thế nào cũng phải có Hiệp định về bảo vệ và khuyến khích đầu tư. Trong vụ kiện này, tôi không biết có quy định cụ thể gì về quyền, lợi ích của các nhà đầu tư Hà Lan đầu tư vào Việt Nam
    * Thanh niên: Theo ông, vì sao ông Trịnh Vĩnh Bình lại chọn thời điểm này để kiện mặc dù vụ việc này đã xảy ra khá lâu rồi?
    - Thời hiệu khiếu kiện cũng có thể được quy định ngay trong Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc có thể quy định trong một luật áp dụng mà trong tương lai, khi xét xử, hai bên sẽ phải lựa chọn. Nhà đầu tư có thể lựa chọn thời điểm để khiếu kiện, kể cả thời điểm mang tính nhạy cảm. Trọng tài cũng có quy tắc về tố tụng và trình tự xử sẽ theo quy tắc này, không phụ thuộc vào bị đơn. Trường hợp bị đơn không tham gia cũng được dự tính. Nhưng có một điều rõ ràng là anh không tham gia thì anh sẽ mất quyền tự bảo vệ. Đó là một nguyên tắc, ở các tòa án cũng thế, ở tổ chức trọng tài cũng thế.
    * Thanh Niên: Nếu vụ này được trọng tài tiếp nhận và xét xử thì có chế tài nào để buộc thực hiện phán quyết của trọng tài?
    - Họ sẽ có cơ chế để phán quyết trọng tài được thực thi như phong tỏa tài sản, vì tài sản của một quốc gia luôn có ở khắp mọi nơi. Luật pháp quốc tế là khá hoàn chỉnh và chặt chẽ. Ta tham gia một cam kết quốc tế nào đấy thì cũng phải theo những quy định về nghĩa vụ thực hiện. Và cơ chế để giải quyết, thực hiện các cam kết đó là rất rõ ràng. Khi đã ký vào các cam kết quốc tế thì các quy định trong cam kết phải được chuyển thành các quy định trong luật quốc gia. Các cơ quan, cán bộ nhà nước khi thực hiện các quy định cũng phải luôn chú ý đến những cam kết của quốc gia với các nước. Còn nếu vi phạm, hậu quả của nó nhiều khi rất to lớn. Một số vụ việc kiện tụng mà Việt Nam gặp phải xảy ra mà phần thiệt về phía Việt Nam là rất đáng tiếc, chuyện này dù đúng hay sai, chúng ta cũng phải rút kinh nghiệm.
    * Thanh niên: Nếu phía Việt Nam chứng minh được phán quyết của mình là hoàn toàn công minh, đúng theo pháp luật của Việt Nam?
    - Chúng ta cũng phải xem lại những căn cứ, lập luận trong bản án mà Tòa án Việt Nam đã tuyên. Pháp luật dù là pháp luật ở đâu cũng là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những nhà đầu tư làm ăn chân chính, đúng pháp luật. Không có luật pháp nước nào lại bảo vệ cho nhà đầu tư nào vi phạm pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
    Mạnh Quân
    (thực hiện)
    http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/5/20/110281.tno
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 01:57 ngày 04/06/2005
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Xung quanh việc ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Việt Nam ra Trung tâm trọng tài quốc tế
    23:27:08, 19/05/2005
    *****


    Ông Trịnh Vĩnh Bình
    Từ năm 1990 đến 1996, ông Trịnh Vĩnh Bình - một doanh nhân Hà Lan gốc Việt đã bỏ vốn đầu tư vào Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, và sau đó đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kết án tù vì các hành vi vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và đưa hối lộ, đồng thời bị tịch thu tài sản tại Việt Nam.
    Theo nguồn tin của Báo Thanh Niên, vừa qua ông Trịnh Vĩnh Bình đã nộp đơn kiện phía Việt Nam ra một Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp về đầu tư đặt tại Stockholm (Thụy Điển). Theo đơn kiện, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền khoảng 100 triệu USD. Được biết, phía Việt Nam đã được thông báo và sẽ có đại diện tham gia vụ kiện. Báo Thanh Niên phỏng vấn ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng thời là Thư ký của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam về diễn biến mới này:
    * Thanh Niên: Xin ông cho biết cơ sở nào để một cá nhân, một nhà đầu tư có thể kiện một quốc gia ra trung tâm trọng tài quốc tế?
    - Ông Trần Hữu Huỳnh: Theo tôi, khi có một tranh chấp mà nhà đầu tư cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm thì nhà đầu tư đó có thể kiện trực tiếp quốc gia tiếp nhận đầu tư theo luật của quốc gia đó. Nhà đầu tư có 2 sự lựa chọn: hoặc chọn trọng tài để phân xử, hoặc kiện ra tòa. Nếu chọn trọng tài thì cũng có 2 dạng trọng tài. Thứ nhất là trọng tài ad hoc, còn gọi là trọng tài giải quyết vụ việc. Theo đó, các bên có thể lựa chọn 3, thậm chí 5 trọng tài viên, có thể là người của nước tiếp nhận đầu tư hoặc của một nước thứ 3. Còn một dạng trọng tài thứ hai là các bên lựa chọn một tổ chức trọng tài đã có sẵn, hoạt động thường xuyên, có quy tắc tố tụng thường xuyên như Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam chẳng hạn. Còn trong trường hợp không chọn trọng tài thì thường là đến tòa án của nước mà bị đơn có trụ sở.
    Trong trường hợp nhà đầu tư muốn có các quy định để bảo vệ mình khỏi những chính sách bất hợp lý của nước chấp nhận đầu tư hoặc giữa các nước muốn có một quan hệ ở cấp cao hơn, có một khung pháp lý toàn diện thì họ dựa vào các Hiệp định về bảo vệ và khuyến khích đầu tư. Trong hiệp định sẽ có điều khoản cho phép nhà đầu tư kiện quốc gia đó, thông thường là ra trọng tài. Có một tổ chức trọng tài nằm bên cạnh World Bank gọi là Tổ chức Trọng tài giải quyết các tranh chấp về đầu tư nhưng với điều kiện, quốc gia bị kiện phải là nước đã tham gia công ước về tổ chức này. Hoặc là nhà đầu tư có thể lựa chọn một trọng tài quốc tế như dạng trọng tài ad hoc. Nhưng dù thế nào cũng phải có Hiệp định về bảo vệ và khuyến khích đầu tư. Trong vụ kiện này, tôi không biết có quy định cụ thể gì về quyền, lợi ích của các nhà đầu tư Hà Lan đầu tư vào Việt Nam
    * Thanh niên: Theo ông, vì sao ông Trịnh Vĩnh Bình lại chọn thời điểm này để kiện mặc dù vụ việc này đã xảy ra khá lâu rồi?
    - Thời hiệu khiếu kiện cũng có thể được quy định ngay trong Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc có thể quy định trong một luật áp dụng mà trong tương lai, khi xét xử, hai bên sẽ phải lựa chọn. Nhà đầu tư có thể lựa chọn thời điểm để khiếu kiện, kể cả thời điểm mang tính nhạy cảm. Trọng tài cũng có quy tắc về tố tụng và trình tự xử sẽ theo quy tắc này, không phụ thuộc vào bị đơn. Trường hợp bị đơn không tham gia cũng được dự tính. Nhưng có một điều rõ ràng là anh không tham gia thì anh sẽ mất quyền tự bảo vệ. Đó là một nguyên tắc, ở các tòa án cũng thế, ở tổ chức trọng tài cũng thế.
    * Thanh Niên: Nếu vụ này được trọng tài tiếp nhận và xét xử thì có chế tài nào để buộc thực hiện phán quyết của trọng tài?
    - Họ sẽ có cơ chế để phán quyết trọng tài được thực thi như phong tỏa tài sản, vì tài sản của một quốc gia luôn có ở khắp mọi nơi. Luật pháp quốc tế là khá hoàn chỉnh và chặt chẽ. Ta tham gia một cam kết quốc tế nào đấy thì cũng phải theo những quy định về nghĩa vụ thực hiện. Và cơ chế để giải quyết, thực hiện các cam kết đó là rất rõ ràng. Khi đã ký vào các cam kết quốc tế thì các quy định trong cam kết phải được chuyển thành các quy định trong luật quốc gia. Các cơ quan, cán bộ nhà nước khi thực hiện các quy định cũng phải luôn chú ý đến những cam kết của quốc gia với các nước. Còn nếu vi phạm, hậu quả của nó nhiều khi rất to lớn. Một số vụ việc kiện tụng mà Việt Nam gặp phải xảy ra mà phần thiệt về phía Việt Nam là rất đáng tiếc, chuyện này dù đúng hay sai, chúng ta cũng phải rút kinh nghiệm.
    * Thanh niên: Nếu phía Việt Nam chứng minh được phán quyết của mình là hoàn toàn công minh, đúng theo pháp luật của Việt Nam?
    - Chúng ta cũng phải xem lại những căn cứ, lập luận trong bản án mà Tòa án Việt Nam đã tuyên. Pháp luật dù là pháp luật ở đâu cũng là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những nhà đầu tư làm ăn chân chính, đúng pháp luật. Không có luật pháp nước nào lại bảo vệ cho nhà đầu tư nào vi phạm pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
    Mạnh Quân
    (thực hiện)
    http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/5/20/110281.tno
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 01:57 ngày 04/06/2005
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Giải quyết ra sao vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện đòi bồi thường hàng trăm triệu USD?
    09:59:00, 23/05/2005
    *****
    Một số bài báo về vụ án Trịnh Vĩnh Bình vào năm 1998 ​
    Trịnh Vĩnh Bình - một người Hà Lan gốc Việt, trước đây đã từng bị kết án tù hình sự và bị tịch thu tài sản tại VN đã tiến hành khởi kiện nhà nước VN tại nước ngoài, đòi bồi thường thiệt hại với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD. Đây là một vụ kiện hy hữu chưa từng có với nhiều tình tiết pháp lý phức tạp. Luật sư Mai Lương Việt, người đã nhiều năm hành nghề tư vấn tại các công ty luật nước ngoài tại VN đã cho biết một số vấn đề xung quanh vụ kiện này.
    Cá nhân nhà đầu tư được kiện nhà nước?
    * Ông đánh giá thế nào về vụ kiện này?
    - Luật sư Mai Lương Việt: Ông Bình đã khởi kiện với tư cách là một nhà đầu tư nước ngoài bị mất tài sản tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, kêu gọi sự đóng góp xây dựng đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài cũng như tăng cường nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật và tiến hành cải cách tư pháp phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế. Diễn biến và kết quả của vụ kiện này chắc chắn sẽ được sự quan tâm đặc biệt, nhất là từ phía các nhà đầu tư nước ngoài và từ nhà đầu tư có nguồn gốc Việt Nam.
    * Được biết trước đây ông Bình đã bị kết án do phạm tội hình sự và tài sản của ông ta cũng bị tịch thu vì lý do đó, nay căn cứ vào đâu ông ta có thể khởi kiện nhà nước Việt Nam ra tòa án trọng tài để đòi bồi thường?
    - Tôi chưa được đọc hồ sơ của vụ kiện nhưng được biết ông Bình, với tư cách là một nhà đầu tư có quốc tịch Hà Lan, đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện. Như vậy, có khả năng cái đích mà ông Bình đang nhắm tới là có được phán quyết trọng tài cho rằng bản án hình sự chống lại ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, tức là theo ông Bình, Chính phủ Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta.
    Trọng tài nào sẽ xử?
    Vào đầu thập niên 1990, ông Bình (khi đó đã có quốc tịch Hà Lan) về nước đầu tư vào nhiều dự án tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, thông qua 2 công ty trong nước. Sau đó, vào năm 1998, ông Bình bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết án tù về tội đưa hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, bị phạt tiền, đồng thời tịch thu toàn bộ tài sản có tại Việt Nam. Sau khi rời khỏi Việt Nam, ông Bình đã nhiều năm tiến hành khiếu nại, yêu cầu Nhà nước Việt Nam bồi thường thiệt hại. Luật sư của ông Bình đã chính thức nêu vấn đề từ cuối năm 2003 nhưng các cuộc thương lượng giữa 2 bên đã không đạt được kết quả.
    Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết vụ tranh chấp này sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển). Vụ xét xử này, dự kiến sẽ kéo dài cả năm và số tiền tốn kém về án phí có thể lên tới hàng trăm triệu USD.

    * Nơi nào sẽ xét xử vụ này, thưa ông?
    - Ông Bình đã tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài và thông tin có được cho thấy nơi tiến hành xét xử là Stockholm (Thụy Điển).
    * Ông có biết tòa án trọng tài trong vụ này là thuộc tổ chức nào và trọng tài sẽ tiến hành xét xử theo quy chế nào?
    - Tôi chưa được biết chi tiết hơn. Có thể biết được về cơ chế lựa chọn trọng tài và nguyên tắc xét xử vụ này khi xem quy chế giải quyết tranh chấp tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan.
    Tuy nhiên, đa phần các hiệp định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với nước ngoài đều quy định một trong hai hình thức xét xử trọng tài là trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) hoặc trọng tài thường trực. Trọng tài thường trực được lựa chọn thường là của Trung tâm Quốc tế giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư (viết tắt bằng tiếng Anh là ICSID), là tổ chức có liên hệ mật thiết với Ngân hàng thế giới, được thành lập và hoạt động theo Công ước về giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư giữa các quốc gia và kiều dân của các quốc gia khác (hay còn gọi là Công ước Washington năm 1965). Điều kiện để đưa tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm này là cả 2 quốc gia có liên quan phải là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, trung tâm cũng có thể tham gia giải quyết tranh chấp trong trường hợp có một quốc gia không phải thành viên Công ước thông qua việc sử dụng quy tắc bổ sung của trung tâm được thông qua vào năm 1978. Việt Nam hiện chưa tham gia Công ước Washington, vì vậy nếu trung tâm nêu trên hiện đang giải quyết vụ việc này thì sẽ phải áp dụng quy tắc bổ sung. Trụ sở chính của ICSID được đặt tại Washington D.C nhưng các bên tham gia vụ kiện có thể thỏa thuận chọn địa điểm tiến hành xét xử tại bất kỳ nơi nào khác.
    * Vậy còn trọng tài Ad-hoc thì sao?
    - Trong trường hợp này, thông thường các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư quy định việc giải quyết bằng trọng tài theo quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).
    Việt Nam nên dự hay không?
    * Theo quan điểm của ông, nhà nước Việt Nam có bắt buộc phải tham gia vụ kiện không khi cho rằng tòa án Việt Nam đã có quyết định chính xác trường hợp của ông Bình?
    - Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, Chính phủ Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực để giải quyết vụ việc một cách thận trọng nhất. Không nên nghĩ rằng trọng tài quốc tế hay tòa án nước ngoài là "cái gì đó" rất xa vời, rằng phán quyết của trọng tài hay bản án của tòa án nước ngoài khó có thể đem thi hành đối với cơ quan hay tổ chức của Việt Nam.
    Thực tế cho thấy kể cả trường hợp tin chắc là mình đúng cũng phải tham gia để chứng minh và cung cấp chứng cứ nếu không muốn rằng đối thủ sẽ tìm cách đơn phương chứng minh là họ đúng và tòa án hay trọng tài sẽ xem xét, ra phán quyết vắng mặt bị đơn.
    Tôi được biết, Chính phủ Việt Nam đã thuê một trong những hãng luật lớn nhất của Pháp tư vấn và giúp trong quá trình tranh tụng. Đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời, nhất là khi phía nguyên đơn cũng đã thuê hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ.
    * Thưa ông, đặt giả thiết phán quyết lần này bất lợi cho phía Việt Nam thì việc thi hành phán quyết đó sẽ như thế nào?
    - Thông thường phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm được thông báo và luật pháp quốc tế cũng như quốc gia của đa số các nước không cho phép kháng án một phán quyết trọng tài như trên, trừ một số trường hợp ngoại lệ rất hạn chế. Ví dụ trong trường hợp trọng tài không có thẩm quyền xét xử, việc chỉ định hoặc thành phần trọng tài không hợp lệ, vi phạm quyền của các bên được giải trình, có sự đối xử thiếu bình đẳng hoặc có sự không phù hợp với trật tự công cộng.
    Trong trường hợp một bên từ chối thi hành phán quyết trọng tài, bên kia có thể tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết theo quy định tại Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Bên muốn thi hành phán quyết có quyền tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành không chỉ ở nước của bên kia mà còn ở tại tất cả các nước đã tham gia Công ước New York 1958. Hiện nay, số nước thành viên Công ước đã lên tới hơn 130 nước, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
    * Cuối cùng, ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhân vụ kiện hy hữu này không?
    - Vụ kiện này một lần nữa cho thấy Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giớ và quá trình hội nhập này sẽ làm phát sinh nhiều tình huống phức tạp. Việc kiện tụng, nhất là kiện liên quan tới tranh chấp về thương mại sẽ xảy ra ngày càng nhiều cùng với tốc độ hội nhập quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp mà cả Chính phủ và các cơ quan nhà nước phải có được sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó với các tình huống phức tạp đó và bảo vệ quyền lợi của mình.
    Xin cám ơn ông.
    Có quyền miễn trừ xét xử?
    Trong nhiều trường hợp, một quốc gia có quyền viện dẫn quyền miễn trừ xét xử trước một cơ quan tài phán nước ngoài. Về vấn đề này, trên thế giới có 2 học thuyết chủ yếu là miễn trừ tuyệt đối và miễn trừ hạn chế. Theo thuyết miễn trừ tuyệt đối, nhà nước (hay chính phủ) một nước sẽ có quyền miễn trừ khỏi bị một tòa án nước ngoài xét xử trong mọi trường hợp. Còn theo thuyết miễn trừ hạn chế, một nhà nước vẫn có thể bị xét xử trong một số trường hợp cụ thể.
    Kể từ khi bắt đầu quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký khá nhiều hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với nước ngoài. Tại hầu hết các hiệp định đó đều có các điều khoản liên quan tới thủ tục giải quyết các tranh chấp có liên quan tới đầu tư, kể cả tranh chấp giữa nhà đầu tư là công dân một nước ký kết với nước ký kết kia. Theo đó, các nước ký kết đã đồng ý việc có thể phải tham gia quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách là một bên tranh tụng, tức là đã đồng ý từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của mình trong trường hợp này. Tôi chưa xem chi tiết nội dung của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu từ giữa Việt Nam và Hà Lan nhưng có nghe nói là ông Bình đã viện dẫn quy định tại Điều 9 của hiệp định này để đưa vụ việc ra giải quyết tại trọng tài.

  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Giải quyết ra sao vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện đòi bồi thường hàng trăm triệu USD?
    09:59:00, 23/05/2005
    *****
    Một số bài báo về vụ án Trịnh Vĩnh Bình vào năm 1998 ​
    Trịnh Vĩnh Bình - một người Hà Lan gốc Việt, trước đây đã từng bị kết án tù hình sự và bị tịch thu tài sản tại VN đã tiến hành khởi kiện nhà nước VN tại nước ngoài, đòi bồi thường thiệt hại với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD. Đây là một vụ kiện hy hữu chưa từng có với nhiều tình tiết pháp lý phức tạp. Luật sư Mai Lương Việt, người đã nhiều năm hành nghề tư vấn tại các công ty luật nước ngoài tại VN đã cho biết một số vấn đề xung quanh vụ kiện này.
    Cá nhân nhà đầu tư được kiện nhà nước?
    * Ông đánh giá thế nào về vụ kiện này?
    - Luật sư Mai Lương Việt: Ông Bình đã khởi kiện với tư cách là một nhà đầu tư nước ngoài bị mất tài sản tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, kêu gọi sự đóng góp xây dựng đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài cũng như tăng cường nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật và tiến hành cải cách tư pháp phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế. Diễn biến và kết quả của vụ kiện này chắc chắn sẽ được sự quan tâm đặc biệt, nhất là từ phía các nhà đầu tư nước ngoài và từ nhà đầu tư có nguồn gốc Việt Nam.
    * Được biết trước đây ông Bình đã bị kết án do phạm tội hình sự và tài sản của ông ta cũng bị tịch thu vì lý do đó, nay căn cứ vào đâu ông ta có thể khởi kiện nhà nước Việt Nam ra tòa án trọng tài để đòi bồi thường?
    - Tôi chưa được đọc hồ sơ của vụ kiện nhưng được biết ông Bình, với tư cách là một nhà đầu tư có quốc tịch Hà Lan, đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện. Như vậy, có khả năng cái đích mà ông Bình đang nhắm tới là có được phán quyết trọng tài cho rằng bản án hình sự chống lại ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, tức là theo ông Bình, Chính phủ Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta.
    Trọng tài nào sẽ xử?
    Vào đầu thập niên 1990, ông Bình (khi đó đã có quốc tịch Hà Lan) về nước đầu tư vào nhiều dự án tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, thông qua 2 công ty trong nước. Sau đó, vào năm 1998, ông Bình bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết án tù về tội đưa hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, bị phạt tiền, đồng thời tịch thu toàn bộ tài sản có tại Việt Nam. Sau khi rời khỏi Việt Nam, ông Bình đã nhiều năm tiến hành khiếu nại, yêu cầu Nhà nước Việt Nam bồi thường thiệt hại. Luật sư của ông Bình đã chính thức nêu vấn đề từ cuối năm 2003 nhưng các cuộc thương lượng giữa 2 bên đã không đạt được kết quả.
    Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết vụ tranh chấp này sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển). Vụ xét xử này, dự kiến sẽ kéo dài cả năm và số tiền tốn kém về án phí có thể lên tới hàng trăm triệu USD.

    * Nơi nào sẽ xét xử vụ này, thưa ông?
    - Ông Bình đã tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài và thông tin có được cho thấy nơi tiến hành xét xử là Stockholm (Thụy Điển).
    * Ông có biết tòa án trọng tài trong vụ này là thuộc tổ chức nào và trọng tài sẽ tiến hành xét xử theo quy chế nào?
    - Tôi chưa được biết chi tiết hơn. Có thể biết được về cơ chế lựa chọn trọng tài và nguyên tắc xét xử vụ này khi xem quy chế giải quyết tranh chấp tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan.
    Tuy nhiên, đa phần các hiệp định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với nước ngoài đều quy định một trong hai hình thức xét xử trọng tài là trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) hoặc trọng tài thường trực. Trọng tài thường trực được lựa chọn thường là của Trung tâm Quốc tế giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư (viết tắt bằng tiếng Anh là ICSID), là tổ chức có liên hệ mật thiết với Ngân hàng thế giới, được thành lập và hoạt động theo Công ước về giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư giữa các quốc gia và kiều dân của các quốc gia khác (hay còn gọi là Công ước Washington năm 1965). Điều kiện để đưa tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm này là cả 2 quốc gia có liên quan phải là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, trung tâm cũng có thể tham gia giải quyết tranh chấp trong trường hợp có một quốc gia không phải thành viên Công ước thông qua việc sử dụng quy tắc bổ sung của trung tâm được thông qua vào năm 1978. Việt Nam hiện chưa tham gia Công ước Washington, vì vậy nếu trung tâm nêu trên hiện đang giải quyết vụ việc này thì sẽ phải áp dụng quy tắc bổ sung. Trụ sở chính của ICSID được đặt tại Washington D.C nhưng các bên tham gia vụ kiện có thể thỏa thuận chọn địa điểm tiến hành xét xử tại bất kỳ nơi nào khác.
    * Vậy còn trọng tài Ad-hoc thì sao?
    - Trong trường hợp này, thông thường các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư quy định việc giải quyết bằng trọng tài theo quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).
    Việt Nam nên dự hay không?
    * Theo quan điểm của ông, nhà nước Việt Nam có bắt buộc phải tham gia vụ kiện không khi cho rằng tòa án Việt Nam đã có quyết định chính xác trường hợp của ông Bình?
    - Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, Chính phủ Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực để giải quyết vụ việc một cách thận trọng nhất. Không nên nghĩ rằng trọng tài quốc tế hay tòa án nước ngoài là "cái gì đó" rất xa vời, rằng phán quyết của trọng tài hay bản án của tòa án nước ngoài khó có thể đem thi hành đối với cơ quan hay tổ chức của Việt Nam.
    Thực tế cho thấy kể cả trường hợp tin chắc là mình đúng cũng phải tham gia để chứng minh và cung cấp chứng cứ nếu không muốn rằng đối thủ sẽ tìm cách đơn phương chứng minh là họ đúng và tòa án hay trọng tài sẽ xem xét, ra phán quyết vắng mặt bị đơn.
    Tôi được biết, Chính phủ Việt Nam đã thuê một trong những hãng luật lớn nhất của Pháp tư vấn và giúp trong quá trình tranh tụng. Đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời, nhất là khi phía nguyên đơn cũng đã thuê hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ.
    * Thưa ông, đặt giả thiết phán quyết lần này bất lợi cho phía Việt Nam thì việc thi hành phán quyết đó sẽ như thế nào?
    - Thông thường phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm được thông báo và luật pháp quốc tế cũng như quốc gia của đa số các nước không cho phép kháng án một phán quyết trọng tài như trên, trừ một số trường hợp ngoại lệ rất hạn chế. Ví dụ trong trường hợp trọng tài không có thẩm quyền xét xử, việc chỉ định hoặc thành phần trọng tài không hợp lệ, vi phạm quyền của các bên được giải trình, có sự đối xử thiếu bình đẳng hoặc có sự không phù hợp với trật tự công cộng.
    Trong trường hợp một bên từ chối thi hành phán quyết trọng tài, bên kia có thể tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết theo quy định tại Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Bên muốn thi hành phán quyết có quyền tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành không chỉ ở nước của bên kia mà còn ở tại tất cả các nước đã tham gia Công ước New York 1958. Hiện nay, số nước thành viên Công ước đã lên tới hơn 130 nước, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
    * Cuối cùng, ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhân vụ kiện hy hữu này không?
    - Vụ kiện này một lần nữa cho thấy Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giớ và quá trình hội nhập này sẽ làm phát sinh nhiều tình huống phức tạp. Việc kiện tụng, nhất là kiện liên quan tới tranh chấp về thương mại sẽ xảy ra ngày càng nhiều cùng với tốc độ hội nhập quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp mà cả Chính phủ và các cơ quan nhà nước phải có được sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó với các tình huống phức tạp đó và bảo vệ quyền lợi của mình.
    Xin cám ơn ông.
    Có quyền miễn trừ xét xử?
    Trong nhiều trường hợp, một quốc gia có quyền viện dẫn quyền miễn trừ xét xử trước một cơ quan tài phán nước ngoài. Về vấn đề này, trên thế giới có 2 học thuyết chủ yếu là miễn trừ tuyệt đối và miễn trừ hạn chế. Theo thuyết miễn trừ tuyệt đối, nhà nước (hay chính phủ) một nước sẽ có quyền miễn trừ khỏi bị một tòa án nước ngoài xét xử trong mọi trường hợp. Còn theo thuyết miễn trừ hạn chế, một nhà nước vẫn có thể bị xét xử trong một số trường hợp cụ thể.
    Kể từ khi bắt đầu quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký khá nhiều hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với nước ngoài. Tại hầu hết các hiệp định đó đều có các điều khoản liên quan tới thủ tục giải quyết các tranh chấp có liên quan tới đầu tư, kể cả tranh chấp giữa nhà đầu tư là công dân một nước ký kết với nước ký kết kia. Theo đó, các nước ký kết đã đồng ý việc có thể phải tham gia quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách là một bên tranh tụng, tức là đã đồng ý từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của mình trong trường hợp này. Tôi chưa xem chi tiết nội dung của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu từ giữa Việt Nam và Hà Lan nhưng có nghe nói là ông Bình đã viện dẫn quy định tại Điều 9 của hiệp định này để đưa vụ việc ra giải quyết tại trọng tài.

  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Nghe phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình tại đây

Chia sẻ trang này